You are on page 1of 4

1. Nhãn của bao bì thực phẩm là gì ?

Nhãn của bao bì thực phẩm là nơi trình bày các thông tin chi tiết về thực phẩm chứa
đựng bên trong cùng với sự trình bày thương hiệu công ty sản xuất, hình ảnh và màu sắc
minh họa cho thực phẩm. Tất cả các thông tin trên nhãn phải trình bày đúng quy định.

Có hai loại nhãn thông dụng:


- Nhãn trực tiếp: được in trực tiếp lên bao bì

- Nhãn gián tiếp: nhãn được sản xuất rời, sau đó mới dán lên bao bì.

Ngoài nhãn chính một số sản phẩm còn có thêm nhãn phụ. Nhãn phụ của bao bì thực
phẩm là nơi ghi các thông tin chính theo qui định một cách ngắn gọn, thường không ghi
thương hiệu, không có hình ảnh và là phần phụ trợ giải thích cho nhãn hàng hóa của bao
bì sản phẩm, thường dùng nhãn ghi tiếng Việt Nam để giải thích cho nhãn hàng hóa các
sản phẩm ngoại nhập. Nhãn phụ có thể được gắn trên bao bì thực phẩm với kích thước
nhỏ hoặc được để rời với sản phẩm.

2. Nội dung ghi nhãn bắt buộc


2.1. Tên của thực phẩm
Tên gọi của thực phẩm phải thể hiện bản chất xác thực của thực phẩm đó. Tên gọi
phải cụ thể, không trừu tượng. Sử dụng tên gọi đã được xác định cho một thực
phẩm cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) hoặc văn bản pháp qui của nhà
nước. Chữ viết tên hàng hóa hay tên thực phẩm có chiều cao không nhỏ hơn 2mm.
Có thể sử dụng tên thông dụng kèm theo thuật ngữ miêu tả thích hợp về một đặc
điểm hay tính chất của thực phẩm để không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Ví dụ: “Thịt heo xông khối”, “Cá mồi sốt cà”, “Sữa tươi hương dâu”
2.2. Liệt kê thành phần cấu tạo
a. Phải liệt kê các thành phần của thực phẩm trên nhãn khi thực phẩm được
cấu tạo từ hai thành phần trở lên. Không ghi khi thực phẩm chỉ có một
thành phần.
Ví dụ: Trường hợp sản phẩm thực phẩm là đường, muối, bột ngọt thì trên
bao bì không có mục thành phần.
Tất cả các thành phần phải được liệt kê theo thứ tự giảm dần tính theo tỷ
lệ khối lượng của từng thành phần cấu tạo nên thực phẩm so với tổng khối
lượng thực phẩm tại thời điểm sản xuất thực phẩm đó.

b. Phải sử dụng tên gọi cụ thể đối với từng thành phần, không trừu tượng có
thể gây nhầm lẫn.

c. Thành phần là các chất phụ gia được ghi trên nhãn theo một trong hai
cách sau:
- Tên nhóm và tên chất phụ gia
- Tên nhóm và mã số quốc tế của các chất phụ gia, mã số được đặt trong
ngoặc đơn.
Ví dụ: Trong chế biến pho mát, khi dùng các chất tạo nhũ natri poly photphat và
dikali diphotphat, có thể ghi nhãn các chất đó trong bản thành phần của pho mát
theo hai cách như sau:
- Chất tạo nhũ: natri poly photphat và dikali diphotphat
hoặc
- Chất tạo nhũ (452i) và (450iv)

d. Ghi nhãn định lượng các thành phần


Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh vào sự hiện diện của một
hoặc nhiều thành phần đặc trưng có giá trị thì phải ghi tỷ lệ % thành phần đó
theo khối lượng tổng tại thời điểm sản xuất.
Nếu việc ghi nhãn thực phẩm nhằm nhấn mạnh đặc biệt hàm lượng thấp
của một hoặc nhiều thành phần thì ghi tỷ lệ % thành phần đó theo khối
lượng của nó chứa trong thành phần.
e. Ghi nhãn đối với thực phẩm dùng cho chế độ ăn kiêng.
f. Ghi nhãn giá trị dinh dưỡng của các thành phần thực phẩm.

2.3. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước

a. Hàm lượng tịnh phải được công bố trên nhãn ở nơi dễ thấy theo qui
định sau:
- Đối với thực phẩm sản xuất trong nước: nếu dùng hệ đơn vị đo lường khác
với đơn vị đo lường của nước Việt Nam và đơn vị đo lường quốc tế (SI) thì
phải ghi cả số đổi sang hệ đơn vị đo lường SI.
- Đối với thực phẩm sản xuất trong nước nhằm để xuất khẩu thì được ghi đơn
vị đo lường quốc tế hoặc đơn vị đo lường Anh, Mỹ.

b. Hàm lượng tịnh phải được ghi như sau:


- Theo đơn vị thể tích đối với thực phẩm dạng lỏng
- Theo đơn vị khối lượng đối với thực phẩm dạng rắn
- Theo đơn vị khối lượng hoặc thể tích đối với thực phẩm dạng sệt (nhớt)
Trường hợp thực phẩm trong một bao bì có nhiều hơn đơn vị cùng chủng loại,
thì số định lượng được ghi rõ: tích của số đơn vị và số khối lượng một đơn vị.
c. Đối với thực phẩm được bao gói ở dạng môi trường chất lỏng chứa
các thành phần rắn phải ghi khối lượng tịnh và khối lượng ráo nước.

2.4. Địa chỉ nơi sản xuất


Phải ghi cả tên và địa chỉ và số điện thoại của cơ sở sản xuất và cơ sở đóng
gói nếu hai cơ sở đó khác nhau. Địa chỉ bao gồm: số nhà, đường phố,
phường xã, quận (huyện), thị xã, thành phố (tỉnh).
2.5. Nước xuất xứ
Nước xuất xứ của thực phẩm phải được ghi trên nhãn theo qui định sau:
- Thực phẩm sản xuất trong nước phải ghi rõ “sản xuất tại Việt Nam”
- Thực phẩm nhập khẩu phải ghi rõ tên nước sản xuất, tên và địa chỉ công ty
nhập khẩu (ghi trên nhãn phụ bằng tiếng Việt được gắn trên bao bì thực
phẩm nhập khẩu).

3. Kết luận
Hiện nay tất cả các loại sản phẩm thực phẩm nói riêng, hàng hóa nói chung,
đều cần phải ghi nhãn hàng hóa đúng qui cách. Những hàng hóa ghi nhãn
đúng qui cách và thông tin về đặc tính hay thành phần thực phẩm một cách
chi tiết thường tạo được thế cạnh tranh cho sản phẩm một cách vững chắc
trên thị trường.

You might also like