You are on page 1of 89

DIGITAL MARKETING

PROJECT 1

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU
CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI PHÊ LA VÀ THE COFFEE HOUSE

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lê Đình Quý

Học viên thực hiện: NHÓM 2

Lớp: MF1303

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2022


DIGITAL MARKETING
PROJECT 1

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU
CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI PHÊ LA VÀ THE COFFEE HOUSE

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lê Đình Quý

Học viên thực hiện: NHÓM 2

Lớp: MF1303

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2022


NHÓM 2-MF1303

BẢNG HỌC VIÊN


Trương Hạnh Thảo MF1303

Nguyễn Viết Hiến MF1303

Nguyễn Khánh Duy MF1303

Nguyễn Thị Hạnh MF1303

Lưu Thành Thắng MF1303

Trần Văn Quý MF1303

Chu Thị Phương Thảo MF1303

________________________________________________________________________________________________________

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

MỤC LỤC

BẢNG HỌC VIÊN

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1 : Tổng quan đề tà
i.........................................................................................................................................2
1. Lý do lựa chọn thương hiệu..........................................................................................2
2. Mục đích của đề tài.......................................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................3
Chương 2 : Giới thiệu về hai thương hiệu : The Coffee House và Phê La...................5
A. Thương hiệu The Coffee House.................................................................................5
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu.....................................................5
2. Ý nghĩa Logo và Slogan thương hiệu........................................................................6
3. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................................7
4. Phân tích Marketing Mix ( Sản phẩm, Giá, Phân phối, Hoạt động xúc tiến ).........10
5. Phân tích SWOT ( Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức )...........................16
6. Chiến dịch Marketing nổi bật..................................................................................21
B. Thương hiệu Phê La.................................................................................................23
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu...................................................23
2. Ý nghĩa Logo và Slogan thương hiệu......................................................................24
3. Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................................26
4. Phân tích Marketing Mix ( Sản phẩm, Giá, Phân phối, Hoạt động xúc tiến ).........27
4 Phân tích SWOT ( Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Thách thức )...........................33
5 Chiến dịch Marketing nổi bật..................................................................................36
C. Đánh giá chủ quan của nhóm về hai thương hiệu..................................................38
Chương 3 : Kết quả khảo sát của hai thương hiệu.......................................................42
A. Mô tả đối tượng tham gia khảo sát..........................................................................42
1. Đối tượng tham gia khảo sát....................................................................................42
________________________________________________________________________________________________________

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

2. Nhân khẩu học.........................................................................................................42


3. Hành vi....................................................................................................................44
B. Phân tích tài sản thương hiệu ( Brand Equity) về hai thương hiệu The Coffee
House và Phê La...............................................................................................................46
Chương 4 : Nhận xét và đánh giá thương hiệu The Coffee House và Phê La............63
Chương 5 : Đóng góp ý kiến phát triển thương hiệu....................................................66
Chương 6 : Kết luận........................................................................................................68
1. Cảm nhận chung về hai thương hiệu.......................................................................68
2. Cảm nhận về quá trình làm bài................................................................................68
Bảng khảo sát.................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................81

________________________________________________________________________________________________________

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta cũng biết trà là một trong những thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam.
Đây là ngành được đánh giá cao và coi trọng bởi sản phẩm trà Việt Nam không chỉ đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Tình hình
tiêu thụ trà chủ yếu vẫn là nội địa, xuất khẩu ra thị trường nước ngoài dễ dàng. Tại thị
trường trong nước trà được tiêu thụ nhiều vào các dịp lễ Tết, sự kiện quan trọng. Về thị
trường xuất khẩu, ngành trà có mức ổn định tại các thị trường như Pakistan, Trung Quốc,
Nga, Indonesia. Năng lực tiêu thụ trà trong nước ổn định ở mức 45.000 tấn. Doanh thu
nội địa đạt khoảng 315 triệu USD, xuất khẩu tiểu ngạch 17 triệu USD trên tổng số 552
triệu USD doanh thu toàn ngành.
F&B là ngành dịch vụ luôn nổi tiếng với mức độ cạnh tranh cao do sản phẩm đa
dạng và dễ thay thế. Bên cạnh đó, nhu cầu và thái độ của người tiêu dùng ngày càng thay
đổi. Họ muốn trải nghiệm nhiều không gian khác nhau, nhiều loại đồ uống, món ăn khác
nhau họ luôn muốn một cái gì đó mới. Vì vậy, với thị trường F&B ngày càng phát triển,
hai thương hiệu luôn được giới trẻ yêu thích là The Coffee House và Phê La. Nhắc đến
hai thương hiệu này, người ta luôn ấn tượng bởi không chỉ có không gian thoải mái, phù
hợp với mọi đối tượng mà còn đa dạng về đồ uống. Không thể không nhắc đến trà của hai
thương hiệu này. Bên cạnh đó, Phê La và The Coffee House cũng rất chú trọng đến cảm
nhận của khách hàng. Vì vậy, phong cách của hai thương hiệu này khá đặc biệt trên thị
trường nước giải khát Việt Nam.
Với đề tài “Nghiên cứu mức độ nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Phê
La và The Coffee House”, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về ngành F&B nói chung và hai
thương hiệu nói riêng. Trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ cho bạn thấy tầm
quan trọng của nhận biết thương hiệu của khách hàng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của thương hiệu The Coffee House và Phê La. Đồng thời, bạn sẽ hiểu thêm về
các sản phẩm và chiến dịch nổi bật của hai thương hiệu nổi tiếng trong ngành F&B.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


1
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI


1. Lý do lựa chọn thương hiệu :
Trong xu hướng hội nhập nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt là thị trường đồ
uống có vô số các thương hiệu khác nhau như Phúc Long, Highlands Coffee, Starbucks...
Những thương hiệu trên đều khá lâu đời rồi nên nhóm tôi đã chọn 2 thương hiệu mới là
The Coffee House và Phê La để cạnh tranh vơi nhau. Mặc dù The Cofee House ra đời
sớm hơn Phê La nhưng nói chung hai thương hiệu này đều khá non trẻ. Hai thương hiệu
có khá nhiều điểm chung như cùng hướng tới các khách hàng trẻ, cung cấp các sản phẩm
tương tự nhau và có mức giá trung bình phù hợp với nhiều người.
2. Mục đích của đề tài :
Mặc dù The Coffee House là thương hiệu lớn nhưng từ khi Phê La ra đời có lẽ 2
thương hiệu này trở thành đối thủ cạnh tranh trong thị trường F&B. Mục đích của đề tài
nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu giữa 2 thương hiệu The Coffee House và Phê La.
Từ đó đề xuất một số giải pháp để thương hiệu đổi mới, hoàn thiện và phát triển hơn.
Yêu cầu:
 Giới thiệu tổng quan
 Xác định ưu điểm, nhược điểm
 Tìm điểm khác biệt giữa 2 thương hiệu
 Chiến lược marketing
 Thực trạng thương hiệu hiện nay và các biện pháp để khắc phục
3. Phương pháp nghiên cứu :
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp phỏng vấn.
 Phương pháp thử nghiệm.
 Phương pháp điều tra thăm dò.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


2
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Thảo luận nhóm.


3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
- Kiểm định thang đo
Đánh giá độ tin cậy thang đo theo 5 tiêu chuẩn
- Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên số liệu thống kê khách hàng của hai thương hiệu The Coffee House & Phê La
qua kênh online gửi bộ câu hỏi tới khách hàng và offline bằng hình thức phỏng vấn trực
tiếp. Phạm vi nghiên cứu dữ liệu được xác định trên địa bàn TP. Hà Nội
- Phương pháp nghiên cứu mô tả dữ liệu
Phương pháp thống kê tần số (số lần xuất hiện của một quan sát trong biến quan sát đó)
để thống kê các nhân tố nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, thu nhập…
- Phương pháp so sánh
Đánh giá so sánh tính tương đối giữa hai thương hiệu về:
 Nhân khẩu học
 Hành vi thói quen của khách hàng
 Hành trình trải nghiệm của khách hàng
 Yếu tố tạo nên sự hài lòng
4.Phạm vi nghiên cứu
4.1 Không gian :
- Phê La :
 Địa điểm quán Phê La : 2 P. Núi Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội
 Khách hàng chính Phê La : Sinh Viên , những người có công việc ổn định ,..
 Với thiết kế rộng rãi gồm chỗ ngồi bên trong lẫn ngoài trời, bạn có thể thoải mái ngắm
phố phường và trò chuyện bên tách cà phê ngày cuối tuần.
- The Coffee House :
 Địa điểm quán The Coffee House : 3 P.Trung Hòa, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


3
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Khách hàng chính The Coffee Housee: Sinh Viên , những người có công việc ổn định
 Không gian đơn giản hài hòa và điểm cộng được bố trí nhiều bàn ghế cao cộng với sự
yên tĩnh nhẹ nhàng rất phù hợp để học tập làm việc tại cửa hàng
4.2 Thời gian :
- Bài Project này được thực hiện từ tháng 12 năm 2022 cho đến tháng 01 năm 2023.
- Bài Project này sẽ tập trung vào so sánh giữa hai thương hiệu là The Coffee House và
Phê La.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


4
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ 2 THƯƠNG HIỆU


A. Thương hiệu The Coffee House :
1. Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu:
Ra mắt từ năm 2014, quá trình mở rộng của The Coffee House khá nhanh. Chỉ sau
1 năm, chuỗi này có 11 cửa hàng tại Sài Gòn, với doanh thu trung bình của mỗi cửa hàng
đạt trên 20 triệu đồng/ngày.
2014: Ra mắt cửa hàng đầu tiên tại 86-88 Cao Thắng. Sau 3 năm, The Coffee House có
hơn 60 cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh
2015: The Coffee House có mặt tại Hà Nội. Tới nay, Nhà đã có 14 cửa hàng ở các khu
vực trung tâm Thủ đô Hà Nội.
2016: Vào tháng 6/2016, The Coffee House đã tung ra một ứng dụng di động riêng của
mình, đây là một quyết định quan trọng khi xét đến hành vi khách hàng của thị trường
Việt Nam lúc đó – rất ít người mua hàng hay đặt hàng qua ứng dụng, đặc biệt là trong
ngành F&B.
2017: The Coffee House đem trải nghiệm “Đi cà phê” lan toả rộng hơn, đến Đà Nẵng,
Biên Hòa và Vũng Tàu.
2018: Chinh phục hành trình “ Từ nông trại đến ly cà phê” chính thức vận hành nông trại.
Sau khi bộ phận Cà Phê của Cầu Đất Farm được sáp nhập vào The Coffee House, dải sơn
nguyên 1,650m trên cao sẽ là nơi chúng tôi gieo nên ước mơ đem hạt cà phê Việt ra ngoài
thế giới. Ra mắt cửa hàng Flagship The Coffee House Signature: Nơi The Coffee House
chia sẻ trọn vẹn câu chuyện về đam mê cà phê với những người đồng điệu.
Trong vòng chưa đầy 4 năm, The Coffee House đã mở 100 cửa hàng trên khắp cả
nước. Đây là con số cực kì ấn tượng mà chắc chắn rằng bất kì thương hiệu nào trong thị
trường chuỗi cửa hàng cà phê cũng muốn đạt được. Cả nước có khoảng 18.000 quán cà
phê, trong khi mới chỉ có hơn 100 cửa hàng The Coffee House và Việt Nam có 100 triệu
dân, nhưng tính đầu năm 2019 The Coffee House đã phục vụ 26 triệu lượt khách hàng.
2. Ý nghĩa của Logo và Slogan :
PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu
5
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Logo
Có thể nói, thành công của The Coffee House không thể không nhắc tới hệ thống
bộ nhận diện thương hiệu chất lượng, chuỗi cửa hàng được thiết kế decor rất bắt mắt và
biểu tượng logo The Coffee House rất biết cách “hút” khách hàng. Ngay từ lần đầu
tiên khi nhìn biểu tượng The Coffee House logo có thể khiến khách hàng hiểu nhầm sang
một thương hiệu của Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự thật về biểu tượng The Coffee House logo
lại không phải vậy.

Nếu như các thương hiệu khác đều lựa chọn cho mình một hình ảnh làm logo đại
diện thì Nhà lại chỉ đơn giản là 3 chữ “The Coffee House”. Thế nhưng, đơn giản không có
nghĩa là không có gì đặc biệt hay không có gì ấn tượng. Với logo của Nhà, mọi người có
thể dễ dàng nhận thấy chữ “o” trong từ “coffee” và từ “house” đều được gạch chân ở
dưới. Dấu gạch chân này nhằm mục đích giúp cho cái tên The Coffee House trở nên đặc
biệt hơn cũng như mang một hơi hướng thời đại hơn. Kiểu thiết kế này đã khiến rất nhiều
người lầm tưởng đây là một quán cà phê của Hàn Quốc, bởi đất nước xứ kim chi hiện khá
chuộng phong cách này. Thế nhưng, The Coffee House là hoàn toàn là một brand đến từ
Việt Nam và do chính người Việt Nam sáng lập. Mẫu thiết kế logo The Coffee House
được kết hợp giữa tone màu trắng nổi bật trên nền cam tươi. Tone màu cam tươi là màu
của giới trẻ, màu của sức sống thể hiện cho sự năng động, sáng tạo không ngừng. Ngoài

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


6
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

việc tone màu của The Coffee House logo phù hợp với thị hiếu của khách hàng mục tiêu,
nó còn thể hiện sự trẻ trung, luôn sáng tạo của thương hiệu.
Slogan
Hình thành từ thói quen của đại đa số người Việt mà slogan “cà phê nhé” của The
Coffee House đã ra đời mang đến thông điệp Sự thoải mái và tận hưởng của khách hàng
chính là thành công của The Coffee House. Mục đích của slogan này không đơn giản là
bán cà phê mà là tạo dựng một không gian, địa điểm “nuôi dưỡng” các mối quan hệ, tạo
dựng những sự liên kết chặt chẽ hơn, giúp mọi người tới gần nhau hơn và là một nơi mà
mỗi khi đến, khách hàng đều có một tâm trạng thoải mái nhất khi bước chân ra khỏi đây.
The Coffee House là nơi mà bạn có thể ghé đến để nhâm nhi 1 tách cà phê hay chỉ đơn
giản là để cho mình một không gian yên tĩnh. The Coffee House mong muốn trở thành
một phần trong câu chuyện tương lai của bạn với việc là nơi chứng kiến những điều tốt
đẹp được lan tỏa. Đây có lẽ là thông điệp cũng như giá trị cốt lõi mà không phải bất kỳ
thương hiệu nào cũng nhận ra và xây dựng được điều đó.

3. Tầm nhìn và sứ mệnh của The Coffee House :


Tầm nhìn
Trở thành chuỗi thương hiệu cà phê hàng đầu tại Việt Nam và vươn ra thế giới.
Kết hợp thiết kế truyền thống và hiện đại, tạo nên chất riêng của The Coffee House. The
Coffee House sẽ là nơi hội tụ những người yêu và đam mê cà phê.
Với đối tác: Đề cao tinh thần hợp tác và tương trợ cùng nhau phát triển.
Với nhân viên: Tạo môi trường làm việc năng động, phát huy tối đa sự sáng tạo.
Với xã hội: Đóng góp tích cực vào các hoạt động hướng về xã hội, cộng đồng.
Yếu tố "truyền cảm hứng" được họ đánh giá cao, bởi chính bản thân thế hệ này
luôn khao khát được đóng góp cho cộng đồng xung quanh mình bằng chất riêng của họ -
thông qua đó họ khám phá ra mình là ai, và tiếp tục thể hiện điều đó với môi trường xung
quanh. Chính vì thế The Coffee House tự tin rằng hướng đi hiện tại đang phù hợp và tiệm
PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu
7
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

cận với đối tượng này. Sản phẩm chất lượng là điều chắc chắn không được phép bỏ qua,
và lan toả những cảm hứng mới mẻ, tích cực cũng không thể nào thiếu được để kết nối
với thế hệ này.
Và The Coffee House không chọn nhìn khác biệt theo hướng nó là nguyên nhân
cho những mâu thuẫn, xung đột. Trái lại khác biệt lại là chất keo kết nối vô cùng thú vị,
làm nên một tập thể, một cộng đồng, một xã hội đa dạng, phong phú và phồn vinh. Và
cũng cần nói thêm rằng chính thế hệ trẻ, họ đề cao tính cá nhân, họ trân trọng sự khác biệt
của bản thân và luôn khao khát khám phá chính mình rồi thể hiện những gì tinh hoa nhất
ra bên ngoài. Điều đó tình cờ rất giống với cách The Coffee House sử dụng nguyên liệu
cà phê đến từ khắp nơi ở Việt Nam. Những hương vị cực kỳ nguyên bản, nhưng khi đứng
cạnh nhau sẽ mang đến một tổng thể đặc sắc, một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.
Sứ mệnh
Với The Coffee House khách hàng luôn là trung tâm để chúng tôi đổi mới, điều
chỉnh và phấn đấu. Chúng tôi thấu hiểu rằng, mang lại giá trị cho khách hàng là mạng lại
giá trị cho chính mình…
Không một sản phẩm hay dịch vụ nào là không có giá trị. Thế nhưng với The
Coffee House giá trị mang đến cho khách hàng phải là giá trị tốt nhất bằng tất cả tâm
huyết là lòng đam mê để tạo ra.
Họ không bán cà phê mà bán cà phê tốt nhất vì bạn là tuyệt vời nhất. Họ muốn chia
sẻ sau mỗi ly cà phê là niềm tin vào cuộc sống. Tất cả mọi thứ đều sẽ lỗi thời, chỉ duy
nhất sự sáng tạo là luôn luôn đổi mới. Họ coi sự sáng tạo là tài sản quý báu nhất trong tổ
chức của mình. Và luôn phấn đấu xây dựng một hình ảnh sáng tạo trong mắt người tiêu
dùng.
The Coffee House được tạo ra với khao khát và niềm tin rằng họ sẽ được thế giới
nhắc đến là một thương hiệu tốt nhất – The best . Đó chính là tinh thần hội nhập của họ

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


8
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Đến với The Coffee House không chỉ trải nghiệm trong những không gian mới mà
ở đó khách hàng được chia sẻ, đồng cảm và minh chứng cho một tinh thần cà phê mới.
Từ trước đến này The Coffee House không chỉ quan tâm đến doanh số mà đặc biệt
quan tâm đến suy nghĩ, trải nghiệm và cảm xúc của khách hàng đối với thương hiệu. Họ
tin rằng với ngành kinh doanh chuỗi thức uống, khách hàng không chỉ mua sản phẩm mà
còn mua trải nghiệm. Họ lựa chọn một địa chỉ nào đó để gặp gỡ bạn bè, làm việc hay đôi
khi chỉ để có khoảng thời gian cá nhân, không phải chỉ bởi những thức uống yêu thích,
mà còn bởi không khí, cảm xúc hay nguồn năng lượng mà cửa hàng, tập thể nhân viên và
bản thân thương hiệu mang đến.
Đó là lý do The Coffee House luôn nỗ lực mang đến nhiều hoạt động, trải nghiệm
đa dạng trên nhiều kênh khác nhau, offline và online, để ở bất cứ điểm chạm nào, họ cũng
mang đến cho khách hàng cảm giác thoải mái, yên tâm hoặc đơn giản là cảm hứng tích
cực để tiếp tục một ngày bình thường của mình.
Lan tỏa làm nên 4 giá trị của The Coffee House
Chân thành : Bắt đầu từ sứ mệnh “Deliver Happiness” - Trao gửi hạnh phúc, chúng
tôi tin rằng khi làm việc với tất cả sự chân thành và tôn trọng những giá trị nguyên bản
của từng nhân viên cũng như khách hàng, tất cả mọi người đến với The Coffee House đều
nhận được những niềm vui nho nhỏ, được tốt lên và làm người khác tốt lên từng ngày.
Quan tâm : Mỗi sản phẩm, chiến dịch của The Coffee House luôn xoay quanh con
người. Chúng tôi lấy khách hàng, nhân viên và cộng đồng làm trọng tâm cho mọi quyết
định. Vì khi có bạn, The Coffee House được tiếp thêm sức mạnh để cùng lan toả những
giá trị tốt đẹp cho người trẻ Việt Nam.
Sáng tạo : Chúng tôi muốn tạo ra dấu ấn khác biệt cho cà phê Việt Nam bằng sự tử
tế và cẩn trọng. 5 năm qua, cảm ơn bạn là nguồn động lực giúp chúng tôi nỗ lực đổi mới
và kiến tạo mỗi ngày, để mang lại những thành phẩm tuyệt vời nhất, để trải nghiệm của
bạn ngày một tốt hơn .

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


9
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Dũng cảm : Tại The Coffee House, những tâm hồn đồng điệu cùng nhau làm việc
cần mẫn và chung sức cho những mục tiêu lớn. Mỗi ngày với chúng tôi đều là một ngày
được học hỏi, trải nghiệm những điều mới, đón nhận thách thức và dấn thân trên con
đường phía trước. Hành trình tiếp theo, chúng tôi mong muốn được cùng bạn nuôi dưỡng
ước mơ và kiên trì đi đến tận cùng ước mơ của mình.

4. Phân tích Marketing Mix :


4.1 Sản Phẩm :
The Coffee House là chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng tại thì trường F&B ở Việt
Nam. Sản phẩm của thương hiệu tập trung vào các dòng như: trà trái cây, Hi-tea trà, cà
phê, clouldfree, clouldfree tea… Sản phẩm gắn liền với thương hiệu là món Trà đào cảm
sả. Tuy nhiên hiện nay để đáp ứng được nhu cầu của thị trường nâng cao doanh thu The
Coffee House còn có những sản phẩm khác như các loại bánh ngọt, mặn hay các đồ đóng
gói pha sẵn tiện lợi ngoài ra còn có thêm sản phẩm làm quà tặng ở mỗi dịp lễ.
 Nguồn gốc xuất xứ:
Khi nhân viên phục vụ mang đến cho bạn một ly cà phê, đó chỉ là hành động cuối
cùng của một hành trình dài và kỳ diệu: từ việc chọn vùng đất hợp thổ nhưỡng, sàng lọc
giống, tới trồng cây, chăm bón và thu hái. Từ những cửa hàng đầu tiên, chúng tôi đã bắt
đầu hợp tác với Cầu Đất Farm để trồng cà phê theo tiêu chuẩn riêng. Vùng đất phủ sương
nằm ở độ cao 1.650m so với mặt nước biển này là nơi tốt nhất để trồng giống cà phê
Arabica ở Việt Nam. Chính “độ cao vàng” ấy đã cho ra hạt cà phê Arabica thơm nhẹ,
chua thanh tuyệt hảo.
Tháng 1/2018, bộ phận Cà Phê của Cầu Đất Farm chính thức được sáp nhập vào
đội ngũ The Coffee House. Dải sơn nguyên này trở thành nơi họ gieo nên không chỉ
những giống cà phê chọn lọc, mà cả một ước mơ lớn: đem cà phê Việt Nam chất lượng
cao chinh phục tín đồ cà phê trên toàn thế giới.Tại trang trại The Coffee House, họ sát

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


10
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

cánh làm việc với từng nông hộ, kiểm soát các tiêu chuẩn của quá trình chăm bón, tỉ mẩn
trong các khâu sơ chế, rang, pha... để gửi đến khách hàng ly cà phê tốt nhất.
 Trà đào cam sả - đồ uống bestseller tại The Coffee House

Trà Đào Cam Sả chính là một trong những món đồ uống được rất nhiều thực khách
gọi mỗi khi ghé thăm The Coffee House. Khi sáng chế ra công thức pha chế này, The
Coffee House đã để lại dấu ấn riêng rất Việt trong món trà đào vốn đã quen thuộc đối với
mọi người bằng một loại nguyên liệu rất nhẹ nhàng dân dã - Sả, một loại cây trồng được
trồng trọt và sử dụng rộng rãi là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các
nước Châu Á. Sả có hương thơm của chanh, tính ấm, kết hợp với tính hàn của Cam vàng
Mỹ, tạo nên sự kết hợp cân bằng, vừa mang dấu ấn riêng của Việt Nam, vừa có sự pha
trộn phương Tây trong ly Trà đào Cam Sả Nhà cà phê. Vị thanh ngọt của đào Hy Lạp, vị
chua dịu của Cam vàng nguyên vỏ, vị chát của trà đen tươi mới được ủ mỗi 4 tiếng, cùng
hương thơm nồng nhiệt đặc trưng của sả chính là điểm sáng làm nên sức hấp dẫn của thức
uống này.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


11
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Bao bì, sản phẩm


Bao bì sản phẩm của The Coffee House thì sẽ có loại bằng nhựa và bằng giấy.
Nhưng điểm nổi trội ở đây The Coffee House luôn đổi mới thiết kế bao bì để phù hợp cho
nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó thương hiệu còn sử dụng ống hút sinh học phân hủy
hoàn toàn nhằm mục đích bảo vệ môi trường.

4.2 Giá :

Trước đây khi mới ra nhập vào thị trường F&B, để có thể cạnh tranh với các
thương hiệu khác như Highlands, Phúc Long, Starbucks, Trung Nguyên… Thì The
Coffee House đã áp dụng chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration
Pricing Strategy).
Chiến lược giá thấp lúc mới ra mắt đã giúp thương hiệu đạt được thị phần lớn, kéo
được khách hàng từ đối thủ và tăng mức độ nhận biết thương hiệu
Còn ở thời điểm hiện tại khi có được sự chấp nhận của thị trường và số đông thị
phần, thương hiệu đã có mức giá ở tầm trung ( cạnh tranh giá ) với thị trường. Dao động

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


12
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

trong khoảng từ 40.000 VNĐ - 55.000 VNĐ mức giá này hoàn toàn phù hợp với khả năng
chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu mà thương hiệu đã đặt ra.
Nhóm khách hàng này thường là người đi làm, giới trẻ…họ có một mức thu nhập
khá ổn định với con số >5 triệu VNĐ / tháng.
Với mức giá này khách hàng sẽ được trải nghiệm sản phẩm ngon, chất lượng, một
không gian hiện đại, rộng, đẹp và thoải mái thì thật sự rất xứng đáng.

4.3 Phân phối :


The Coffee House vừa độc quyền và nhượng quyền.
Để được nhượng quyền, The Coffee House yêu cầu phải có mặt bằng ở những
nơi rất sầm uất, không phải là mặt bằng thuê. Giá nhượng quyền sẽ giao động từ
2.500.000.000vnđ cho đến 5.000.000.000vnđ tuỳ vào từng khu vực vị trí địa lý.
Các hỗ trợ từ The Coffee House khi được nhượng quyền:
 Về xây dựng:
– Thiết kế, lên decor quán theo mặt bằng
– Giám sát thi công
 Về nguyên vật liệu:
– Cung cấp đầy đủ nguyên vật liệu và máy móc
 Về Tuyển dụng và Đào tạo:
– Cung cấp tài liệu mô tả công việc các vị trí
– Cung cấp tài liệu hướng dẫn hoạt động
– Huấn luyện nhân viên
– Cập nhật kiến thức chuyên môn theo thời điểm hiện tại
 Về Marketing:
– Tư vấn chiến lược tiếp thị phù hợp với địa bàn kinh doanh.
– Sử dụng các tài nguyên của Hệ thống: Website, Fanpage, Facebook …

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


13
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Kênh: The Coffee House bán qua hai hình thức đó là Online và Offline
Online: Website, ShopeeFood, Beemin…
Offline: Tại các chuỗi cửa hàng
 Độ phủ sóng:
The Coffee House là một thương hiệu từ lâu đã có chỗ đứng trên thị trường đồ
uống, The Coffee House có mặt ở hầu khắp các thành phố lớn trong cả nước với chuỗi hệ
thống 154 cửa hàng từ Bắc vào Nam.
 Địa điểm:
The Coffee House chọn các địa điểm mở cửa hàng là các khu vực sầm uất, trong
trung tâm thương mại, gần các trường đại học- cao đẳng. Vị trí mà giao thông thuận tiện
như gần các trục đường chính, dễ tìm kiếm và có khu vực để xe đảm bảo. Ngoài ra ở thời
điểm hiện tại The Coffee House đang cho thấy hướng tiếp cận khách hàng trực tiếp của
họ mạnh hơn khi thương hiệu nhờ nguồn ngân sách dồi dào liên tục mở rộng cửa hàng ở
các khu vực shophouse tòa văn phòng nhiều hơn đây cũng chính là cách giúp tăng độ
nhận diện của thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Để có thể tăng doanh thu bán
hàng The Coffee House đã áp dụng phân phối bán hàng qua các nền tảng digital như các
kênh GrabFood , Shoppee Food, Beamin, Gojeck và cả chính app mua hàng The Coffee
House độc quyền của thương hiệu.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


14
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

4.4 Hoạt động xúc tiến :


Truyền thông xã hội
Kênh quảng bá sản phẩm và những chiến dịch phổ biến của The Coffee House chủ
yếu trên nền tảng mạng xã hội Facebook với hơn 650.000 lượt theo dõi.
The Coffee House còn tiếp cận đến khách hàng thông qua sản xuất phim ngắn,
điển hình là phim ngắn Tết “Người Mẹ” cực kì thành công với gần 12 triệu lượt tiếp cận,
hơn 6 triệu lượt xem và gần 120.000 lượt thảo luận trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, The Coffee House gây ấn tượng với những blog xoay quanh chủ đề
kết nối con người, những tách cà phê, ly trà đượm hương, những câu chuyện truyền cảm
hứng về lối sống hiện đại.
Chương trình khuyến mãi
The Coffee House là một thương hiệu rất chăm tung ra các chương trình khuyến
mại như đưa ra các combo giảm 20%, thậm chí là 30 - 35%. Thương hiệu này cũng
thường xuyên liên kết với các ứng dụng ví điện tử như Momo hay ShopeePay tung ra
chương trình giảm 50% hoặc hoàn tiền. The Coffee House luôn có những ưu đãi hấp dẫn
như mua 1 tặng 1, tặng ly đổi màu độc quyền, tích điểm nhận quà,… Với việc sở hữu
riêng cho mình website và ứng dụng đặt hàng, The Coffee House luôn có những ưu đãi
dành riêng cho khách hàng đặt đồ ở đây như các mã khuyến mại giao hàng hay tự đến lấy
đồ.
Hoạt động PR
Ngoài ra, The Coffee House thường tổ chức nhiều hoạt động thú vị nhằm quảng bá
thương hiệu như mini game, sự kiện, livestream, workshop cùng với phần quà hấp dẫn vô
cùng thu hút khách hàng. Đặc biệt những chương trình nổi bật như: “Cứ hôn là có quà”,
Tour Trà sữa lớn nhất trong năm - Tặng 2000 ly trà sữa miễn phí, Workshop “Nghe nhà
kể chuyện cà phê",…
PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu
15
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Thông điệp truyền thông:


Khác với các hệ thống cafe khác luôn chú ý vào chất lượng nước uống, thông điệp
truyền thông của The Coffee House luôn nhấn mạnh đến trải nghiệm khách hàng, cảm
xúc của khách cùng bạn bè và gia đình. Với những thông điệp đình đám như “Nhà” không
là nơi đến rồi đi, “Nhà là nơi bạn được lắng nghe, được chia sẻ”… Các thông điệp của
The Coffee House luôn được công chúng đón nhận và ủng hộ nhiệt tình.

5. Phân tích SWOT :


1. Điểm mạnh :
The Coffee House có chủ sở hữu là công ty Seedcom và nguồn lực kinh tế nghìn tỉ chống
lưng khiến cho thương hiệu mở rộng chuỗi cửa hàng của mình một cách nhanh chóng,
chiếm giữ những vị trí đắc địa.
- CEO người Việt nên sẽ hiểu khách hàng Việt hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


16
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

- Họ sở hữu lối tư duy mở đem lại những giải pháp hiện đại phù hợp với thời đại công
nghệ số. Bên cạnh đó việc áp dụng công nghệ cao trong việc sản xuất cũng là một điểm
mạnh mà không phải thương hiệu nào cũng có được.
- The Coffee House sở hữu menu đồ sộ bậc nhất cho khách hàng thoải mái lựa chọn, việc
này không chỉ đem lại sự tò mò mà còn khai thác được suy nghĩ muốn thử hết đồ uống
của thương hiệu này.
- Với lợi thế là những địa điểm đông đúc ngã ba, ngã tư những nơi có mật độ dân cư qua
lại cao TCH đã khai thác triệt để, tạo sự ấn tượng cho khách hàng bởi lối tư duy độc đáo
và phong cách thiết kế khách lạ so với các đối thủ cạnh tranh.
- The Coffee House đã góp phần tạo nên sự uy tín của thương hiệu đó là xây dựng hình
ảnh thương hiệu thân thiện và lịch sự. Không gian được bố trí rất rộng rãi, thoáng mát tiện
nghi và sự tinh tế trong từng hành động của nhân viên là yêu tố tạo được thiện cảm giữ
được chân khách hàng.
- Trải nghiệm tinh tế từ những điều nhỏ nhất :
Phần lớn các quán cafe đều không muốn khách hàng của mình ngồi quá lâu bởi
điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ. Mặt bằng là yếu tố chiếm phần trăm không nhỏ
trong vốn đầu tư ban đầu, việc tận dụng thời gian và không gian cho khách hàng mới là
nhu cầu cần thiết và hợp lý. Tuy nhiên, The Coffee House đã làm điều ngược lại, chấp
nhận rủi ro vì mong muốn mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó không gian thoáng, rộng rãi và dịch vụ chu đáo, wifi mạnh chính là
ưu điểm của The Coffee House. Buổi sáng bạn có thể ngồi tiếp khách, buổi tối có thể ghé
đọc sách và làm việc hoặc là thoải mái trò chuyện với bạn bè thân thiết. Nhiều cơ sở ở
The Coffee House còn được bố trí ngoài trời khiến khách hàng đến đây có những trải
nghiệm mới mẻ, thoải mái.
- Con người là trung tâm : Có thể thấy The Coffee House đang xây dựng nên hình ảnh
một thương hiệu lịch sự và thân thiện như hướng đi của nhiều thương hiệu hàng đầu thế

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


17
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

giới hiện nay. Lời cảm ơn và xin lỗi luôn thường trực ở họ đúng lúc, đúng nơi và rất tế
nhị. Quan trọng nó được thể hiện một cách chân thực thông qua cách họ hành động.
“ Lấy con người làm trung tâm “ từ những điều nhỏ nhưng đã mang lại hiệu quả cực
kỳ lớn. Từ niềm vui cho nhân viên đến sự hài lòng của khách hàng đã khiến họ trở thành
địa điểm thân thuộc với nhiều người một cách tự nhiên.

2. Điểm yếu :
Seedcom- chủ sở hữu chuỗi The Coffee House công bố doanh thu hoạt động tài
chính trong 6 tháng đầu năm 2022 giảm đến 57% chỉ vỏn vẹn 2,1 tỷ đồng. Công ty cũng
phải chịu một phần lỗ 14,3 tỷ đồng từ các khoản khác. Trong khi đó các khoản chi phí đều
tăng như chi phí tài chính tăng 45%, chủ yếu từ chi phí lãi vay ghi nhận 13,1 tỷ đồng, ...
Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Seedcom ghi nhận lỗ ròng hơn 287 tỷ đồng trong 6 tháng
đầu năm, trong khi cùng kỳ lỗ 258 tỷ đồng. Khoản lỗ luỹ kế tính tới cuối quý 2/2022 là
1.179 tỷ đồng. Có thể thấy việc Seedcom lỗ nhiều hơn so với những năm trước là hệ quả
của việc đầu tư tăng trưởng, bên cạnh đó đại dịch Covid 19 ảnh hưởng không nhỏ đến hệ
sinh thái bán lẻ.
Quá tập chung vào việc đẩy mạnh mở rộng địa bàn một cách chóng mặt nhằm
thâu tóm trước thị trường những nơi họ đặt chân đến. Thế nhưng chính vì điều này mà họ
không thể quản lí các chi nhánh của mình và để khách hàng trực tiếp đánh giá không hài
lòng về chất lượng hương vị của một thương hiệu lớn như The Coffee House . Đó là một
thiệt hại vô cùng lớn cho một thương hiệu lớn như The Coffee House .
Vì đối tượng khách hàng trung bình cao hơn những thương hiệu khác chính vì
vậy lượng khách hàng đến với The Coffee House với mục đích dùng đồ uống làm việc rất
nhiều nó khiến cho vòng tua của khách hàng điễn ra rất chậm. Gây ra sự thua thiệt khi
trông có vẻ lúc nào cũng đông nhưng lượng khách hàng ngồi đó cả vài giờ đồng hồ sẽ ảnh
hưởng chính đến doanh thu của thương hiệu.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


18
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Không tự chủ được nguồn nguyên liệu. Đây là một lí do vô cùng lớn khi The
Coffee House để thương hiệu của mình vẫn còn phải đi nhập đa số nguyên liệu từ bên
ngoài, việc này không chỉ gián tiếp tăng chi phí cho từng cốc đồ uống đến từng vị khách
mà nguồn nguyên liệu đó chưa chắc được bảo đảm. Gây ra nhiều hoài nghi thắc mắc cho
khách hàng của họ.
Chưa có nhiều bước đi trong việc xây dựng phát triển hương vị, không đầu tư vào
sản phẩm. Mặc dù menu rất nhiều thức uống và The Coffee House liên tục thay đổi menu
đồ uống nhưng đều không gây được ấn tượng với người tiêu dùng và khi khách hàng trải
nghiệm không đồng nhất về chất lượng đồ uống tại các chi nhánh của The Coffee House.
Đó là một điểm trừ rất lớn vào tạo ra ấn tượng xấu trong việc trải nhiệm của khách hàng
về thương hiệu này. Rất có thể đó là lần đầu cũng như lần cuối khách hàng order đồ của
The Coffee House.
Hệ thống cửa hàng hầu hết tập trung tại trung tâm thành phố. Do đó, The Coffee
House chưa tiếp cận được đối tượng khách hàng ở những vùng xa hơn. Ngoài ra, đẩy
nhanh mở rộng chuỗi cửa hàng thông qua hình thức nhượng quyền cũng khiến thương
hiệu khó quản lý, kiểm soát từng cửa hàng, cũng như đào tạo nhân viên.

3. Cơ hội
Sau khi nền kinh tế bị trững lại bởi đại dịch Covid-19 thì thời điểm hiện tại là một
cơ hội vàng cho thương hiệu vùng lên phát triển.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ và sự phát triển của các phần mềm, nền
tảng quảng cáo truyền thông qua các trang social media sẽ thúc đẩy sự trao đổi mua bán
hàng hóa giữa khách hàng và doanh nghiệp. Vừa có thế tiết kiệm được chi phí cho doanh
nghiệp vừa tối giản chi phí sản xuất mà còn có thể nghiên cứu hàng vi của khách hàng
một cách thuận tiện hơn nhanh hơn và bền vững hỡn.
Các KOLs Tiktoker, YouTuber … đang được nhiều sự chú ý từ công chúng nhờ
sự phát triển của thời đại công nghệ. Điều này khiến The Coffee House hoàn toàn có thể
PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu
19
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

khai thác, kết hợp để tạo ra những chiến dịch quảng cáo nhờ sự tương tác rộng rãi của
những người làm KOLs.
Dự báo triển vọng dòng vốn đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt
Nam trong năm 2022, của ông Michael Kokalari, chuyên gia kinh tế trưởng của
VinaCapital nhận định, Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm sáng trong thú hút nhà đầu tư nước
ngoài.
Là một thương hiệu nội địa, The Coffee House có lợi thế hiểu văn hóa địa phương
hơn các thương hiệu nước ngoài. Nhờ đó, họ có thể đưa ra sản phẩm phù hợp với thị
trường của mình.

4. Thách thức :
Vì ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vì vậy mà nền kinh tế thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng lạm phát đang tăng cao. Điều này làm cho nguồn hàng nhập vào bởi càng
doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí đầu ra dẫn đến sự bất mãn từ phía khách hàng.
Thị trường đồ uống Việt Nam đang có phần bị bão hòa vì thế để có thế chen chân
vào làm cho thương hiệu của mình phát triển tốt là một điều tương đối khó trong khi cạnh
tranh với những thương hiệu đã có tên tuổi như Highlands, Starbucks,... đồng thời cũng
xuất hiện những thương hiệu đồ uống khác.
Cơ hội và cũng là thách thức khi sự phát triển chóng mặt của các nền tảng số, nếu
như doanh nghiệp không biết tận dụng hợp lí. Đưa ra những quyết sách lâu dài phù hợp
với thời đại thì điều bị bỏ lại là điều hiển nhiên mà ai cũng biết.
Việc tái cơ cấu và điều chỉnh lại nguồn nhân lực điều phối và giám sát chất lượng
sản phẩm là điều rất khó để làm trong khi The Coffee House có quá nhiều cửa hàng trên
khắp đất nước Việt Nam. Nếu như không thể kiểm soát việc này thì cả một thương hiệu
khó có thể lấy lại tiếng tăm.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


20
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Do đặc tính sử dụng, các chuỗi cà phê của người Việt Nam đang mở rộng nhanh
và hoạt động tốt hơn so với các chuỗi cà phê quốc tế đang hoạt động trên thị trường.
Ngoài ra, việc giá rẻ hơn, thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới và có dấu ấn giúp
các chuỗi cà phê Việt Nam thắng thế.

5 Chiến dịch Marketing nổi bật :


6.1 Mô tả
Mùa tết trung thu là thời điểm lý tưởng nếu tận dụng để kinh doanh, buôn bán sẽ
mang lại hiệu quả bất ngờ. Đây được xem là cơ hội để các thương hiệu thuộc ngành F&B
gia tăng độ nhận diện thương hiệu, đẩy mạnh doanh thu.
“The Tale of Cuội” là một series đặc biệt mùa Trung Thu của The Coffee
House. “The Tale of Cuội” đã được vinh danh trong top 10 thiết kế bao bì sáng tạo của
tạp chí Packaging of the World bình chọn và là sắc màu nổi bật của Trung thu 2018.

Chiến dịch năm 2018, The Coffee House tung ra MV ca nhạc 2D giới thiệu nhân
vật chú Cuội và đồng đội của chú. Ở chiến dịch năm 2019, The Coffee House đã dựng

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


21
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

hẳn một MV 3D để các nhân vật này tiếp tục xuất hiện trên màn ảnh. Đây là một nỗ lực
đáng khích lệ của thương hiệu này nhằm mang lại một mùa Tết Trung thu nhiều niềm vui
lạc quan giữa đại dịch Covid-19.
Qua 2 năm khai thác platform này, đến năm 2020, The Coffee House cần làm gì để
làm mới “The Tale of Cuoi”?
Thoát khỏi hình ảnh đèn lồng năm 2018, The Tale of Cuội 2020 ra mắt công chúng
video 3D trong hình dáng một quyển sách đầy ấn tượng. Hãng đã sử dụng công nghệ thực
tế ảo Tăng cường (AR) được ứng dụng thông qua app The Coffee House. Sự tích hợp này
góp phần nâng tầm trải nghiệm thị giác cực kỳ thú vị và hấp dẫn giới trẻ. Đến phần bánh
trung thu, The Coffee House đem đến câu chuyện ấm áp tròn đầy không kém phần hiện
đại với 3 hộp bánh:
Rằm song phúc: 350.000 VNĐ
Rằm tứ quý: 590.000 VNĐ
The Tale Of Cuội: 790.000 VNĐ
Có thể thấy bánh trung thu mà thương hiệu lựa chọn có phần khác biệt so với các
loại bánh trung thu truyền thống, nhằm tạo sự phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
ngày nay.

6.2Thông điệp :
Chiến dịch năm , “The tale of Cuội” không chỉ là câu chuyện Trung thu mà thông
qua đó, “Nhà cà phê” còn gửi gắm thông điệp tới mỗi người: hãy lưu giữ những giá trị
truyền thống. Dựa trên câu chuyện của mỗi gia đình thời hiện đại, tất bật với bao nỗi lo
toan, Trung thu cũng vì thế trở nên xa rời và khó trọn vẹn như xưa. The Coffee House
mong đoạn phim ngắn sẽ là cơn gió mới, khơi gợi cảm xúc háo hức, rộn ràng của mỗi
mùa trăng tròn. Dù cuộc sống có quay cuồng đến đâu, ai cũng sẽ có một nơi để về cùng
những người thương yêu để đón một cái tết đoàn viên sung túc.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


22
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

6.3 Đánh giá


Chiến dịch đã thật sự thành công qua việc sử dụng phương pháp “ kể chuyện” vừa
mang thông tin cốt lõi của The Coffee House đến với khách hàng vừa là cầu nối cảm xúc
giữa thương hiệu với khách hàng.
 Kết quả của chiến dịch đã mang lại nhiều con số ấn tượng cho The Coffee House
 Gần 37 triệu impressiom, vượt 116% KPI
 Hơn 16 triệu reach, vượt 144% KPI; 9 triệu engagement, vượt 467% KPI
 9 triệu lượt xem phim ngắn, vượt 139% KPI
200% Earned PR so với paid PR
 Tổng doanh số năm 2020 tăng 250% so với năm 2019 với sản phẩm bán ra hết
trước khi đến Tết Trung Thu (hơn 60.000 bánh)
Chiến dịch được truyền tải một cách chân thành, tình cảm, đặc biệt là cách hoà
quyện yếu tố văn hoá truyền thống – chuyện cổ tích, với yếu tố hiện đại – công nghệ, giúp
chiến dịch Trung Thu của The Coffee House trở nên khác biệt và nổi bật trong thị trường
đầy cạnh tranh.

B. Thương hiệu Phê La


1. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu:
Với mức độ cạnh tranh khốc liệt của các thương hiệu F&B thì Phê La là một cái
tên khá mới lạ và được nhiều bạn trẻ yêu thích. Thực ra thương hiệu Phê La đã xuất hiện
từ năm 2020 nhưng do phải chịu ảnh hưởng của đại dịch nên đến đầu năm 2021 mới xuất
hiện trên thị trường. Mặc dù là thương hiệu mới nổi nhưng đã để lại dấu ấn trong lòng
người tiêu dùng và có những thành tựu mà những đối thủ khác trong ngành F&B phải chú
ý đến.
8/2020 : Thương hiệu Phê La được đăng ký bảo hộ độc quyền tại Việt Nam

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


23
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

8/3/2021 : Phê La chính thức xuất hiện trên thị trường với cửa hàng đầu tiên tại
Phạm Ngọc Thạch. Phù hợp với việc mua đồ takeaway và chỉ có một không gian nhỏ hẹp
để thưởng thức tại quán. Phê La đã lựa chọn ngay thời điểm hết dịch Covid để tạo ấn
tượng mạnh mẽ tới người tiêu dùng.
16/3/2021 : Lần lượt xuất hiện trên các ứng dụng giao hàng. Hàng đầu là Baemin
và Shopee Food. Với một thời gian ngắn nhưng thương hiệu Phê La đã tiếp cận những
trang mua hàng điện tử để nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng
hơn, đặc biệt là giới trẻ . Chính vì lí do này nên Phê La có một sự khởi đầu hoàn hảo.
22/05/2021 : Trên đà phát triển mạnh mẽ , Phê La mở chi nhánh thứ hai tại Lý
Thường Kiệt với diện tích gần 200m2 có không gian rộng rãi hơn hẳn.
8/11/2021 : Với một lượng khách hàng đã dần ổn định, Phê La chính thức mở chi
nhánh thứ ba tại Đại La. Đây là cửa hàng duy nhất bán sản phẩm đóng chai
Tiếp tục với sự thành công vang dội đó thì Phê La mở lần lượt rất nhiều cửa hàng.
Cho tới hiện nay tại Hà Nội đã có 8 chi nhánh cửa hàng, 4 chi nhánh tại Thành phố Hồ
Chí Minh và một chi nhánh tại Đà Lạt.
Trong 5 tháng đầu 2021 khi tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn ra nhưng thương hiệu
Phê La đã có hơn 210.000 sản phẩm được bán ra trên thị trường. Bên cạnh đó cảm nhận
của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của Phê La ( theo đánh giá trên
Baemin và Shopee Food) là 98% phản hồi hài lòng. Về kênh truyền thông thì Phê La cũng
là một cái tên được mọi người biết đến rất nhiều với 5836 lần được nhắc đến trên
Faceboook và Instagram trong vòng 4 tháng ( từ 15/03/2021- 15/02/2021) theo Sprout
Social.

2. Ý nghĩa Logo và Slogan :


Logo

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


24
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Logo Phê La gây ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng bởi sự độc lạ của mình. Lấy
màu chủ đạo là màu nâu – một gam màu trầm ấm, gợi lên sự tin cậy, cảm giác an toàn,
một gam màu của đất giống như nền tảng không gì lay chuyển. Đó cũng là đặc tính của
Phê La, dù mới thành lập được gần 2 năm nhưng đã đứng vững được trong thị trường đồ
uồng rộng lớn này. Logo của Phê La khá đơn giản với điểm nhấn là lá trà, đó chính là
biểu tượng mà Phê La luôn hướng đến trà ô long – đặc sản Đà Lạt. Lấy cảm hứng từ
những hạt cà phê nguyên chất cùng với các nốt nhạc xinh đẹp nên cái tên Phê La đã được
ra đời, chữ “phê” trong “cà phê” cùng với chữ “la” là nốt nhạc thứ 6 trong bảy nốt nhạc
kết hợp với nhau.

Nếu lật ngược logo lại, hình ảnh lá trà sẽ hóa thân thành nốt nhạc sinh động, chiếc
lá sẽ là những hạt cà phê. Một chiếc logo đơn giản thôi mà gợi lên được tất cả mọi thứ mà
Phê La muốn truyền tải. Phê La luôn mong muốn sẽ mang lại không gian thoải mái, gần
gũi và mộc mạc nhất cho khách hàng. Bởi chính sự đơn giản này khách hàng như được
hòa mình vào thiên nhiên để tâm tình, thủ thỉ vài ba câu chuyện nhỏ bên những cốc trà và
bỏ lại những suy nghĩ mệt mỏi của cuộc sống.
Slogan

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


25
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

“Chúng tôi bán ô long đặc sản Đà Lạt” - Một lời khẳng định đầy mạnh mẽ và tự
hào của Phê La. Không khó để bạn bắt gặp dòng chữ này mỗi khi đặt chân đến Phê La
hay qua những ấn phẩm truyền thông của thương hiệu trên mạng xã hội. Vì là dòng trà
thượng hạng, nên ô long chưa được phổ biến rộng dãi, và hiếm có thương hiệu nào dám
mạo hiểm sẵn sàng biến ô long đặc sản thành hình thức thương mại để phù hợp với khẩu
vị của số đông. Phê La tự hào là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung
vào phát triển dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt và mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng
đồng. Slogan như một lời khẳng định mạnh mẽ in sâu vào tiềm thức khách hàng, dù cho
bạn mới ghé qua Phê La lần đầu hay vô tình lướt qua những ấn phẩm truyền thông của
thương hiệu này trên mạng xã hội. Hiếm có một hãng nào dám biến trà Ô Long hảo hạng
trở thành một sản phẩm kinh doanh thương mại, phù hợp với thị hiếu số đông. Thế nhưng
Phê La đã làm được điều này, và tự tin khẳng định đầy chắc nịch về chất lượng nguyên
liệu mà họ cung cấp.

3. Tầm nhìn và Sứ mệnh của thương hiệu :


 Tầm nhìn :
Mang nguồn nông sản cao cấp của Việt Nam tiếp cận gần hơn với mọi người và
vươn ra thế giới. Phê La tự hào là thương hiệu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung
vào phát triển dòng trà Ô Long đặc sản Đà Lạt và mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng
đồng. Phê La được ra đời với niềm vinh hạnh khi được cùng đồng hành với người nông
dân để mang tới dòng trà Ô Long đặc sản cao cấp và giúp nâng tầm nông sản Việt trên thị
trường trong nước và quốc tế. Điều đầu tiên làm nên sự khác biệt của Phê La chính là đặc
điểm của nguyên liệu dùng trong pha chế đồ uống. Phê La khẳng định là thương hiệu đầu
tiên và duy nhất tại Việt Nam tập trung vào phát triển và nâng tầm dòng trà Ô Long đặc
sản Đà Lạt và mang chúng tiếp cận gần hơn với cộng đồng. Đây là thông điệp được

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


26
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

thương hiệu nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại trên các ấn phẩm truyền thông để nhận được
sự tin tưởng của khách hàng về chất lượng nguyên liệu.
 Sứ mệnh
Đồng hành cùng người nông dân trong quá trình sản xuất và phát triển bền vững
nguồn nguyên liệu đặc sản.
Tại Phê La nguồn nguyên liệu được chúng tôi trồng , chăm sóc, thu hái và chế biến
theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bằng việc áp dụng thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại
nhất hiện nay cùng với những kinh nghiệm quý báu chúng tôi đã mang đến những sản
phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng.
Giá trị cốt lõi:
Thủ công : Phê La , sự quyết tâm tỉ mỉ và tinh tế được thể hiện qua từng sản phẩm .
Những lá trà Ô long được thu hoạch và sơ chế thủ công , kết hợp cùng việc nghiên cứu
sáng tạo.
Quan tâm : Tối ưu trải nghiệm của từng khách hàng là tiêu chí hàng đầu của Phê
La. Cảm hứng: Mỗi sản phẩm, chiến dịch của Phê La đều được xây dựng dựa theo
những nguồn cảm hứng rất đỗi bình dị trong cuộc sống. Với Phê La, đó là nơi bắt nguồn
của những điều mới mẻ và kết nối những tâm hồn đồng điệu nhưng vẫn mang cá tính
riêng biệt.
Trách nhiệm: Phê La mong muốn tạo ra dấu ấn mạnh mẽ cho Ô Long đặc sản Đà
Lạt khi sát cánh cùng người nông dân và đề cao sự phát triển bền vững của nguồn nguyên
liệu. Bởi chúng tôi tin rằng đây sẽ là bước đệm vững chắc giúp Phê La giới thiệu rộng rãi
đặc sản của người Việt tới cộng đồng và vươn ra thế giới.

4. Phân tích Marketing Mix :


4.1 Sản phẩm :

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


27
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Phê La là thương hiệu mới nổi trong thị trường đồ uống tại Việt Nam. Phê La phát
triển dòng sản phẩm chủ đạo là trà và trà sữa. Bên cạnh đó có một số thức uống kết hợp
với cà phê. Lựa chọn phát triển sản phẩm đặc thù giúp Phê La tạo ra vị thế cạnh tranh
khác biệt bởi nguyên liệu từ lá trà Ô Long tại Phê La. Bằng việc nghiên cứu và sáng tạo
đã tạo ra những sản phẩm vị nguyên bản, đậm chất trà tại Phê La
Nguồn gốc xuất xứ trà Ô-Long của Phê-La:
Phê-La khép kín khâu sản xuất khi trồng chè trên mảnh đất cao nguyên Bảo Lộc,
Lâm Đồng bạt ngàn, nông trường Phước Lạc rộng hơn 160.000 mét vuông, tọa lạc tại
độ cao 800m so với mặt nước biển. Cùng những cây muồng đen phủ bóng mát, tạo điều
kiện cho cây trà phát triển, mang đến những búp trà tươi non chất lượng và đậm đà.
Quy trình chăm sóc và kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo mỗi búp trè được hái xuống
là sự thành công của cả một quá trình.
Không chỉ vậy, để làm ra trân châu Ô Long, Phê La còn áp dụng những công đoạn
thủ công. Dưới những đôi bàn tay tỉ mỉ, lá trà tiếp đó được nghiền kỹ thành bột trà mịn,
trước khi trở thành những viên trân châu vừa thơm bùi vị trà, vừa có độ mềm dẻo nhất
định. Nhờ vậy mà Trân châu Ô Long giữ trọn những gì tinh túy nhất của cây trà.
 Sản phẩm bestseller Ô-Long sữa:
Sản phẩm gắn liền tạo tiếng vang của thương hiệu chính là trà Ô long nhài sữa .Là
một trong những sản phẩm best seller của Phê-La trong danh sách đồ uống. Tôi tin rằng
bạn nên thử, thử để thấy hương vị của ngọt của sữa mát lành hòa quyện với vị trà Ô-Long
đặc sản của Phê-la. Đặc biệt, trà sữa Phê La được tạo nên bởi Syphon – phương pháp pha
chế cà phê bằng áp suất, dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược tạo ra lớp kem bọt đặc trưng
có một không hai trên thị trường. Topping đi kèm trà sữa của Phê La chỉ vỏn vẹn hai loại
là trân châu Ô long và trân châu gạo rang nhưng đều có điểm đặc sắc riêng không tìm
thấy được ở thương hiệu khác. Trân châu dẻo và thơm khiến ai cũng có thể ngửi được mùi
hương đặc trưng từ trà và gạo ngay khi mở cốc trân châu.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


28
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Bao bì, sản phẩm :


Một điểm khác biệt của Phê La so với nhiều thương hiệu đồ uống khác là bao bì
hoàn toàn được làm bằng giấy kể cả ống hút giúp thân thiện với môi trường và mang
phong cách mộc mạc giản dị nhằm thu hút khách hàng. Điểm sáng tạo trong khâu đặt tên
sản phẩm bằng các tên độc lạ tạo điểm nhấn tới khách hàng. Ví dụ như: Phan-Xi-Păng,
Khói B`Lao, Lang Biang. Bên cạnh đó cách đóng gói bao bì sản phẩm khi giao hàng hoặc
khách mua mang về. Đồ uống sẽ không dập nắp nilon mà dùng nắp gài, và để tránh đồ
uống bị đổ trong quá trình vận chuyển thì thương hiệu này có thêm một tấm giấy nến ở
miệng để cố định. Ngoài ra, thương hiệu này sẽ không bỏ trân châu sẵn trong cốc mà để
riêng từng phần trân châu trong những cốc nhỏ. Tuy việc đổ trân châu vào cốc có thể mất
thêm một bước của thực khách nhưng bù lại cách này giữ cho trân châu mềm dẻo lâu hơn.
Phê La cũng phục vụ túi đá riêng để khách hàng dễ dàng gia giảm lượng đá phù hợp với
khẩu vị.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


29
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

4.2 Giá
Đối với Phê La khi mới ra mắt thương hiệu đã chọn cho mình chiến lược canh
tranh ngang giá với các thương hiệu lớn trên thị trường. Có mức giá khoảng 45.000 VNĐ
- 55.000 VNĐ, điều quan trọng để thu hút được khách hàng với mức giá này thì phải nhắc
đến điểm khác biệt trong sản phẩm của Phê La đến từ chính nguyên liệu trà ô long đặc sản
của Đà Lạt.
Định giá sản phẩm của Phê La hướng tới thế hệ khách hàng GenZ, GenY, người đi
làm, họ có thói quen thường xuyên đi cà phê và có mức chi tiêu mạnh trong ngày >15
USD. Nên với định giá sản phẩm của Phê La hoàn toàn phù hợp với khách hàng và thị
trường. Chiến lược giá rất phù hợp với phong cách của thương hiệu, với giá tầm trung
bình khách hàng đã có thể được thưởng thức nguyên liệu cao cấp từ những lá trà hảo hạng
cộng với không gian mang âm hưởng Đà Lạt ngay trong thủ đô Hà Nội.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


30
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

4.3 Phân phối :


Hiện tại Phê La đang độc quyền thương hiệu và vẫn chưa có kế hoạch nhượng
quyền thương hiệu trong thời gian sắp tới.
Kênh: Phê La bán qua hai hình thức đó là Online và Offline
Online: Website, ShopeeFood, Beemin…
Offline: Các cửa hàng
Độ phủ sóng:
Phê La là một thương hiệu mới trên thị trường đồ uống, thành lập vào năm 2020
nhưng Phê La cũng đã có 13 cơ sở tại 3 thành phố lớn là: Thủ đô Hà Nội, TP. HCM và
Đà Lạt.
Địa điểm:
Phê La chọn các địa điểm mở cửa hàng là nơi mà các khách hàng tiềm năng của họ
thường xuyên lui tới để làm việc – học tập, gặp gỡ, thư giãn,.. như: Khu đông dân cư; gần
các giao lộ, ngã 3, ngã 4 đông người qua lại; gần các văn phòng làm việc: gần các trường
đại học,…

4.4 Hoạt động xúc tiến

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


31
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Truyền thông xã hội


Tận dụng sự bùng nổ của TikTok, đặc biệt tài khoản TikTok “Phê La xin chào” đã
làm tốt hoạt động truyền thông của mình trên nền tảng này. Phê La sở hữu video cán mốc
3 triệu views và hàng ngàn lượt tương tác, chia sẻ trên TikTok.
Phê La đã không ngừng nỗ lực trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh qua
Fanpage Facebook với hơn 60.000 lượt theo dõi và những bài đăng lên đến 10.000
like.Phê La đã góp phần truyền tải dấu ấn văn hóa, bản sắc dân tộc trong thước phim dài
gần 2 phút vào TVC “ Trân châu Ô Long ” thu hút hơn 1 triệu view và nhận được nhiều
lời khen ngợi của cộng đồng mạng.
Chương trình khuyến mãi
Một số chương trình khuyến mãi nổi bật của thương hiệu này có thể kể tới như
voucher mua 1 tặng 1, tặng trân châu, thẻ thành viên, tích điểm đổi quà, freeship,.. Nhân
dịp sinh nhật Phê La 1 năm ra mắt, thương hiệu đã gửi lời tri ân khách hàng cùng với
nhiều mã giảm giá và quà tặng như túi tote, sổ, sticker,…
KOL
Phê La lựa chọn hình thức quảng cáo, xây dựng thương hiệu thông qua KOL,
Tiktoker và Influencer có sức hút nhằm tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu và thúc
đẩy khách hàng mua sản phẩm.
Thông điệp truyền thông
“Chúng tôi bán Ô long đặc sản Đà Lạt” – Một lời khẳng định đầy mạnh mẽ và tự
hào của Phê La. Không khó để bạn bắt gặp dòng chữ này mỗi khi đặt chân đến Phê La
hay qua những ấn phẩm truyền thông của thương hiệu trên mạng xã hội.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


32
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

5. Phân tích SWOT


1. Điểm mạnh
Đối với Phê la với thế mạnh là sự đổi mới vạ sự khác biệt đem đến những cảm giác
mới lạ trong thị trường F&B kích thích trí tò mò của thực khách về những điều mà họ
chưa từng thấy.
Sở hữu cho mình 160.000m2 đất trồng trè lại đồi cao nguyên Bảo Lộc giúp cho
Phê La đảm bảo được nguồn nguyên liệu ngon sạch. Mà còn khiến khách hàng tin tưởng
về sản phẩm của Phê La, một vấn nạn mà khách hàng nào cũng đặt cây hỏi “thực phẩm
sạch”.
Tập chung đẩy mạnh và khai thác khách hàng chủ yếu qua cách thức đặt hàng
online. Đây là đối tượng chính mà Phê La ngắm tới, vừa tiết kiệm được thời gian vừa tiết
kiệm được không gian cho nhân viên của họ tập chung vào các công việc của mình. Hơn

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


33
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

thế nữa việc tập chung vào số lượng khách hàng order qua các nền tảng số sẽ gián tiếp
quáng bá hình ảnh về thương hiệu, về hương vị của trà Ô Long sữa từ Phê La.
Mỗi khi khách hàng đặt chân đến Phê La luôn gặp tình trạng rất đông khách.
Chính vì thế mặc dù Phê La mới thành lập nhưng đã đạt được những doanh thu khủng.
Khác với nhiều thương hiệu F&B khác thì lượng khách hàng đến Phê La với thời gian
ngắn điều đó chứng tỏ vòng tua khách hàng rất nhiều.
Bao bì thân thiện với môi trường, Phê La sử dụng toàn bộ cốc giấy, ống hút giấy
để tạo ra sự thân thiện với môi trường và gam màu nâu thể hiện sự mộc mạc, gần gũi gây
ấn tượng tốt với khách hàng.
Concept quán độc lạ, đi theo concept Cắm Trại – khác biệt so với các thương hiệu
khác trên thị trường, Phê La đã tạo ra ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng nhờ những chất
riêng và thiết kế độc đáo của mình.
Dịch vụ khách hàng tốt. Phê La tập trung phát triển dịch vụ khách hàng, mọi dịch
vụ đều lấy khách hàng làm trung tâm. Khi bước chân vào quán khách hàng nhận thấy
được có rất nhiều nhân viên phục vụ để có thể đáp ứng nhu cầu của từng người tiêu dùng.
Khi thưởng thức tại quán, đồ uống cũng được nhân viên bê ra cho khách mà không cần
phải ra quầy thu ngân lấy đồ. Khi khách hàng trải nghiệm ở Phê La luôn được chào đón
và phục vụ rất nhiệt tình, chu đáo.
Đồ uống sáng tạo, cách pha chế sáng tạo cùng cách đặt tên gắn liền với Đà Lạt tạo
ra sự thích thú cho khách hàng khi đến Phê La.
Ở Phê La khách hàng không chỉ trải nghiệm đồ uống mà còn được thưởng thức
những chương trình nhạc Acoustic tại Phê La. Hiện tại rất ít thương hiệu làm được những
điều mới mẻ như vậy, ngay từ đầu Phê La luôn mang tới cho khách hàng những trải
nghiệm thú vị và đặc biệt nhất điều đó đã giúp thương hiệu tới gần hơn với người tiêu
dùng.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


34
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

2. Điểm yếu
Mặc dù hương vị của Phê La là một làn gió mới thổi vào thương hiệu thế nhưng
mật độ lại vô cùng ít. Riêng trên địa bàn Hà Nội chỉ có 8 cơ sở đáp ứng nhu cầu cho
khách hàng.
Giá thành là một điểm trừ khi vừa ra mắt thì mỗi cốc đồ uống của Phê La có giá
thành còn cao hơn những thương hiệu cạnh tranh có tiếng khác.
Khá ít loại đồ uống, tại đây đồ uống độc đáo nhưng không quá đa dạng. Toàn bộ
menu có khoảng 15 loại, xoay quanh trà Ô Long. Sẽ có thể kén người uống vì chỉ xoay
quanh về trà mà không có những loại đồ uống khác. Phê La cũng ít món đồ ăn nhẹ để
uống cùng trà khiến cho khách hàng ít sự lựa chọn.
Thời gian phục vụ đồ uống khá lâu để nhiều khách hàng phải chờ đợi. Điều đó
giảm sự uy tín của khách hàng đối với thương hiệu.
Đối tượng khách hàng chủ yếu của Phê La là lượng order online thế nhưng việc
để quá ít bàn order trực tiếp cũng là một điểm bất tiện khi khách hàng muốn thay đổi
không khí.
Độ phủ sóng chưa lớn bởi vì Phê La là một trong những thương hiệu đồ uống mới
có mặt vào năm 2021 chính vì vậy Phê La chưa mạnh về độ phủ cũng như quy mô. Mặc
dù Phê La có một sức ảnh hưởng khá mạnh mẽ khi bước vào thị trường F&B những để có
thể đối đầu với những thương hiệu đã nổi tiếng từ lâu như Starbucks, The Coffee House,
Highland,... thì vẫn còn nhiều rất khó khăn.

3. Cơ hội :
Thị trường trà sữa tiềm năng, người Việt đặc biệt là giới trẻ rất yêu thích trà sữa và
sẵn sàng bỏ tiền để thưởng thức sản phẩm chất lượng. Theo thống kê, người Việt chi
khoảng 362 triệu USD tương đương khoảng 8.400 tỷ đồng để uống trà sữa trong một
năm.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


35
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Xu hướng yêu thích đặc sản, xu hướng này trong vài năm trở lại đây được giới trẻ
đặc biệt yêu thích. Đa phần tâm lý của khách hàng sẽ luôn muốn được trải nghiệm sản
phẩm từ đặc sản ở vùng miền khác. Bên cạnh đó cũng khá ít thương hiệu trà ở Việt Nam
làm được điều này, hiểu được điều này Phê La đã chọn đúng thời điểm để xuất hiện trong
thị trường nội địa.
Niềm yêu thích của người trẻ đối với Đà Lạt. Sức hấp dẫn của Đà Lạt chưa bao giờ
giảm, đối với giới trẻ thì đồ ăn , đồ uống hay không gian ở Đà Lạt luôn có sức ảnh hưởng
thú vị . Chính vì vậy bắt kịp được xu thế Phê La đã đem tới Hà Nội không gian cảnh quan
của Đà Lạt cũng như đồ uống ở nơi đây.

4.Thách thức :
Áp lực cạnh tranh với những thương hiệu lớn trong thị trường trà sữa, chính vì vậy
Phê La phải chịu những áp lực cạnh tranh đến từ những thương hiệu đã có tên tuổi nhiều
năm như Gongcha, Dingtea. Tocotoco,...
Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh. Sau đại dịch Covid 19 người tiêu dùng
ngày càng quan tâm đến sức khỏe.Với lượng người tiêu dùng là học sinh, sinh viên thì sẽ
không quan tâm quá nhiều về thực phẩm lành mạnh. Nhưng với khách hàng là phụ huynh
thì sẽ chú trọng điều này cho con em của họ. Trong khi đó, trà sữa được coi là đồ uống
không lành mạnh. Vô hình chung điều này tạo nên thách thức chung cho thị trường trà
sữa và với Phê La điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Chi phí mặt bằng tăng cao, các cơ sở của Phê La chủ yếu được đặt vào những vị
trí đắc địa, trung tâm thành phố lớn. Chính vì thế ở giai đoạn mới phát triển về quy mô,
phí mặt bằng tăng cao sẽ tạo ra thách thức lớn đối với hành trình mở rộng của Phê La.

5. Chiến dịch Marketing nổi bật :


6.1 Mô tả :

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


36
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Mở đầu cho câu chuyện Happy Chill Year năm nay, Phê La cho ra mắt Bộ sản
phẩm Hộp Quà Tết Quý Mão 2023 với thông điệp: Cân bằng cho “Tết dễ chill”. Sẽ là một
cái Tết có đủ đầy với gia đình, cùng những khoảnh khắc sum vầy với người thân và đặc
biệt hơn là cả thời gian “Chill” cho chính bản thân mình!
Năm nay “Tết dễ chill” sẽ kể câu chuyện về một mùa Tết cân bằng giữa những
nhộn nhịp của mùa lễ hội. Tết không chỉ là bận rộn sắm sửa, là gia đình sum vầy, mà Tết
là phải Chill. Hãy để Tết trôi qua thật nhẹ nhàng và tận hưởng trọn từng giây từng phút
thoải mái mà không vướng bận điều gì!
Sản phẩm hộp quà Tết 2023 bao gồm 3 sản phẩm với giá bán chính thức:
1.250.000 VNĐ
Ô Long Hiếu Thuận
Ô Long Sum Vầy
Ô Long Chill
Hộp Quà Tết Happy Chill Year 2023 sẽ đem đến cho chúng ta một tinh thần Tết
mới, không còn gò bó mà sẽ nhẹ nhàng, thoải mái và dễ chịu hơn!

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


37
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

6.2 Thông điệp :


Với mong muốn sau cánh cửa gia đình đóng lại là mở ra cả một bầu trời hạnh
phúc, không còn cảnh đầu tóc rối bời vì những công việc tấp nập ngày tết, không còn
cảnh chạy ngược chạy xuôi… từ thông điệp ấy Phê La cho ra mắt Bộ sản phẩm Hộp Quà
Tết Quý Mão 2023 với thông điệp: Cân bằng cho “Tết dễ chill”. Sẽ là một cái Tết có đủ
đầy với gia đình, cùng những khoảnh khắc sum vầy với người thân và đặc biệt hơn là cả
thời gian “Chill” cho chính bản thân mình!
6.3 Đánh giá :
Chiến dịch Happy Chill Year2023 của Phê La gây ấn tượng bởi bao bì hộp quà
từng câu chuyện Tết được nghệ thuật hóa qua những nét vẽ thủ công trên từng sản phẩm.
Khi bộ sản phẩm vừa là sự kết hợp của tết truyền thống với tết hiện đại, tết vừa
mang nặng sự sum vầy, hiếu thuận vừa mang hướng chill là khoảnh khắc thư thái cân
bằng của nhịp sống bận rộn hối hả của ngày Tết.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


38
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

C. Đánh giá chủ quan về hai thương hiệu :


Đối tượng mục tiêu
Cả hai thương hiệu đều đặt đối tượng mục tiêu mà mình hướng đến là những sinh
viên hay người đi làm. Họ đến quán cà phê không chỉ để thưởng thức cà phê mà còn là để
học tập, trò chuyện, giao lưu, mở rộng mối quan hệ xã hội.

Hương vị
 The Coffee House
Thiết kế decor sản phẩm khá bắt mắt, màu sắc sặc sỡ thu hút khác hàng. Một số đồ uống
ưa chuộng:
+ Trà đào cam sả: hương vị thanh mát kết hợp cùng hương thơm đặc trưng của sả tạo lên
sức hấp dẫn.
+ Trà đen machiato: có vị chát đặc trưng của trà hòa quyện cùng vị phô mai mặn mặn,
béo béo phủ thêm một lớp machiato bồng bềnh.
Thực tế, đồ uống vốn không phải thế mạnh của The Coffee House. Menu quán
không mấy hấp dẫn, ngoài những sản phẩm đồ uống quen thuộc như: Cà phê, trà, sinh tố,
matcha... Hầu hết khách hàng đến đây chỉ vì không gian và chất lượng dịch vụ.
 Phê La
Sản phẩm chủ yếu có nguồn gốc từ trà ô long, có topping độc lạ như trân châu ô long, trân
châu gạo rang. Một số sản phẩm ưa chuộng:
+ Ô long sữa Phê La: vị chát nhẹ của trà ô long kết hợp cùng vị sữa béo, thơm ngậy.
+ Fan xi phăng: vị béo của cốt dừa đá xay, quyện cùng ô long hảo hạng.
Phê La có nguồn nguyên liệu lá trà Ô Long, đặc sản Đà Lạt tạo ra những thức uống
đậm vị trà. Ô Long đặc sản được biết đến là một dòng trà cao cấp thường dùng để xuất
khẩu Phê La khá ít loại đồ uống, tại đây đồ uống độc đáo nhưng không quá đa dạng. Toàn
bộ menu có khoảng 15 loại, xoay quanh trà Ô Long. Sẽ có thể kén người uống vì chỉ xoay

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


39
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

quanh về trà mà không có những loại đồ uống khác. Phê La cũng ít món đồ ăn nhẹ để
uống cùng trà khiến cho khách hàng ít sự lựa chọn.
Giá thành khá cao, so với mặt bằng chung giá của Phê La thuộc phân khúc chung
và cao cấp. Điều này cũng khiến Phê La bị cản trở khi cạnh tranh về giá.

Không gian
Nội thất của Phê La cũng được thiết kế thật độc đáo một không gian của Đà Lạt
chill. Khách hàng tới đây có thể ngồi tại những bộ bàn ghế xếp cạnh nhau để hàn huyên
cùng bạn bè, nhâm nhi ly trà Ô long đặc sản để bỏ lại những âu lo hàng ngày. Ngồi tại góc
nhỏ nơi quầy bar pha chế cũng là lựa chọn lý tưởng cho những tâm hồn muốn tìm sự an
yên. Với Phê La, đó là nơi bắt nguồn của những điều mới mẻ và kết nối những tâm hồn
đồng điệu nhưng vẫn mang cá tính riêng biệt khác so với The Coffee House .
Thiết kế của The Coffee House được kết hợp sự hài hòa 3 tone màu : nâu – trắng –
đen . Từng góc nhỏ của The Coffee House với thiết kế thân thiện luôn muốn hướng tới sự
thoải mái, vui vẻ và hài lòng của khách hàng. Đây là nơi mà mỗi khách hàng đến để chia
sẻ chia niềm vui cùng bạn bè và gia đình, cùng nhâm nhi một tách trà, một ly cà phê, ăn
một miếng bánh giữa không gian yên tĩnh tuyệt vời của quán. Không gian thoáng, yên
tĩnh, chỗ ngồi rộng và dịch vụ chu đáo, wifi mạnh chính là ưu điểm của The Coffee
House. Lượng khách ngồi từ sáng đến chiều khá đông nên vòng tua khách hàng rất ít
khiến cho doanh thu của The Coffee House không nhiều.

Chất lượng dịch vụ và quảng cáo


Chất lượng dịch vụ :
The Coffee House và Phê La đều mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch
vụ khá tốt. Cả hai thương hiệu đều hiểu rằng chất lượng dịch vụ là một trong những yếu

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


40
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

tố vô cùng quan trọng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và gây dựng niềm tin đối
với khách hàng.
Với The Coffee House mô hình khách phải tự phục vụ thay vì có nhân viên phục vụ
tại chỗ như trước đây (sử dụng thiết bị rung để giao đồ) cũng là một điểm trừ với thói
quen, tâm lý của khách hàng Việt.
Trước đây việc sử dụng ly thủy tinh, ly sứ đã mang đến thiện cảm và nhận được sự
ủng hộ của người tiêu dùng. Đây được coi là sự khác biệt của The Coffee House so với đối
thủ. Tuy nhiên gần đây The Coffee House lựa chọn sử dụng cốc nhựa gây khó chịu và mất
đi một lượng khách hàng trung thành, những người quan tâm nhiều đến mức độ thân thiện
với môi trường và sức khỏe của khách hàng.
Rõ ràng là những thay đổi này giúp giảm nhân lực, cắt giảm chi phí và tốt cho lợi
nhuận của doanh nghiệp. Nhưng điều này làm cho The Coffee House không còn khác biệt
so với các thương hiệu khác trong lĩnh vực này.
Với Phê La, những ai mà hay đến quán sẽ thấy không gian trong quán rất ít bàn
cho khách, vòng tua khách rất nhiều. Phê La bán hàng ship mang về là chủ yếu. Doanh
thu sẽ lấy từ những app đặt đồ rồi khi bán offline sẽ theo chiến dịch chỉ cho thời gian ngồi
quán ít thì sẽ có lượng khách hơn, quán chỉ nhắm vào đồi tượng giới trẻ chưa phong phú
vào đối tượng khách hàng.
Quảng cáo

Thương hiệu The Coffee House lựa chọn đặt khách hàng vào vị trí trung tâm và kể
những câu chuyện xoay quanh họ. Thấu hiểu được khách hàng mục tiêu của The Coffee
House muốn gì và tiếp cận khách hàng của mình một cách gần gũi, dễ chịu. The Coffee
House là một thương hiệu thường xuyên chương trình khuyến mại như đưa ra các combo
giảm 20%, thậm chí là 30-35%. Thương hiệu này cũng thường xuyên liên kết với các ứng
dụng ví điện tử như Momo hay ShopeePay tung ra chương trình giảm 50% hoặc hoàn
tiền. Bên cạnh đó với app The Coffee House lại là lợi thế của thương hiệu và đã đạt hơn

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


41
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

100 nghìn lượt tải app. App mang đến cho khách hàng những trải nghiệm với các chương
trình thú vị để chăm sóc và giữ chân khách.
Ngược lại bên Phê La mới đây họ tạo ra đồ uống đóng lon của các thương hiệu đã
xuất hiện một vài năm trở lại đây, nhưng khi đại dịch xảy ra, sản phẩm này mới thực sự
bùng nổ. Nắm bắt xu hướng đó, Phê La đã làm rất tốt các bước từ nghiên cứu sản phẩm
để đảm bảo chất lượng và hương vị đồ uống đóng lon vẫn ngon và đậm đà như thưởng
thức tại quán, đầu tư thiết kế và in ấn bao bì sao cho bắt mắt và chuyên nghiệp thu hút
khách hàng khi đến quán .

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


42
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA 2 THƯƠNG HIỆU


A. Mô tả đối tượng tham gia khảo sát
1. Đối tượng tham gia khảo sát :
Sau khi thực hiện khảo sát mức độ nhận biết của khách hàng đối với 2 thương hiệu
The Coffee House và Phê La trong địa bàn thành phố Hà Nội theo hình thức online và
offline, chúng tôi thu về được 202 phiếu và thực hiện đóng bảng khảo sát để tiến hành
phân tích.
Đối tượng tham gia khảo sát là các sinh viên, người đi làm, anh em, bạn bè, người
thân.. của các thành viên trong nhóm và các tín đồ thích khám phá thị trường độ uống.

2. Nhân khẩu học :


 Giới tính

Trong tổng số 202 người tham gia khảo sát có:


- 119/202 giới tính nữ chiếm 58,9%
- 82/202 giới tính nam chiếm 40,6%
- 1 người giới tính khác chiếm 0,5%

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


43
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Điều này cho thấy nhu cầu thưởng thức trà đối với nữ giới lớn hơn và rất có thể sẽ
tăng dần.
 Độ tuổi
- Theo tìm hiểu của nhóm chúng tôi, thị trường đồ uống trà được thế hệ gen Z và Y sử
dụng nhiều nhất, đối tượng mục tiêu chia thành 2 nhóm tuổi chính là 18-25 tuổi và 25-
40 tuổi.

Theo kết quả khảo sát có:


- 173/202 người thuộc độ tuổi 18-25 chiếm 85,6%
- 27/202 người thuộc độ tuổi 25-40 tuổi chiếm 13,4%
- 2/202 người thuộc 40-50 tuổi chiếm 1%
 Điều này cho thấy nhu cầu uống trà chủ yếu ở độ tuổi 18-25 và 25-40.
- Đối với độ tuổi 18-25: là những sinh viên, người đi làm có địa vị xã hội nhất định bắt
đầu có thói quen uống trà, thưởng thức nhiều đồ uống mới lạ với nguyên liệu chính là
trà.
- Đối với độ tuổi 25-40: chủ yếu là những người đã có gia đình hoặc có kinh tế, họ tập
chung cho gia đình và sự nghiệp nên không có nhiều thời gian thường xuyên đi uống
trà như độ tuổi 18-25.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


44
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

3.Hành vi:

- 168/202 chiếm 83,2% người sử dụng đồ uống là trà.


 Trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất chống oxy hóa và catechin, giúp ngăn
ngừa ung thư. Theo một nghiên cứu, những người uống trà thường có ít nguy cơ mắc
ung thư hơn
 Các nhà nghiên cứu cho rằng trà cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
tuýp 2 và bệnh tim.
 Trà còn giúp bạn giảm cân hiệu quả.
 Trà xanh chứa ít caffeine hơn cà phê nhưng đủ để bạn tỉnh táo và cải thiện chức năng
não.
- Còn lại 34/202 chiếm 16,8% không uống trà hoặc sử dụng loại đồ uống khác thay cho
trà.
 Mục đích khi đến tiệm uống trà:
- 116/202 chiếm 57,4% số người sử dụng nhằm mục đích hẹn hò gặp gỡ bạn bè

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


45
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

- 49/202 chiếm 24,3% số người sử dụng nhằm mục đích làm việc.
- 28/202 chiếm 13,9% số người sử dụng nhằm mục đích học tập.
- 09/202 chiếm 4,4% số người sử dụng với các mục đích khác.

Số người sử dụng Trà với mục đích cao nhất là hẹn hò gặp gỡ bạn bè nói chuyện
chiếm 57,4%. Nhóm thấp nhất là số người sử trà với các mục đích vì sở thích, thư giãn,
… chiếm 5.4%
Như vậy số người sử dụng trà với mục đích hẹn hò gặp gỡ bạn bè nói chuyện
chiếm 57,4% lớn gấp 10 lần nhóm thấp nhất sử dụng với mục đích khác.
Hiện tại các quán đồ uống không chỉ kinh doanh với menu chỉ có đồ uống mà họ
còn đáp ứng ra nhiều loại thực phẩm đi kèm để đưa tới thực khách những trải nghiệm
thư giãn và thoải mái nhất. Họ không chỉ đem tới những cách thức trải nghiệm khác
nhau mà còn mang đến những mini game hẹn hò, ghép cặp, tạo không gian check in,
phòng xem phim, bida… kết hợp nhiều loại hình khác nhau với mục đích thu hút khách
hàng tạo cho họ những không gian mà không đâu có được để họ cảm thấy được đây mới
chính là nơi họ muốn tìm về để có được cảm giác ấy.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


46
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Tần suất đến tiệm sử dụng trà của người tham gia khảo sát:
- 37/202 chiếm 18,3% số người đến quán uống trà mỗi ngày
- 37/202 chiếm 18.3% số người đến quán uống trà từ 3-5 lần/tuần
- 128/202 chiếm 63,4% số người đến quán uống trà từ 1-2 lần/ tuần

 Mặc dù số lượng tiêu thụ trà của Việt Nam tương đối lớn khoảng 192 nghìn tấn ở thời
điểm năm 2022 thế nhưng vì nhiều lí do khác nhau vì công việc, thời gian, điều kiện kinh
tế hay sự chi phối bởi nhiều lựa chọn khác vì vậy mà trà vẫn được xem là một lựa chọn
không phải là sự ưu tiên.

B. Phân tích tài sản thương hiệu ( Brand Equity) về hai thương hiệu The Coffee
House và Phê La
1. Brand Identy ( nhận diện thương hiệu )
Nhận biết logo của thương hiệu The Coffee House

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


47
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Nhận biết logo của thương hiệu Phê La

- 181/202 chiếm 89,6% số người từng thấy logo của The Coffee House
- 83/178 chiếm 46,6% số người từng thấy logo của Phê La.
Theo khảo sát cho thấy độ nhận diện logo của The Coffee House cao hơn
hẳn so với Phê La. The Coffee House ra mắt từ 2014 với hơn 100 chi nhánh cửa
hàng trên toàn quốc. Vì thế logo của thương hiệu cũng trở nên gần gũi và gây ấn
tượng mạnh đối với giới trẻ.
Bên cạnh đó, dù chỉ mới ra mắt thị trường 2 năm gần đây nhưng Phê La cũng
đã chứng minh được sự phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Tuy nhiên độ nhận

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


48
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

diện của thương hiệu chưa được phổ biến rộng rãi nên cái tên này vẫn còn xa lạ so
với một số bạn trẻ.
- 21/202 chiếm 10,4% số người không nhận diện được logo của The Coffee House
- 95/178 chiếm 53,4% số người không nhận diện được logo của Phê La.
The Coffee House có lợi thế hơn khi đội ngũ marketing đã đưa ra nhiều hoạt
động, chiến dịch độc đáo nhằm thúc đẩy quảng bá thương hiệu đến khách hàng.
Vì lẽ đó logo của The Coffee House là một trong những cái tên sáng giá trên thị
trường kinh doanh F&B.
Với Phê La, độ nhận diện còn thấp nên cần tập trung gia tăng xây dựng hình
ảnh thương hiệu và áp dụng những chiến dịch marketing mới mẻ hơn để tiếp cận
được nhiều đối tượng khách hàng.
2. Brand Meaning ( hình ảnh thương hiệu )
 Về thương hiệu:
PHÊ LA

THE COFFEE HOUSE

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


49
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Nhận xét, đánh giá của hai thương hiệu dựa trên thang do Likert từ mức 1-5:
Tiêu chí

Phê La The Coffee House

Giá hợp lý 59 % đồng ý 2,3 điểm 70% đồng ý 2,8 điểm

Nhiều trương trình 53% đồng ý 2,1 điểm 58% đồng ý 2,3 điểm
khuyến mãi
Không gian thoải mái, 75% đồng ý 3 điểm 72% đồng ý 2,8 điểm
sạch sẽ
Cung cấp dịch vụ 72% đồng ý 3 điểm 66% đồng ý 2,5 điểm
nhanh chóng hiệu quả

Là nơi đáp ứng cho 62% đồng ý 2,5 điểm 73% đồng ý 3 điểm
nhiều khách hàng: Văn
phòng,gia đình, bạn bè.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


50
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Phong cách trang trí 67% đồng ý 2,5 điểm 59% đồng ý 2,3 điểm
độc lạ

- Về mức giá hợp lý The Coffee House có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn Phê La
chênh lệch tới 0,5 điểm
- Chương trình khuyến mãi: The Coffee House có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn Phê
La chênh nhau 0,2 điểm
- Phê La có số lượng khách hàng đồng tình về không gian thoải mái, sạch sẽ cao hơn 0,2
điểm với The Coffee House.
- Cung cấp dịch vụ nhanh chóng hiệu quả : Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn
0,5 điểm so với The Coffee House
- Là nơi đáp ứng cho nhiều đối tượng thì The Coffee House được cho rằng phù hợp và cao
hơn 0,5 điểm so với Phê La
- Phong cách trang trí độc lạ : Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,3 điểm với
The Coffee House
Về sản phẩm:
PHÊ LA

THE COFFEE HOUSE

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


51
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Nhận xét, đánh giá sản phẩm của hai thương hiệu dựa trên thang do Likert từ mức
1-5:
Tiêu chí Phê La The Coffee
House
Nguồn gốc nguyên liệu 82% đồng 3,3 điểm 70% đồng ý 2,8 điểm
rõ ràng ý
Đảm bảo vệ sinh an toàn 72% đồng 2,8 điểm 66% đồng ý 2,6 điểm
thực phẩm ý
Chất liệu ly giấy thân 83% đồng 3,2 điểm 68% đồng ý 2,6 điểm
thiện với môi trường ý
Thiết kế slogan và logo 74% đồng 2,5 điểm 69% đồng ý 2,8 điểm
ấn tượng ý
Đồ uống hợp vị thơm 78% đồng 3,1 điểm 65% đồng ý 2,5điểm
ngon ý

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


52
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Đồ uống có nhiều loại 72% đồng 2,9 điểm 62% đồng ý 2,5 điểm
topping khác nhau ý

- Nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,6 điểm
với The Coffee House
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,2
điểm so với The Coffee House
- Chất liệu ly giấy thân thiện với môi trường: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn
chiếm cao hơn 0,6 điểm với The Coffee House
- Thiết kế slogan và logo ấn tượng: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,3 điểm
vớiThe Coffee House, bởi Phê La luôn hướng tới sự trẻ trung mới mẻ trong phong cách
thương hiệu.
- Đồ uống hợp vị thơm ngon : Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,6 điểm so
với The Coffee House, qua trải nghiệm thực tế của nhóm chúng tôi cho rằng khi mà sản
phẩm của The Coffee House đang dần dần đánh mất hương vị ban đầu của mình qua
thời gian khi mà khách hàng liên tục cảm thấy không hài lòng sản phẩm mà số tiền họ
bỏ ra.
- Đồ uống có nhiều loại topping khác nhau: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn
0,4 điểm so với The Coffee House
 Về dịch vụ, quảng cáo :
PHÊ LA

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


53
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

THE COFFEE HOUSE


Nhận xét, đánh giá dịch vụ và quảng cáo của hai thương hiệu dựa trên thang đo Likert
từ mức 1-5

Tiêu chí Phê La The Coffee


House -

Bao bì sản phẩm bắt mắt 72% đồng ý 2,8 điểm 69% đồng ý 2,7 điểm

Thái độ phục vụ, chăm 71% đồng ý 2,8 điểm 73% đồng ý 3 điểm
sóc của nhân viên

Vị trí cửa hàng gần bạn 60% đồng ý 2,4 điểm 66% đồng ý 2,6 điểm

Quảng cáo truyền thông 64% đồng ý 2,5 điểm 74% đồng ý 3 điểm
đến khách hàng

Ấn phẩm truyền thông 61% đồng ý 2,4 điểm 60% đồng ý 2,4 điểm
khác: Poster,
Banner,quà tặng,…

Bao bì sản phẩm bắt mắt: Phê La có tỉ lệ khách hàng đồng tình cao hơn 0,1 điểm với The
Coffee House
- Thái độ phục vụ, chăm sóc của nhân viên: The Coffee House có tỉ lệ khách hàng đồng
tình cao hơn 0,2 điểm so với Phê La, chính bởi yếu tố cốt lõi mà The Coffee House
hướng tới chính là khách hàng, khi mà tất cả nhân viên của bộ chuỗi cửa hàng luôn được
đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Còn ở Phê La vì lượng khách hàng đông liên tục nên
việc tổ chức nhân viên phục vụ vẫn còn yếu kém.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


54
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

- Vị trí cửa hàng gần bạn chắc chắn thuộc về The Coffee House bởi thương hiệu có một
nguồn tài chính vô cùng dồi dào khiến họ liên tục mở rộng được cửa hàng trên tổ quốc.
- The Coffee House có tỉ lệ khách hàng đồng tình rằng các quảng cáo truyền thông tiếp
cận được khách hàng cao hơn 0,5 điểm với Phê La.
- Ấn phẩm truyền thông khác: Poster, Banner, quà tặng,.. cả hai thương hiệu đang có sự
đồng đều ngang nhau.

3. Brand Response : ( Chất lượng, uy tín )


 Về sản phẩm best seller của Phê La và The Coffee House
Phê La

The Coffee House

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


55
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

- 85/91 chiếm 93,4% người dùng cho rằng họ cảm thấy hài lòng khi uống sản phẩm
best seller trà Ô Long nhài sữa của Phê La.
- 95/105 chiếm 90,5% người dùng cho rằng họ cảm thấy hài lòng khi uống sản phẩm best
seller Trà Đào Cam Sả của The Coffee House.
- Phê La có tỷ lệ khách hàng đồng ý chất lượng đồ uống ngon hấp dẫn hơn The Coffee
House nhiều hơn 3%

 Xét về hương vị khi mới ra mắt thương hiệu Phê La đã rất tập trung về nguồn nguyên liệu
cũng như cách pha chế như áp dụng phương pháp Syphon. Còn ở The Coffee House mặc
dù cho ra mắt nhiều loại đồ uống nhưng chưa có sản phẩm nào khác biệt trên thị trường.
Best seller là Trà đào cam sả cũng được nhiều thương hiệu khác cũng có hương vị giống
The Coffee House

Khách hàng thích và quay lại sử dụng sản phẩm, dich vụ thương hiệu

Xét về chất lượng đồ uống : 46/91 số phiếu của Phê La và 53/105 số phiếu của The
Coffee House
- Phê La và The Coffee House có tỉ lệ số khách hàng tham gia khảo sát cho rằng họ yêu
thích và mua lại sản phẩm trong tương lai của hai thương hiệu là 50, 5%
Xét về thái độ phục vụ :
- Phê La (12/91 phiếu) : chiếm 13,2 % khách hàng yêu mến bởi chất lượng nhân viên và
thái độ phục vụ.
Xét về không gian tiệm :
- Phê La (22/91 phiếu ) : chiếm 24,2% cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng và ủng hộ bởi không
gian cửa hàng
- The Coffee House (32/105 phiếu ) : chiếm 30,5% cho rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng và ủng
hộ bởi không gian cửa hàng

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


56
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Phê La

The Coffee House

Xét về điểm đặc trưng của thương hiệu :


- Phê La (11/91 phiếu) : chiếm 12,1% số khách hàng thích thương hiệu do điểm đặc trưng
của Phê La
- The Coffee House ( 13/105 phiếu ) : chiếm 12,4% số khách hàng thích thương hiệu do
điểm đặc trưng của Phê La
Nhận xét so sánh
Về đồ uống cả hai thương hiệu có tỷ lệ cân bằng, còn về yếu tố không gian cửa
hàng có tỷ lệ chênh lệch khi The Coffee House cao hơn 5,8% với Phê La, bởi The Coffee
House có tệp khách hàng đa dạng hơn như có thể vừa gặp gỡ bạn bè, hẹn hò, làm việc...
PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu
57
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Còn về thái độ phục vụ thì Phê La nhỉnh hơn hẳn 6,5% vì khi được trải nghiệm ở Phê La
nhân viên phục vụ rất chu đáo, tại mỗi cửa hàng số lượng nhân viên hơn hẳn so với The
Coffee House nhằm đáp ứng nhu cầu cho mọi khách hàng. Xét về điểm đặc trưng của
thương hiệu thì The Coffee House hơn 0,3% bởi vì đây là thương hiệu đã gây dựng tên
tuổi khá lâu nên sẽ chiếm được nhiều sự quan tâm hơn.
Phê La

The Coffee House

 Khách hàng sẵn sàng gọi thêm đồ đi kèm.


Xét về nhu cầu gọi thêm đồ ăn đi kèm :
 Phê La : 58/91 khoảng 63,7% khách hàng có nhu cầu gọi thêm bánh ăn kèm cùng trà

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


58
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 The Coffee House : 72/105 chiếm 68,6% khách hàng có nhu cầu gọi thêm đồ ăn nhẹ
Qua khảo sát chúng tôi thấy số lượng khách hàng lựa chọn đồ ăn đi kèm ở The
Coffee House nhiều hơn bởi vì có nhiều món ăn đa dạng hơn so với Phê La đồng thời tệp
khách hàng của The Coffee House có lượng thời gian ngồi tại quán khá lâu nên việc gọi
thêm đồ là điều hiển nhiên còn ở Phê La với menu khá sơ sài, tệp khách hàng ngồi quán
với thời gian khá ngắn nên tần suất khách gọi thêm đồ không nhiều
 Uy Tín, Tin Cậy
Phê La

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


59
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Phê La : 81/91 chiếm 89% số khách hàng cảm thấy hài lòng với khoảng thời gian mà họ
nhận được sản phẩm.
 The Coffee House :102/105 chiếm 97,1% số khách hàng rất hài lòng với khoảng thời
gian để họ có thể nhận sản phẩm của mình

The Coffee House có tỷ lệ khách hàng hài lòng với độ tin cậy cao hơn 8,1% với
thương hiệu Phê La. Phê La là thương hiệu hoạt động mạnh mẽ trên các nền tảng mua đồ vì
thế nên lượng khách hàng của Phê La đông hơn hẳn so với The Coffee House. Chính vì lí
do đó cũng ảnh hưởng không nhỏ vào chất lượng uy tín tới các khách hàng ngồi tại quán.
Còn The Coffee House chủ yếu khách hàng sẽ ngồi tại quầy khiến cho việc phục vụ cũng
dễ dàng hơn nhiều.

4.Brand Resonance ( giới thiệu bạn bè )

The Coffee House và


Phê La

9,9%

90,1%

có không

-187/202 chiếm 90,1% trong chúng ta đều giới thiệu cho bạn bè về chất lượng sản phẩm
mà chúng ta đã thử tại quán
-Còn lại 9,9 % thì nó rất là ít đó những người không thích sử dụng cà phê hoặc Trà

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


60
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Như vậy sau khảo sát của nhóm nhận thấy tỉ lệ khách hàng muốn giới thiệu bạn bè đến
của hai thương hiệu giống nhau. Nhóm thấy hầu hết những khách hàng đã có những trải
nghiệm tốt khi đến Phê La và The Coffee House và mong muốn được giới thiệu với bạn
bè , người thân hoặc sẽ ghé thăm nhiều lần tiếp theo.

5. Đặc điểm khai thác cho hoạt động MKT


KHÁCH HÀNG BIẾT ĐẾN HAI THƯƠNG HIỆU QUA CÁC KÊNH TRUYỀN THÔNG

Hai thương hiệu được biết đến nhiều nhất qua các nền tảng :
- Facebook chiếm 82,8%
- Tiktok chiếm 27,2%
- Instagram chiếm 19,4%
- Báo chiếm 7,2%
- Bạn bè là 1,7%
- Những lý do khác chiếm 3%
Theo khảo sát, Facebook đạt 82,8% lượt người biết qua Facebook. Là mạng xã hội
lâu đời nhất tại Việt Nam, không có gì ngạc nhiên khi Facebook luôn luôn được người
dùng tiếp cận nhiều nhất để biết về các thương hiệu cũng như các thương hiệu quảng bá

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


61
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng này. Tiếp theo là nền tảng đang được rất nhiều bạn trẻ sử
dụng trong thời gian gần đây là Tiktok và Instagram với lần lượt là 27,2% và 19,4%....
CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI CỦA HAI THƯƠNG HIỆU MÀ KHÁCH HÀNG
THÍCH
Như vậy sau khảo sát của nhóm nhận thấy chương trình khuyến mãi của 2 thương hiệu
Phê La và The Coffee House :

- Chiếm 52,5% người thích mua 1 tặng 1


- Chiếm 20,1 % người thích vocher
- Chiếm 12,3% người thích tặng quà
Còn lại là những chương trình khuyến mãi nhỏ mà ít người thích như : Thẻ tích
điểm, bốc thăm trúng thưởng , trải nghiệm từ sản phẩm , trải nghiệm tại sản phẩm .Từ
công nghệ 4.0 đã mang đến các chương trình khuyến mãi cho khách hàng . Chính vậy ,
khuyến mại ở thời đại này là một điều không thể bỏ qua.
Chương trình khuyến mãi yêu thích :
Như vậy sau khảo sát của nhóm nhận thấy chương trình ưu đãi của 2 thương hiệu Phê La
và The Coffee House :
Chiếm 53,3 % người thích tặng cốc đặc trưng season
Chiếm 46.,1% người thích tích điểm thành viên

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


62
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Khi khách hàng tìm hiểu khuyến mãi yêu thích nhiều nhất là Tặng cốc đặc trưng
season . Đó là cốc theo mùa phiên bản đặc biệt cho những sáng tạo vô hạn của quán .
Khuyến mãi yêu thích thứ hai là những người mỗi lần đến quán mua uống là tích điểm
cho đến khi đạt chỉ tiêu là sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi mà người mua bình
thường không có.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


63
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THƯƠNG HIỆU THE COFFEE


HOUSE VÀ PHÊ LA
1. Tổng quan về 2 thương hiệu
 Phê La :
Trong tâm trí khách hàng Phê La được cảm nhận là một không gian mộc mạc ấm
cúng và gần gũi bởi Phê La mang cho mình một thiết kế khác biệt lấy cảm hứng từ phong
cách cắm trại mang hơi hướng Đà Lạt, với sự xuất hiện của bàn xếp, ghế dù cùng tone
màu nâu chủ đạo tạo lên một cảm giác thư giãn để chill. Với phong cách này thì Phê La là
một địa điểm phù hợp cho những cuộc hẹn hò, hay họp mặt tám chuyện hơn là một nơi để
các bạn có thể học tập hay làm việc.
 The Coffee House
The Coffee House : Ngon , Bổ , Rẻ. Đã đi đôi với phong cách và thái độ thân thiện
để ghi điểm với cộng đồng khách hàng. Hơn thế, The Coffee House tạo nên một không
gian thật thoải mái, vừa năng động lại vừa riêng tư, nhờ đó có thể đưa mọi người đến gần
nhau hơn

2 . Chính sách chăm sóc khách hàng của Phê La và The Coffee House
- Phê La :96,1% là con số hoàn hảo cho thấy mức độ hài lòng của khách hàng với
thương hiệu
- 96,1 % hài lòng về thương hiệu The Coffee House
Như vậy sau sau cuộc khảo sát của nhóm nhận thấy 2 thương hiệu ngang nhau luôn
tạo ra nét đặc biệt riêng .The Coffee House từ không gian quán, cách bày trí bàn ghế,
nhạc bật trong quán, đến khăn giấy xếp gọn gàng, nhà vệ sinh sạch sẽ, sàn khô ráo và
không bốc mùi khó chịu, những điều tưởng chừng như rất nhỏ nhưng lại là những thứ
khiến cho khách hàng đến đây có cảm giác thoải mái như nhà mình . Còn Phê La có

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


63
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

những chính sách đặc biệt riêng cho thẻ tích điểm khách hàng của họ như được cộng dồn
điểm qua những lần mua hàng hay là được tặng quà hay giảm giá toàn bộ đồ uống vào
ngày sinh nhật .
Còn 3,9% của 2 thương hiệu đánh giá không hài lòng The Coffee House từ những
người không thích sự yên tĩnh của quán hoặc không hợp khẩu vị . Còn với Phê La khách
hàng không hài lòng vì order nước rất lâu , menu chưa được đa dạng, hầu như các khách
hàng chỉ đánh giá cao mỗi sản phẩm có gốc trà ô long .

3. Yếu tố làm khách hàng quay lại


- Sau khảo sát có:
+ 50,5% khách hàng của 2 thương hiệu đều hài lòng với chất lượng đồ uống
+ 24,2% khách hàng của Phê La và 30,5 % khách hàng của The Coffee House sẽ tiếp tục
sử dụng bởi không gian tiệm
+ 13,2% khách hàng của Phê La và 6,7% khách hàng của The Coffee House yêu mến hai
thương hiệu bởi thái độ phục vụ
+ 12,1% khách hàng của Phê La và 12,4% khách hàng của The Coffee House yêu thích
bởi điểm đặc trưng của hai thương hiệu
Để khách hàng yêu thích sản phẩm đó là chất lượng phải tốt, đa số khách hàng đều
đánh giá trung bình hoặc khá chất lượng đồ uống của hai thương hiệu, decor đẹp bắt mắt,
menu đầy đủ từ cà phê đến trà sữa đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng, nhưng thời
gian gần đây có vẻ chất lượng đồ uống của The Coffee House đã đi xuống, nhiều người
sử dụng cho biết là hương vị đã không còn giống trước nữa. Còn Phê La đang rất thành
công với các sản phẩm từ ô long của mình, đặc biệt là trân châu ô long chỉ có ở Phê La,
nhờ điểm đặc trưng này mà Phê La đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến với thương
hiệu. Song cạnh đó menu của Phê La cần phong phú hơn nữa nhằm thu hút khách hàng

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


64
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Không gian quán thoáng mát, năng động, thoải mái, wifi mạnh, ở mặt này The
Coffee House được đánh giá cao hơn Phê La 6,3%. Nhưng ở hai thương hiệu lại mang
đến cho khách hàng 2 trải nghiệm khác nhau. The Coffee House thì mang lại sự yên tĩnh
phù hợp cho mọi người học tập làm việc. Còn Phê La thì mang lại cảm giác thư giãn và
có view rất đẹp phù hợp cho các cuộc gặp gỡ, hẹn hò. Dịch vụ chu đáo, nhân viên nhiệt
tình đem đến cho khách hàng sự tôn trọng, quan tâm tận tình.
Đặc biệt là hai thương thương hiệu đều được review trên nền tảng tiktok rất tốt,
điều này đã mang đến sự tin tưởng rất lớn cho khách hàng.
Cuối cùng là các ưu đãi, vocher giảm giá, thẻ tích điểm và các chương trình đặc
biệt vào những ngày lễ...

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


65
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG 5 : ĐÓNG GÓP Ý KIẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU


The Coffee House
 Sản phẩm
Ngoài những sản phẩm tiêu biểu, thương hiệu cũng nên tập trung nghiên cứu thêm
những sản phẩm mang hương vị mới và các sản phẩm dịp lễ . Và đặc biệt thương hiệu nên
mang lại sản phẩm có chất lượng đồng đều giữa các cửa hàng quan tâm, lắng nghe khách
hàng nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Giá
Với giá cả cạnh tranh giao động khoảng 55-70 nghìn đồng thì đây là một mức giá trên
trung bình so với mức thu nhập của người dân Việt Nam. Chính vì giá cả có phần hơi cao
nên số lượng người sử dụng đồ uống The Coffee House cũng không nhiều. Vì vậy nếu
muốn cải thiện về giá cả The Coffee House nên sử dụng nguồn nguyên liệu do mình tự
sản xuất, vừa có thể đảm bảo vè chất lượng vừa có thể hạ giá thành trung bình của từng
sản phẩm xuống.
 Phân Phối
Ngoài trang thương mại điện tử như ShopeeFood, thì thương hiệu cần mở thêm các
sàn có nhiều khách hàng tiềm năng khác như: Baemin, Grab,....
 Xúc Tiến
The Coffee House nên có nhiều sự kiện, câu chuyện cũng như trường trình khuyến
mãi trên các nền tảng Facebook, Instagram, Blog nhằm duy trì tương tác với khách hàng.
Ngoài ra The Coffee House cần tập trung xây dựng hoạt động truyền thông trên nền tảng
Tik Tok để thu hút nhiều tương tác hơn. Bên cạnh đó, The Coffee House nên xây dựng
thương hiệu thông qua KOL, Tiktoker và Influencer có sức hút nhằm thúc đẩy khách hàng

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


66
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

mua sản phẩm. Phần lớn khách hàng đánh giá cao về sự thú vị khi xem các quảng cáo và
khi tham gia các sự kiện, minigame, workshop của The Coffee House. Phương thức
truyền thông này thực sự đã chạm tới insight của khách hàng và khiến họ trở thành khách
hàng trung thành của thương hiệu.
Phê La
 Sản Phẩm
Ngoài các sản phẩm đặc trưng, Phê La cần có thêm nhiều loại đồ uống khác nữa để
thu hút các khách hàng tiềm năng trên thị trường. Phê La cần quan tâm tới khách hàng
hơn nữa để khách hàng có được trải nghiệm một cách tốt nhất, qua việc cải thiện tốc độ
pha chế của cửa hàng.
1. Giá:
Phê La nên điều chỉnh giá thấp xuống một ít so với giá bán hiện tại để mở rộng, tiếp
cận được nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm hơn.
 Phân phối:
Phê La nên nghĩ tới mô hình nhượng quyền để mở rộng quy mô cửa hàng một cách
nhanh chóng, nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu.
 Xúc Tiến:
Với thế mạnh trên nền tảng Tik Tok và Intagram, Phê La nên đẩy mạnh sáng tạo nội
dung để tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng của thương hiệu chính là thế hệ GenZ.
Phê La cần chú trọng, thường xuyên tung ra các hoạt động quảng cáo, có sự hấp dẫn, lôi
cuốn, ý nghĩa hơn và truyền đạt thông điệp đến với khách hàng một cách đầy đủ nhất.
Đồng thời Phê La cần tổ chức thêm các sự kiện đầy tính sáng tạo và mới lạ nhằm tăng sự
kết nối giữa khách hàng và để thương hiệu trở nên nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


67
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN


1. Cảm nhận chung về hai thương hiệu
Hai thương hiệu Phê La và The Coffee House là những thương hiệu quen thuộc
cũng như nhận được sự quan tâm nhiều nhất của người tiêu dùng. Họ đều gặt hái được
nhiều thành công và đã có tên tuổi nổi bật trong ngành dịch vụ F&B nhưng do Covid cả
hai thương hiệu gặp không ít những trở ngại, khó khăn. Song cạnh đó họ đã vực dậy và
phát triển một cách nhanh chóng. Nhưng Phê La trong thời gian trở lại đây là một thương
hiệu phát triển một cách mạnh mẽ nhưng vẫn còn nhiều vấn đề phải thay đổi. The Coffee
House vẫn hướng theo phong cách cũ nên khó theo kịp nhiều thương hiệu đang được săn
đón trên thị trường điển hình như Highlands, Starbucks, Trung Nguyên,...
2. Cảm nhận về quá trình làm bài
Đây là bài Project 1 cũng là dự án đầu tiên của nhóm chúng tôi. Vì thế trong quá
trình thực hiện nhóm tôi cũng gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại. Từ việc lựa chọn thương
hiệu đến khi tìm hiểu hai thương hiệu này, sau đó đến quá trình làm khảo sát,... Nhưng cá
nhân từng thành viên đã rất nỗ lực và hoàn thành tốt những nhiệm vụ phải làm. Bên cạnh
đó nhóm tôi luôn lắng nghe nhau, giúp đỡ lẫn nhau và dành rất nhiều công sức cho dự án
này. Chính vì thế để có kết quả này nhóm tôi cũng khá hài lòng cho sự khởi đầu này. Để
có thể hoàn thành tốt Project , nhóm tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ giảng viên
Nguyễn Lê Đình Quý. Thầy đã hướng dẫn cụ thể, chi tiết, nhiệt tình cho chúng tôi để có
thể có một bài hoàn chỉnh. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn thầy. Đồng thời xin cảm ơn sự
hỗ trợ của bộ phận học vụ của nhà trường, các bạn trong lớp MF1303- VTC Academy và

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


68
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

202 người đã tham gia bài khảo sát của nhóm chúng tôi . Nếu không nhận được sự giúp
đỡ của mọi người, chúng tôi sẽ khó có thể hoàn thành bài Project 1.
Qua đây chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới đội ngũ nhân viên của Phê La - 2 P. Núi
Trúc, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội và The Coffee House - 3 P.Trung Hòa, Trung Hoà, Cầu
Giấy, Hà Nội đã dành thời gian tạo điều kiện cũng như giúp đỡ nhóm chúng tôi trong quá
trình trải nghiệm và tìm hiểu thương hiệu.
Để thực hiện nghiên cứu đề tài “NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC THƯƠNG HIỆU
CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI PHÊ LA VÀ THE COFFEE HOUSE” nhóm chúng tôi
đã tự tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm thương hiệu. Bên cạnh đó vận dụng các kiến
thức đã được học với trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè...
Qua bài dự án này nhóm chúng tôi rút ra được nhiều điều cho đồ án sắp tới : Cần
có kế hoạch hơn cho những bài dự án tiếp theo, cẩn trọng trong việc thu thập thông tin,
khi thực hiện khảo sát cần thu thập kết quả nhanh chóng hơn,...
Trong quá trình thực hiện mặc dù nhóm đã cố gắng hết sức , học hỏi, tham khảo
nhiều tài liệu song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến từ quý thầy cô và các bạn để bài Project được hoàn chỉnh hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


69
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Bảng khảo sát


1. Giới tính của bạn ?
 Nam
 Nữ
 Khác
2. Độ tuổi của bạn?
 18-25 tuổi
 25-40 tuổi
 40-50 tuổi
 Trên 50 tuổi
3. Bạn có thói quen uống trà không?
 Có
 Không
4. Mục đích của bạn để ?
 Làm việc
 Học bài
 Hẹn hò gặp gỡ, nói chuyện với bạn bè
 Khác
5. Bạn uống trà bao nhiêu lần trong một tuần ?
 Mỗi ngày

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


70
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 1-2 lần/ tuần


 3-5 lần/tuần
6. Bạn có tụ tập bạn bè đi uống trà không?
 Có
 Không
7. Đâu là logo thương hiệu The Coffee House?

1 3

2
4

Đâu là logo thương hiệu 1


Phê La ?

2

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


71
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

3

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


72
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

8. Các ấn phẩm sau đây của thương hiệu nào ?

 Dingtea & Tocotoco


 Aha Coffee & Royal Coffee
 Phê La & The Coffee House
 Khác
9. Nếu được chọn một ly trà vào buổi sáng bạn sẽ chọn thương hiệu nào ?
 Phê – La
 The Coffee House
 Khác
10. Bạn đã thưởng thức trà ở thương hiệu nào rồi ?
 Phê La
 The Coffee House
 Cả hai
 Chưa từng uống
Nhận thức của khách hàng đối với thương hiệu Phê La:
11. Khi trải nghiệm sản phẩm trà của Phê La bạn có hài lòng không?
 Có
 Không

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


72
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

12. Bạn thích điều gì nhất ở Phê La:


 Đồ uống
 Thái độ phục vụ
 Không gian tiệm
 Điểm đặc trưng của thương hiệu
13. Bạn thường order sản phẩm của Phê La tại đâu ?
 Đến cửa hàng
 Shopee Food
 Qua Website
 Khác
14. Bạn có hài lòng với thời gian nhận sản phẩm của Phê La không?
 Hài lòng
 Không hài lòng
15. Sản phẩm trà Ô- Long sữa của Phê La có khiến bạn hài lòng không?
 Có
 Không
16. Ngoài đồ uống thì bạn có gọi thêm đồ ăn nhẹ ở Phê La không?
 Có
 Không
17.Bạn muốn Phê La bổ sung thêm sản phẩm gì mới không?

18. Bạn sẽ sử dụng ba từ nào để nói về Phê La ?

19. Cảm nhận, nhận xét, đánh giá đúng thương hiệu Phê La :

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


73
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

Rất Không Bình Đồng Rất


không đồng ý thường ý đồng
đồng ý ý
Giá hợp lý
Nhiều chương trình khuyến mãi
Không gian thoải mái, sạch sẽ
Cung cấp dịch vụ nhanh chóng hiệu
quả
Là nơi đáp ứng cho nhiều khách
hàng : Văn phòng, gia đình, bạn
bè,...
Phong cách trang trí độc lạ
20.Cảm nhận, nhận xét đánh giá sản phẩm Phê La :
Rất Không Bình Đồng Rất
không đồng ý thườn ý đồng
đồng ý g ý
Nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất liệu ly giấy thân thiện với môi
trường
Thiết kế Slogan và Logo ấn tượng
Đồ uống hợp vị thơm ngon
Đồ uống có nhiều loại topping khác
nhau
Đồ uống mang về được đóng gói

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


74
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

cẩn thận

21 Cảm nhận, nhận xét, đánh giá dịch vụ , quảng cáo của Phê La :
Rất tệ Tệ Bình Tốt Rất
thường tốt
Bao bì sản phẩm bắt mắt
Thái độ phục vụ, chăm sóc của nhân
viên
Vị trí cửa hàng gần bạn
Quảng cáo truyền thông đến khách
hàng
Ấn phẩm truyền thông khác :
Poster,Banner, quà tặng...

22. Đánh giá hình ảnh nhân viên của Phê La :

Rất Không Bình Đồng Rất


không đồng ý thườn ý đồng
đồng ý g ý
Thân thiện
Vui tính
Nhiệt tình
Gọn gàng
Chuyên nghiệp
Cẩn thận, tỉ mỉ

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


75
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

23. Bạn đánh giá Phê La được bao nhiêu điểm?


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số

24. Yếu tố nào giúp bạn tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ sản phẩm ở Phê La ?

Nhận thức của khách hàng về thương hiệu The Coffee House :
25. Khi trải nghiệm sản phẩm trà của The Coffee House bạn có hài lòng không?
 Có
 Không
26. Bạn thích điều gì nhất ở The Coffee House:
 Đồ uống
 Thái độ phục vụ
 Không gian tiệm
 Điểm đặc trưng của thương hiệu
27. Bạn thường order sản phẩm của The Coffee House tại đâu ?
 Đến cửa hàng
 Shopee Food
 Qua Website
 Khác
28. Bạn có hài lòng với thời gian nhận sản phẩm của The Coffee House không?
 Hài lòng
 Không hài lòng
29. Sản phẩm Trà đào cam sả của The Coffee House có khiến bạn hài lòng không?
 Có

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


76
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

 Không
30.Ngoài đồ uống thì bạn có gọi thêm đồ ăn nhẹ ở The Coffee House không?
 Có
 Không
31.Bạn muốn The Coffee House bổ sung thêm sản phẩm gì mới không?

32.Bạn sẽ sử dụng ba từ nào để nói về The Coffee House ?

33.Cảm nhận, nhận xét, đánh giá đúng thương hiệu The Coffee House:

Rất Không Bình Đồng Rất


không đồng ý thường ý đồng
đồng ý ý
Giá hợp lý
Nhiều chương trình khuyến mãi
Không gian thoải mái, sạch sẽ
Cung cấp dịch vụ nhanh chóng hiệu
quả
Là nơi đáp ứng cho nhiều khách
hàng : Văn phòng, gia đình, bạn
bè,...
Phong cách trang trí độc lạ

34. Cảm nhận, nhận xét đánh giá sản phẩm The Coffee House:
Rất Không Bình Đồng Rất
không đồng ý thườn ý đồng

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


77
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

đồng ý g ý
Nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất liệu ly giấy thân thiện với môi
trường
Thiết kế Slogan và Logo ấn tượng
Đồ uống hợp vị thơm ngon
Đồ uống có nhiều loại topping khác
nhau
Đồ uống mang về được đóng gói
cẩn thận

35.Cảm nhận, nhận xét, đánh giá dịch vụ , quảng cáo của The Coffee House :
Rất tệ Tệ Bình Tốt Rất
thường tốt
Bao bì sản phẩm bắt mắt
Thái độ phục vụ, chăm sóc của nhân
viên
Vị trí cửa hàng gần bạn
Quảng cáo truyền thông đến khách
hàng
Ấn phẩm truyền thông khác :
Poster,Banner, quà tặng...

36. Đánh giá hình ảnh nhân viên của The Coffee House :
Rất Không Bình Đồng Rất

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


78
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

không đồng ý thườn ý đồng


đồng ý g ý
Thân thiện
Vui tính
Nhiệt tình
Gọn gàng
Chuyên nghiệp
Cẩn thận, tỉ mỉ

37. Bạn đánh giá The Coffee House được bao nhiêu điểm?
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm số
38. Yếu tố nào giúp bạn tiếp tục quay lại sử dụng dịch vụ sản phẩm ở The
Coffee House ?

Kênh truyền thông, chính sách phân phối, bán hàng của thương hiệu The
Coffee House và Phê La
39. Bạn có hài lòng với chính sách chăm sóc khách hàng của thương hiệu không?
 Hài lòng
 Không hài lòng
40. Nếu thương hiệu triển khai hai chương trình ưu đãi sau bạn sẽ yêu thích chương
trình nào hơn ?
 Làm thẻ tích điểm thành viên
 Tặng cốc đặc trưng season

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


79
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

41.Bạn biết đến hai thương hiệu qua kênh truyền thông nào
 Facebook
 Tiktok
 Instagram
 Báo
 Khác
42.Chương trình khuyến mãi của thương hiệu bạn thích
 Voucher
 Mua 1 tặng 1
 Tặng quà
 Thẻ tích điểm
 Bốc thăm trúng thưởng
 Trải nghiệm thử sản phẩm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


80
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

1. Philip Kotler ( 2000) Marketing căn bản, NXB thống kê


2. Philip Kotler ( 1996) Tiếp thị thực hành, NXB thống kke
3. Philip Kotler (2021) Tiếp thị 5.0 , NXB Trẻ
4. Trần Minh Dạo (2002) Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. VinaLink (2021), Digital Marketing từ chiến lược đến thực thi, NXB Dân Trí
6. Philip Kotler (2007), Tiếp thị 4.0, NXB Trẻ
7. Quan Thuế Đông (2022) , Marketing thương hiệu, NXB Dân Trí
8. John Westwood ( 2019), Marketing thực chiến, NXB Dân Trí
9. Philip Kotler , Social Marketing, NXB Công Thương
10. Jack Trout, Al Ries , 22 quy luật bất biến trong Marketing, NXB Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh
11. Trang web : https://thecoffeehouse.com/
12. Trang web : https://phela.vn/

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


81
của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House
NHÓM 2-MF1303

PROJECT 1 – Nghiên cứu nhận thức thương hiệu


của khách hàng đối với Phê La và The Coffee House

You might also like