You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TẬP LỚN A2


HỌC PHẦN: CÔNG TÁC ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỂ 6: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ


SAO NHI ĐỒNG VÀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
CỦA VIỆC THÀNH LẬP SAO, LỚP NHI
ĐỒNG. TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG
SINH HOẠT SAO VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU CỦA SAO NHI ĐỒNG Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


MÃ SINH VIÊN: LỚP:
CHUYÊN NGÀNH:

Vĩnh Phúc, tháng 04 năm 2024

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TẬP LỚN A2


HỌC PHẦN: CÔNG TÁC ĐỘI
THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỂ 6: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ


SAO NHI ĐỒNG VÀ MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA
CỦA VIỆC THÀNH LẬP SAO, LỚP NHI
ĐỒNG. TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG
SINH HOẠT SAO VÀ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG
CHỦ YẾU CỦA SAO NHI ĐỒNG Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:


MÃ SINH VIÊN: LỚP:
CHUYÊN NGÀNH:

Vĩnh Phúc, tháng 04 năm 2024

2
BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

TNTP Thiếu niên Tiền Phong


RLĐV Rèn luyện đội viên
BCH Ban chỉ huy
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
ATGT An toàn giao thông

3
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
NỘI DUNG ................................................................................................................6
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SAO NHI ĐỒNG .......................................6
1. Khái niệm Sao nhi đồng ....................................................................................6
2. Những quy định chung về Sao nhi đồng, lớp nhi đồng ..................................6
2.1. Những quy định chung về Sao nhi đồng ...................................................6
2.2. Những quy định chung về lớp nhi đồng ....................................................6
II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP SAO NHI ĐỒNG ...........6
1. Mục đích .............................................................................................................6
2. Ý nghĩa ................................................................................................................7
III. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN HƯỚNG DẪN CHO MỘT SAO NHI ĐỒNG
THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC .........................................................................7
1.Hoạt động Đặt tên Sao, bầu trưởng Sao và lễ công nhận Sao ...........................7
1.1 Hoạt động Đặt tên Sao .....................................................................................7
1.2. Hoạt động Bầu trưởng Sao ............................................................................8
1.2.1. Mục đích, ý nghĩa .....................................................................................8
1.2.2. Diễn biến ....................................................................................................8
1.2.3. Những công việc cần chuẩn bị .................................................................8
1.3. Lễ công nhận Sao nhi đồng ............................................................................8
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa .....................................................................................8
1.3.2. Diễn biến ....................................................................................................8
1.3.3. Chuẩn bị ....................................................................................................9
1.4. Lưu ý khi tổ chức đặt tên Sao, bầu Trưởng Sao và lễ công nhận Sao
nhi đồng. ..............................................................................................................9
2. Các hoạt động sinh hoạt thường kì ......................................................................9
2.1. Hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng ................................................................9
2.2.Hoạt động sinh hoạt lớp nhi đồng ................................................................10
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG ........................11
1. Phân tích nội dung sinh hoạt Sao . ....................................................................11
2. Hình thức hoạt động theo chủ điểm của Sao nhi đồng. ...................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................12

4
LỜI MỞ ĐẦU
Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh quy định: nhi đồng là
những em có độ tuổi từ 6 đến 8 tuổi là lực lượng dự bị cảu đội thiếu niên tiền
phong Hồ Chí Minh. Tổ chức đội và đội viên có trách nhiệm, nhiệm vụ dẫn
dắt các em Sao nhi đồng cho đến tuổi thiếu niên và có đủ các điều kiện để
được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đây vừa là trách
nhiệm và cũng là vừa vinh dự của một thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là
nhiệm vụ quan trọng mà đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh được Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tin tưởng tin cậy và giao phó. Để biết
được sinh hoạt Sao nhi đồng có những quy định nào? Mục đích, ý nghĩa của
việc thành lập Sao nhi đồng? Hay nội dung, hình thức sinh hoạt Sao nhi đồng
là gì?,… Chúng ta sẽ đi phân tích chủ đề 6

5
NỘI DUNG
CHỦ ĐỂ 6: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SAO NHI ĐỒNG VÀ
MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP SAO, LỚP NHI
ĐỒNG. TỪ ĐÓ PHÂN TÍCH CÁC NỘI DUNG SINH HOẠT SAO VÀ
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA SAO NHI ĐỒNG Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC.

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ SAO NHI ĐỒNG


1. Khái niệm Sao nhi đồng
Sao nhi đồng là hình thức tập hợp các em nhi đồng từ 6 – 8 tuổi, tương đương
với lớp 1, 2, 3 trong trường tiểu học để hướng dẫn các em làm quen với sinh
hoạt tập thể, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan trò giỏi,
cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh.
2. Những quy định chung về Sao nhi đồng, lớp nhi đồng
2.1. Những quy định chung về Sao nhi đồng
- Mỗi Sao nhi đồng có tối thiểu là 5 em, có một phụ trách Sao và một trưởng
Sao.
- Phụ trách Sao là đội viên.
- Trưởng Sao do các bạn nhi đồng trong cùng một Sao bầu ra. Trưởng Sao giúp
phụ trách Sao quản lí Sao và tổ chức các hoạt động cho Sao.
- Mỗi Sao có một tên gọi và tên gọi của các Sao gắn với những đức tính tốt mà
các em phấn đấu. Ví dụ: “ Sao Đoàn kết”, “ Sao Vui vẻ”, “ Sao Chăm chỉ”, “
Sao Dũng cảm”, “ Sao Sạch sẽ”, “ Sao Học tốt”...
- Mỗi tuần các Sao sinh hoạt ít nhất là một lần dưới sự hướng dẫn của phụ trách
Sao.
- Mỗi tháng, các Sao nhi đồng trong cùng một lớp nhi đồng sinh hoạt lớp một lần
dưới sự hướng dẫn của phụ trách nhi đồng ( giáo viên chủ nhiệm lớp).
2.2. Những quy định chung về lớp nhi đồng
- Bao gồm các lớp 1, 2, 3 trong nhà trường tiểu học.
- Phụ trách lớp nhi đồng: gồm có 1 chi đội giúp đỡ và giáo viên chủ nhiệm phụ
trách lớp

II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC THÀNH LẬP SAO NHI ĐỒNG
1. Mục đích
- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động tập thể, kỹ năng giao tiếp.
- Nâng cao sự hiểu biết, tính nhạy bén, tính tập thể cho các em nhi đồng.

6
- Giúp đỡ nhi đồng thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan,
trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên thiếu niên tiền phong
Hồ Chí Minh.
2. Ý nghĩa
Mang ý nghĩa giáo dục cho các em phát triển toàn diện hơn. Nhi đồng được
giáo dục đạo đức:
- Uống nước nhớ nguồn, làm con ngoan trò giỏi, đoàn kết thân ái thương yêu
giúp đỡ bạn bè, chia sẻ với cộng đồng....
- Kỹ năng sống: phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước, kỹ năng sử dụng
điện an toàn, tiết kiệm, kỹ năng phòng tránh các bệnh ở trẻ em, kỹ năng tự vệ
bản thân.
- Thực hiện đúng ATGT ...
- Rèn luyện sức khỏe thông qua các trò chơi vận động.
- Tham gia sinh hoạt sao nhi đồng, các em dần quen với cách chăm làm, chăm
học, biết vui chơi những gì bổ ích nhất, lành mạnh nhất, các em biết yêu ca hát,
biết gìn giữ vệ sinh cá nhân, trường lớp, nơi công cộng, giữ gìn sách vở, đồ
dùng học tập, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ và phần nào biết tự lập cuộc
sống của mình.
- Thông qua công tác sinh hoạt sao nhi đồng, các Phụ trách sao rất tự tin, chủ
động khi tổ chức sinh hoạt sao. Các em nhi đồng thì gần gũi với mọi người biết
hoà mình vào tập thể, không còn nhút nhát, rụt rè, tham gia các hoạt động tích
cực hơn.
III. NHỮNG CÔNG VIỆC CẦN HƯỚNG DẪN CHO MỘT SAO NHI
ĐỒNG THỰC HIỆN TRONG NĂM HỌC
1.Hoạt động Đặt tên Sao, bầu trưởng Sao và lễ công nhận Sao
1.1 Hoạt động Đặt tên Sao
- Khi các em nhi đồng vào năm học ( 1 hoặc 2 tuần) thì tiến hành chọn tên
Sao.
- Mỗi Sao nhi đồng phải có tên gọi riêng để phân biệt với các Sao khác và Sao
lấy các đức tính tốt để đặt tên Sao nhằm nhắc các em quyết tâm rèn luyện để
xứng đáng với tên Sao của mình.
- Trước hết, phụ trách Sao cho các em nhi đồng thảo luận, lựa chọn tên Sao.
Cho các em biểu quyết chọn tên Sao của mình. Sau đó, phụ trách Sao cho các
em chơi trò chơi “Nhận Sao”, “Nhận phụ trách Sao”. Nhưng để những hoạt
động đặt tên Sao được diễn ra suôn sẻ thì những bạn đội viên phải chuẩn bị
rất kĩ việc hướng dẫn nhi đồng chuẩn bị một số câu chuyện, trò chơi, tập bài
hát truyền thống của nhi đồng và lời hứa của nhi đồng...

7
1.2. Hoạt động Bầu trưởng Sao
1.2.1. Mục đích, ý nghĩa: Nhằm chọn những em có đầy đủ các tiêu chuẩn để
điều hành và quán xuyến công việc.
1.2.2. Diễn biến
- Phụ trách Sao sẽ là người hướng dẫn các em trong quá trình bầu trưởng Sao:
+ Nêu lí do và sự cần thiết phải bầu trưởng Sao
+ Nêu một số tiêu chuẩn của một trưởng Sao: học khá, giỏi, ngoan, mạnh dạn,
hay giúp đỡ bạn bè, được các bạn yêu quý.
+ Cho các em xung phong (hoặc bầu trưởng Sao).
+ Sau khi bầu trưởng Sao xong, phụ trách Sao cho các em tập hát bài: Sao vui
của em. Cuối cùng cho các em tham gia một số hoạt động văn nghệ, chơi trò
chơi để hoạt động bầu trưởng Sao thêm sôi nổi.
1.2.3. Những công việc cần chuẩn bị
- Lựa chọn thời gian, địa điểm hợp lí, có thể vào những ngày có ý nghĩa trong
tháng 9, tháng học đầu tiên của các em nhi đồng lớp 1.
- Chuẩn bị lời dẫn chương trình ngắn gọn nhưng vui vẻ.
- Chuẩn bị sẵn tiêu chuẩn của trưởng Sao để hướng dẫn các em nhi đồng thảo
luận và bầu trưởng Sao.
- Chuẩn bị trước một số bài hát, trò chơi, dụng cụ vẽ tranh, ...
- Tìm hiểu năng lực của từng em trong sao của mình để có thể giao đúng người
đúng việc.
1.3. Lễ công nhận Sao nhi đồng
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa: Lễ công nhận Sao là hoạt động nhằm thừa nhận
các em được sinh hoạt trong một tổ chức của nhi đồng, là một thành viên
chính thức của Sao, từ đó giúp các em cảm thấy phấn khởi, vui vẻ khi được
tham gia những hoạt động của Sao và của lớp nhi đồng.
1.3.2. Diễn biến
- Chào cờ, hát Quốc ca và bài hát truyền thống của nhi đồng, đọc lời ghi nhớ
của nhi đồng.
- Tuyên bố lí do - giới thiệu đại biểu.
- Đọc tên từng Sao và danh sách các em nhi đồng trong từng Sao.
(Phụ trách Sao chuẩn bị sẵn hoa - phù hiệu).
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ( nếu có)
- Đại diện hội cha mẹ học sinh phát biểu và tặng quà.

8
- Hoạt động chào mừng: múa, hát, kể chuyện.
- Kết thúc buổi lễ.
1.3.3. Chuẩn bị
Để lễ công nhận Sao nhi đồng đạt kết quả tốt, BCH Chi đội cần:
+ Chuẩn bị đầy đủ các công việc sau: lời dẫn chương trình, phân công người
điều khiển buổi lễ (nên là một uỷ viên của BCH chi đội, phụ trách công tác nhi
đồng), danh sách các Sao, giấy mời, phù hiệu, trang phục...
+ Lễ công nhận Sao cũng cần trang trí lớp thật đẹp để gây ấn tượng cho các em
nhi đồng, trong đó phải có cờ Đội, ảnh Bác. Để buổi lễ diễn ra vui vẻ cần tập
luyện trước các hoạt động: văn nghệ, trò chơi...
1.4. Lưu ý khi tổ chức đặt tên Sao, bầu Trưởng Sao và lễ công nhận Sao
nhi đồng.
- Để các em biểu quyết tên Sao không nên để phụ trách Sao quyết định vì để
đảm bảo tính công bằng, dân chủ, khách quan và đảm bảo mong muốn của
các em.
- Việc đặt tên Sao có thể được tiến hành trước Lễ công nhận Sao nhi đồng.
- Tiến hành ở lớp 1 sau khi các đến trường 1-2 tuần
- Lễ công nhận Sao là hoạt động tập thể đầu đời của các em nên chúng ta cần
tổ chức chu đáo, trang trọng để gây ấn tưởng với các em. BCH liên đội chủ trì
nhưng kịch bản, các khâu sẽ do tổng phụ trách đội vì lúc này chưa thành lập
Sao, chưa biết giáo viên nào điều hành lớp.

2. Các hoạt động sinh hoạt thường kì


2.1. Hoạt động sinh hoạt Sao nhi đồng
- Khái niệm: một hình thức tập hợp các em Nhi đồng từ 6 - 8 tuổi để hướng dẫn
các em làm quen với sinh hoạt tập thể, rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng
đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, phấn đấu trở thành đội viên
Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Theo Điều lệ Đội, Sao nhi đồng sinh hoạt ít nhất 1 lần 1 tuần.
- Các bước thực hiện:
+Bước 1: Tập hợp Sao - điểm danh - kiểm tra vệ sinh - chuẩn bị.
+Bước 2: Sơ kết tuần
Từng nhi đồng báo cáo việc làm tốt và chưa tốt trong tuần.
+Bước 3: Hoạt động: múa hát, trò chơi, kể chuyện...
Tập nghi thức, nút trại, thủ công, vẽ...

9
+Bước 4: Nhận xét buổi sinh hoạt ( phụ trách Sao)
+Bước 5: Dặn dò buổi sinh hoạt sau ( phụ trách Sao)
- Chuẩn bị:
+Thiết kế sinh hoạt Sao và lời dẫn chương trình buổi sinh hoạt Sao.
+Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, kể chuyện... cho buổi sinh hoạt Sao.
+Chuẩn bị các cơ sở vật chất cần có cho buổi sinh hoạt Sao.
+Các nội dung được phân công phải được kiểm tra và hoàn thành trước khi diễn
ra buổi sinh hoạt Sao.
2.2.Hoạt động sinh hoạt lớp nhi đồng
- Khái niệm: Sinh hoạt lớp nhi đồng là hình thức sinh hoạt, vui chơi chung của
cac Sao trong một lớp, do BCH liên chi đội phụ trách lớp điều khiển
- Tổ chức vào cuối tháng, thời gian khoảng 40 phút.
- Các bước thực hiện
+Bước 1: Tập hợp các Sao, các Sao điểm danh, các trưởng Sao báo cáo sĩ số,
báo cáo các công việc chuẩn bị của Sao trong tháng.
+Bước 2: Hát bài truyền thống, hô lời ghi nhớ của nhi đồng.
+Bước 3: Sơ kết thi đua (từng Sao báo cáo việc làm tốt và chưa tốt)
+Bước 4: Hoạt động giao lưu giữa các Sao về: múa hát, trò chơi... (có thể thi
giữa các Sao, có thể tập nội dung đi thi cấp liên đội)...
+Bước 5: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét và phát thưởng ( nếu có)
+Bước 6: Giáo viên chủ nhiệm dặn dò buổi sinh hoạt sau.
- Chuẩn bị
+ GVCN và chi đội phụ trách Lớp nhi đồng cần phân công phụ trách Sao thiết
kế chương trình sinh hoạt lớp nhi đồng, viết lời dẫn chương trình.
+ Phân công các Sao nhi đồng tập luyện các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, trò
chơi...
+ Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học, các dụng cụ vui chơi, sắp xếp
chỗ ngồi, ghế ngồi, trang trí bảng, cây hoa (nếu có hái hoa trả lời câu hỏi).
+ Các nội dung cần được phân công kĩ càng, có kiểm tra đôn đốc trước khi diễn
ra buổi sinh hoạt Lớp nhi đồng thường kì, ...

10
III. NỘI DUNG, HÌNH THỨC SINH HOẠT SAO NHI ĐỒNG

1. Phân tích nội dung sinh hoạt Sao .


- Chương trình RLĐV hạng dự bị quy định 7 nội dung giáo dục nhi đồng: Kính
yêu Bác Hồ; Con ngoan; chăm học, trò giỏi; Vệ sinh sạch sẽ; Yêu Sao nhi đồng
và yêu Đội TNTP Hồ Chí Minh; Những điều cần biết khi ra đường; Noi gương
người tốt, làm việc tốt, là người bạn tốt.
- 7 nội dung là 7 nội dung gợi ý theo từng tháng và từ 7 nội dung trên sẽ triển
khai theo các chủ điểm.
Ví dụ:
+ “ Những điều cần biết khi ra đường”. Qua buổi sinh hoạt các em cần có lời
nói cử chỉ đẹp khi ra đường; phải ghi nhớ tên đường làng, ngõ xóm. Khi ra
đường luôn tuân thủ luật giao thông,….
+ Chủ điểm “ Bác Hồ kính yêu”. Qua buổi sinh hoạt các em cần biết một số
thông tin về Bác: ngày sinh, quê quán, bài hát nào liên quan đến bác,… Các em
phải biết học và làm theo lời Bác,….
2. Hình thức hoạt động theo chủ điểm của Sao nhi đồng.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi phong phú lành mạnh, độc đáo, mới mẻ, khơi
gợi sự hứng thú cho các em như tổ chức các hoạt động múa, hát, đọc thơ, hái
hoa dân chủ, diễn kịch, kể chuyện,….
- Hình thức sinh hoạt lồng ghép giáo dục kiến thức, đạo đức phù hợp với lứa
tuổi. Không nên lạm dụng quá nhiều hình thức nên lựa chọn các hình thức phù
hợp
- Ví dụ như chủ điểm “Bác Hồ kính yêu” có thể sử dụng hình thức hát, chơi các
trò chơi như hái hoa dân chủ, ai nhanh hơn,….

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Lê Duẩn, Công tác nhi đồng, Nxb Hà Nội, 2005.
2. Trường Lê Duẩn, Giáo trình công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh bồi dưỡng
giáo viên có trình độ Cao đẳng, Nxb Hà Nội, 2005.
3. Trường Lê Duẩn, Giáo trình công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh bồi dưỡng
cán bộ Đội, Nxb Hà Nội, 2005.
4. Trường Lê Duẩn, Hội trại và Trò chơi thiếu nhi, Nxb Hà Nội, 2005.
5. Trường Lê Duẩn, Phương pháp tổ chức hoạt động hát múa thiếu nhi, Nxb
Hà Nội, 2005.
6. Trường Lê Duẩn, Nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nxb Hà Nội, 2005.

12

You might also like