You are on page 1of 4

Câu 1: Giáo dục học là gì?

A. Khoa học nghiên cứu về quá trình giáo dục con người

B. Khoa học nghiên cứu về con người

C. Môn học về các chương trình giáo dục ở các bậc học

D. Quá trình giáo dục tổng thể

Câu 2: Đối tượng nghiên cứu của giáo dục học là gì?

A. Con người

B. Quá trình giáo dục

C. Hoạt động dạy và học

D. Quá trình dạy học

Câu 3: Tại sao nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt?

A. Vì giáo dục xuất hiện và phát triển cùng sự xuất hiện và phát triển của xã
hội loài người

B. Vì chỉ có trong xã hội loài người, giáo dục mới nảy sinh, hình thành, phát
triển và tồn tại vĩnh hằng

C. Vì truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội lịch sử là nét đặc
trưng cơ bản của giáo dục

D. Vì cả A,B và C

Câu 4: Giáo dục nảy sinh và phát triển trong trường hợp nào:

A. Trong quá trình học tập

B. Trong quá trình lao động sản xuất và trong đời sống con người

C. Trong quá trình dạy học

D. Cả A và C đều đúng
Câu 5: Nét đặc trưng cơ bản của giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội
là gì?

A. Truyền đạt những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người

B. Truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người

C. Truyền đạt và lĩnh hội nền văn hóa của xã hội loài người

D. Lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội loài người

Câu 6: Kinh nghiệm lịch sử xã hội là gì?

A. Các tri thức, kĩ năng, kĩ xảo lao động

B. Các chuẩn mực đạo đức

C. Các dạng hoạt động, giao lưu trong xã hội

D. Cả A,B và C

Câu 7: Nếu không có giáo dục thì loài người sẽ ra sao?

A. Không tồn tại với tư cách loài người

B. Không có tiến bộ xã hội

C. Không có học vấn, văn hóa, văn minh

D. Cả A, B và C

Câu 8: Khi nào còn loài người lúc đó còn giáo dục -> Thể hiện tính chất nào
của giáo dục?

A. Tính giai cấp

B. Tính vĩnh hằng

C. Tính nhân văn

D. Tính xã hội - lịch sử


Câu 9: Giáo dục hướng con người đến những cái hay cái đẹp, cái tốt, phát huy
những yếu tố tích cực trong mỗi con người nhằm phát triển và hoàn thiện nhân
cách mỗi con người. Đó là tính chất nào của giáo dục?

A. Tính giai cấp

B. Tính vĩnh hằng

C. Tính nhân văn

D. Tính xã hội - lịch sử

Câu 10: Thời kỳ cộng sản nguyên thủy: giáo dục mang tính đơn giản và tự
phát. Thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ: giáo dục truyền đạt bằng kinh nghiệm,
bằng lời nói. Thời kỳ xã hội phong kiến: giáo dục mang tính giáo điều. Thời kỳ
xã hội tư bản chủ nghĩa: giáo dục mang tính thông giáo, giải thích minh họa.
Giáo dục hiện đại ngày nay có đặc điểm là nêu vấn đề, chương trình hóa, cá
biệt hóa, công nghệ hóa... Đoạn trích trên thể hiện tính chất nào của giáo dục?

A. Tính giai cấp

B. Tính vĩnh hằng

C. Tính nhân văn

D. Tính xã hội - lịch sử

Câu 11: Chức năng kinh tế - sản xuất của giáo dục thể hiện rõ nhất thông qua
việc:

A. Nâng cao dân trí

B. Đào tạo nhân lực

C. Bồi dưỡng nhân tài

D. Cả A,B và C
Câu 12: Giáo dục tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội -> Giáo dục được coi là có
________ đối với xã hội.

A. Chức năng kinh tế - sản xuất

B. Chức năng chính trị - xã hội

C. Chức năng tư tưởng - văn hóa

D. Cả ba chức năng trên

Câu 13: Ý nào sau đây thể hiện chức năng kinh tế - sản xuất của giáo dục?

A. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực để tham gia vào quá trình lao động
sản xuất

B. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực để thay đổi vị trí xã hội

C. Trang bị cho thế hệ trẻ tri thức để góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội

D. Trang bị cho thế hệ trẻ năng lực cần thiết để nâng cao trình độ văn hóa xã
hội

You might also like