You are on page 1of 3

Họ và tên: Dương Hoài Thư

Mã sinh viên: LQT50B10818


Yêu cầu: Nộp một đề xuất nghiên cứu, tối đa 2000 chữ. Một đề xuất nghiên cứu
gồm 5 phần sau đây:
 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu (nghiên cứu cái gì?)
 Tổng quan tình hình nghiên cứu (đã có những nghiên cứu nào liên
quan?)
 Sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa của nghiên cứu đề tài (vì sao lại cần
nghiên cứu đề tài này?)
 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu (dùng phương pháp nào để
nghiên cứu?)

HƯỚNG GIẢI QUYẾT KHẢ THI VỀ TRANH CHẤP CHỦ


QUYỀN TRÊN QUẦN ĐẢO FALKLAND/MALVINAS GIỮA
VƯƠNG QUỐC ANH VÀ ARGENTINA
Phần 1: Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Phân tích và làm rõ tình hình hiện tại về tranh chấp chủ quyền trên quần
đảo Falkland/ Malvanis.
- Nêu lên quan điểm cá nhân về tranh chấp chủ quyền tại quần đảo đã nêu
trên giữa vương quốc Anh và Argentina.
- Đưa ra những hướng đi cơ bản nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa
hai quốc gia trong tương lai.
Phần 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Liên quan đến vấn đề này, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
như sau:
1. Peter J. Beck (1988), sách “The Flakland Islands as an International
Problem”.
2. Lowell S. Gustafson (1988), sách“The Sovereignty Dispute Over the
Falkland (Malvinas) Islands”.
3. Wayne Smith (1991), sách “Toward Resolution? The Falklands/Malvinas
Dispute”.
4. Roberto C. Laver (2001), sách “The Falklands/Malvinas Case: Breaking
the Deadlock in the Anglo-Argentine Sovereignty Dispute”.
Những tác phẩm trên đều cho thấy tình hình căng thẳng thẳng giữa Anh
và Argentian cũng như nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến
tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Falkland/Malvinas về phương diện lịch sử,
tài nguyên, kinh tế và nhiều hơn thế nữa. Đề từ đó, các tác giả hướng tới mục
đích chung nhất đó là đưa ra hướng giải quyết để chấm dứt tranh chấp chủ
quyền cũng như mối quan hệ đang ngày càng trầm trọng giữa hai quốc gia đã
kể trên.
Phần 3: Sự cần thiết, cấp bách, ý nghĩa của nghiên cứu đề tài
Quần đảo Falkland hay quần đảo Malvinas nằm tại phía Nam Đại Tây
Dương, cách bờ biển Argentina chỉ có 483km và cách vương quốc Anh hơn
12.000 km. Đây là nơi được biết đến có trữ lượng dầu khí tự nhiên lớn đạt số
lượng lên tới 60 triệu thùng (tương đương 9,5 tỷ mét khối) – với lượng dầu thô
khổng lồ như vậy, quần đảo Falkland hay quần đảo Malvinas hứa hẹn sẽ trở
thành nguồn dầu dồi dào và phong phú cho quốc gia có được chủ quyền trên
lãnh thổ đó.
Thêm nữa, về mặt quân sự, quần đảo Falkland hay Malvinas còn có vị trí
địa lí thuận lợi – gần kề với cả Nam Mỹ và Nam Cực, giúp nơi đây trở thành
bàn đạp quan trọng cho bất kỳ quốc gia nào mu
ốn tiến hành hoạt động dân sự hoặc quân sự trên Nam Cực. Còn riêng với
Anh, trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, đây là nơi góp phần vào chiến thắng
Đế quốc Đức vào tháng 12 năm 1914 và cũng năm 1939 – năm diễn ra Chiến
tranh Thế giới thứ Hai, quần đảo Falkland/Malvinas được hạm đội của hải quân
Hoàng gia Anh chuyển thành vị trí tạm nghỉ để tu sửa tàu bị hư hại trong trận
sông La Plata; và trong thế kỷ 21, Để vương quốc Anh tiếp tục duy trì ảnh
hưởng của mình tới Nam Mỹ thì việc nhắm đến quần đảo và khẳng định chủ
quyền trên Falkland/Malvinas là điều không thể tránh khỏi.
Cách không xa quần đảo Falkland/Malvinas là Argentina – quốc gia
thuộc khu vực Nam Mỹ, từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, nhưng họ đã tuyên
bố độc lập vào năm 1812. Trong thời kỳ Argentian phụ thuộc vào Tây Ban Nha,
Quần đảo Falkland cũng bị chia nửa thành Đông Falkland (thuộc địa của Tây
Ban Nha ) và Tây Falkland (thuộc địa của vương quốc Anh). Tuy nhiên, Anh và
Tây Ban Nha rời bỏ thuộc địa của mình lần lượng vào năm 1774 và 1811. Việc
cả hai phần của quần đảo Falkland/Malvinas bị bỏ hoảng từ khi hai quốc gia
trên rời đi cùng với giành được độc lập, tự do đã trở thành điều kiện cần và đủ
để năm 1820 - Argentina tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Falkland hay còn
gọi là quần đảo Malvinas. Sau đó, vào khoảng thời gian 1833, Anh trục xuất
quan chức Argentina ra khỏi đảo, tiếp đó họ đưa người dân của mình đến định
cư tại đây suốt nhiều năm.
Hiện tại, quần đảo Falkland là lãnh thổ hải ngoại của nước Anh; tuy vậy,
Argentina không dừng lại và vẫn liên tục cố gắng giành lại chủ quyền trên quần
đảo này. Từ tất cả những điều trên, giữa hai quốc gia – Anh và Argentina đã và
đang xảy ra mâu thuẫn về chủ quyền lãnh thổ gay gắt. Mặc cho nỗ lực đàm
phán giữa hai quốc gia và sự can thiệp của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc,
vấn đề này theo thời gian không có dấu hiệu dừng lại mà tình hình căng thẳng
tiếp tục leo thang. Với lý do trên tôi đã chọn đề tài “Hướng giải quyết khả thi
về tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Falkland/Malvinas giữa vương quốc
Anh và Argentina” nhằm đưa ra biện pháp hữu hiệu nhất để làm giảm căng
thăng giữa quan hệ của hai quốc gia kể trên. Tuy chưa đầy đủ và khả thi nhất
nhưng tôi mong đề tài của mình góp phần vào việc giữ gìn hoà bình và an ninh
thế giới.

Phần 5: Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu?


Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng: Phương pháp phân
tích và tổng hợp, phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích và tổng hợp dùng để nghiên cứu các tài liệu hiện
có liên quan đến vắn đề này để từ đó trình bày mạch lạc, tóm gọn lịch sử,
tình hình tranh chủ quyền trên quần đảo Falkland.
-

You might also like