You are on page 1of 6

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

BẮC GIANG NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: ĐỊA LÍ 9
Đề gồm 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..........................................................................


Mã đề 691
Số báo danh:...............................................................................

Ghi chú: Học sinh không được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam trong phòng kiểm tra.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)


Câu 1: Du lịch biển nước ta hiện nay chủ yếu tập trung khai thác hoạt động
A. văn hóa. B. thể thao. C. tắm biển. D. tham quan.
Câu 2: Khoáng sản chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đá vôi, than bùn. B. đá vôi, than đá. C. bô xít, than bùn. D. bô xít, than đá.
Câu 3: Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ. B. Cà Mau. C. Long Xuyên. D. Mỹ Tho.
Câu 4: Loại tài nguyên vô tận ở Biển Đông là
A. cát trắng. B. dầu khí. C. muối. D. cát titan.
Câu 5: Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Quảng Nam và Quảng Ngãi. B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. Hải Phòng và Kiên Giang. D. Đà Nẵng và Khánh Hòa.
Câu 6: Đảo lớn nhất của nước ta là
A. Phú Quý. B. Cái Bầu. C. Cát Bà. D. Phú Quốc.
Câu 7: Điều kiện thuận lợi để nước ta xây dựng các cảng biển là có
A. nhiều đảo nhỏ ven bờ. B. nhiều bãi bồi ven biển.
C. nhiều cửa sông lớn. D. nhiều vịnh nước sâu.
Câu 8: Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn ở vùng thềm lục địa Đông Nam Bộ là
A. cát titan. B. dầu khí. C. cát trắng. D. quặng sắt.
Câu 9: Hồ thủy lợi lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Ba Bể. B. Dầu Tiếng. C. Trị An. D. Kẻ Gỗ.
Câu 10: Rừng ngập mặn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở
A. ven biển và phía tây nam của vùng. B. phía tây bắc và tây nam của vùng.
C. phía tây bắc và trên bán đảo Cà Mau. D. ven biển và trên bán đảo Cà Mau.
Câu 11: Người lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long
A. chủ yếu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
B. có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
C. chủ yếu đang làm việc trong khu vực dịch vụ.
D. có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
Câu 12: Nhà máy nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. Phả Lại. B. Phú Mĩ. C. Bà Rịa. D. Cà Mau.
Câu 13: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là
A. đồng bằng châu thổ. B. cao nguyên xếp tầng.
C. đồi trung du. D. bán bình nguyên.
Câu 14: Cây công nghiệp có diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là
A. cao su. B. đậu tương. C. thuốc lá. D. cà phê.
Câu 15: Các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ phân bố chủ yếu ở phía
A. tây bắc. B. đông bắc. C. đông nam. D. tây nam.

Trang 1/6 - Mã đề 691


Câu 16: Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển rộng khắp ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên.
B. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.
C. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
D. Công nghiệp điện tử - tin học.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng về đặc điểm dân cư của Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Tỉ lệ dân thành thị thấp. B. Gia tăng dân số rất cao.
C. Mật độ dân số rất thấp. D. Phân bố dân cư đồng đều.
Câu 18: Loại đất có giá trị sử dụng cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phù sa cổ. B. đất phèn. C. đất phù sa ngọt. D. đất mặn.
Câu 19: Trung tâm du lịch lớn nhất của vùng Đông Nam Bộ là
A. Biên Hòa. B. Thành phố Hồ Chí Minh.
C. Thủ Dầu Một. D. Vũng Tàu.
Câu 20: Phía tây nam của Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp
A. vịnh Thái Lan. B. Biển Đông. C. Đông Nam Bộ. D. Cam-pu-chia.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1 (2,5 điểm).
Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng hải sản nước ta. Tại sao nước
ta cần đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ?
Câu 2 (2,5 điểm) Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 2017 - 2021
(Đơn vị tính: Nghìn tấn)

Năm 2017 2019 2021

Cả nước 7 402,6 8 421,3 8 792,5

Đồng bằng sông Cửu Long 4 154,6 4 779,2 4 892,8

(Nguồn số liệu theo Website: https://www.gso.gov.vn)


1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai
đoạn 2017 - 2021.
2. Qua biểu đồ đã vẽ, nhận xét sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn
2017 - 2021.

Trang 2/6 - Mã đề 691


Đáp án
PHẦN II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu Nội dung cần đạt Điểm
1 Trình bày thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành khai thác, nuôi 2,5
trồng hải sản nước ta. Tại sao nước ta cần đẩy mạnh khai thác hải sản
xa bờ?
a. Thế mạnh về tự nhiên để phát triển ngành khai thác, nuôi trồng hải 1,75
sản nước ta
- Nước ta có vùng biển rộng, đường bờ biển dài, ngư trường lớn. 0,25
- Nguồn lợi hải sản đa dạng (diễn giải). 0,5
- Trữ lượng hải sản lớn (dẫn chứng). 0,5
- Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá, cửa sông, các đảo...thuận lợi cho 0,5
ngành nuôi trồng hải sản.
b. Cần ưu tiên đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ vì: 0,75
- Nhằm tăng sản lượng, chất lượng đánh bắt. 0,25
- Bảo vệ nguồn lợi hải sản của vùng biển ven bờ đang bị suy giảm mạnh. 0,25
- Khẳng định chủ quyền, bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển đảo. 0,25
2 a. Vẽ biểu đồ cột 1,75
0,75

Lưu ý:
- Vẽ biểu đồ dạng khác không cho điểm.
- Vẽ biểu đồ chính xác, khoa học, thẩm mỹ; có tên biểu đồ và bảng chú giải.
- Thiếu tên biểu đồ, chú giải; số liệu, năm và đơn vị trên trục trừ 0,25
điểm/lỗi
b. Nhận xét 0,75
- Sản lượng thủy sản của cả nước và Đông bàng sông Cửu Long đều tăng, 0,5
tuy nhiên cả nước tăng nhanh hơn (dẫn chứng).
- Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tỉ trọng rất lớn 0,25
so với cả nước (dẫn chứng).

Trang 3/6 - Mã đề 691


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
BẮC GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: ĐỊA LÍ 9
Đề gồm 02 trang Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh:..........................................................................


Mã đề 961
Số báo danh:...............................................................................

Ghi chú: Học sinh không được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)


Câu 1: Kinh tế trang trại phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do
A. nền kinh tế hàng hóa phát triển từ sớm. B. cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
C. nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn. D. sản lượng nông sản đứng đầu cả nước.
Câu 2: Nơi nào sau đây có nghề làm muối nổi tiếng và phát triển từ lâu đời?
A. Vân Hải (Quảng Ninh). B. Cát Bà (Hải Phòng).
C. Cam Ranh (Khánh Hòa). D. Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Câu 3: Vấn đề cấp thiết trong phát triển hoạt động khai thác hải sản ven bờ của nước ta là
A. giảm khai thác để duy trì nguồn lợi thủy sản. B. xây dựng và hiện đại hóa hệ thống cảng cá.
C. khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. D. thu hút vốn đầu tư để hiện đại hóa phương tiện.
Câu 4: Đảo ven bờ có diện tích lớn nhất của nước ta là
A. Phú Quốc. B. Cát Bà. C. Cái Bầu. D. Phú Quý.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng về các đảo và quần đảo của nước ta?
A. Phần lớn các đảo có diện tích nhỏ và rất nhỏ. B. Phần lớn đảo ven bờ tập trung đông dân cư.
C. Vùng biển nước ta có gần 4000 đảo lớn nhỏ. D. Hệ thống đảo phân bố đều ở khu vực ven bờ.
Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển - đảo ở nước ta?
A. Nhu cầu du lịch của nhân dân lớn và có xu hướng tăng.
B. Nguồn lao động dồi dào, chất lượng được nâng cao.
C. Vùng biển rộng, nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
D. Có nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
Câu 7: Giao thông vận tải biển nước ta phát triển mạnh trong những năm gần đây chủ yếu do
A. có nhiều tỉnh giáp biển, lượng hàng hóa vận chuyển tăng.
B. vị trí ở gần các tuyến hàng hải quốc tế, nhiều vũng, vịnh.
C. nền sản xuất phát triển, kinh tế đối ngoại được đẩy mạnh.
D. vùng biển có diện tích rộng, thông với Thái Bình Dương.
Câu 8: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Định. B. Đồng Nai. C. Bình Phước. D. Bình Dương.
Câu 9: Việc phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ gặp phải khó khăn nào sau đây?
A. Nền nhiệt độ cao quanh năm. B. Trên đất liền ít khoáng sản.
C. Tài nguyên rừng bị suy giảm. D. Chế độ nước sông theo mùa.
Câu 10: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phù sa ngọt. B. đất phù sa mặn. C. đất phù sa cổ. D. đất phù sa phèn.
Câu 11: Các cây ăn quả được trồng nhiều ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. xoài, dừa, cam, bưởi. B. đào, mận, nhãn, dưa.
C. xoài, mận, cam, nhãn. D. đào, bưởi, dừa, dưa.
Câu 12: Đông Nam Bộ có vườn quốc gia nào sau đây?
A. Yok Đôn. B. Cát Tiên. C. Tràm Chim. D. Phú Quốc.
Câu 13: Trung tâm công nghiệp nào ở Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất?
A. Biên Hòa. B. Thủ Dầu Một. C. Vũng Tàu. D. TP. Hồ Chí Minh.

Trang 4/6 - Mã đề 691


Câu 14: Tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao bậc nhất cả nước chủ yếu là do
A. có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. B. ngành nông nghiệp kém phát triển.
C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất. D. có nhiều thành phố loại đặc biệt.
Câu 15: Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nước ta không phải là
A. bảo vệ diện tích rừng ngập mặn hiện có. B. phòng chống ô nhiễm môi trường biển.
C. bảo vệ các rạn san hô ngầm ven biển. D. tăng cường khai thác hải sản ven bờ.
Câu 16: Cơ sở chủ yếu để nước ta đẩy mạnh phát triển ngành khai thác hải sản xa bờ là
A. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc. B. vùng biển rộng, có nhiều bãi cá, bãi tôm.
C. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm. D. khí hậu Biển Đông ổn định, có ít thiên tai.
Câu 17: Trong sản xuất lương thực, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có
A. sản lượng gạo xuất khẩu lớn thứ hai cả nước. B. diện tích, sản lượng lúa đứng thứ hai cả nước.
C. bình quân lương thực theo đầu người cao nhất. D. trình độ thâm canh và năng suất lúa cao nhất.
Câu 18: Phương hướng chủ yếu để ứng phó với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. xây dựng đê sông. B. sống chung với lũ.
C. trồng rừng phòng hộ. D. di dân ra khỏi vùng lũ.
Câu 19: Ngành công nghiệp nào có ở hầu hết các trung tâm công nghiệp thuộc vùng Đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Vật liệu xây dựng. B. Cơ khí, điện tử. C. Chế biến nông sản. D. Hoá chất, phân bón.
Câu 20: Phía tây nam của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Tây Nguyên. B. vịnh Thái Lan. C. Đông Nam Bộ. D. Cam-pu-chia.
II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu 1. (3,0 điểm)
Trình bày những thành tựu trong phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Tại sao vấn đề thủy
lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp của vùng?
Câu 2. (2,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA NĂM 2016 VÀ NĂM 2020
(Đơn vị: Nghìn tấn)
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2016 6870,7 3226,1 3644,6
2020 8497,2 3863,7 4633,5
(Nguồn số liệu theo Website: https://www.gso.gov.vn)
a. Tính cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2016 và năm 2020.
b. Nhận xét cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2016 và năm 2020 và giải thích.

----------- HẾT ----------

Trang 5/6 - Mã đề 691


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM)
* Mã đề 961
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A D C A A D C A B D A B D C D B C B C B
II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM)
Câu Nội dung cần trình bày Điểm
1 Trình bày những thành tựu trong phát triển nông nghiệp của vùng Đông 3,0
Nam Bộ. Tại sao vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển
nông nghiệp của vùng?
* Thành tựu trong phát triển nông nghiệp 2,0
- Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước
+ Cây công nghiệp lâu năm (diễn giải).
+ Cây công nghiệp hàng năm (diễn giải).
- Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm (diễn giải).
- Ngành thủy sản (diễn giải).
* Vấn đề thủy lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong phát triển nông nghiệp của 1,0
vùng vì: Cung cấp nước tưới vào mùa khô, góp phần mở rộng diện tích đất canh
tác, đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp…
2 a. Cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2016 và năm 2020 (%) 0,5
Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng
2016 100 47,0 53,0
2020 100 45,5 54,5
b. Nhận xét cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta năm 2016 và năm 2020 và 1,5
giải thích
- Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng luôn lớn hơn tỉ trọng sản lượng thủy sản
khai thác (dẫn chứng).
- Cơ cấu sản lượng thủy sản thay đổi theo hướng tăng tỉ trọng sản lượng thủy sản
nuôi trồng, giảm tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác (dẫn chứng).
- Giải thích
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn và tăng do nước ta có nhiều điều kiện
thuận lợi để nuôi trồng thủy sản; nuôi trồng thủy sản đảm bảo cung cấp nguồn sản
phẩm lớn, đa dạng và ổn định…
+ Tỉ trọng sản lượng thủy sản khai thác giảm do nguồn hải sản ven bờ suy giảm;
khai thác hải sản xa bờ gặp nhiều khó khăn…

Trang 6/6 - Mã đề 691

You might also like