You are on page 1of 17

BÀI 1: KHÁI NIỆM – PHÂN LOẠI

1.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của ngành pha chế thức uống:
- Trong xã hội nguyên thủy: con người sử dụng nguồn thức uống thiên nhiên như:
nước ao, sông, hồ, nước mưa…
- Khi con người phát minh ra lửa
- Khi con người biết chăn nuôi
- Khi khoa học và kỹ thuật phát triển: các loại thức uống được chứa đựng trong bao
bì và các thông tin được ghi trên nhãn hiệu, bao gồm:
(1) Tên thương mại (Brand)
(2) Dung tích (Volume)
(3) Độ cồn (Alcohol): có trong bia, rượu.
(4) Tên vùng sản xuất nổi tiếng (nếu có)
(5) Tên quốc gia sản xuất
(6) Hạn sử dụng (nếu có)
- Ở Châu Âu: do ảnh hưởng của văn hóa Hoàng Gia nên ít pha chế các loại hỗn
hợp để uống.
- Khi nước Châu Âu khám phá Châu Mỹ (1492)
1.2/ Khái niệm quầy bar
Quầy bar là một bộ phận nằm trong nhà hàng – khách sạn với chức năng là nơi
xuất bán các loại đồ uống nhằm duy trì hoạt động kinh doanh của 1 nhà hàng –
khách sạn.
1.3/ Các loại hình bar
Phân loại hình Bar theo chức năng phục vụ
- Dance bar: là quầy bar hơn hẳn các kiểu bar ca nhạc, chủ yếu phục vụ cho giới trẻ
yêu thích âm nhạc. Âm nhạc trong Dance Bar có thể là bạn nhạc hay nhạc được
phát ra từ đĩa.
- Hotel Bar: là quầy bar trong khách sạn, để phục phụ khách lưu trú trong khách
sạn, phục vụ nước uống trước và sau khi ăn.
- Restaurant Bar: là sự kết hợp giữa nhà hàng và quầy Bar, khách được được phục
vụ tất cả loại thức uống ở đây và cũng được phục vụ tại quầy.
- Night Club: chủ yếu nằm ở trung tâm thành phố, chỉ mở cửa vào ban đêm.
Thường được phục vụ cho giới trung niên, thức uống được phục vụ ở đây là những
loại có chất lượng, giá cả thì khá đắt.
Phân chia theo cách bài trí
- Bar trực tiếp: phục vụ khách trực tiếp ngay tại ngay quầy bar và khu vực xung
quanh
- Bar gián tiếp: thường nằm phía sau nhà hàng trong một khách sạn (Back of
House), loại bar này thường được phục vụ cho nhà hàng Buffet và cho cả khách tại
phòng (Room service).
Các dạng quầy bar
- Quầy Bar lưu động (Mobile Bar): là loại quầy bar phong phú đa dạng, có thể thay
đổi vị trí bán hàng và phục vụ khách ở các nơi như đường phố, trên các phương
tiện di chuyển (tàu lửa, máy bay…), tiệc ngoài trời…
- Quầy Bar bán lưu động (Semi permanent Bar): có thể di chuyển sang vị trí khác
cần thiết.
- Quầy bar cố định (Permanent Bar): được thiết kế một cách kiên cố, qui mô lớn
cho các khu vực kinh doanh chuyên nghiệp như Pub, vũ trường, Bar chuyên
dụng…
1.4/ Nhân sự trong quầy Bar
Quản lý Bar: để đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao, tạo
sự trở lại của khách hàng, nghiệp vụ kinh doanh sâu rộng, lãnh đạo. Tham gia xây
dựng thực đơn. Chịu trách nhiệm về các chính sách đối nội, đối ngoại. tiếp thị và
cân đối ngân sách tổng thể trong quầy bar.
Trưởng Bar
- Là nhân viên tiêu biểu trong quầy Bar, thường là nam giới chịu trách nhiệm chỉ
huy toàn bộ
- Sử dụng thành thạo ít nhất 1 ngoại ngữ, giao tiếp lịch sự, giúp khách chọn lựa
thức uống – thức ăn nhẹ - và các sản phẩm khác trong quầy Bar.
- Tham gia vào việc xây dựng thực đơn , bao quát toàn bộ công việc, sắp xếp điều
hành hợp lí
- Có khả năng quan sát mọi chi tiết sở thích yêu cầu của khách.
Nhân viên pha chế
- Duy trì và đảm bảo các tiêu chuẩn pha chế và phục vụ của cơ sở đề ra.
- Chuẩn bị tốt và sẵn sàng phục vụ thức uống
- Phục vụ nhanh chóng, chính xác và lịch sự, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Thông báo cho khách hàng các thông tin sắp tới về các hoạt động sắp tới và
chương trình khuyến mãi.
Yêu cầu đối với nhận viên pha chế
- Yêu cầu chung:
+ Đảm bảo vệ sinh cá nhân, khu vực làm việc, khu vực công cộng…
+ Vui vẻ niềm nở
+ Tính hòa đồng
+ Tính cầu tiến
+ Biết ngoại ngữ.
- Ngoại hình:
+ Dễ nhìn
+ Không đeo quá nhiều trang sức khi làm việc
+ Sử dụng khăn mùi, không sử dụng mỹ phẩm hay nước hoa quá nặng mùi.
+ Giầy vớ phải đúng màu, gọn gàng, sạch sẽ và thích hợp
+ Đối với nam: cạo râu sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng
+ Đối với nữ: tóc ngắn hay búi tóc, trang điểm vừa phải, không để móng tay dài,
sơn màu,…
- Cách ăn mặc
+ Đồng phục theo qui định của từng nơi yêu cầu
+ Giữ vệ sinh sạch sẽ, gọn gàng và thích hợp
+ Dùng lăn khử mùi
- Ngôn ngữ:
+ Nói năng nhã nhặn, rõ ràng
+ Không sử dụng tiếng lóng
+ Không được nói “Không biết”
+ Luôn nói “Xin lỗi” “Cảm ơn” với khách.
- Thái độ
+ Ân cần chăm sóc khách
+ Biết khách cần gì
+ Nhìn thẳng mặt khách khi trò chuyện
+ Không vuốt tóc, phủi quần áo, hút thuốc khi tiếp khách…
1.5/ Setup quầy Bar: là chuẩn bị tất cả các dụng cụ, hàng hóa… để kinh doanh
trong một ngày.
- Công việc đầu giờ
+ Bàn giao ca và nhận ca làm việc trong một ngày.
+ Kiểm tra dụng cụ làm việc trong ngày
+ Kiểm tra các loại rượu có trong quầy
+ Vệ sinh quầy bar
+ Nhập hàng hóa đủ kinh doanh trong ngày
+ Sắp xếp nguyên liệu, dụng cụ, đúng vị trí
+ Ướp bia vào các thùng đá
+ Chuẩn bị các đồ trang trí
+ Quần áo chỉnh tề. đầu tóc gọn gàng
- Trong khi làm việc
+ Vào đúng vị trí làm việc
+ Phát hàng cẩn thận, pha chế cocktail đảm bảo chất lượng
+ Không đùa giỡn trong giờ làm việc
+ Giao tiếp và tạo sự thân thiên với khách hàng
+ Kiểm tra lại hàng hóa đảm bảo kinh doanh trong giờ làm việc
- Sau khi làm việc
+ Vệ sinh trước khi ra về
+ Kiểm tra lại hàng hóa, đề xuất hàng hóa cho ngày hôm sau
+ Bàn giao ca làm việc
+ Báo cáo hàng hóa.

BÀI 2: NHỮNG TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG QUẦY BAR


2.1/ Trang thiết bị
Tùy theo mô hình, qui mô kinh doanh, chủ ý của người kinh doanh, mà trang bị
những trang thiết bị cho phù hợp với quầy bar. Những trang thiết bị thông dụng:
1. Tủ lạnh (Refrigerator): thiết bị để dùng làm lạnh các đồ uống lạnh
2. Tủ rượu (Wine celler): thiết bị dùng để trưng bày rượu
3. Máy pha cà phê (Coffee machine): có nhiều loại máy pha cà phê khác nhau.
4. Máy làm đá (Ice machine): dùng để tạo đá viên tinh khiết
5. Máy rửa ly (Glass washer machine): làm sạch ly, làm giảm thời gian và giảm chi
phí thuê nhân công rửa ly
6. Xô đá ngâm rượu (Ice Bucket)
7. Máy xay – Máy ép – Máy vắt trái cây (Squeezer): Xay nhuyễn hoặc lấy nước
các loại trái cây
8. Bình đun nước siêu tốc (Kettle):
9. Thùng đựng đá (Ice Bucket): vì Việt Nam nằm trong khi vực nhiệt đới gió mùa
nên thùng đá được sử dụng thường xuyên trong quầy Bar, được đặt gần khu pha
chế
10. Cây lau nhà
11. Kệ nhựa để ly ba ngăn
2.2/ Các dụng cụ chuyên dụng (có ra thi)
1. Bình lắc (Shaker): có 2 loại bình lắc, loại đầu tiên là Standard Shaker, loại thứ
hai là Boston Shaker. Được dùng để pha trộn các loại cocktail hay thức uống có
thành phần sữa, các loại trái cây như: Gasshoper, P/S I love you, Margarita. Bình
Shaker xuất xứ từ Anh vì hầu hết các loại nước uống đều xuất xứ từ Anh.
2. Dao & thớt cắt trái cây (Knife & cutting board): sử dụng cắt các loại trái cây
tươi hay sử dụng để cắt các đồ trang trí cho phù hợp
3. Các loại ly (Glass)
4. Khăn lau ly (Napkins): dùng để lau ly thường xuyên ngoài ra còn sử dụng lau
rượu khi bị chảy ra ngoài thành ly
5. Dụng cụ mở: rượu vang (corkscrew), mở lon (can opener), hay mở chai (bottler
opener).
6. Cây khuấy (Stirrers): được sử dụng vào việc khuấy đồ uống
7. Đồ đong rượu (Jigger): dùng để đong định lượng đồ uống cho chuẩn, không gây
lãng phí
8. Hộp quẹt (Match): phục vụ khách khi có nhu cầu thưởng thức các thức uống như
B52, B53, B54,…Ở tình trạng nóng
9. Vá xúc đá (Ice scoop)
10. Cây gắp (Ice tongs): dùng để gắp đá hoặc các loại đồ trang trí
11. Khay (Tray)
12. Ống hút (Straw), que khuấy rượu
13. Thìa chuyên dụng (Bar spoon)
14. Ly trộn đồ uống (Mixing glass)
15. Cây dầm (Muddler)
16. Miếng/Đế lót ly (Coasters)
17. Dụng cụ điều chỉnh dòng rượu (Pourer): để kiểm soát dòng rượu từ trong chai
đổ ra, hiện nay có hai loại là tự động [đong đúng 1 oz rượu sẽ tự động ngắt] và bán
tự động [do nhân viên rót rượu sẽ đong theo đúng định lượng yêu cầu]
18. Bình đựng (Bottle)
19. Bao & cây đập đá: vì một số loại thức uống không dùng đá viên mà bắt buộc
phải dùng đá nhuyễn nên dụng cụ này cần thiết để nhân viên đập nhuyễn đá
20. Bình đựng nước (Pitcher)
21. Decanter: là dụng cụ dùng để lắng cặn rượu vang
22. Đồ rửa ly (Glass brush washer)
23. Dụng cụ đựng muối ,đường (Glass rimmer)
24. Hộp đựng đồ trang trí (Garnish box)
BÀI 3: CÁC LOẠI LY PHỔ BIẾN & THÔNG DỤNG TRONG QUẦY BAR
(GLASS WARE)
3.1/ Lưu ý
- Ly thủy tinh sử dụng phải màu trắng, trong suốt, ít sử dụng có hoa văn
- Lau chùi sạch sẽ trước khi sử dụng ly
- Kiểm tra: không có bọt, sứt mẻ trên vành
- Cầm ly phục vụ cầm ở đế ly, nếu ly không có đế thì cầm ở phía dưới của ly
- Khi ly để trên bàn phục vụ khách, nhân viên di chuyển ly hạn chế cầm ly lên
chuyển đi
3.2/ Các loại ly sử dụng trong pha chế (có ra thi)
Một số loại ly có chân (footed glass):
1. Martini glass (Cocktail glass) – Double Cocktail
- Ly có hình chữ V đa số có đế
- Dùng để phục vụ các loại cocktail lạnh, không dùng đá
- Có thể dùng ly Magarita thay thế được

(Martini) (Margarita)
2. Barandy snifter glass (Cognac glass/Balloon)
- Dùng để phục vụ họ rượu Brandy (miệng ly nhỏ để giữ lại hương vị của rượu)
- Có thể cho đá

3. Margarita glass
- Dùng để phục vụ cocktail có tên “Magarita 2 tầng”
- Không dùng đá và có thể dùng ly Martini thay thế
4. Hurricane glass và Poco grande glass
- Dùng để phục vụ các loại nước giải khát, cocktail có đá và trang trí

5. Red Wine glass và White Wine glass


- Red Wine glass: dùng uống rượu vang đỏ (dùng nguội)
- White Wine glass: dùng uống rượu vang trắng (dùng lạnh)

(red wine glass) (white wine)


6. Tulip champagne glass, Plute champagne glass và Saucer champagne glass
- Dùng uống rượu champagne

(tulip) (plute) (saucer)


7. Irish coffee glass
- Dùng phục vụ cocktail có tên Irish coffee

8. Water Goblet glass


- Dùng phục vụ các loại nước khoáng, suối trong nhà hàng

Một số loại ly không chân (Tumbler glass)


1. Old fashiones glass (Rocks glass)
- Dùng phục vụ loại cocktail có tên “Old fashion” hoặc “Tequila Pob”
- Các loại thức uống đi kèm với đá

2. High ball glass (Hi – ball/Collins glass) và tall ball glass


- Dùng để phục vụ các loại nước giải khát, cocktail có đá và sẽ trang trí trên miệng
ly
- Phục vụ cocktail có nhiều thành phần như Long Island tea.

3. Pony glass, Sherry glass và Shooter glass


- Dùng để phục vụ các loại nước uống nguyên chất. Trong đó ly Shooter glass
thường được dùng để phục vụ món Tequila pop hoặc cocktail nhóm shooter
4. Pilsner – beer mug – footer beer glass
- Dùng để uống bia
- Phục vụ có đá hoặc không đá

BÀI 4: KIẾN THỨC VẾ THỨC UỐNG KHÔNG CỒN (NON –


ALCOHOLIC)
4.1/ Nước giải khát không kích thích (Refeshing drink – Non stimulated drink)
Nước suối: là loại thức uống có màu trắng trong suốt, không mùi, không vị được
khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên
Có 2 loại nước
- Loại có gas: perrier, vicky, Vĩnh Hảo
- Loại không có gas (nước tính khiết/nước đóng chai) : Evian. Victal, Pieval
Nước ngọt có gas (Soft drink)
Một số loại nước ngọt có gas thông dụng
- Coke
- Tonic
- Ginger (mùi gừng)
- Bitter lemon (mùi chanh)
Nước trái cây (Fruit juice):
- Có hai loại: nước trái cây tươi và nước trái cây đóng hộp
Sữa (Milk):
- Trên thế giới có hai loại sữa: sữa tươi và sữa bột
- Ở Việt Nam có ba loại: sữa tươi, sữa bột, sữa đặc
Nước tăng lực (Energy drink)
Siro (Syrup)
Grenadine: là loại siro có màu đỏ đậm, có mùi vị của quả lựu, thường dùng trong
pha chế
4.2/ Nước giải khát có kích thích (Refeshing drink – Stimulated drink)
Trà/chè (Tea):
Có thể phân thành ba loại:
- Trà đen (Black tea): được ưa chuộng ở Châu Mỹ (lipton)
- Trà xanh (Green tea): nước, bã trà xanh, vị chát đậm
- Trà ướp hương (Flower scented tea): khi chế biến có giai đoạn ướp hương như:
hương sen, lài, cúc,…
Cà phê (coffee):
Trên thế giới hiện nay có khoảng 70 loại cà phê, tuy nhiên các loại trên được chia
thành 2 loại:
- Arabica: loại cây cà phê hạt ít và nhỏ, nước có hương rất thơm
- Robusta: loại cà phê hạt nhiều và to, nước đậm đà, nhiều cafein
Phân loại cà phê theo cách pha chế:
- Pha bằng cách lọc
- Pha bằng hơi nước kiểu Ý
- Cappuccino = Espresso + bọt sữa + bột Chocolate
- Latte = Espresso + bọt sữa mịn
- Cà phê rượu mạnh như Irish coffee, Amaretto coffee…
Phân theo cách phục vụ
- Espresso và Regular coffee: phục vụ kèm hũ đường (không kèm sữa)
- Phục vụ khách Âu: coffê khá loãng, uống rất nhiều kèm thèo sữa và đường
- Phục vụ coffê uống kèm theo đường viên hóa học
Ca cao (Cacao)
-Bột cacao: được lấy từ nhân trái ca cao, có rất nhiều chất béo
- Loại cây này thực hiện được trồng chủ yếu ở các vùng Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh
- Các sản phẩm được làm từ bột ca cao như: socola, sữa mùi ca cao, rượu mùi ca
cao

BÀI 5: KIẾN THỨC VỀ THỨC UỐNG CÓ CỒN (ALCOHOLIC DRINK)


5.1/ Bia (Beer):
Là thức uống có cồn, được sản xuất từ sự lên men của lúa mạch (Malt) kết hợp với
hương bia do hoa Houblon + men bia (yeasts) và một lượng đường nhất đinh.
- Nước (Water): chiếm 80-90% trọng lượng bia
- Lúa mạch (Malt)
- Hoa bia (Hoa Houblon): sống lâu năm 30-40 năm. Người ta thường sử dụng hoa
cái chưa thụ phấn cho việc sản xuất bia.
- Men bia (Yeasts): có 2 loại men, men Saccharomyces Cerevisae (len men bề
mặt), và Sacccharomyces Carlsbergensis (len men ở đáy)
- Đường: chiếm khoảng 3-6% trong bia
Phương pháp sản suất bia:
- Bước 1: Malt mạch nha
- Bước 2: Xay malt đại mạch
- Bước 3: Nấu dịch đường
- Bước 4: Lên men
- Bước 5: Ủ
- Bước 6: Thành phẩm
Như vậy quá trình sản xuất bia từ lúc bắt đầu đến khí bia thành phẩm kéo dài tối
thiểu 30 ngày
Phân loại bia:

Dạng lên men chìm, có màu


Larger beer vàng nhạt, chiếm 80% trên thị
trường thế giới
Dạng lên men nổi, có màu sẫm
Stout beer
tối, ngọt và hương vị đậm đà

Dạng bia trung gian giữa


Larger và Stout, hương vị đâm
Ale beer
đà đắng hơn Larger. Bán thông
dụng ở Mỹ và Canada

Là loại bia tươi, hương vị và


độ đậm đà tuyệt đối do bia
Draught beer không qua giai đoạn thanh
trùng nên còn nhiều men và vị
thơm

5.2/ Rượu mạnh (Spirit) – Brandy (có ra thi)


Định nghĩa:
- Là họ rượu, được sản xuất từ sự chưng chất của trái cây lên men
- Độ cồn trung bình của Brandy là 40%
- Pháp (Frence) là quốc gia nổi tiếng nhất thế giới về loại rượu này.
Cognac
- Là loại brandy nổi tiếng của Pháp, rượu được sản xuất từ NHO TRẮNG ĐẶC
CHỦNG của vùng COGNAC (phía Tây Nam nước Pháp).
- Nho phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau mới được sản xuất. Nụ nho nở muộn, nho
chín muộn, các chùm nho phải cách xa nhau
- 3 loại nho trắng nổi tiếng ở vùng Cognac: Colombard, Umblane,
Folleblanche.
Vùng trồng nho của Cognac (có ra thi)
(1) Grande Champagne: Khu vực này bao quanh thị trấn Cognac. Diện tích là
13159 ha, chiếm 17,8%. Chất đất của vùng này có nhiều đá vôi trắng
(2) Petite Champagne: diện tích 15246 ha, chiếm 20,7%, chất đất của khu vực này
cũng giống như tiểu vùng 1
(3) Borderies: khu vực này nhỏ, nằm phía Tây Bắc của thị trấn với diện tích là
3987 ha, chiếm 5,4%. Đất của khu vực này có lớp sét dày và sâu
(4) Fins Bois: khu vực này có diện tích lớn, chiếm 31001 ha, chiếm 42%. Khu vực
này có nhiều nông trại và rừng. Đất đai có nhiều sỏi đá
(5) Bon Bois: là khu vực tiếp giáp biển, đất có nhiều sét. Diện tích là 9308 ha,
chiếm 12,6%. Một diện tích nhỏ trồng nho để tạo ra rượu Cognac rất ngon, phần
lớn còn lại trồng nho tạo ra những loại rượu rẻ tiền
(6) Bois Ordinaires: đất đai này liền với biển, đất có nhiều sa thạch. Diện tích
chiếm 1,5% (1101 ha). Rượu do vùng này sản xuất thuộc loại bình thường, thường
dùng để pha têm vào loại Brandy rẻ tiền.
- Nếu rượu Cognac được sản xuất 100% nho của 1 tiểu vùng thì được phép
ghi tên tiểu vùng đó lên nhãn hiệu
- Fine Champagne trên nhãn hiệu rượu Cognac để chỉ dòng rượu này được
phối trộn từ 2 khu vực sản xuất rượu Cogac ngon nhất là Grande Champagne
và Petite Champagne trong vùng Cogac, Pháp. Trong đó, Grande Champagne
chiếm tối thiểu là 51%. (có ra thi)
Ý nghĩa của chữ Cognac trên chai rượu:
- Là rượu được chưng cất từ nước ép nho trắng đặc chủng lên men tại vùng
Cognac
Kí hiệu trên chai rượu Cognac:
- VS (***): Very speacial – có nghĩa là rất đặc biệt, chai rượu để được sử dụng kí
hiệu này đòi hỏi phải pha trộn rượu từ nhiều thùng gỗ sồi với độ tuổi thùng pha
trộn ít nhất là 2 năm (40 hầm)
- V.S.O.P: Very special Old Pale – có độ tuổi thấp nhất là 4 năm (60 hầm)
- X.O: Extra Old – chai rượu có sự pha trộn của những thùng rượu có độ tuổi ít
nhất là 6 năm (100 hầm)
Armagac
- Là loại rượu Brandy của Pháp được sản xuất từ NHO TRẮNG ĐẶC CHỦNG của
vùng Armagac (phía Tây Nam – Pháp). Là nơi sản xuất rượu Brandy từ năm 1411
- Rượu Armagac ngon không kém gì Cognac. Do chỉ có 1 vùng duy nhất của Pháp
sản xuất loại rượu này nên số lượng có hạn.
Calvados
- Là loại Brandy của Pháp được sản xuất từ TÁO ở vùng Normandy – phía Bắc
nước Pháp.
- Căn cứ vào 3 loại táo để sản xuất ra rượu: táo đỏ Rouge, táo chua Rambault, táo
đắng Argile rouge,….
Grappa
- Là loại Brandy của Ý được chưng cất từ sự lên men của TRÁI NHO + CUỐNG
NHO (VỎ NHO). Đây là loại rượu dành cho giới bình dân ra đời vào khoảng năm
1960
- Có màu trong suốt như rượu Cognac, không có kí hiệu giống Cognac
- Vì Brandy Grappa của Ý không được ngâm trong thùng gỗ sồi nên không có
kí hiệu như rượu Brandy.
5.3/ Whisky / Whiskey:
- Được sản xuất từ lúa mạch (malt), nồng độ cồn trung bình 40%
- 4 quốc gia nổi tiếng sản xuất rượu Whisky là: Scotchland, Ireland, American và
Canada. (có ra thi)
Scotch Whisky (thông dụng nhất trong 4 loại):
- Có ba loại
- Single malt whisky: là loại rượu sản xuất từ sự chưng chất của LÚA MẠCH
NGUYÊN CHẤT (không pha trộn ngũ cốc khác)
- Grand Whisky: được sản xuất từ các hạt đơn ngũ cốc: bắp, lúa mì…Loại này ít
sản xuất vì chỉ để trộn với Singke Malt tạo ra Blended .
- Blended whisky: là sự kết hợp của single và grand
(có ra thi)
Nếu trên nhãn hiệu Whisky có ghi: 8, 10, 15, 18… ám chỉ hầm rượu nhỏ tuổi
nhất được pha trộn vào
Nếu trên chai không ghi năm: hầm rượu nhỏ tuổi nhất được pha trộn vào
không quá 3 năm.
Tại sao trên chai rượu Blue Lable lại không ghi thông số?
- Muốn thử thách khách hàng
- Muốn khách hàng tò mò
- Chứng minh năng lực của dòng rượu đó
Irish Whisky:
- Được sản xuất từ nguyên liệu LÚA MẠCH hoặc kết hợp với các loại ngũ cốc
khác
American Whisky:
- Là loại Whisky được sản xuất từ nguyên liệu chính là BẮP (corn) hoặc kết hợp
thêm với ngũ cốc khác (nhưng trong đó phải chứa ít nhất 51% là bắp)
Canadian Whisky:
- Được sản xuất chủ yếu từ LÚA MẠCH ĐEN (Rye) hoặc kết hợp thêm với ngũ
cốc khác
5.4/ Tequila
- Được sản xuất từ sự chưng cất NƯỚC ÉP ĐỂ LÊN MEN CỦA CÂY BLUE
AVAGE ở thành phố Tequila, bang Jaliso, Mexico
- Cây BLUE AVAGE có củ to, lá có gai màu xanh, trưởng thành 8-12 năm thu
hoạch
- Rượu nào sản xuất từ cây Avage ở ngoài vùng Tequila thì được gọi là
MEZCAL
- Tequila mà được sản xuất 100% từ cây Avage thì trên nhãn hiệu ghi “100%
De Avage” (ám chỉ rượu mắc tiền)
- Nếu không ghi dòng này thì rượu được trộn thêm đường mía với điều kiện
phải có ít nhất 51% Blue Avage
Silver Tequila (White/Blanco Tequila)
- Có màu trắng trong suốt
Gold Tequila (Joven Tequila)
- Có màu vàng nhạt, từ sắc màu của Caramel
Reposado Tequila (Xài nhiều trong pha chế)
- Có màu vàng nhạt, được chứa trong thùng gỗ sồi từ 3-12 tháng
Anejo Tequila
- Có màu vàng nhạt, do được ủ trong thùng gỗ sồi từ 1-3 năm
Extra Anjo Tequila
- Có màu vàng nhạt, do ủ trong thùng gỗ sồi ít nhất 3 năm
Cách thưởng thức rượu Tequila (có ra thi)
- Cách 1: Xoa nhẹ chanh lên vùng trái chanh của bàn tay, cho ít muối lên đó.
Trước khi uống rượu nguyên chất, người ta nếm muối trên tay mình.
- Cách 2: Xoa nhẹ chanh lên vành ly (ly shot, ly Pony, Ly sherry) và nhúng vành ly
dô muối, sau đó rót rượu nguyên chất vào để phục vụ (có thể phục vụ kèm với 1 lát
chanh).
- Cách 3: Rót rượu vào ly old fashioned (không đá) và pha với 1 ít soft drink: 7up,
sprite,…dùng 1 coaster lót dưới đáy ly và 1 coaster đậy trên miệng ly. Đập mạnh
thẳng góc xuống mặt bàn tạo sủi bọt và uống ngay lập tức.
5.5/ Gin
- Được sản xuất từ sự chưng cất của NGŨ CỐC để lên men (bắp, lúa mì,..) và kết
hợp thêm nhiều hương vị của THẢO MỘC, đặc biệt là mùi của quả JUNIPER –
BERRY do Hà Lan và Anh Quốc sản xuất nổi tiếng
- Độ cồn trung bình 40%
- Đa số Gin có màu trong suốt.
Tại sao Gin ít uống nguyên chất: vì Gin có vị ngọt và rất đắng.
Các nước sản xuất Gin: (có ra thi)
- Genver (Holland Gin): do Hà Lan sản xuất
- London Dry Gin: do Anh Quốc sản xuất
- American Dry Gin: do Mỹ sản xuất
5.6/ Rum
- Được sản xuất từ sự chưng cất từ MẬT MÍA để lên men
- Độ cồn trung bình 40%
- Những quốc gia nổi tiếng sản xuất rượu này tập chung vùng CHÂU MỸ LA
TINH: Cuba, Jamacia, Duerto Rico, Haiti,…
Phân loại:
- Light Rum: có màu trong suốt
- Golden Rum: có màu vàng nhạt do chứa trong thùng gỗ sồi 1 thời gian ngắn
- Drak Rum: Có màu sậm do chứa trong thùng gỗ sồi 1 thời gian dài
- Flavoured Rum (Spiced Rum): là rượu Rum được sản xuất kết hợp với mùi vị của
trái cây hoặc lá thảo mộc
- Age – dated Rum: được sản xuất kết hợp của nhiều hầm rượu để lâu năm
(chứa trong thùng gỗ sồi). Đây là loại Rum mắc tiền nhất.
5.7/ Vodka:
- Là loại rượu được sản xuất từ sự chưng cất của các nguyên liệu lên men: KHOAI
TÂY, LÚA MÌ, BẮP, NHO
- Quốc gia đầu tiên sản xuất loại rượu này là Nga và Ba Lan
Phân loại:
- Clear Vodka: Có màu trong suốt, không mùi, không vị
- Flavoured Vodka: Được sản xuất kết hợp với mùi vị của trái cây hoặc loại khác
Tại sao vói Vodka là vua của cocktail?
- Vì Vodka là một loại rượu trung tính, không màu, không mùi, không vị nên được
sử dụng nhiều trong pha chế cocktail. Vodka không gây ảnh hưởng đến nguyên liệu
có trong cocktail.
5.8/ Rượu mùi (Liqueur/Cordial)
Khái niệm: là loại thức uống có cồn, ngọt, được làm từ rượu mạnh, thêm đường
hay mật mía và hương liệu, nồng độ cồn có thể lên đến trên 40%.
Types of liqueurs:
- Rượu mùi cam chanh: Conitreau , Blues Curacao, Triple sec,...(các loại này có
thể thay thế cho nhau)
- Rượu mùi nhân, hạt: Kanhlua (cà phê), Amaretto (hạnh nhân), Cacao
White/Cacao Brown (trắng/nâu), Tia Maria (Kanhlua và Tia Maria có thể thay thế
cho nhau)
- Rượu mùi thảo mộc, lá thơm: Galliano, D.O.M Benedictine (thảo mộc) ,
Peppermint Green/White (bạc hà xanh/trắng).
- Rượu mùi trái cây: Cherry Brandy (anh đào), Apricot Brandy (hương mơ), Midori
(dưa lưới), Malibu (rum mùi dừa)
- Nhóm đặc biệt: Baileys (cà phê sữa).

You might also like