You are on page 1of 1

Nhận xét về mùa thu trong thơ ca của cụ Tam Nguyên Yên Đổ, người ta cho rằng: “Mùa

thu trong thơ Nguyễn


Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả với đất nước với thời cuộc”.Sáng tác
những bài thơ mùa thu trong thời cuộc: cảnh nước mất nhà tan, trong sự bất lực vì đã lui về ở ẩn của mình, nhà thơ
khiến bạn đọc nhận ra nỗi buồn man mác qua bức tranh thiên nhiên, cuộc sống con người. Đó là hình ảnh nhà cỏ
thấp le te, là con ngõ tối, khói nhạt,là bóng trăng loe trên mặt hồ,hay ao thu lạnh lẽo,... trong chùm thơ thu gồm 3
tác phẩm: “Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. Qua đó, ta cảm nhận được trạng thái tù túng, ngột ngạt là sự trôi nổi, vô
định và sự cô đơn, nỗi bất lực của nhân vật trữ tình trước cảnh đời tàn, thời tàn. Hẳn rằng nỗi trăn trở, buồn lo ấy
khiến ta nhận ra nhân cách cao quý của Nguyễn Khuyến trước những thăng trầm thời cuộc, từ đó “nhà thơ của làng
cảnh Việt Nam” ấy đã thành công ghi dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc biết bao thế hệ.

* Giải thích sắp xếp trật tự từ ở câu văn: " Qua đó, ta nhận ra trạng thái tù túng, ngột ngạt là sự trôi nổi, vô định và
sự cô đơn, nỗi bất lực của nhân vật trữ tình trước cảnh đời tàn, thời tàn "

Trong câu, từ ngữ đã được sắp xếp theo quy tắc cấu tạo cụm từ, cấu tạo câu.

- Cấu tạo câu:

+ Chủ ngữ: Ta

+ Vị ngữ : nhận ra trạng thái tù túng, ngột ngạt là sự trôi nổi, vô định và sự cô đơn, nỗi bất lực của nhân vật trữ tình
trước cảnh đời tàn, thời tàn."

- Cấu tạo cụm từ:

+ Các cụm từ: " trạng thái tù túng", "nhân vật trữ tình", " nỗi bất lực của nhân vật trữ tình trước cảnh đời tàn, thời
tàn”.

 Tác dụng: Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.

Thể hiện thứ tự nhất định về cảm xúc nhân vật trữ tình

You might also like