You are on page 1of 11

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.

net/publication/378658145

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XE ĐIỆN CỦA KHÁCH
HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Conference Paper · March 2024

CITATIONS READS

0 3,092

4 authors, including:

Le Nguyen
Industrial University of Ho Chi Minh
5 PUBLICATIONS 0 CITATIONS

SEE PROFILE

All content following this page was uploaded by Le Nguyen on 02 March 2024.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA


XE ĐIỆN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Lê Vinh1 - Vũ Quang Lãm2 - Phạm Nguyễn Thanh Bình3 - Lê Nguyên4

Tóm tắt: Khi dân số toàn cầu ngày càng tăng lên dẫn đến việc con người ngày càng tiêu dùng nhiều nhiên
liệu hóa thạch hơn cho các nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc tiêu dùng càng nhiều nhiên liệu hóa thạch càng
thúc đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu và thu hút ngày càng nhiều mối quan ngại từ các cá nhân cũng như các tổ
chức trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, xe máy chạy bằng xăng là một trong những nguyên nhân chính phát thải khí
CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính và thúc đẩy hiện tượng nóng lên toàn cầu. Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng
nhận ra rằng việc thay thế phương tiện di chuyển bằng xe máy điện có thể góp phần giảm thiểu các tác động tiêu
cực với môi trường tự nhiên và làm giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, nghiên cứu này kết hợp các lý thuyết hành vi
dự định, lý thuyết kích hoạt chuẩn mực, lý thuyết thái độ-hành vi-bối cảnh nhằm phân tích và kiểm định tác động
các yếu tố tâm lý của người tiêu dùng đối với ý định mua xe máy điện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác giả đã
thực hiện khảo sát 427 người tiêu dùng sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, dựa trên phương pháp lấy mẫu phi xác
suất, và phần mềm thống kê Smart - PLS 4.0.
Từ khóa. Lý thuyết hành vi dự định, lý thuyết kích hoạt chuẩn mực, lý thuyết thái độ-hành vi-ngữ cảnh, xe
máy điện.
Abstract: As the global population increases, people consume more and more fossil fuels for their needs. In
Vietnam, due to the characteristics of social life, gasoline-powered motorbikes currently account for an extremely
large proportion of the number of vehicles. Meanswhile, gasoline-powered motorbikes has become one of the main
causes of CO2 emissions, causing the greenhouse effect and promoting global warming. As social and cultural life
develops, people have become more aware of the direct or indirect impact of their behavior on the destruction of the
natural environment. This study was conducted with the goal of analyzing and testing the impact of consumer
psychological factors on the intention to buy electric motorbikes in Ho Chi Minh City. The authors conducted a
survey of 427 consumers living in Ho Chi Minh City (HCMC), based on the non-probability sampling method,
using an interview questionnaire. structure, and Smart - PLS 4.0 statistical software was used to analyze the data.
All implications drawn from the research are expected to help businesses understand customer psychology more
comprehensively in choosing electric motorbikes, in order to provide solutions to improve products as well as
develop appropriate marketing strategies that attract customers’ intention to buy electric motorbikes in Ho Chi Minh
City.
Keywords. theory of planned behavior, norm activation theory, attitude-behavior-context theory, electric
motorbike.
1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có số lượng lớn người tham gia giao thông. Đặc biệt với con
số 8 triệu phương tiện các loại lưu thông mỗi ngày khiến cho ô nhiễm môi trường và không khí đang trở thành một
vấn đề đáng lo ngại (Văn Duẩn, 2020), Việt Nam xếp hạng 30 về mức độ ô nhiễm không khí (IQAỉr, 2022). Xe điện
được coi là sản phẩm mới với công nghệ xanh giúp giảm thiểu các phát sinh do khí thải gây hại cho môi trường
sống. Mamun và cộng sự (2020) cũng cho thấy mô hình sử dụng các biến Thái độ, Chuẩn chủ quan và Nhận thức
hành vi từ lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) có khả năng giải thích cao cho ý định sử dụng xe scooters điện (xe
điện mini) ở Malaysia.
Lý thuyết Kích hoạt tiêu chuẩn (NAT) cũng được sử dụng nhiều khi nghiên cứu về sản phẩm xanh. Asadi và
cộng sự (2021) đã phát triển mô hình nghiên cứu sử dụng lý thuyết NAT và lý thuyết TPB nhằm nghiên cứu ý định
mua xe điện ở Malaysia, cho thấy giá trị cảm nhận, thái độ, hiệu quả cảm nhận của người tiêu dùng, chuẩn mực chủ
quan và nhận thức về hậu quả đều ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua xe điện của người tiêu dùng.

1
Cử nhân, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM - Email: vinlepro185@gmail.com
2
Tiến sĩ, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Công thương - Email:
vuquanglam69@gmail.com
3
Cử nhân, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM - Email: binh4412@gmail.com
4
Thạc sĩ, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghiệp TP. HCM, Tác giả liên hệ - Email: lenguyen@iuh.edu.vn

457
KINH TẾ TUẦN HOÀN – KINH TẾ BỀN VỮNG – MARKETING XANH

Mặc dù các nghiên cứu sử dụng lý thuyết TPB hoặc lý thuyếT NAT có khả năng giải thích cao các mối quan
hệ giữa yếu tố tâm lý và ý định hành vi, một số nghiên cứu liên quan đến sản phẩm xanh cho rằng yếu tố thái độ đối
với sản phẩm xanh có khả năng bị thay đổi theo ngữ cảnh. Quan điểm này được thể hiện rõ trong lý thuyết Thái độ-
Hành vi-Bối cảnh (ABC) được đề xuất bởi Guagnano và cộng sự (1995). Cụ thể hơn, Zhang và cộng sự (2021) cho
rằng các nhà nghiên cứu tập trung giải quyết khoảng cách giữa thái độ-hành vi ủng hộ môi trường để cung cấp
những hiểu biết sâu sắc về thái độ môi trường chuyển thành hành vi mục tiêu.
Trong bài nghiên cứu này, tác giả đề xuất nên kết hợp hai mô hình TPB và NAT để xem xét mối quan hệ
giữa hành vi mua xe máy điện với các động cơ cá nhân và xã hội từ người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, nhóm tác giả đề xuất sử dụng lý thuyết A-B-C sẽ được sử dụng để xem xét vai trò điều tiết của ngữ cảnh
đối với mối quan hệ giữa thái độ và ý định mua xe máy điện. Từ đó đưa ra đề xuất kiến nghị và giải phảp cho các
doanh nghiệp để phát triển thị trường xe máy điện và đẩy mạnh xu hướng sử dụng sản phẩm xanh tại thành phố Hồ
Chí Minh.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Dựa trên những hạn chế của lý thuyết Hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975), Ajzen (1991)
đã nghiên cứu và đề xuất lý thuyết TPB bằng cách bổ sung thêm yếu tố tâm lý nhận thức kiểm soát hành vi. Theo
TPB, Ajzen (1991) cho rằng nhận thức hoàn toàn kiểm soát hành vi của con người. Do đó, ý định thực hiện một
hành vi của con người và hành vi thực tế của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi thái độ cá nhân đối với hành vi đó, các chuẩn
mực chủ quan và nhận thức về kiểm soát hành vi (Madden và cộng sự., 1992).
Thuyết kích hoạt chuẩn mực (NAT)
Lý thuyết NAT nhận định rằng các hành động ủng hộ môi trường xuất phát từ việc kích hoạt các chuẩn mực
cá nhân, phản ánh cảm giác về nghĩa vụ đạo đức để thực hiện hoặc kiềm chế hành động (Schwartz, 1977). Lý thuyết
NAT đã thành công trong việc giải thích nhiều loại hình ý định ủng hộ hành vi về môi trường, chẳng hạn như việc
sử dụng ô tô (Eriksson và cộng sự., 2008) và hành vi chung vì môi trường (Nordlund và Garvill, 2002). Các cấu
trúc chính của mô hình NAT đã được khái niệm hóa ở cấp độ chung, chẳng hạn như nhận thức chung về các vấn đề
môi trường (Stern, 2000).
Lý thuyết Thái độ-Hành vi-Bối cảnh (ABC)
Lý thuyết Thái độ-Hành vi-Bối cảnh (ABC) được đề xuất bởi (Guagnano và cộng sự., 1995) và được phát
triển từ TPB (Ajzen, 1991). Lý thuyết này giải thích rằng sự thay đổi trong mối quan hệ giữa thái độ và hành vi bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố bối cảnh. Yếu tố bối cảnh có thể là yếu tố pháp lý, tâm lý (Stern, 2000), hoặc các yếu tố
khác liên quan đến người tiêu dùng (Lavuri, 2022; Sadiq và cộng sự., 2023; Zhang và cộng sự., 2021). Vì vậy,
nhiều nhà nghiên cứu đã ứng dụng rộng rãi lý thuyết A-B-C để phân tích và tìm hiểu về hành vi của con người.
Khái niệm về xe điện (Electric vehicle)
Murugan và Marisamynathan (2023) đã định nghĩa Xe điện là phương tiện có pin sạc được sạc bằng điện từ
nguồn bên ngoài và được viết tắt là EVs (Electric Vehicles). Có nhiều nhà nghiên cứu đã dùng các tên gọi khác
nhau để nhắc đến xe hai bánh chạy điện như E-bike/e-bike, E2W, E-2 Wheeler (Liu và Suzuki, 2019). Để thống
nhất và dễ hiểu, xe hai bánh chạy điện (Electric Two-wheeler) được gọi tắt là E2W.
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chuẩn chủ quan (SN) và ý định mua xe điện
Theo Ajzen (1991), Lý thuyết TPB cho rằng chuẩn mực chủ quan là “nhận thức áp lực xã hội từ người khác
để thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể” trong những trường hợp nhất định. Việc ra quyết định của cá
nhân bị ảnh hưởng bởi chuẩn mực xã hội từ những người quan trọng (Carley và cộng sự, 2013). Maichum và cộng
sự (2016) cho rằng chuẩn chủ quan ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng Thái Lan.
Nghiên cứu này đưa ra giả thuyết như sau:
Hypothesis 1. Định nghĩa chuẩn chủ quan( subjective norm) của khách hàng về xe điện có tác động tích cực
đến ý định mua xe máy điện
Chuẩn mực cá nhân (PN) và ý định mua xe máy điện
Khi mọi người cảm thấy có nghĩa vụ đạo đức phải thực hiện các hành vi ủng hộ xã hội, họ sẽ có động cơ thể
hiện các hành vi ủng hộ xã hội phù hợp với các hệ thống giá trị nhất định. Nói cách khác, nếu mọi người có tiêu

458
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

chuẩn cá nhân cao thì thay vì sử dụng xe tay ga thông thường, họ sẽ có thêm động lực để sử dụng xe máy điện. Một
số nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ rằng chuẩn mực cá nhân ảnh hưởng đến hành vi thân thiện với môi
trường (Ho và Wu, 2021; Song và cộng sự, 2019).
Tổng hợp lại, nghiên cứu này cho rằng chuẩn mực cá nhân sẽ ảnh hưởng tích cực đến ý định mua xe máy
điện và đưa ra giả thuyết sau:
Hypothesis 2. Chuẩn mực đạo đức cá nhân( personal norm) của khách hàng về xe điện có tác động tích cực
đến ý định mua xe máy điện
Thái độ về xe máy điện (ATT) và Ý định mua xe máy điện
Lý thuyết TRA (Fishbein, 1975) và lý thuyết TPB (Ajzen, 1991) khẳng định rằng thái độ đối với một hành vi
là yếu tố chính quyết định ý định thực hiện hành vi đó. Đối với sản phẩm xanh, thái độ đối với sản phẩm hoặc dịch
vụ xanh bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự đánh giá chủ quan về sản phẩm môi trường và kích thích ý định để sở hữu sản
phẩm (Lai và cộng sự., 2015). Yadav và Pathak (2017) chỉ ra rằng thái độ có ảnh hưởng đáng kể đến ý định mua
sản phẩm xanh của người thu nhập thấp. Mamun và cộng sự (2020) đã báo cáo mối quan hệ giữa thái độ và ý định
mua xe scooters điện là tích cực và đáng kể.
Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết như sau:
Hypothesis 3: Thái độ của khách hàng về xe điện có tác động tích cực đến ý định mua xe điện
Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) và ý định mua xe máy điện
Nhận thức kiểm soát hành vi kiểm soát ý định sử dụng các sản phẩm và dịch vụ xanh của các cá nhân (Yadav
và Pathak, 2017). Lai và cộng sự (2015) cho rằng nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) là tín hiệu nhận thức về ý định
sử dụng sản phẩm xanh. Tanwir và Hamzah (2020) đã xác nhận rằng kiểm soát hành vi nhận thức ảnh hưởng đáng
kể đến ý định mua ô tô hybrid của mọi người.
Vậy tác giả đề xuất giả thuyết nghiên cứu:
Hypothesis 4: Nhận thức kiểm soát hành vi của khách hàng có tác động tích cực đến ý định mua xe điện của
khách hàng
Chuẩn chủ quan (SN) và chuẩn mực cá nhân (PN)
Theo Sia và Jose (2019), mặc dù chuẩn chủ quan và chuẩn mực cá nhân được cho là có khả năng dự đoán cho
nhiều hành vi có thể quan sát, nhưng lại có những nghiên cứu trái ngược cho rằng hiệu quả dự đoán của chuẩn chủ
quan khá thấp đối với ý định hành vi. Nghiên cứu của A. Nordlund (2009) cũng nhận định rằng lý thuyết NAT của
Schwartz (1977) và VBN của Stern (2000) hỗ trợ đề xuất rằng các chuẩn mực xã hội, hay chuẩn chủ quan (SN), có
thể ảnh hưởng thông qua các chuẩn mực cá nhân (PN) của một người. Hơn nữa, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất
chuẩn mực đạo đức như một yếu tố trung gian giữa chuẩn chủ quan và ý định hành vi xanh. (Judge và cộng sự.,
2019; Ru và cộng sự., 2019; Sia và Jose, 2019).
Vì vậy, trong mô hình tích hợp của nghiên cứu này, tác giả đề xuất 2 giả thuyết như sau:
Hypothesis 5. Định nghĩa chuẩn chủ quan( subjective norm) của khách hàng về xe máy điện tác động tích
cực đến chuẩn mực đạo đức cá nhân(Personal norm)
Hypothesis 6: Chuẩn mực cá nhân có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan và ý định
mua xe máy điện
Nhận thức hậu quả (AC) và chuẩn mực cá nhân (PN)
Schwartz (1977) nhấn mạnh khái niệm nhận thức về hậu quả bất lợi (AC) của các sự kiện đối với người khác.
Phát triển từ định nghĩa trên, Stern (2000) nhấn mạnh khái niệm nhận thức về hậu quả liên quan đến các mối đe dọa
đối với bất kỳ đối tượng nào, đều là trọng tâm của giá trị làm nền tảng cho chuẩn mực cá nhân. Ho và Wu (2021)
cũng đưa ra bằng chứng ủng hộ rằng nhận thức về hậu quả có ảnh hưởng đáng kể đến chuẩn mực cá nhân, và qua
đó có tác động đến ý định thực hiện hành vi môi trường
Vậy tác giả đề xuất 2 giả thuyết nghiên cứu như sau:
Hypothesis 7: Nhận thức về hậu quả có tác động tích cực đến Chuẩn mực đạo đức cá nhân( personal norm)
Hypothesis 8: Chuẩn mực cá nhân có vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa nhận thức hậu quả và ý định
mua xe máy điện.

459
KINH TẾ TUẦN HOÀN – KINH TẾ BỀN VỮNG – MARKETING XANH

Nghi ngờ xanh là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa thái độ đối với xe máy điện và ý định mua xe điện
của khách hàng
Nghi ngờ xanh được xem là một trạng thái, xu hướng nghi ngờ các tuyên bố về môi trường hoặc hiệu quả
hoạt động môi trường của các sản phẩm xanh (Goh và Balaji, 2016; Mohr và cộng sự., 1998). Theo một số nghiên
cứu như của Junior và cộng sự (2015), mức độ hoài nghi cao của người tiêu dùng cũng được cho là sẽ góp phần tạo
ra khoảng cách về thái độ-hành vi được tìm thấy trong nghiên cứu về ý định mua các sản phẩm thân thiện với môi
trường. Uddin và cộng sự (2023) cho rằng mức độ hoài nghi cao của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến mối
quan hệ giữa thái độ môi trường và hành vi mua hàng xanh.
Đặt trong bối cảnh sự nghi ngờ xanh về nhãn năng lượng trên xe máy điện, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết
như sau:
Hypothesis 9: Nghi ngờ xanh là yếu tố điều tiết mối quan hệ giữa thái độ về xe máy điện và ý định mua xe
máy điện của khách hàng

Chuẩn chủ quan


(SN)

H5+

Nhận thức hậu Chuẩn mực cá Ý định mua xe


quả (AC) nhân (PN) điện (PI)
H8+

Thái độ (ATT) H9

Nghi ngờ xanh (GS)


Nhận thức kiểm
soát hành vi
(PBC)

Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất


Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Quy trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả đã tiến hành lược khảo
các nghiên cứu cùng đề tài. Sau đó, nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn những người có chuyên môn để điều chỉnh
nội dung thang đo. Tiếp theo, nhóm tác giả tiến hành khảo sát online và offline. Số liệu thu thập được nhập vào
phần mềm Smart PLS 4.0 để phân tích, đánh giá mô hình đo lường.
3.2. Thang đo
Thang đo được thừa kế từ các nghiên cứu trước đây với độ tin cậy cao. Chuẩn chủ quan được kế thừa với 4
biến quan sát (Mamun và cộng sự, 2020), chuẩn mực cá nhân với 4 biến quan sát (Ho và Wu, (2021), nhận thức hậu
quả với 3 biến quan sát (Ho và Wu, 2021), thái độ với 5 biến quan sát (Mamun và cộng sự, 2020), nhận thức kiểm
soát hành vi với 5 biến quan sát (Mamun và cộng sự, 2020; Tanwir và Hamzah, 2020), ý định mua xe máy điện
(Tanwir và Hamzah, 2020), nghi ngờ xanh (Mohr và cộng sự, 1998).
3.3 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Tác giả lựa chọn phương pháp lấy mẫu
của (Tabachnick, 2007) để tính cỡ mẫu. Cỡ mẫu vào khoảng 450 mẫu, với đối tượng khảo sát là người tiêu dùng tại
thành phố Hồ Chí Minh).
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thống kê mô tả mẫu
Sau khi tổng hợp kết quả, tác giả thu được 460 mẫu khảo sát (160 mẫu online và 300 mẫu offline), loại đi 33
phiếu không đạt yêu cầu thì còn lại 427 mẫu. Kết quả thống kê mô tả mẫu được thể hiện trong Bảng 1.

460
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Bảng 1. Thống kê mô tả (n=427)


Nam 288 67.4%
Giới tính
Nữ 139 32.6%
Từ 18 đến 25 tuổi 92 21.5%
Từ 25 đến 34 tuổi 225 52.7%
Tuổi
Từ 35 đến 45 tuổi 80 18.7%
Trên 55 tuổi 30 7.0%
Đã kết hôn 173 40.5%
Hôn nhân
Chưa kết hôn 254 59.5%
THCS, THPT 2 0.5%
Trung cấp, cao đẳng 226 52.9%
Trình độ
Đại học 157 36.8%
Sau đại học 42 9.8%
Từ 7.5 triệu đến dưới 15 triệu đồng 49 11.5%
Từ 15 triệu đến dưới 30 triệu đồng 313 73.3%
Thu nhập
Từ 30 triệu đến dưới 45 triệu đồng 36 8.4%
Trên 45 triệu đồng 29 6.8%
Nguồn: Số liệu thống kê từ phân tích định lượng
4.2. Kết quả mô hình đo lường
4.2.1. Phân tích độ tin cậy
Theo kết quả ở Bảng 2, các yếu tố đạt được độ tin cậy và giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 2019; Nguyễn Đình
Thọ, 2014).
Bảng 2: hệ số tải ngoài, độ tin cậy và hội tụ
Scale Loading CA CR (rho_c) AVE Scale Loading CA CR (rho_c) AVE
AC 0.775 0.870 0.690 PI 0.894 0.927 0.759
AC1 0.792 PI1 0.883
AC2 0.833 PI2 0.852
AC3 0.866 PI3 0.883
ATT 0.844 0.894 0.680 PI4 0.867
ATT1 0.877 PN 0.751 0.843 0.573
ATT2 0.739 PN1 0.722
ATT3 0.877 PN2 0.718
ATT4 0.797 PN3 0.803
GS 0.764 0.848 0.584 PN4 0.781
GS1 0.787 SN 0.834 0.882 0.599
GS2 0.796 SN1 0.718
GS3 0.713 SN2 0.753
GS4 0.757 SN3 0.790
PBC 0.827 0.879 0.592 SN4 0.767
PBC1 0.719 SN5 0.837
PPC2 0.834
PBC3 0.765
PBC4 0.765
PBC5 0.759
Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp

461
KINH TẾ TUẦN HOÀN – KINH TẾ BỀN VỮNG – MARKETING XANH

4.2.2. Đánh giá tính phân biệt qua chỉ số HTMT


Kết quả kiểm định giá trị phân biệt của các biến tiềm ẩn trong mô hình bằng tương quan tiêu chí Heterotrait
– Monotrait (HTMT) cho thấy các giá trị HTMT nằm dưới ngưỡng 0,85. Vì vậy, các thang đo của các biến nghiên
cứu đều đạt giá trị phân biệt (Henseler và cộng sự., 2015).
4.3. Kết quả mô hình cấu trúc
4.3.1. Giá trị lạm phát phương sai (VIF)
Theo Hair và cộng sự (2019), giá trị lạm phát phương sai (VIF) phải nhỏ hơn 3.0, cho thấy không tồn tại hiện
tượng đa cộng tuyến giữa các biến tiền đề. Kết quả bảng 6 cho thấy giá trị VIF của các biến quan sát đều đạt yêu cầu
4.3.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Kết quả bootstrap cho thấy hệ số đường dẫn biến trung gian chuẩn mực cá nhân (PN) trong mối quan hệ giữa
nhận thức hậu quả (AC) và ý định mua xe máy điện (PI) là 0.076, hệ số đường dẫn của biến trung gian chuẩn mực
cá nhân (PN) trong mối quan hệ giữa chuẩn chủ quan (SN) và ý định mua xe máy điện (PI) là 0.021. Các mối quan
hệ này đều trong ngưỡng khoảng tin cậy, nghĩa là giả thuyết mối quan hệ trung gian được chấp nhận.
Hệ số xác định R2 đã hiệu chỉnh của chuẩn mực cá nhân (PN) là 0.395, cho thấy biến chuẩn chủ quan (SN) và
nhận thức hậu quả (AC) giải thích 39.5% biến chuẩn mực cá nhân (PN). Tương tự, hệ số xác định R2 đã hiệu chỉnh
của ý định mua xe máy điện (PI) là 0.588, cho thấy chuẩn mực cá nhân (PN) và chuẩn chủ quan (SN) giải thích
58.8% biến ý định mua xe điện (PI).
Theo tiêu chuẩn F square (Cohen, 2013), chỉ số effect size của nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) và Ý định mua
xe máy điện (PI) (F square=0.033), chuẩn mực cá nhân (PN) và Ý định mua xe máy điện (PI) (F square=0.033), Chuẩn
chủ quan (SN) và Ý định mua xe máy điện (PI) (F square=0.027), Chuẩn chủ quan (SN) và chuẩn mực cá nhân (PN) (F
square=0.04) khá nhỏ (0.02 ≤ f Square < 0.15), trong khi mối quan hệ thái độ về xe máy điện (ATT) và Ý định mua xe
máy điện (PI) (F square=0.18) có mức tác động trung bình (0.15 ≤ f Square < 0.35), mối quan hệ nhận thức hậu quả (AC)
và chuẩn mực cá nhân (PN) (F square=0.507) có mức tác động cao (f Square ≥ 0.35).
Bảng 6. Kết quả bootstrap
Giả thuyết Hệ số Hệ số đường Độ lệch Giá trị Giá trị
Mối quan hệ Khoảng tin cậy VIF Kết luận
nghiên cứu β dẫn chuẩn T P
Ảnh hưởng trực tiếp
H1 SN-> PI 0.133 0.133 [0.055-0.207] 0.039 3.444 0.001 1.000 Chấp nhận
H2 PN-> PI 0.133 0.133 [0.058-0.211] 0.04 3.356 0.001 1.000 Chấp nhận
H3 ATT-> PI 0.346 0.345 [0.262-0.424] 0.042 8.322 0 1.000 Chấp nhận
H4 PBC-> PI 0.158 0.16 [0.084-0.235] 0.039 4.055 0 1.000 Chấp nhận
H5 SN-> PN 0.16 0.161 [0.093-0.231] 0.035 4.598 0 1.000 Chấp nhận
H7 AC-> PN 0.571 0.572 [0.492-0.645] 0.039 14.674 0 1.000 Chấp nhận
Ảnh hưởng gián tiếp

H6 SN -> PN -> PI 0.021 0.021 [0.008-0.040] 0.008 2.602 0.009 Chấp nhận
H8 AC -> PN -> PI 0.076 0.076 [0.032-0.123] 0.023 3.244 0.001 Chấp nhận
Mối quan hệ điều tiết

H9 GS x ATT ->PI -0.138 -0.137 [(-0.208)-(-0.075)] 0.034 4.089 0 1.000 Chấp nhận
2
Hệ số xác định R hiệu chỉnh
R2 PI = 0.588
R2 PN = 0.395
Mức độ tác động f2
f2 AC -> PN = 0.507 (mức tác động cao) ; f2 ATT -> PI = 0.18 (mức tác động trung bình)
f2 PBC-> PI = 0.033 (mức tác động thấp) ; f2 PN-> PI = 0.033 (mức tác động thấp)
f2 SN-> PI = 0.027 (mức tác động thấp) ; f2 SN-> PN = 0.04 (mức tác động thấp)
Nguồn: nhóm tác giả tự tổng hợp

462
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

4.3.3 Vai trò điều tiết của yếu tố Nghi ngờ xanh
Kết quả cho thấy nghi ngờ xanh (GS) điều tiết đáng kể mối quan hệ giữa thái độ xe máy điện (ATT) và ý
định mua xe điện (PI) (β= 0.379, P values = 0.003). Vậy giả thuyết H9 được chấp nhận.
4.3.4. Khả năng dự báo của mô hình
Kết quả cho thấy giá trị Q²predict của chuẩn mực cá nhân (PN), Ý định mua xe máy điện (PI) đều lớn hơn
0 điều này cho thấy có sự liên quan dự báo của mô hình. Số lượng biến quan sát với chỉ số PLS-SEM_MAE nhỏ
hơn LM_MAE là 3 biến quan sát trên tổng số 8 biến quan sát. Theo Shmueli và cộng sự (2019), mô hình có
mức dự báo nhỏ. Điều này cũng là phù hợp vì vừa rồi tại Việt Nam có xảy ra khá nhiều vụ cháy chung cư do sạc
xe điện, những vụ việc này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ý định mua xe điện của người dân.
4.4. Thảo luận
Phân tích thống kê cho thấy kết quả nghiên cứu tương đồng với các nghiên cứu trước đây.
Giả thuyết H1 được chấp nhận, cho thấy chuẩn chủ quan (SN) có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định
mua xe máy điện (PI) của khách hàng. Kết quả này tương đống với kết quả nghiên cứu của Mamun và cộng sự
(2020).
Kết quả nghiên cứu cho thấy giả thuyết H6, H8 được chấp nhận, kết quả nghiên cứu này giống với kết quả
nghiên cứa của Sia và Jose (2019). Vai trò trung gian của chuẩn mực cá nhân (PN) giữa nhận thức hậu quả (AC) và
ý định mua (PI) cũng giống với kết quả nghiên cứu của Ho và Wu (2021).
Các giả thuyết H5, H7 đều được chấp nhận với hệ số tác động tiêu chuẩn hóa lần lượt là 0.160 và 0.571. Kết
quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Ho và Wu (2021). Các giả thuyết H2, H3, H4 được chấp nhận với hệ
số hồi quy chuẩn hóa lần lượt là 0.021, 0.571, 0.076. Kết quả nghiên cứu này giống với kết quả của các nghiên cứu
của Ho và Wu (2021); Mamun và cộng sự (2020); Tanwir và Hamzah (2020).
Giả thuyết H9 được chấp nhận với hệ số chuẩn hóa 0.158. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của
Uddin và cộng sự (2023), cho rằng mức độ hoài nghi cao của người tiêu dùng có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa thái độ môi trường hoặc sản phẩm và hành vi mua hàng xanh.
5. Kết luận và hàm ý quản tri
5.1. Kết luận
Dựa vào phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình, thang đo, tiến
hành kiểm định và đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua xe máy điện của người tiêu dùng tại TP
HCM. Kết quả phân tích dữ liệu thông qua việc chạy PLS-SEM chứng tỏ rằng, các nhân tố “Thái độ” (ATT), “Nhận
thức kiểm soát hành vi” (PBC), “Chuẩn chủ quan” (SN), “Chuẩn mực đạo đức cá nhân” (PN), “Nhận thức hậu quả”
(AC), “Nghi ngờ xanh” (GS) và “Ý định mua” (PI) tác động cùng chiều với ý định mua hàng của người tiêu dùng
đang sinh sống tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định mua xe máy điện của
người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh và góp phần củng cố cơ sở lý luận của các nghiên cứu trước đây, cũng
như đóng góp một một mô hình mới vào lĩnh vực nghiên cứu về tình hình thực tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và
Việt Nam.
5.2. Hàm ý quản trị
Với kết quả nghiên cứu nêu trên, tác giả sẽ đề xuất các hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh xe máy điện nhằm tăng ý định mua sản phẩm này của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh.
Đầu tiên, nhà sản xuất và kinh doanh xe máy điện nên tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện chiến dịch
Marketing của họ nhằm tăng cường thái độ và nhận thức của người tiêu dùng cũng như người thân xung quan
họ đối với xe điện. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần gây ấn tượng với người tiêu dùng bằng cách thể hiện
được tính sáng tạo và độc đáo cũng như phong cách thiết kế xe máy điện của mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp
cần đưa ra các chiến lược chiêu thị phù hợp như đưa ra những chức năng và lợi ích mà xe máy điện mang lại
cho người sử dụng như tiết kiệm chi phí nhiên liệu, ít hư hỏng, thân thiện với môi trường… để người thân và gia
đình của khách hàng cũng có cái nhìn tích cực đối với xe máy điện. Đồng thời, việc thực hiện các chương tr ình
khuyến mãi và tạo chiến dịch tri ân khách hàng thân thiết sẽ thu hút nhiều sự quan tâm của người mua và có thể
kích thích sự quan tâm và lòng trung thành của khách hàng. Việc tổ chức các minigame trên các trang mạng xã
hội như Facebook, Zalo,… sẽ là một điểm cộng cho sự sáng tạo để lan tỏa thông điệp của sản phẩm đến khách
hàng và linh động cho việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Thêm vào đó, doanh nghi ệp cần cung cấp

463
KINH TẾ TUẦN HOÀN – KINH TẾ BỀN VỮNG – MARKETING XANH

đầy đủ thông tin về dung lượng pin, thương hiệu, nơi sản xuất, cấu tạo, tên sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, thông
điệp của xe máy điện cũng như là kiểm định và bảo hành định kì sản phẩm, tránh cung cấp quá nhiều thông tin
vì dễ khiến khách hàng cảm thấy bị đánh lừa tâm lý và không thể tập trung đánh giá chất lượng của xe máy
điện. Cuối cùng, ở cấp độ vĩ mô, Chính phủ cần xây dựng Luật, Thông tư, Nghị định nhằm khuyến khích sản
xuất và tiêu dùng xe máy điện, từ đó sẽ gia tăng định hướng sử dụng xe máy điện của người dân.
5.3. Hạn chế nghiên cứu
Thứ nhất là giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ được thực hiện ở khu vực Thành phố Hồ Chí
Minh. Vì vậy, trong tương lai nghiên cứu nên mở rộng hơn ở các khu vực khác như: khu vực đồng bằng song Cửu
Long hoặc toàn quốc, khi đó sẽ cho thấy được kết quả nghiên cứu được toàn diện phản ánh đúng thực tế nhằm đưa
ra những giải pháp, kiến nghị chính xác hơn. Thứ hai là hạn chế của phương pháp lấy mẫu nghiên cứu thuận tiện và
phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Nghiên cứu trong tương lai nên sử dụng nghiên cứu dọc và phương pháp lấy
mẫu theo phương pháp phù hợp để tăng tính chính xác. Thứ ba, vì việc nghiên cứu được thực hiện trong khoảng
thời gian ngắn, nên nhóm tác giả chưa đi sâu vào phân tích các biến trong mô hình nghiên cứu một cách chi tiết
nhất. Do đó, nghiên cứu trong tương lai nên mở rộng mô hình thông qua phân tích sâu vào vai trò trung gian của
chuẩn mực cá nhân trong mối quan hệ giữa thái độ về xe máy điện và hành vi mua xe máy điện. Cuối cùng, nghiên
cứu trong tương lai nên thêm vào các yếu tố tâm lý học trong mô hình nghiên cứu như: đạo đức, niềm tin hay yếu tố
khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human Decision Processes, 50(2),
179–211. https://doi.org/10.1016/0749-5978(91)90020-T
Al Mamun, A., Raihani, N., Universiti, Z., Kelantan, M., Hayat, N., Malaysia, U., Kampus, K., Chepa, P., &
Universiti, : (2020). Electric Scooter-An Alternative Mode of Transportation for Malaysian Youth.
https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-100232/v1
Asadi, S., Nilashi, M., Samad, S., Abdullah, R., Mahmoud, M., Alkinani, M. H., & Yadegaridehkordi, E. (2021).
Factors impacting consumers’ intention toward adoption of electric vehicles in Malaysia. Journal of Cleaner
Production, 282, 124474. https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2020.124474
Carley, S., Krause, R. M., Lane, B. W., & Graham, J. D. (2013). Intent to purchase a plug-in electric vehicle: A
survey of early impressions in large US cites. Transportation Research Part D: Transport and Environment,
18(1), 39–45. https://doi.org/10.1016/J.TRD.2012.09.007
Cohen, J. (2013). Statistical Power Analysis for the Behavioral Sciences. Statistical Power Analysis for the
Behavioral Sciences. https://doi.org/10.4324/9780203771587
Eriksson, L., Garvill, J., & Nordlund, A. M. (2008). Interrupting habitual car use: The importance of car habit
strength and moral motivation for personal car use reduction. Transportation Research Part F: Traffic
Psychology and Behaviour, 11(1), 10–23. https://doi.org/10.1016/J.TRF.2007.05.004
Fishbein, M. and Ajzen, I. (1975). Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction to Theory and
Research.
Goh, S. K., & Balaji, M. S. (2016). Linking green skepticism to green purchase behavior. Journal of Cleaner
Production, 131, 629–638. https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2016.04.122
Guagnano, G. A., Stern, P. C., & Dietz, T. (1995). Influences on Attitude-Behavior Relationships: A Natural
Experiment with Curbside Recycling. Environment and Behavior, 27(5), 699–718.
https://doi.org/10.1177/0013916595275005
Hair, J. F., Risher, J. J., Sarstedt, M., & Ringle, C. M. (2019). When to use and how to report the results of PLS-
SEM. European Business Review, 31(1), 2–24. https://doi.org/10.1108/EBR-11-2018-0203
Henseler, J., Ringle, C. M., & Sarstedt, M. (2015). A new criterion for assessing discriminant validity in variance-
based structural equation modeling. Journal of the Academy of Marketing Science, 43(1), 115–135.
https://doi.org/10.1007/s11747-014-0403-8
Ho, C. W., & Wu, C. C. (2021). Exploring Intention toward Using an Electric Scooter: Integrating the Technology
Readiness and Acceptance into Norm Activation Model (TRA-NAM). Energies 2021, Vol. 14, Page 6895,
14(21), 6895. https://doi.org/10.3390/EN14216895

464
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

IQAỉr. (2022). Các quốc gia ô nhiễm nhất thế giới năm 2022 - Xếp hạng PM2.5 | IQAir.
Joshi, Y., & Rahman, Z. (2015). Factors Affecting Green Purchase Behaviour and Future Research Directions.
International Strategic Management Review, 3(1–2), 128–143. https://doi.org/10.1016/j.ism.2015.04.001
Judge, M., Warren-Myers, G., & Paladino, A. (2019). Using the theory of planned behaviour to predict intentions to
purchase sustainable housing. Journal of Cleaner Production, 215, 259–267.
https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2019.01.029
Junior, S. S. B., da Silva, D., Gabriel, M. L. D. S., & Braga, W. R. de O. (2015). The Effects of Environmental
Concern on Purchase of Green Products in Retail. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 170, 99–108.
https://doi.org/10.1016/J.SBSPRO.2015.01.019
Lai, I. K. W., Liu, Y., Sun, X., Zhang, H., & Xu, W. (2015). Factors Influencing the Behavioural Intention towards
Full Electric Vehicles: An Empirical Study in Macau. Sustainability 2015, Vol. 7, Pages 12564-12585, 7(9),
12564–12585. https://doi.org/10.3390/SU70912564
Lavuri, R. (2022). Organic green purchasing: Moderation of environmental protection emotion and price sensitivity.
Journal of Cleaner Production, 368, 133113. https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2022.133113
Liu, L., & Suzuki, T. (2019). Quantifying e-bike applicability by comparing travel time and physical energy
expenditure: A case study of Japanese cities. Journal of Transport & Health, 13, 150–163.
https://doi.org/10.1016/J.JTH.2019.04.001
Madden, T. J., Ellen, P. S., & Ajzen, I. (1992). A Comparison of the Theory of Planned Behavior and the Theory of
Reasoned Action. Personality and Social Psychology Bulletin, 18(1), 3–9.
https://doi.org/10.1177/0146167292181001
Maichum, K., Parichatnon, S., & Peng, K. C. (2016). Application of the extended theory of planned behavior model
to investigate purchase intention of green products among Thai consumers. Sustainability (Switzerland),
8(10). https://doi.org/10.3390/SU8101077
Mamun, A., Raihani, N., Universiti, Z., Kelantan, M., Hayat, N., Malaysia, U., Kampus, K., Chepa, P., &
Universiti, : (2020). Electric Scooter-An Alternative Mode of Transportation for Malaysian Youth.
https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-100232/v1
Mohr, L. A., Eroǧlu, D., & Ellen, P. S. (1998). The Development and Testing of a Measure of Skepticism Toward
Environmental Claims in Marketers’ Communications. Journal of Consumer Affairs, 32(1), 30–55.
https://doi.org/10.1111/J.1745-6606.1998.TB00399.X
Murugan, M., & Marisamynathan, S. (2023). Mode shift behaviour and user willingness to adopt the electric two-
wheeler: A study based on Indian road user preferences. International Journal of Transportation Science and
Technology, 12(2), 428–446. https://doi.org/10.1016/J.IJTST.2022.03.008
Nguyễn Đình Thọ. (2014). Giáo Trình Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Trong Kinh Doanh (NXB Tài Chính
2014) - Nguyễn Đình Thọ_ 676 Trang - Tải xuống sách | 651-676 Các trang | PubHTML5.
Nordlund, A. (2009). Values, attitudes, and norms Drivers in the Future Forests context.
Nordlund, A. M., & Garvill, J. (2002). Value Structures behind Proenvironmental Behavior.
Http://Dx.Doi.Org/10.1177/001391602237244, 34(6), 740–756. https://doi.org/10.1177/001391602237244

Ru, X., Qin, H., & Wang, S. (2019). Young people’s behaviour intentions towards reducing PM2.5 in China:
Extending the theory of planned behaviour. Resources, Conservation and Recycling, 141, 99–108.
https://doi.org/10.1016/J.RESCONREC.2018.10.019
Sadiq, M., Adil, M., & Paul, J. (2023). Organic food consumption and contextual factors: An attitude–behavior–
context perspective. Business Strategy and the Environment, 32(6), 3383–3397.
https://doi.org/10.1002/bse.3306
Schwartz, S. H. (1977). Normative Influences on Altruism. Advances in Experimental Social Psychology, 10(C),
221–279. https://doi.org/10.1016/S0065-2601(08)60358-5
Shmueli, G., Sarstedt, M., Hair, J. F., Cheah, J. H., Ting, H., Vaithilingam, S., & Ringle, C. M. (2019). Predictive
model assessment in PLS-SEM: guidelines for using PLSpredict. European Journal of Marketing, 53(11),
2322–2347. https://doi.org/10.1108/EJM-02-2019-0189

465
KINH TẾ TUẦN HOÀN – KINH TẾ BỀN VỮNG – MARKETING XANH

Sia, S. K., & Jose, A. (2019). Attitude and subjective norm as personal moral obligation mediated predictors of
intention to build eco-friendly house. Management of Environmental Quality: An International Journal,
30(4), 678–694. https://doi.org/10.1108/MEQ-02-2019-0038/FULL/XML
Song, W., Huang, J., Zhong, M., & Wen, F. (2019). The impacts of nonferrous metal price shocks on the
macroeconomy in China from the perspective of resource security. Journal of Cleaner Production, 213, 688–
699. https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2018.12.037
Stern, P. C. (2000). New Environmental Theories: Toward a Coherent Theory of Environmentally Significant
Behavior. Journal of Social Issues, 56(3), 407–424. https://doi.org/10.1111/0022-4537.00175
Tabachnick, B. G. (2007). Experimental Designs Using ANOVA (2nd ed.).
Tanwir, N. S., & Hamzah, M. I. (2020). Predicting purchase intention of hybrid electric vehicles: Evidence from an
emerging economy. World Electric Vehicle Journal, 11(2). https://doi.org/10.3390/WEVJ11020035
Uddin, S. M. F., Khan, M. N., Faisal, M. N., & Kirmani, M. D. (2023). Demystifying the green purchasing behavior
of young consumers: Moderating role of green skepticism. Journal of Global Scholars of Marketing Science,
33(2), 264–284. https://doi.org/10.1080/21639159.2022.2163415
Văn Duẩn. (2020). Ô nhiễm môi trường ở mức báo động. Người Lao Động.
Yadav, R., & Pathak, G. S. (2017). Determinants of Consumers’ Green Purchase Behavior in a Developing Nation:
Applying and Extending the Theory of Planned Behavior. Ecological Economics, 134, 114–122.
https://doi.org/10.1016/J.ECOLECON.2016.12.019
Zhang, Y., Bai, X., Mills, F. P., & Pezzey, J. C. V. (2021). Examining the attitude-behavior gap in residential
energy use: Empirical evidence from a large-scale survey in Beijing, China. Journal of Cleaner Production,
295, 126510. https://doi.org/10.1016/J.JCLEPRO.2021.126510

466
View publication stats

You might also like