You are on page 1of 14

Chương 1: Các thông số ứng dụng tính toán, thiết kế thiết bị hoá học

Câu 1: Môn học cơ sở thiết kế và chế tạo máy hoá chất nhằm mục đích phục vụ giai đoạn
nào trong các bước thiết kế sau đây?
A. Hướng dẫn tính toán kỹ thuật cơ khí của chi tiết hoặc thiết bị
B. Hướng dẫn lên phương án chế tạo
C. Hướng dẫn thu thập các thông số công nghệ liên quan tới thiết bị
D. Cả A và B đúng
Câu 2: Khi thiết kế thiết bị hoá chất, cần căn cứ vào
A. Nhiệm vụ, môi trường làm việc, các đặc tính kỹ thuật của thiết bị
B. Các thông số của quá trình công nghệ, độ bền và độ ổn định của thiết bị
C. Các thông số tính toán
D. Cả A và B đúng
Câu 3: Khi thiết kế, chế tạo thiết bị hóa chất, nên dùng các chi tiết tiêu chuẩn nhằm mục
đích
A. Tiện lợi cho việc lắp ráp, sửa chữa
B. Dễ chế tạo
C. Rẻ tiền
Câu 4: Khi tính toán điều kiện ổn định cho máy và thiết bị hoá chất, cần phải xác định giá trị
tới hạn để đảm bảo
A. Thông số làm việc < Thông số tới hạn
B. Thông số làm việc > Thông số tới hạn
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 5: Các máy và thiết bị hoá chất khi thiết kế thoả điều kiện bền nhưng khi đưa vào sử
dụng một thời gian thì bị hư hỏng. Nguyên nhân là do
A. Không thỏa điều kiện ổn định
B. Thông số đặc trưng cho tính ổn định xấp xỉ thông số tới hạn
C. Thông số đặc trưng cho tính ổn định lớn hơn nhiều so với giá trị tới hạn
D. Cả A và B đúng
Câu 6: Kích thước cấu tạo của thiết bị hoá chất được lấy bằng
A. Kích thước tính toán
B. Kích thước cấu tạo đã được quy tròn
C. Kích thước tính toán + Kích thước bổ sung
D. Cả B và C đúng
Câu 7: Nhiệt độ làm việc là
A. Nhiệt độ của môi trường trong thiết bị đang thực hiện các quá trình công nghệ
đã định trước
B. Nhiệt độ cao nhất của môi trường trong thiết bị đang thực hiện các quá trình công
nghệ đã định trước
C. Nhiệt độ trung bình của môi trường trong thiết bị đang thực hiện các quá trình công
nghệ đã định trước
Câu 8: Nhiệt độ tính toán luôn cao hơn nhiệt độ làm việc
A. Đúng
B. Sai
Câu 9: Nhiệt độ tính toán của thành và các chi tiết thiết bị (được gia nhiệt bằng hơi nước đi
trong ống xoắn đặt trong dung dịch) là nhiệt độ lớn nhất của dung dịch đang thực hiện quá
trình công nghệ trong thiết bị
A. Đúng
B. Sai
C. Chỉ đúng khi nhiệt độ của dung dịch bé hơn 250 độ C
Câu 10: Khi đun nóng thành và các chi tiết thiết bị trực tiếp bằng gas thì nhiệt độ tính toán
của thiết bị được chọn là
A. Nhiệt độ gas đốt
B. Nhiệt độ môi trường bên trong thiết bị tiếp xúc với các chi tiết bị đốt nóng
C. Nhiệt độ môi trường cộng thêm 50 độ C và phải lớn hơn hoặc bằng 250 độ C
D. Nhiệt độ môi trường cộng thêm 50 độ C và phải bé hơn hoặc bằng 250 độ C
Câu 11: Cho thiết bị chứa dung dịch làm việc ở áp suất dư P. Áp suất tính toán của thiết bị
được chọn là P là
A. Đúng
B. Sai
C. Chỉ đúng khi áp suất thuỷ tĩnh của dung dịch bé hơn 5% áp suất
Câu 12: Ứng suất cho phép tiêu chuẩn dùng để tính toán các thiết bị chịu áp suất trong phân
bổ đều và chịu biến dạng
A. Kéo, nén, uốn
B. Xoắn, cắt
C. Cả A và B đúng
Câu 13: Khi kiểm tra độ bền các chi tiết của thiết bị, người ta dùng
A. Ứng suất cho phép
B. Ứng suất cho phép tiêu chuẩn
Câu 14: Hệ số hiệu chỉnh n trong công thức tính ứng suất cho phép được xác định theo
A. Mức độ độc hại, cháy nổ của nguyên liệu thực hiện quá trình trong thiết bị
B. Độ bền của vật liệu chế tạo thiết bị
C. Cấu trúc vật liệu chế tạo thiết bị
Câu 15: Hệ số bổ sung do ăn mòn hoá học C phụ thuộc vào
A. Tốc độ ăn mòn của môi trường làm việc trong thiết bị
B. Sự bào mòn của môi trường làm việc trong thiết bị
C. Sự cọ xát của nguyên liệu đang thực hiện quá trình trong thiết bị
Câu 16: Khi tính toán sức bền cho thiết bị hoá chất, cần ưu tiên xét loại ăn mòn nào sau
đây?
A. Ăn mòn bề mặt
B. Ăn mòn cục bộ
C. Ăn mòn giữa tinh thể
D. Ăn mòn ứng suất
Câu 17: Áp suất làm việc
A. Áp suất của môi trường trong thiết bị sinh ra khi thực hiện quá trình, (không) kể cả
áp suất tăng tức thời (khoảng 10% áp suất làm việc) trong thiết bị
B. Áp suất của môi trường trong thiết bị được dùng để tính toán thiết bị theo độ bền và
độ ổn định (áp suất tính toán)
C. Áp suất cực đại của môi trường trong thiết bị cho phép sử dụng (áp suất gọi)
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 18: Thông số áp suất ghi trên thân thiết bị là
A. Áp suất làm việc
B. Áp suất tính toán
C. Áp suất gọi
D. Áp suất thử
Câu 19: Để kiểm tra độ bền của thiết bị thì áp suất tính toán bên trong thiết bị phải thoả
A. [P] lớn hơn hoặc bằng P tính toán
B. [P] bé hơn P tính toán
Câu 20: Khi tính toán thiết bị dùng để chứa, chế biến khí, áp suất tính toán được chọn
A. Bằng áp suất khí
B. Bé hơn áp suất khí
C. Lớn hơn áp suất khí
Câu 21: Với một thiết bị chịu áp suất trong, giá trị của đại lượng nào sau đây là lớn nhất
A. Áp suất làm việc
B. Áp suất tính toán
C. Áp suất gọi
D. Áp suất thử
Chương 2: Ảnh hưởng của vật liệu lên cấu tạo thiết bị

Câu 1: Yếu tố quan trọng nhất đối với người kỹ sư công nghệ khi thiết kế thiết bị hoá chất là
A. Năng suất thiết bị
B. Tính năng thiết bị
C. Lựa chọn vật liệu chế tạo thiết bị
Câu 2: Các thiết bị hoá chất làm việc ở áp suất và nhiệt độ cao thì vật liệu chế tạo thiết bị
được chọn là
A. Thép thường
B. Composite
C. Vô cơ - ceramic
Câu 3: Khi chọn vật liệu chế tạo thiết bị, tính chống ăn mòn của vật liệu được ưu tiên xét
đến là vì
A. Đảm bảo tuổi thọ của thiết bị
B. Đảm bảo độ tinh khiết
C. Cả A và B đúng
Câu 4: Vật liệu thường được sử dụng trong ngành Kỹ thuật Hoá học là
A. Tất cả các vật liệu
B. Các vật liệu có khả năng chịu môi trường ăn mòn hoá học ở điều kiện nhiệt độ
và áp suất cao
C. Các vật liệu phi kim loại có nguồn gốc vô cơ
Câu 5: Khi chọn vật liệu chế tạo thiết bị, cần quan tâm xét đến tính chất nào sau đây?
A. Tính chống ăn mòn của vật liệu
B. Tính bền của vật liệu
C. Cơ tính, lý tính, tính chống ăn mòn, tính công nghệ và giá cả
Câu 6: Trong nhà máy sản xuất sulfuric acid, thiết bị hóa chất thường được chế tạo từ
A. Thép thường
B. Gang hợp kim
C. Chì
D. Thuỷ tinh
Câu 7: Thép chứa crom có đặc điểm
A. Tăng độ bền, độ dẻo, khả năng chịu được nhiệt và bền hoá học (tăng giòn chứ
không tăng dẻo, tăng dẻo là Ni, V)
B. Dễ hàn, chịu mài mòn tốt (tăng giòn nên khó hàn)
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Phụ lục: Note vật liệu
Gang là vật liệu đẳng hướng, chịu nén gấp 4 lần chịu kéo
- Chịu hoá chất (acid, base): gang hợp kim
- Chịu biến dạng lớn mà không vỡ: gang rèn
- Chịu tải trọng động: gang biến tính
Thép bền, dai, chịu tải trọng động, dễ đúc, hàn, cán, dập, cắt gọt
- Thiết bị hoá chất và nồi hơi: thép hợp kim thấp molipden
- Thiết bị trao đổi nhiệt, ống dẫn hơi: thép crom molipden
- Tăng dẻo/ tính dễ hàn: Ni, V
- Tăng cứng: W
- Tăng chịu nhiệt: Cr, Mo, Si
- Chống ăn mòn: Ni, Cr, Si, V
- Không gỉ: Cr, Mn, Si

Chương 3: Ảnh hưởng của phương pháp chế tạo lên cấu tạo thiết bị

Câu 1: Khi chế tạo các thiết bị hóa chất thì dùng phương pháp hàn
A. Hàn hồ quang điện
B. Hàn gió đá
C. Hàn Tir có khí Argon
D. Cả A và C đúng

Câu 2: Khi gia công chế tạo thiết bị hoá chất, các kiểu hàn thường dùng là
A. Giáp mối
B. Vuông góc
C. Chồng mí
D. Cả A và B đúng
Câu 3: Hàn tự động thường được thực hiện ở vị trí
A. Nằm ngang và thấp
B. Nằm ngang và cao
C. Thẳng đứng và thấp
D. Thẳng đứng và cao

Câu 4: Hệ số bền mối hàn là đặc trưng của


A. Độ bền của vật liệu đem hàn
B. Độ bền mối hàn
C. Công nghệ hàn
Câu 5: Để giảm ứng suất - biến dạng dư, trong kết cấu hàn cần phải
A. Tăng cường thể tích vật liệu bị đốt nóng
B. Bố trí các mối hàn chồng lên nhau
C. Bố trí các mối hàn không đối xứng qua trục thiết bị
D. Cả A, B và C sai

Câu 6: Khi gia công thiết bị, cần giảm thiểu tổng chiều dài mối hàn đến mức thấp nhất vì
A. Lý do kinh tế
B. Độ bền thiết bị
C. Tăng khả năng chống mài mòn
D. Cả A, B và C đúng
Câu 7: Có thể ghép nhiều chi tiết tại một điểm hàn được không?
A. Được
B. Không
Câu 8: Mối hàn đúng quy cách là mối hàn
A. Không được cắt ngang qua lỗ hoặc đoạn ống nối
B. Dễ kiểm tra và vệ sinh
C. Có các chi tiết phụ che phủ
D. Cả A và B đúng
Câu 9: “Dùng mối hàn để ghép 2 chi tiết bằng thép hợp kim cao lại với nhau thì bề dày 2 chi
tiết phải bằng nhau” là phát biểu
A. Đúng
B. Sai
C. Chỉ đúng với các chi tiết nhỏ

Câu 10: Khi hàn 2 chi tiết bằng thép thường và thép không gỉ, để tính chất không gỉ không bị
thay đổi thì nên
A. Hàn trực tiếp
B. Hàn có chi tiết trung gian bằng thép không gỉ
C. Hàn có chi tiết trung gian bằng thép thường
Câu 11: Khi ghép 2 chi tiết bằng mối hàn, để chất lượng mối hàn được tốt thì bề dày của 2
chi tiết đó phải
A. Khác xa nhau
B. Gần bằng nhau
C. Nếu bề dày khác nhau thì phải vát mép 2 chi tiết
D. Cả B và C đúng
Câu 12: Đối với thiết bị đúc thì kích thước cấu tạo phải
A. Được quy tròn trùng với kích thước chuẩn
B. Là số nguyên
C. Cả A và B đúng
D. Cả A và B sai
Câu 13: Gân trợ lực trong các thiết bị đúc nên
A. Có chiều cao lớn hơn từ 5-6 lần bề dày thân trở lên
B. Làm dài ra tận mép
C. Có dạng gân thẳng và bố trí gân ở phía chịu nén
D. Cả A và B đúng

Câu 14: Lợi thế của việc làm thiết bị có thêm gân hoặc cấu tạo dạng hộp là
A. Giảm trọng lượng và tăng độ bền mà không cần tăng bề dày
B. Tải trọng được phân bố đều trên thể tích lớn của vật liệu
C. Cả A và B đúng

Câu 15: So sánh giữa vật có kết cấu gân và kết cấu hộp thì
A. Kết cấu hộp dễ rót đầy hơn
B. Kết cấu gân dễ làm nguội hơn
C. Kết cấu hộp thích hợp với vật đúc bằng thép còn kết cấu gân thích hợp với vật đúc
bằng gang
D. Cả A, B và C đúng
Câu 16: Bề dày vật đúc trước khi gia công cơ được quyết định bởi
A. Độ lớn của vật đúc, vật liệu làm khuôn, khả năng điền đầy khuôn
B. Tốc độ làm nguội phôi, độ lớn của vật đúc, vật liệu làm khuôn
C. Độ nóng chảy của kim loại, khả năng điền đầy khuôn, độ lớn của vật đúc
D. Khả năng điền đầy khuôn, vật liệu làm khuôn, chiều dày gân hoặc tấm ngăn bên
trong vật đúc
Câu 17: Chỗ tiếp nối nhau giữa 2 thanh vuông góc trong thiết bị đúc cần phải
A. Có dạng vuông góc
B. Lượn tròn
C. Có dạng thẳng

Câu 18: Tốc độ làm nguội của phôi đúc phụ thuộc vào
A. Tỉ số giữa chiều dài và chu vi tiết diện ngang
B. Tỉ số giữa chiều dài và bề dày
C. Tỉ số giữa chu vi và tiết diện ngang
D. Tỉ số giữa thể tích và tiết diện ngang

Câu 19: Kích thước danh nghĩa N của vật đúc được xác định bởi
A. N = ⅓ (l+b+h)
B. N = ⅓ (2l+b+h)
C. N = ⅓ (l+2b+h)
D. N = ⅓ (l+b+2h)
Câu 20: Không nên đúc các vật liệu bằng gang có bề dày đến 50-60mm do
A. Tổ chức kim tương của nó bị thay đổi
B. Độ xốp rỗng tăng lên
C. Các hạt graphic tăng lên làm vật liệu giòn hơn
D. Cả B và C đúng

Câu 21: Cơ tính của sản phẩm đúc bằng gang, thép hay các hợp kim khác phụ thuộc vào
A. Thành phần hoá học
B. Tổ chức kim tương
C. Tốc độ làm nguội phôi
D. Cả A, B và C đúng

Chương 4: Thân thiết bị

Câu 1: Cùng thể tích thiết bị, loại thân thiết bị nào sau đây ít tốn vật liệu nhất
A. Hình trụ
B. Hình cầu
C. Hình lập phương
D. Hình nón
Câu 2: Khi gia công, chế tạo thân thiết bị hình trụ, hàn cần chú ý
A. Tổng chiều dài mối hàn là lớn nhất
B. Bố trí các mối hàn dọc thân không so le nhau
C. Cả A và B sai
D. Cả A và B đúng
Câu 3: Khi chế tạo thân trụ hàn cần chú ý
A. Đảm bảo đường hàn càng ngắn càng tốt
B. Chỉ hàn chồng mí
C. Nếu có lỗ thì khoan qua mối hàn để tăng độ bền
D. Cả A và B đúng
Câu 4: Để quyết định có nên tăng cứng cho lỗ trên thân thiết bị hay không thì cần căn cứ
vào yếu tố nào sau đây? (trang 161 HLV)
A. Điều kiện làm việc cho thiết bị
B. Đường kính lỗ
C. Số lỗ trên thân
D. Mục đích khoét lỗ

Câu 5: Khi hàn tự động để nối thân thiết bị với vỏng ống, ta cần phải
A. Vát mép thân thiết bị sau đó hàn với vỏ ống
B. Không cần vát mép thân thiết bị mà hàn ngay với vỏ ống
C. Khoét rãnh ở vỏ ống sau đó hàn thân thiết bị vào chỗ khoét đó
D. Cả A và C đúng
(tiêu chí: không dao kéo với thân thiết bị)

Câu 6: Để chế tạo thiết bị thùng khuấy có đường kính 500mm (mối hàn tạo thân thiết bị), ta
dùng phương pháp hàn nào sau đây?
A. Hàn tự động
B. Hàn tay
C. Cả A và B đúng
Câu 7: Cách thông dụng để hàn đoạn ống nối vào thân thiết bị là
A. Uốn mép đoạn đầu ống nối
B. Uốn mép lỗ ở thân thiết bị

Câu 8: Cho thiết bị thân trụ hàn, chứa dung dịch, làm việc ở áp suất khí quyển. Khi đó thân
thiết bị chịu tác dụng bởi
A. Áp suất khí quyển
B. Áp suất trong dưới cột áp thuỷ tĩnh
Câu 9: Cho thiết bị thân trụ hàn, chứa dung dịch, làm việc ở áp suất dư lớn hơn áp suất khí
quyển. Khi đó thân thiết bị chịu tác dụng bởi
A. Áp suất ngoài phân bố đều
B. Áp suất trong phân bố đều
Câu 10: Các thiết bị làm việc được đỡ trên tai treo có thân chịu tác dụng của
A. Trọng lượng bản thân thiết bị
B. Trọng lượng khối nguyên liệu bên trong thiết bị
C. Cả A và B đúng
Câu 11: Thân trụ rèn là loại thân có bề dày thoả
A. Dn/Dt > 1.1
B. Dn/Dt > 1.2
C. Dn/Dt > 1.3
D. Dn/Dt > 1.4

Chương 5: Đáy và nắp thiết bị

Câu 1: Khi chọn hình dáng nắp-đáy cần dựa vào


A. Nhiệm vụ nắp-đáy
B. Áp suất làm việc
C. Phương pháp chế tạo
D. Cả A, B và C đúng
Câu 2: Để khuếch tán làm thay đổi từ từ tốc độ chất lỏng hoặc chất khí nhằm mục đích giảm
bớt sức cản thuỷ lực, loại đáy thường dùng là
A. Nón
B. Cầu
C. Ellipse
Câu 3: Để phân phối tốt chất lỏng hoặc chất khí theo tất cả tiết diện của thiết bị, loại đáy
thường được dùng là
A. Phẳng
B. Cầu hoặc ellipse
C. Nón
D. Cả B và C đúng
Câu 4: Để tháp sản phẩm dạng rời hoặc chất lỏng có hàm lượng pha rắn lớn, loại đáy
thường dùng là
A. Nón
B. Cầu
C. Ellipse
Câu 5: Đối với thiết bị làm việc ở áp suất thường, để chế tạo đơn giản người ta thường
dùng loại đáy và nắp
A. Ellipse
B. Cầu
C. Nón
D. Phẳng
Câu 6: Đối với thiết bị làm việc ở áp suất lớn, ta dùng loại đáy và nắp
A. Phẳng
B. Cầu hoặc ellipse
C. Nón
D. Cả B và C đúng
Câu 7: “Lỗ ở đáy nắp làm việc với áp suất trong thì cần tăng cứng còn áp suất ngoài thì
không cần tăng cứng” là (trong tăng cứng, ngoài tăng cứng kỹ hơn)
A. Đúng
B. Sai
Câu 8: Khi bố trí lỗ ở đáy nắp với đường kính lỗ lớn hơn ½ đường kính đáy nắp thì lỗ này
cần phải
A. Uốn mép và không tăng cứng
B. Uốn mép và tăng cứng
C. Không uốn mép và không tăng cứng
Câu 9: Khi tính toán đáy, chọn chiều dày đáy bằng chiều dày thân
A. Đúng
B. Sai
Câu 10: Khi kiểm tra tính bền và ổn định cho đáy nắp, ta chọn chiều dày đáy nắp bằng với
chiều dày thân rồi kiểm tra bền
A. Đúng
B. Sai

You might also like