You are on page 1of 3

1.

Tóm tắt vụ án

Chiêm Thị Mỹ Loan và bị đơn là ông La Văn Thanh. Bà Loan kiện đòi ông
Thanh trả lại cây chà và quyền đánh bắt hải sản tại địa điểm đặt cây chà.

Bà Loan là chủ tàu đánh bắt hải sản đã thuê ông Trang Văn Hương làm tài
công một tàu đánh bắt hải sản. Ông Hường đã lập một cây chà bằng các vật liệu
như dừa, đá, sọt tre và dây nhựa… các bờ biển Long Hải (thị trấn Long Hải
thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) 19 tiếng đồng hồ nên gọi là cây
chà 19 tiếng. Địa điểm này được ông Hường đánh bắt từ năm 199Văn Hùng làm
tài công thay cho ông Hường. Năm 1999, bà Loan phát hiện ra ông Hùng đã
cho ông Thanh cây chà này. Do đó bà Loan đã kiện ông Thanh với yêu cầu
buộc ông Thanh phải trả lại cây chà và quyền đánh bắt hải sản tại địa điểm đã
đặt chà. Đây là một trong vụ án nổi tiếng về việc áp dụng tập quán pháp vào xét
xử dân sự.

2. Về quyết định ban đầu của toà sơ thẩm và toà phúc thẩm

Tại bản án sơ thẩm số 94 ngày 12 tháng 10 năm 2000, Toà án nhân dân
huyện Long Đất phán quyết rằng bà Loan không có quyền đòi lại cây chà từ ông
Thanh. Tuy nhiên, trong Bản án phúc thẩm số 46 ngày 14 tháng 12 năm 2000,
Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại quyết định rằng ông Thanh phải trả
lại cây chà cho bà Loan.
Quyết định huỷ bản án phúc thẩm số 46 ngày 14 tháng 12 năm 2000.
Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao, trong Bản án giám đốc thẩm só
93/GĐT-DS ngày 27 tháng 5 năm 2002, đã “Huỷ án dân sự phúc thẩm số 46
ngày 14/12/2000 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giữ nguyên án
dân sự sơ thẩm số 94 ngày 13/10/2000 của Tòa án nhân dân huyện Long Đất xử
tranh chấp điểm đánh bắt hải sản giữa nguyên đơn Chiêm Thị Mỹ Loan và bị
đơn La Văn Thanh”.

Gthích tại sao lại có quyết định huỷ bản án phúc thẩm như trên:
Xem xét qua 2 bản án phúc thẩm và sơ thẩm, nhận thấy rằng việc bà Loan
đòi ông Thanh trả lại cây chà nhưng không chứng minh được cây chà
thuộc sở hữu của mình cũng như ông Thanh đang chiếm giữ tài sản thuộc
sỡ hữu của bà Loan. Bên cạnh đó, ông Hùng là người đã đặt chà và khai
thác tại điểm đặt cây chà, sau đó ông nhượng địa điểm đánh bắt cho ông
Thanh thì cây chà không còn nữa. Chính bà Loan cũng thừa nhận chi phí
làm chà cũng đã trừ vào chi phí mỗi chuyến đi biển. Dp vậy, dù cây chà
còn tồn tại thì cây chà cũng không thuộc sở hữu của bà Loan.
Hơn nữa, trong khi xét xử, Toà án nhận định rằng: “Đây là vùng biển xa
bờ, pháp luật chưa quy định về quyền ưu tiên khái thác nên quyền ưu tiên
phải được xác định theo tập quán”. Như vậy, vì luật pháp chưa có những
điều khoản cụ thể về vấn đề trên ( Thêm vào đó, điều kiện áp dụng tập
quán ngoài vấn điều kiện trên thì còn có “các bên không có thoả thuận gì
khác” và “tập quán không trái pháp luật và đạo đức xã hội” đều được thoả
mãn) nên trong trường hợp này tập quán đã được sử dụng để giải quyết
các tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự. Cụ thể, theo xác minh với chính
quyền địa phương và cơ quan chuyên môn (Ban Hải sản thị trấn Long
Hải) về tập quán tại địa phương thì tài công là người có quyền lựa chọn
và cho người khác địa điểm đánh bắt; địa điểm đã bị bỏ hơn ba tháng
không khai thác thì có quyền khai thác. Do đó, việc ông Thanh sử dụng
điểm đánh bắt hải sản hiện đang tranh chấp là phù hợp với thật quán,
không trái pháp luật và cũng vi phạm quyền lợi hợp pháp của bà Loan.

Một số tập quán được ghi nhận từ vụ tranh chấp trên


1. Tạp quán tài công có quyền lựa chọn địa điểm đánh bắt hải sản
2. Tài công có quyền định ddaojt việc đánh bắt hải sản; chủ tàu không
có quyền chọn địa điểm đánh bắt hải sản mà chỉ có quyền quyết
định những công việc trên bờ biển, do đó chủ tàu không có quyền
đòi lại địa điểm đánh bắt hải sản.
3. Nếu địa điểm khai thác đã bị bỏ hơn ba tháng không khai thác thì
người khác có quyền sử dụng địa điểm đó.

You might also like