You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN GHI NHÃN SẢN PHẨM - MANDATORY LABELLING OF

PREPACKAGED FOODS- Food Labelling-CODEX-2015


Thông tin bắt buộc
4.1 The name of the food- Tên thực phẩm
- Là tên gọi cụ thể của thực phẩm; đã được sử dụng trong Tiêu chuẩn Việt Nam
của hàng hóa đó và mô tả cụ thể bản chất, công dụng chính của thực phẩm.
- Trường hợp tên thực phẩm đã quá quen thuộc hoặc đã được Việt hóa thì có thể để
nguyên tên nước ngoài bằng tiếng Anh, tiếng theo hệ chữ tiếng La-tinh hoặc thêm tên
mặt hàng kèm tên chữ bằng tiếng nước ngoài (rượu Whisky, Bánh Snack, Bánh Pizza…),
hoặc chữ phiên âm ra tiếng việt (sủi cảo, Tàu vị yểu…).
- Loại hàng hóa có bao bì thương phẩm chứa nhiều loại sản phẩm khác nhau có thể
ghi tên chủng loại các hàng hóa kèm theo tên hiệu của nhà sản xuất (kẹo các loại
NESTLE, Bánh các loại LUBICO…) hoặc kèm theo tên thương mại của hàng hóa (bánh
mứt kẹo Đà Nẵng…).
- Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được nhà nước bảo hộ hoặc có giấy phép
chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hàng hóa, tên hàng hóa không phải ghi bằng tiếng
Việt trên phần chính của nhãn.
4.2 List of ingredients- Thành phần cấu tạo thực phẩm
a) Sản phẩm được làm ra từ hai loại nguyên liệu trở lên thì phải liệt kê tên các loại
nguyên liệu đó vào nội dung thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.
b) Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỉ
khối (% khối lượng).
c) Cách ghi tên các chất phụ gia thực phẩm là thành phần cấu tạo:
- Tên nhóm và tên chất phụ gia. Ví dụ: Chất bảo quản: Natri benzoat
- Tên nhóm và mã số quốc tế của chất phụ gia. Ví dụ: Chất bảo quản (211).
 Nếu chất phụ gia là “hương liệu”, “chất tạo ngọt”, “chất tạo màu” cần ghi thêm
“tự nhiên”, “nhân tạo” hay “tổng hợp”. Ví dụ: Chất tạo màu tổng hợp (124); Chất tạo
màu tổng hợp: Ponceau 4R
4.3 Net contents and drained weight- Định lượng thực phẩm
a) Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh (hoặc thể tích
thực, trọng lượng thực) của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.
b) Việc ghi định lượng của thực phẩm lên nhãn hàng hóa theo hệ đo lường quốc tế
SI (System International) tại phụ lục B. Nếu dùng hệ đơn vị đo lường thì phải ghi cả số
quy đổi sang hệ đơn vị đo luờng SI.
4.4 Name and address- Tên địa chỉ nhà sản xuất/ thương nhân chịu trách nhiệm
4.5 Country of origin- Xuất xứ thực phẩm
4.5.1 The country of origin of the food shall be declared if its omission would mislead or
deceive the consumer.
4.5.2 When a food undergoes processing in a second country which changes its nature,
the
country in which the processing is performed shall be considered to be the country of
origin for the purposes of labelling.
4.6 Nutrition facts -Chỉ tiêu chất lượng
a) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu gồm những chỉ tiêu quyết định giá trị sử dụng (giá
trị năng lượng và hàm lượng của các chất dinh dưỡng như), bảo đảm sự phù hợp và an
toàn đối với người tiêu dùng theo công dụng chính đã định trước của sản phẩm.
- Giá trị năng lượng được tính bằng KJ hay Kcal/100g hay 100ml
- Hàm lượng protein, carbohydrat và chất béo tính bằng g/100g hoặc 100ml
- Hàm lượng vitamin và chất khoáng tính theo đơn vị đo lường tiêu chuẩn
b) Đối với các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thành phần chất lượng chủ yếu
gồm: đạm, béo, đường…
c) Đối với sản phẩm có công dụng đặc biệt phải ghi các chỉ tiêu của các chất tạo
nên công dụng đó.
- Thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng: ghi tên, hàm lượng chất bổ sung. Chú
ý ghi rõ đối tượng sử dụng, liều lượng và cách sử dụng.
- Thực phẩm ăn kiêng: Ghi dòng chữ “ăn kiêng” liên kết với tên sản phẩm.
d) Việc lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu để ghi nhãn hàng hóa phụ thuộc
vào: bản chất của sản phẩm; thuộc tính tự nhiên của sản phẩm và mối quan hệ trực tiếp
đến công dụng chính và độ an toàn cần thiết của sản phẩm.
e) Trường hợp phân loại chất lượng: phải ghi lên nhãn hàng hóa các thông số kinh
tế, định lượng chỉ tiêu chất lượng chủ yếu. Ví dụ: nước mắm cao cấp 35 độ đạm.
Lưu ý: Sản phẩm nhóm phát triển bắt buộc phải có công bố giá trị dinh dưỡng (ước tính
dựa vào tỉ lệ khối lượng các thành phần nguyên liệu và giải thích rõ vì sao các giá trị dinh
dưỡng thực tế (được test) có thay đổi (giảm), mức độ thay đổi?
4.7 Date marking and storage instructions-Ngày sản xuất/ hạn sử dụng/thời hạn sử
dụng và Hướng dẫn bảo quản/tồn trữ
a) Ngày sản xuất gồm hai số chỉ ngày, hai số chỉ tháng, hai số chỉ năm (số chỉ năm
có thể ghi bốn chữ số) hoàn thành sản xuất hàng hóa đó. Ví dụ: Ngày sản xuất: 03.04.00,
hoặc – NSX: 03/04/2000, hoặc – NSX: 030400.
b) Hạn sử dụng (HSD) hoặc hạn bảo quản (HBQ) là số chỉ ngày, tháng, năm (cách
ghi như NSX) mà quá mốc thời gian đó hàng hóa không còn được bảo hành và không
được phép lưu thông trên thị trường.
c) Thời hạn sử dụng (THSD) hoặc thời hạn bảo quản (THBQ) là khoảng thời gian kể
từ ngày sản phẩm hoàn thành đến thời điểm mà hàng hóa không còn được bảo hành và
không được phép lưu thông trên thị trường.
- Có thể ghi hạn sử dụng theo 2 cách: - NSX + THSD (hoặc THBQ): NSX: 12/07/00
– THSD: 1 năm – HSD: 12/07/01.
Thực phẩm có bao gói, sử dụng quá 24 giờ đều phải có hạn sử dụng.

4.8 Instructions for use- Hướng dẫn sử dụng


-Có thể ghi trong tài liệu kèm theo thực phẩm. Hướng dẫn sử dụng có thể gồm:
+ Chỉ ra đối tượng, mục đích sử dụng, cách dùng hoặc cách chế biến.
+ Công thức, quy trình chế biến phù hợp mục đích đã định.
+ Điều kiện bảo quản: trong môi trường nào, nhiệt độ nào….. Thực phẩm có tính
chất sử dụng đơn giản, phổ thông không cần có hướng dẫn sử dụng bảo quản như nước
uống, đường, muối…
4.9 Cảnh báo an toàn
Thông tin có thể ghi thêm trên nhãn
Mã vạch
Mã QR code

Mã QR (đối với SP bắt buộc phải có hợp quy)

Và các thông tin khác nhằm giới thiệu quảng bá SP nếu có

You might also like