You are on page 1of 14

Hoàng Huyền Trang – A7K71

ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ


Câu 1: Phân biệt văn bản và tác phẩm. Ý nghĩa của việc phân biệt?

Câu 2: Trình bày cấu trúc của văn bản nghệ thuật ngôn từ?

Câu 3: Nêu những đặc trưng của ngôn từ văn học?

Câu 4: Phân tích các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng, ngữ pháp trong
một văn bản cụ thể?

Câu 5: Khái niệm thế giới nghệ thuật? Ý nghĩa của việc tìm hiểu thế giới nghệ
thuật?

Câu 6: Trình bày các khái niệm sự kiện, cốt truyện, trần thuật.

Câu 7: Khái niệm, vai trò và các tiêu chí phân loại nhân vật?

Câu 8: Khái niệm và vai trò của kết cấu?

Câu 9: Trình bày các bình diện kết cấu bề mặt

Câu 10: Phân biệt nội dung, ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ?

Câu 11: Các lớp nội dung, ý nghĩa của văn bản?

Câu 12: Khái niệm thể loại, cơ sở để phân chia thể loại?

Câu 13: Đặc trưng của tác phẩm thơ trữ tình?

Câu 14: Đặc trưng của tác phẩm thơ tự sự?


Hoàng Huyền Trang – A7K71

Câu 1: Phân biệt văn bản và tác phẩm. Ý nghĩa của việc phân biệt?
Câu 2: Trình bày cấu trúc của văn bản nghệ thuật ngôn từ?
Văn học là hình thức của sự sống, tức là hình thức truyền đạt cảm giác về sự
sống của con người… Bình diện trước là cái có thể cảm nhận trực tiếp và bình diện
sau là cái hàm chứa nhiều ý nghĩa.
Cấu trúc của văn bản văn học gồm 3 yếu tố cơ bản:
2.1. Văn bản ngôn từ
- Là yếu tố nền tảng cảu cấu trúc văn bản nghệ thuật, đảm bảo sự tồn tại ổn định
và chất văn của nó.
- Yếu tố này bao gồm mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và đặc sắc thẩm mĩ của ngôn từ
nghệ thuật (như vần, nhịp, điệu, sự trùng điệp, nói lái…)
- Tùy theo dặc trưng thể loại mà văn bản ngôn từ được tổ chức khác nhau và có
những quy tắc riêng cho mỗi loại (thơ, văn, kịch) -> Tạo ra phong cách ngôn từ đa
dạng, phong phú.
- Văn bản ngôn từ chịu sự chi phối sâu sắc của kết cấu hình tượng. Kết cấu là
hình thức tổ chức, nối kết ngôn từ với hình tượng.
2.2. Hình tượng văn học
- Được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ
- Trước hết, bao gồm các “hình ảnh ngôn từ”, “các ý tượng”, “biểu tượng” tạo
thành bởi các phép tu từ.
- Thứ 2, bao gồm những cấu tạo “siêu ngôn từ” được kể và miêu tả như sự kiện,
nhân vật, môi trương, hoàn cảnh -> Đứng riêng thành 1 yếu tố
- Các hình tượng nhân vật trữ tình hay hình tượng người kể chuyện có vai trò tổ
chức văn bản ngôn từ.
- Các hình tượng là những cấu tạo văn học, sáng tạo bằng tưởng tượng, hư cấu có
giá trị như những hệ thống kí hiệu thẩm mĩ chứ không phải đơn giản chỉ là sự
“phản ánh” người thực, việc thực, cho dù nhà văn có dụng ý viết về ngượi thực
việc thực. Cấu tạo hình tượng: phương tiện biểu hiện ý nghĩa tpham.
2.3. Ý nghĩa (hàm ý)
- Là một yếu tố của cấu trúc văn bản, được hình dung nằm sâu trong văn bản
hoặc được đặt ở tầng sâu văn bản nhưng do người đọc phát hiện.
- Là đề tài, chủ đề, tư tưởng, tình cảm, sắc thái thẩm mĩ - đóng vai trò hạt nhân
liên kết các yếu tố lại với nhau.
Hoàng Huyền Trang – A7K71

Câu 3: Nêu những đặc trưng của ngôn từ văn học?

3.1. Khái niệm ngôn từ văn học


- Ngôn từ văn học là ngôn từ của văn bản văn học, trong tác phẩm văn học, dùng
để sáng tạo hình tượng nghệ thuật -> Văn học là nghệ thuật của ngôn từ
- Có những quan niệm khác nhau về ngôn từ văn học:
+) Ngôn ngữ công cụ luận và ngôn ngữ bản thể luận. Ngôn ngữ công cụ luận
coi ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt: Khổng Tử “Từ đạt nhi dĩ hĩ”.
+) Gorki cho rằng “Ngôn ngữ là công cụ chủ yếu của văn học”( bàn về văn
học) cho nên chú ý đến tính chính xác, tính biểu cảm, tính hàm súc.
+) M. Bakhtin lại thấy ngôn từ văn học vừa là phương tiện miêu tả vừa là đối
tượng được miêu tả.
+) Ngôn từ văn học có đặc điểm riêng và giá trị độc lập: tính văn học, tính lạ
hóa, là phương thức của tồn tại, nhờ ngôn từ, văn học có tính thẩm mĩ, tính hư cấu
- Trong tương quan với văn bản, ngôn từ là lớp bề mặt của văn bản.
- Ngôn từ văn học là một hiện tượng văn hóa
- Trong tương quan với hình tượng và ý nghĩa, thì nó dùng để sáng tạo hình
tượng và biểu đạt ý nghĩa (trực tiếp từ ngôn từ hoặc thông qua hình tượng).
3.2. Đặc trưng của ngôn từ văn học
3.2.1. Đặc trưng
• Ngôn từ trong văn học giàu tính hình tượng
- Ngôn từ văn học không chỉ là công cụ, mà còn là đối tượng. Bản thân nó cũng
là một hình tượng ngôn ngữ được tái hiện, quan sát, cảm nhận.
- Biểu hiện ở chỗ:
+ Nó có nhịp điệu như nhịp của sự sống
+ Chủ thể, đối tượng mà nó thể hiện đều là hình tượng được sáng tạo.
• Ngôn từ văn học được tổ chức theo quy luật nghệ thuật

- Quy luật nghệ thuật cho phép sáng tạo cá nhân nhằm làm nổi bật thông tin
thẩm mĩ, tạo hiệu quả lạ hóa, đa nghĩa và hàm súc (ý ở ngoài lời).
• Ngôn từ văn học khắc họa một thế giới hư cấu mang đậm yếu tố thẩm mĩ
3.2.2. Đặc trưng ngữ âm, ngữ nghĩa của ngôn từ văn học
A/ Đặc trưng ngữ âm của ngôn từ văn học
Hoàng Huyền Trang – A7K71

- Ngôn từ văn học là một sáng tạo thẩm mĩ, đòi hỏi sự hòa điệu và nhạc tính.
- Phương diện ngữ âm của ngôn từ văn học bao gồm âm, thanh, nhịp và điệu.
• Ngữ âm: có vị trí đặc biệt trong việc tạo nên vẻ đẹp của thơ ca.
Vần: là yếu tố đánh dấu câu thơ (đơn vị nhịp điệu), tạo liên kết giữa các câu thơ
(vần chân, vần lưng) hoặc các từ trong câu; có tác dụng gợi tả, biểu cảm.
• Thanh điệu (bằng, trắc, trầm, bổng) cũng là một yếu tố qtrong.
• Tiết tấu: quy tắc ngắt nhịp lặp đi lặp lại, làm cho câu nhanh hoặc chậm, nặng
hoặc nhẹ, dài hoặc ngắn.
B/ Đặc trưng ngữ nghĩa của ngôn từ văn học (Gtrinh 55-63)
3.2.3. Đặc trưng từ ngữ, câu văn và văn bản ngôn từ văn học (GT 64-71)
A/ Từ ngữ và ý tượng
B/ Câu văn, đoạn văn
C/ Văn bản nghệ thuật

Câu 4: Phân tích các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, từ vựng, ngữ pháp trong
một văn bản cụ thể?

Câu 5: Khái niệm thế giới nghệ thuật? Ý nghĩa của việc tìm hiểu thế giới nghệ
thuật?

5.1. Khái niệm “Thế giới nghệ thuật”:

Thế giới nghệ thuật là khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống và
trong học thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thế giới nghệ thuật là “ khái niệm chỉ tính chỉnh
thể của sáng tác nghệ thuật. Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng: sáng tác nghệ
thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo các nguyên tắc tư tưởng. khác với
thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lý của con người, mặc dù nó phản ánh
các thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy
luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị
riêng...”
Theo sách Lí luận văn học (tập 2, do Trần Đình Sử chủ biên) khẳng định: “ Gọi
bằng thế giới nghệ thuật bởi vì đó là cấu tạo đặc biệt, có sự thống nhất không tách
rời, vừa có sự phản ánh thực tại vừa có sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả, có sự
khúc xạ thế giới bên trong của nhà văn” [81], “Một thế giới nghệ thuật nhất định
Hoàng Huyền Trang – A7K71

với tư cách là hệ thống không chỉ là đặc trưng cho tác phẩm đó, mà còn đặc trưng
cho cả nhà văn nói chung... Nghiên cứu cấu trúc của thế giới nghệ thuật vừa cho ta
hiểu hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm, quan niệm của tác giả về thế giới, vừa
có thể khám phá thế giới bên trong ẩn kín của nhà văn, cái thế giới chi phối sự hình
thành phong cách nghệ thuật” [83].
Thế giới nghệ thuật gồm 2 yếu tố chính là: Không gian nghệ thuật và thời gian
nghệ thuật
5.2. Ý nghĩa của việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật

Câu 6: Trình bày các khái niệm sự kiện, cốt truyện, trần thuật.
6.1. Sự kiện (biến cố)
- Là những hành vi (việc làm ) của nhân vật hay sự việc xảy ra đối với nhân vật
dẫn đến hậu quả, làm biến đổi hay bộc lộ 1 ý nghĩa nào đó đối với mục đích người
kể.
- Cơ sở của khái niệm cốt truyện là sự kiện (biến cố) - biến cố được coi là đơn
vị cực tiểu và bền vững của cấu trúc cổt truyện.
- Ý nghĩa của sự kiện:
+) Góp phần bộc lộ nhân vật (tính cách, phẩm chất, suy nghĩ..)
+) Có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc về nhân sinh và xã hội
+) Thể hiện cái nhìn, mối quan tâm của nhà văn về cuộc sống
6.2. Cốt truyện (GT 92-98)
6.2.1. Tính chất của cốt truyện
6.2.2. Chức năng của cốt truyện
6.2.3. Cấu trúc của cốt truyện
6.3. Trần thuật (GT 100-112)
6.3.1. KN trần thuật
6.3.2. Người kể chuyện, ngôi trần thuật, vai trần thuật và điểm nhìn
6.3.3. Lời trần thuật
- Lược thuật
- Dựng cảnh và miêu tả chân dung
- Phân tích, bình luận
- Giọng điệu
Hoàng Huyền Trang – A7K71

Câu 7: Khái niệm, vai trò và các tiêu chí phân loại nhân vật?
7.1. Khái niệm
7.2. Vai trò của nhân vật
7.3. Các tiêu chí phân loại hình nhân vật

Câu 8: Khái niệm và vai trò của kết cấu?


8.1. Khái niệm của kết cấu
8.1.1. Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm
- Kết cấu là một phương diện cơ bản của sáng tác nghệ thuật; là toàn bộ tổ chức
tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi cảm của nó, phục tùng đặc trưng nghệ
thuật, nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn đặt ra.
Từ những nguyên liệu của cuộc sống nhà văn phải xây dựng nên những sinh
mệnh nghệ thuật. Để làm được điều đó, nhà văn phải biết tổ chức, sắp xếp chúng
thành một hệ thống hoàn chỉnh. Tác phẩm văn học giống như một công trình kiến
trúc.
- Phân biệt kết cấu và cấu trúc:
. +) Cấu trúc là phần ổn định, bất biến của một chỉnh thể, là sự thống nhất bền
vững, lặp lại của các quan hệ, yếu tố. Cấu trúc tác phẩm chỉ là cái phần ổn định bất
biến của kết cấu tác phẩm chứ không phải toàn bộ kết cấu.
+) Khái niệm kết cấu rộng hơn khái niệm cấu trúc. Nó bao gồm một phương diện
bất biến (các quy luật, các phương thức, nguyên tắc tổ chức tác phẩm có tính chất
ổn định, bền vững nào đó. Đồng thời kết cấu còn bao gồm sự thể hiện đa dạng,
sinh động của cái cá biệt đó, tạo thành sức hấp dẫn không lặp lại của tác phẩm.Kết
cấu tác phẩm, trong phần sâu sắc nhất của nó không phải là sự liên kết theo những
công thức biện pháp có sẵn, mà là liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ
của nhà văn tạo thành một hệ thống liên kết tạo ra hiệu quả tư tưởng thẩm mĩ.
(Lưu ý: kết cấu và cấu trúc là những khái niệm gần nghĩa, sự phân biệt giữa chúng
chỉ là tương đối).
8.1.2. Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật
(Mục đích của kết cấu là tạo thành một thế giới nghệ thuật mang khái quát của
tác giả.
- Kết cấu luôn là phương tiện tổ chức hình tượng nghệ thuật và khái quát tư
tưởng - cảm xúc, nhờ kết cấu, các hiện tượng sự vật, con người … được liên kết lại
Hoàng Huyền Trang – A7K71

trong một chỉnh thể nội dung nhất định và từ đó, bộc lộ quan điểm tư tưởng của
nhà văn..
- Sự liên kết tổ chức các hiện tượng, sự kiện con người làm cho nội dung chính
yếu của tác phẩm được nổi bật, gây ấn tượng mạnh mẽ. Tư tưởng sống động của
nhà văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu.Kết cấu phản ánh tư duy của nhà văn.
Ví dụ: Kết cấu đầu cuối tương ứng của Rừng xà nu, Chí phèo, Thuỷ hử.
- Là phương tiện khái quát, kết cấu ra đời cùng lúc với ý đồ nghệ thuật của tác
phẩm, cụ thể hoá cùng với sự phát triển của hình tượng, xuất hiện như một mặt của
bản thân hình tượng. Ví dụ: Lặng lẽ Sa pa; Đề đô thành Nam trang.
- Về bản chất có thể nói, kết cấu cũng có nghĩa là tổ chức cho người đọc con
đường đi vào tác phẩm., tổ chức cho họ một trường nhìn, một cái nhìn, để tuân
theo con đường và cái nhìn ấy, người đọc thấy được hình tượng nghệ thuật với tất
cả chiều sâu và chiều rộng, tất cả tính bức thiết và ý nghĩa nhân sinh đối với con
người.
8.2. Vai trò của kết cấu

Câu 9: Trình bày các bình diện kết cấu bề mặt?


Nhiệm vụ quan trọng của nhà văn là phải xây dựng được những sinh mệnh nghệ
thuật. Để làm được điều đó, nhà văn phải tổ chức lại chất liệu sống, bỏ bớt đi
những chỗ thừa, phát triển những chỗ chưa có, nối liền những cái xa nhau thành
một chỉnh thể nghệ thuật. Khi thực hiện điều đó, tức là nhà văn đã sử dụng đến kết
cấu.
9.1.1. Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm (8.1.1)
9.1.2. Kết cấu là phương tiện khái quát nghệ thuật (8.1.2)
9.1.3. Các bình diện và cấp độ của kết cấu
- Kết cấu có thể được xem xét trên bình diện quy luật tổ chức thể loại. Từ
phương diện này, ta có kết cấu tự sự, kết cấu kịch, kết cấu trữ tình. Mỗi một thể
loại có một kiểu kết cấu độc đáo.
- Kết cấu có thể được xem xét trong mối quan hệ quy định và tuỳ thuộc của các
cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể. Từ phương diện này, ta có cấp độ hình tượng
và cấp độ trần thuật.
Xem xét kết cấu từ cấp độ hình tượng là xem xét sự tổ chức của thế giới nghệ
thuật bao gồm hệ thống nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết và trình tự xuất
Hoàng Huyền Trang – A7K71

hiện của chúng, tương quan giữa các chi tiết tạo hình và biểu hiện, tương quan
không gian và thời gian
Xem xét kết cấu từ cấp độ trần thuật là xem xét sự liên tục của các hiện tượng
trần thuật và sự tổ chức của các câu, sự vận dụgn các phương thức tu từ. Ở cấp độ
này, có thể nói đến bố cục (sự sắp xếp, phân bố các phần của nội dung vào các
chương, đoạn)
-> Kết cấu là một hiện tượng chức năng, đồng thời là một hiện tượng kiến trúc.

9.2. Kết cấu hình tượng


Kết cấu tồn tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật. Ở
cấp độ hình tượng, gắn với toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật, bao gồm hệ
thống các nhân vật, hệ thống các sự kiện, tình tiết và trình tự xuất hiện của chúng,
tương quan các chi tiết tạo hình biểu hiện tạo nên bức tranh sinh động về cuộc
sống, các tương quan về không gian, thời gian. Đây là cấp độ kết cấu bề sâu gắn
liền với ý đồ nghệ thuật và các tính cách được phản ánh.
9.2.1. Hệ thống hình tượng nhân vật
- Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm
tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ giữa các nhân vật.
Ở phương diện kết cấu, hệ thống hình tượng gắn với tất cả chiều sâu, chiều rộng
của nội dung tác phẩm. (Khi phân biệt nhân vật chính, phụ, chính diện phản diện
chủ yếu xét trên bình diện thể hiện đề tài, chủ đề, tư tưởng cảm hứng)
- Hệ thống nhân vật là sự tổ chức các quan hệ nhân vật cụ thể của tác phẩm làm
sao cho chúng phản ánh nhau, tác động nhau để cùng phản ánh đời sống. Các quan
hệ thường thấy giữa các nhân vật là: Đối lập, đối chiếu, tương phản, bổ sung.
+) Quan hệ đối lập: Do phản ánh hiện thực trong các mâu thuẫn xung đột và sự
vận động. Sự đối lập của các nhân vật xét trên phạm trù xã hội (thiện ác, thống trị
bị trị) gắn với sự đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất
(dũng cảm, hèn nhát, trung thực, gian dối…). Quan hệ đối lập thường tạo ra các
tuyến nhân vật của tác phẩm.
+) Quan hệ đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập khác biệt giữa các
nhân vật Sự tương phản làm cho các đối lập khác biệt hiện ra găy gắt. Ví dụ:
Đôkihôtê và Săngxô Pansa. Đối chiếu là mức độ thấp của sự tương phản, ví dụ:
Thuý Vân và Thuý Kiều
Hoàng Huyền Trang – A7K71

Đối chiếu tương phản là nguyên tắc kết cấu hết sức phổ biến, nó không những
làm nổi bật các nhân vật khác tuyến mà còn làm cho các nhân vật cùng tuyến trở
nên sắc nét ví dụ: anh em Lưu, Quan, Trương; Thầy trò Đường Tăng.
+) Quan hệ bổ sung (Có quan hệ bổ sung phụ thuộc và quan hệ bổ sung đồng
đẳng) là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại
hiện tượng. Nhân vật bổ sung thường là nhân vật phụ, làm cho nhân vật chính có
bề dày, đậm nét hơn. Ví dụ: Binh Chức, Năm Thọ; Thứ, Oanh, San, Đích…
9.2.2. Hệ thống sự kiện (biến cố)
Sự tổ hợp nhân vật sẽ khong thể thực hiện được nếu không có một hệ thống sự
kiện tương ứng. Truyện nào cũng đặc trưng bởi 1 biến cố, tức là 1 chuyện xảy ra.
A/ Sự kiện là gì?
- Cơ sở của khái niệm cốt truyện là sự kiện (biến cố) - biến cố được coi là đơn vị
cực tiểu và bền vững của cấu trúc cổt truyện.
- Biến cố là một việc xảy ra khác thường (lệch chuẩn, siêu việt) xét về mặt logic,
ý nghĩa, dự báo một đổi thay, một hiểm hoạ.
- Sự kiện (biến cố) là những biến đổi tác động, sự cố có ý nghĩa quan trọng đối
với nhân vật làm cho nhân vật và quan hệ của chúng phải biến đổi. Sự kiện buộc
nhân vật bộ lộ những gì thuộc bản chất của nó.
- Trong các biến cố cốt truyện hàm chứa một hệ thống thế giới quan, một quan
niệm về cuộc đời.
B/ Truyện là gì?
- Truyện là chuỗi sự kiện liên tiếp xảy ra trong không gian và thời gian cho nhân
vật, và có ý nghĩa với tác giả, có mở đầu, phát triển và kết thúc thể hiện những
quan hệ, mâu thuẫn, quá trình nhất định của cuộc sống. Truyện là hình thức tổ
chức sự kiện cơ bản nhất của văn học. Theo Nguyễn Thái Hoà: Truyện là khái
niệm chỉ 1 thể loại văn học thuộc loại tự sự.Còn chuyện là nội dung khách quan
đối với người kể. Từ đó, ông cho rằng: truyện (truyện kể, truyện ngắn, tiểu
thuyết…)có hai bình diện cơ bản: chuyện (cốt truyện) và truyện (diễn ngôn)(tức là
kết quả của hành động kể chuyện, bằng ngôn ngữ thuộc về phần chủ quan của
người kể.
C/ Cốt truyện là gì?
- Cốt truyện là hệ thống sự kiện được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ
thuật nhất định tạo thành một bộ phận cơ bản quan trọng nhất trong hình thức tác
động của văn học thuộc các loại tự sự, kịch(Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ
Hoàng Huyền Trang – A7K71

đẳng nhất của truyện Thực chất cốt truyện là cái lõi diễn biến của truyện từ xảy ra
cho đến kết thúc).
(Cơ chế phát hiện cốt truyện như sau: mọi biến cố đều xuất hiện trên cấu trúc
không có biến cố. Ví dụ: truyện Cây tre trăm đốt: nếu anh Khoai thông minh, khi
nghe tên phú ông hứa gả con gái cho, liền không tin, mỉm cười bỏ đi, thì không có
truyện. Và nếu Phú Ông giữ lời hứa, thì cũng không có truyện)
- Hoạt động của cốt truyện, biến cố là hành động vượt qua ranh giới bị ngăn cấm
- cái ranh giới được xác lập bởi cấu trúc phi cốt truyện. Sự di chuyển của nhân vật
bên trong không gian quy định nó thì không phải là biến cố. Cốt truyện, đó là yếu
tố cách mạng đối với bức tranh thế giới. Cốt truyện được coi như một thông báo
nào đó.
- Dù đa dạng, dù truyện lớn, truyện nhỏ, cốt truyện đều trải qua một tiến trình
vận động có hình thành, phát triển và kết thúc. Vì vậy mỗi cốt truyện thường bao
gồm các thành phần chính: thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút Ngoài các phần
trên, cốt truyện còn bao gồm phần trình bày và phần vĩ thanh.Tuy nhiên không
phải bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các thành phần như vậy.
+) Trình bày là giới thiệu tình trạng sự vật khi chưa hay sắp xảy ra xung đột.
Thường là giới thiệu lai lịch nhân vật(tên tuổi, quê quán, hoàn cảnh gia đình.
+) Thắt nút: Là sự xuất hiện các sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu của một quan
hệ tất yếu sẽ tiếp tục phát triển.
+) Phát triển là toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai vận động của các quan
hệ và mâu thuẫn đã xảy ra
+) Cao trào (Đỉnh điểm): là sự kiện thử thách cao nhất đối với nhân vật, là sự
kiện dẫn đến bước ngoặt lớn lao nhất của sự phát triển của truyện. Cao trào có
chức năng mài sắc các vấn đề của tác phẩm và đưa đến chấm dứt sự phát triển. Ví
dụ:Từ Hải chết, Kiều bị gả cho thổ quan, Chí phèo bị Thị nở t từ chối; ông Cậu bỏ
về (Mất cái ví)
+) Mở nút là sự kiện quyết định kề sau cao trào, xoá bỏ xung đột nhưng không
phải bao giờ cũng xoá bỏ mâu thuẫn. Ví dụ: truyện Kiều.
+) Vĩ thanh là phần cuối cùng của truyện, bổ sung cho mở nút làm cho bức tranh
về số phận nhân vật được hoàn thiện hơn; hoặc là lời bình luận của tác giả, như
trong Truyện Kiều: “Ngẫm hay muôn sự tại trời/ Trời kia đã bắt làm người có thân/
Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thanh cao mới được phần thanh cao…Lời quê
góp nhặt rông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”
Hoàng Huyền Trang – A7K71

=> Nhiệm vụ của chúng ta khi tìm hiểu cốt truyện không phải là chỉ ra đâu là thắt
nút mở nút…mà là tìm hiểu cái ý nghĩa của truyện và các quan niệm, nguyên tắc
chi phối các ý nghĩa đó. (vì sự vận hành của truyện tạo ra ý nghĩa của truyện, biểu
hiện một phương diện của quan niệm của nhà văn về thế giới và con người)
- Cách kết cấu cốt truyện(Trật tự trần thuật cốt truyện) (Các cách tổ chức sự kiện)
(Phân biệt cốt truyện và sự trần thuật cốt truyện (kết cấu cốt truyện: Cốt truyện
là hệ thống các sự kiện thể hiện sự diễn biến của truyện từ mở đầu đến kết thúc –
khi kể lại, ta kể theo một trình tự logic có thể hiểu được. Còn trần thuật cốt truyện
(kết cấu cốt truyện là sự tổ chức lại hệ thống sự kiện đó theo một trật tự khác,
không phải bao giờ trình tự các sự kiện cũng được sắp xếp theo thời gian, từ thắt
nút, đến phát triển, cao trào…)
9.2.3. Hệ thống cảm xúc
- Hệ thống cảm xúc là sự liên kết và tổ chức vận động của cảm xúc và ý thức.
Tạo dựng quan hệ là một trong những kết cấu cơ bản của hệ thống cảm xúc. Các
yếu tố không gian - thời gian, nội cảm - ngoại cảm, cảm xúc – ý thức, hình ảnh –
âm thanh…được liên kết trên nguyên tắc tưởng tượng góp phần tạo nên sự thống
nhất một tư tưởng, tình cảm bao trùm trong tác phẩm cụ thể.
- Dòng cảm xúc trữ tình thường mượn tương quan hai lớp hình tượng chủ thể -
khách thể để tự tái hiện (tương quan con người – thiên nhiên)
9.3. Kết cấu văn bản ngôn từ
Khái niệm:

Kết cấu văn bản nghệ thuật là sự tổ chức ở bình diện trần thuật; là sự phân
bổ thế giới hình tượng qua một văn bản ngôn từ nhằm đạt được hiệu quả tư
tưởng thẩm mĩ. Nhà văn vận dụng các trật tự cố định (Chuỗi ngôn từ từ mở đầu
đến kết thúc là một trật tự cố định) và tính hai bình diện (Ngôn từ nào cũng là
một quan hệ giữa người nói và đối tượng được nói) của ngôn từ để tổ chức trần
thuật nhằm đạt được hiệu quả tạo hình và biểu hiện tối đa.Sự kết hợp giữa hình
tượng và văn bản khiến cho kết cấu của tác phẩm có thêm bình diện đặc thù.

9.3.1. Bố cục và thành phần của trần thuật


- Bố cục của trần thuật: Là sự sắp xếp, tổ chức tương ứng giữa các phương diện
khác nhau của hình tượng với các thành phần khác nhau của văn bản.
- Sắp xếp tương quan đầu cuối
Hoàng Huyền Trang – A7K71

+) Một vấn đề rất quan trọng của văn bản nghệ thuật là vấn đề khung khổ.Tác
phẩm nghệ thuật là mô hình hữu hạn của thế giới vô hạn. Về nguyên tắc, tác phẩm
nghệ thuật là sự phản ánh cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái toàn thể trong trong
một trường hợp cụ thể, do đó nó không thể được tạo ra như là một sự sao chép đối
tượng trong những hình thức vốn có của nó. Tác phẩm là sự hiện diện của một hiện
thực trong một hiện thực khác, tức là nó luôn luôn là bản dịch. Tác phẩm nghệ
thuật bằng không gian của mình đã thay thế không chỉ một phần cuộc sống được
phản ánh mà là toàn bộ cuộc sống này trong tính tổng hợp của nó. Khung khổ của
tác phẩm văn học được tạo thành từ hai yếu tố: mở đầu và kết thúc.
+) Vai trò quan trọng của yếu tố mở đầu với tư cách ranh giới cơ bản là đặc trưng
đối với nhiều truyện thần thoại và các văn bản tiền trung thế kỉ. Hành động sáng
tạo, tạo lập là hành động khởi đầu. Vì thế, có khởi đầu mới có tồn tại. Nếu nhân tố
mở đầu của một văn bản ở mức độ này hay khác có liên quan với sự mô hình hoá
nguyên nhân thì kết thúc văn bản lại làm tăng dấu hiệu mục đích. Trong tác phẩm
nghệ thuật, tiến trình các sự kiện dừng lại ở thời điểm việc kể chuyện ngừng
lại. Tiếp theo sẽ không có điều gì diễn ra nữa và được hiểu ngẩm rằng, nhân vật
một khi đến thời điểm ấy vẫn còn sống thì nói chung là sẽ không chết, nếu lúc ấy
anh ta có được tình yêu thì nó sẽ không mất đi, người đã chiến thắng sẽ không thất
bại.. Mô hình nghệ thuật có bản chất kép: khi tái hiện một sự kiện riêng biệt thì
đồng thời nó cũng thể hiện toàn bộ bức tranh thế giới. Do đó đối với chúng ta, một
kết thúc tổt đẹp hay đen tối có rất nhiều ý nghĩa: nó không chỉ cho thấy sự trọn
vẹn trong một cốt truyện này hay một cốt truyện khác mà còn cả cấu tạo của thế
giới nói chung.Ví dụ về kết thúc có hậu(happy ending)
+) Trong lối kể chuyện hiện đại, mở đầu và kết thúc còn đóng vai trò giới thiệu
cho độc giả biết tác phẩm được mã hoá theo hệ thống nào. Nói chung, chức năng
mã hoá trong văn bản kể chuyện hiện đại vẫn thuộc về nhân tố mở đầu, còn chức
năng huyền thoại hoá của cốt truyện thuộc về nhân tố kết thúc. Người xưa quan
niệm, sức nặng của một bài thơ Đường nằm ở câu kết
- Nhiệm vụ hàng đầu của bố cục là giải quyết mối tương quan của thời gian
cốt truyện và thời gian cốt truyện theo một trật tư sau trước. Trong văn học, điểm
mở đầu và kết thúc của trần thuật không phải bao giờ cũng trùng hợp với điểm mở
đầu và kết thúc của cốt truyện.
- Trong sáng tác dân gian nói chung có sự trùng hợp, nhưng trong văn học viết
thì khác. Tác phẩm có khi mở đầu khi sự kiện đã xảy và kết thúc ở lúc sự việc chưa
hoàn thành. Sự so le này tạo cho trần thuật sức biểu hiện lớn (nếu khoảng thời gian
Hoàng Huyền Trang – A7K71

khách quan từ điểm mở đầu trần thuật đến kết thúc trần thuật càng ngắn thì càng có
nhu cầu tăng cường phần hồi thuật, hồi tưởng)
=> Việc xác định đúng điểm mở đầu và kết thúc trần thuật có ý nghĩa lớn làm nổi
bật chủ đề (Chí Phèo). Trong thơ trữ tình, mối quan hệ đầu - kết đặc biệt quan
trọng (phần mở đầu gây ấn tượng, phần kết gợi lại phần đầu và để lại dư âm trong
lòng người đọc.
9.3.2. Tổ chức điểm nhìn trần thuật
- Điểm nhìn trần thuật là góc độ, vị trí của người trần thuật khi nhìn và trần
thuật về một sự việc, sự kiện. Mỗi nhân vật tuỳ theo lập trường xã hội, lập trường
tư tưởng hay kinh nghiệm mà mang lại cho thế giới nghệ thuật những ý nghĩa nhất
định. Cuộc sống ấy được nhìn theo điểm nhìn không gian, thời gian nào, nhìn từ
thời hiện tại, hay từ hiện tại hồi tưởng lại quá khứ, nhìn xa hay gần, từ trên cao hay
từ dưới lên (khái niệm điểm nhìn tương tự như khái niệm góc nhìn trong hội hoạ,
điện ảnh)(IU.M.Lotman cho rằng: thái độ của chân lí đối với thế giới được biểu
hiện trở thành cái nhìn nghệ thuật.)( Điểm nhìn là phương thức phát ngôn, trình
bày, miêu tả phù hợp với một cách nhìn,cách cảm thụ thế giới của tác giả. “Người
ta không thể miêu tả nếu không có người miêu tả và không bắt đầu từ một điểm
nhìn nào”(G.A.Gucôpxki -Chủ nghĩa hiện thực của Gôgôn)

- Điểm nhìn trần thuật là một trong những yếu tố hàng đầu của sáng tạo nghệ
thuật. Nó trở thành một yếu tố tạo hình thức. Nghệ sĩ không thể miêu tả các sự kiện
về đời sống được nếu không xác định cho mình một điểm nhìn đối với sự vật, hiện
tượng. Các nhà văn, nhà phê bình đã lưu ý đến vai trò của điểm nhìn trong kết cấu
(Biêlinxki). Đứng trước một đối tượng, chỉ có một điểm nhìn cho thấy được bản
chất của nó.

- Tóm lại, nghệ thuật là sự tổ chức các yếu tố khác loại vào một chỉnh thể của
cái nhìn, của sự cảm thụ. Nguyên tắc quan trọng nhất của kết cấu là nguyên tắc tổ
chức cái nhìn sao cho bằng cảm thụ trực tiếp, người đọc nắm bắt được ý nghĩa sâu
xa và phổ quát của hình tượng nghệ thuật cũng như biểu hiện được niềm rung cảm
đánh giá của tác giả.

 Khi phân tích kết cấu của tác phẩm, cần phải kết hợp với đặc điểm kết cấu
thể loại và phong cách nhà văn và nhất là phải xem xét chức năng biểu hiện
nội dung của tác phẩm.
Hoàng Huyền Trang – A7K71

Câu 10: Phân biệt nội dung, ý nghĩa của văn bản nghệ thuật ngôn từ?

Câu 11: Các lớp nội dung, ý nghĩa của văn bản?

Câu 12: Khái niệm thể loại, cơ sở để phân chia thể loại?

Câu 13: Đặc trưng của tác phẩm thơ trữ tình?

Câu 14: Đặc trưng của tác phẩm thơ tự sự?

Theo quan niệm của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi có
thể xem là đầy đủ nhất: “Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể
hiện những tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu
hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” (Từ điển thuật ngữ văn học)

Thơ tự sự là loại thơ có cốt truyện hoàn chỉnh hoặc tương đối hoàn chỉnh với các
nhân vật, sự kiện diễn biến trong không gian, thời gian. Có nhiều loại thơ tự sự như sử
thi (anh hùng ca) lấy đề tài ở thần thoại như Iliát, Ô-đi-xê. Mahabrahata, Đam San;
truyện thơ viết về đời thường như Truyện Kiều, Nhị độ mai; thơ ngụ ngôn như thơ
La Fontaine.

→ Thơ tự sự là một thể loại phổ biến trên thế giới.

Thơ tự sự phản ánh đời sống qua hệ thống nhân vật và sự kiện, biến cố của cốt
truyện. Tuy nhiên, đã là thơ thì nói chung thơ tự sự đều có tính trữ tình cao.

You might also like