You are on page 1of 9

1.

Giới thiệu về công ty Lemonade:


Lemonade Cosmetics là thương hiệu mỹ phẩm trang điểm chuyên
nghiệp đầu tiên tại
Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và giá hợp lý dành cho phụ
nữ Việt. Tất cả sản
phẩm Lemonade đều đạt chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng tại Hàn Quốc, Việt
Nam và phân phối toàn quốc.
Ra mắt vào ngày 05/09/2018, Lemonade thuộc công ty Gena Thái Bình
Dương với ước mơ tạo nên một thế hệ tự tin và tràn đầy năng lượng,
Lemonade là thương hiệu mỹ phẩm đến từ Việt Nam, đem đến giải pháp trang
điểm dành riêng cho người Việt.
Thương hiệu được nghiên cứu bởi chuyên gia: Xuất phát điểm là
makeup artist chuyên nghiệp có gần 15 năm kinh nghiệm trong ngành, Quách
Ánh là một trong những chuyên gia trang điểm hàng đầu Việt Nam. Được mệnh
danh là “phù thủy trang điểm” đứng sau vẻ đẹp của hoa hậu Kỳ Duyên, siêu mẫu
Thanh Hằng, ca sĩ Tóc Tiên, ... Kết hợp cùng các chuyên gia đến từ các nhà máy
hàng đầu trong khu vực, Quách Ánh đã nghiên cứu và cho ra đời các dòng mỹ
phẩm đáp ứng tiêu chuẩn và kỳ vọng lớn của mình.
Lemonade nghĩa là nước chanh. Theo Quách Ánh giải thích, tên của
cô nàng khi viết
hashtag #quachanh thường bị đọc nhầm thành quả chanh. Chính vì vậy phù
thủy 9x quyết định đặt tên thương hiệu là Lemonade như thay cho lời cảm ơn
những cổ vũ, động viên của mọi người đã yêu thương mình
Sản phẩm:
Mỹ phẩm nghiên cứu cho người Việt: Trong nhiều năm làm nghề, Quách Ánh
luôn trăn trở bời các sản phẩm mỹ phẩm có trên thị trường chưa thực sự phù
hợp với người con gái Việt. Bởi vậy, khi bắt tay vào nghiên cứu Lemonade,
Ánh đã dành rất nhiều thời gian và công sức để tìm hiểu về đặc điểm khí hậu,
màu da, loại da, cấu trúc gương mặt của người Việt. Từ đó phát triển ra các
dòng sản phẩm kiềm dầu và lâu trôi phù hợp với tiết khí nóng ẩm hay các màu
sắc phù hợp với sắc da vàng người Việt Nam.
Hiện nay thương hiệu Lemonade có rất nhiều bộ sưu tập mỹ phẩm khác
nhau theo từng mùa, từng dịp đặc biệt với chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cấp và cải tiến. Trong đó thương hiệu có các loại mỹ phẩm trang điểm
như Cushion, các bộ sưu tập son môi, eyeliner, mascara, chì kẻ mày, bảng
mắt,.., đa dạng và cuốn hút.
Giá trị cốt lõi mà Lemonade muốn lan tỏa:
“When life gives you lemon, make Lemonade”
Đây là thông điệp mà Lemonade muốn gửi tới mọi cô gái: sẽ luôn có
cách giải quyết cho mọi vấn đề trong cuộc sống. Lemonade - một thương hiệu
mỹ phẩm trang điểm - luôn khẳng định vẻ đẹp của mỗi cô gái xuất phát từ bên
trong: ở tri thức, suy nghĩ tích cực và năng lượng vui vẻ, Lemonade mong
muốn truyền tải thông điệp “phụ nữ Việt Nam luôn luôn trẻ trung, cá tính,
thông minh nhưng cũng đầy sự quyến rũ” . Đó chính là năng lượng, là nguồn
động lực để các cô gái dễ dàng vượt qua khó khăn và chinh phục những mục
tiêu mới. Bởi chúng ta sinh ra không giống nhau và cũng không hoàn hảo, bạn
không cần gò ép bản thân vào những tiêu chuẩn đánh giá bên ngoài, hãy tập
trung phát triển bản thân mỗi ngày, để có thể biến những "điểm" không hoàn
hảo của bạn trở thành điểm mạnh, một điểm đặc trưng chỉ bạn mới có.
II. Phân tích thị trường
Nghiên cứu về ngành công nghiệp mỹ phẩm:
Đời sống của người Việt không ngừng được cải thiện cùng sự thay đổi nhận
thức về cái đẹp đã thúc đẩy nhu cầu làm đẹp của chị em tăng cao trong những
năm gần đây. Thị trưởng mỹ phẩm Việt Nam do đó đã phát triển nhanh chóng
với sự xuất hiện và phổ biến của hàng loạt những thương hiệu, nhãn hàng mỹ
phẩm từ cao cấp đến phổ thông, từ trong nước đến hàng ngoại nhập.
Theo số liệu của Công ty nghiên cứu thị trường AMR, quy mô thị trường
sản phẩm chăm sóc da tại Việt Nam là 989,7 triệu USD vào năm 2021 và dự
kiến sẽ là 1,922 tỷ USD vào năm 2027, đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm kép
CAGR là 11,7% từ năm 2021 đến năm 2027. Đồng quan điểm, nghiên cứu của
Statista cho biết, tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng mỹ phẩm toàn quốc tăng
40% từ 87 trong năm 2021 lên đến 124 trong năm 2022.
Theo khảo sát của Q&Me:
- Từ 25 - 32 tuổi: Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 33% sử dụng mỹ phẩm mỗi
ngày; 34% trang điểm vài lần/ tuần; 5% trang điểm 1 lần/ tuần; 27% dưới 1 lần/
tuần; và chỉ 1% còn lại không bao giờ trang điểm.
Nhóm tuổi này chi tiêu trung bình 700.000đ cho việc chăm sóc sắc đẹp mỗi
tháng
- Từ 33 - 39 tuổi: Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 21% sử dụng mỹ phẩm mỗi
ngày; 28% trang điểm vài lần/ tuần; 5% trang điểm 1 lần/ tuần; 37% dưới 1 lần/
tuần; và 9% còn lại không bao giờ trang điểm.
Chi tiêu trung bình trên tháng cho sản phẩm chăm sóc sắc đẹp mỗi tháng là
610.000đ
- Từ 40 tuổi trở lên: Tần suất sử dụng mỹ phẩm: 20% sử dụng mỹ phẩm
mỗi ngày; 29% trang điểm vài lần/ tuần; 3% trang điểm 1 lần/ tuần; 39% dưới 1
lần/ tuần; và 9% còn lại không bao giờ trang điểm.
Chi tiêu trung bình trên tháng cho sản phẩm làm đẹp là 590.000đ
=> Như vậy, độ tuổi từ 25 - 32 là nhóm khách hàng tiềm năng nhất bởi tần
suất sử dụng sản phẩm và mức độ “chịu chi” cho chăm sóc sắc đẹp đều đúng
đắn.
Tần suất chăm sóc sắc đẹp:
 Đối thủ cạnh tranh:
+ Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng
sản xuất một loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng
mục tiêu và cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Lực lượng này là yếu
tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành.
Thị trường son môi cạnh tranh rất gay gắt, với các đối thủ từ nội địa đến nước
ngoài với các loại son khác nhau như son kem, son tint, son thỏi,... Lòng trung
thành của khách hàng với mặt hàng này cũng tùy tâm lý của khách hàng vì có
những người mua đi mua lại một loại son, có người lại thích sự đa dạng. Đối
thủ nội địa trực tiếp của son Lemonade là son đến từ hãng Ofélia được thành
lập bởi beauty blogger Changmakeup với mức giá cũng ngang bằng và chất
lượng cũng không chênh lệch nhiều. Đối thủ đến từ các thương hiệu nước
ngoài vô số kể như Merzy, Romand, Espoir, BlackRouge, Bbia,... với mức giá
khác nhau nhưng lại có tiếng hơn sản phẩm của Lemonade, mẫu mã và bảng
màu cũng đa dạng hơn.
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp
có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Mối đe dọa của các đối thủ tiềm
ẩn không hề thấp khi với lượng vốn bỏ ra không quá lớn, rất nhiều người nổi
tiếng đang bỏ vốn để thâm nhập thị trường này, tiêu biểu có son M.O.I của Hồ
Ngọc Hà. Ngoài ra còn do chi phí chuyển đổi sang sản phẩm khác của khách
hàng thấp, lòng trung thành cũng không cao. Lemonade cần tập trung nâng cao
chất lượng và mẫu mã sản phẩm để ngăn chặn các đối thủ tiềm năng này.
III. ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG
 Khách hàng mục tiêu
 Giới tính : Chủ yếu nữ
 Độ tuổi: từ 18- 35 tuổi
 Thu nhập: trung bình- khá
 Nhóm đối tượng: trẻ trung ,năng động
 Nhu cầu : Muốn bản thân đẹp hơn phong cách và thời trang mà không tốn
quá nhiều thời gian -> chỉ cần một thỏi son thay đổi gương mặt. Yêu thích màu
sắc tươi tắn và đang tìm kiếm một sản phẩm son môi độc đáo. Có sở thích
trong việc tạo ra một phong cách trang điểm cá nhân và nổi bật. Đang tìm kiếm
sản phẩm son môi có chất lượng tốt và thời lượng lâu trôi. Muốn tìm kiếm sản
phẩm son môi không chứa các thành phần độc hại hoặc hương liệu nhân tạo.
 Hành vi khách hàng đối với sản phẩm Lemonade
Yếu tố cá nhân : Đây thường là những người phụ nữ trẻ từ 18 - 35 tuổi. Những
khách hàng này là học sinh sinh viên ít nhiều vẫn còn phụ thuộc tài chính hoặc
có thu nhập từ trung bình - khá. Họ quan tâm đến các yếu tố sau của son màu
sắc, chất son, độ bền màu. Thường họ sẽ quan tâm cao nhất đến màu son rồi
mới đến chất son và độ bền. Màu son phụ thuộc vào hình ảnh, phong cách của
khách hàng. Màu son đỏ phù hợp với phong cách trưởng thành, nữ tính , màu
hồng đất phù hợp với phong cách trẻ trung tự nhiên. Chất son các cô nàng châu
Á lựa chọn thường là loại không gây khô môi, tạo độ mềm cho môi. Những
người có tính cách mua nhanh nếu nhìn trúng thỏi nào họ sẽ mua luôn thỏi đó
còn những người mua chậm sẽ cân nhắc, so sánh giá, màu sắc, chất son giữa
các thỏi son.
 Yếu tố tâm lý : Khách hàng mua mỹ phẩm với mong muốn làm đẹp bản
thân, khiến mình rạng rỡ và đầy sức sống. Đây là một sản phẩm trang điểm
nổi bật, phù hợp cho những người yêu thích màu sắc và muốn tạo ra một
phong cách riêng biệt. Lý do khác có thể là muốn sưu tầm nhiều loại son
với mẫu mã và màu sắc khác nhau ngay khi loại son mới được tung ra.
Thêm vào đó là tâm lí đám đông khi thấy nhiều người sở hữu nên cũng
muốn có cho mình một thỏi như vậy. Và nhiều người cũng muốn ủng hộ
những sản phẩm nội địa. Khách hàng đang tìm kiếm sản phẩm son môi có
chất lượng tốt và thời lượng lâu trôi. Muốn tìm kiếm sản phẩm son môi
không chứa các thành phần độc hại hoặc hương liệu nhân tạo.
 Yếu tố văn hóa : Yếu tố văn hóa không ảnh hưởng đến sở thích làm đẹp của
người dùng .
o Yếu tố xã hội :Với mức giá 250.000 VND-300.000 VND cho một thỏi,
người mua sẽ thuộc tầng lớp trung bình. Yếu tố xã hội còn ảnh hưởng bởi
bạn bè hay gia đình ,người quen đã sử dụng mỹ phẩm và những hội nhóm
review sản phẩm , nhóm ngưỡng mộ các ngôi sao nổi tiếng , chương trình
quảng cáo trên mạng xã hội.

VI. Chiến lược marketing của Lemonade


Hợp tác với người nổi tiếng
Lemonade đã hợp tác cùng Fashionistar nổi tiếng hàng đầu Việt Nam
Châu Bùi ra mắt sản phẩm son Perfect Couple Lip Fashionistar. Châu Bùi vẫn
luôn là gương mặt đại diện cho KOLs Việt Nam trong lĩnh vực thời trang, và
được nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới ưu ái như Louis Vuitton,
Puma, Coach, Reebok, Converse, H&M... Châu Bùi đúng chất “nàng thơ của
son Fashionistar, cũng là hình ảnh hãng hướng tới cho sản phẩm: đẹp, thời
thượng và đầy cả tính. Mục tiêu của chiến dịch quảng cáo là đưa sản phẩm
cũng như thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, nâng tầm giá trị
thương hiệu với sản phẩm chất lượng, thời thượng. Với slogan "Mix & match
màu son thời thượng như một fashionista, son Fashionistar sẽ không chỉ tiếp
cận những khách hàng yêu thích make up, mà cả những người yêu thời trang.
Nội dung
Nền tản facebook và Instagram
Quảng cáo của son Fashionistar với hình thức online, tập trung nhất ở
Instagram và Facebook fanpage của Lemonade. Mở đầu với bài post bức ảnh
bóng người có dòng chữ “What's news?” và giveaway bằng cách trả lời đúng
câu hỏi về sản phẩm, gây hứng thú cho người xem c trên Instagram và
Facebook. Sau đó là chuỗi bài đăng thông báo về sự hợp tác của Lemonade và
Châu Bùi cho sản phẩm son Fashionistar cùng với đó là các thông tin về sản
phẩm như mẫu mã bảng màu bằng hình thức ảnh, video. Lemonade cũng có
livestream test và review son Fashionistar trên Facebook đồng thời với
minigame để người mua vừa có thể có trải nghiệm chân thực nhất 5 màu son
của Fashionistar, vừa có cơ hội sở hữu sản phẩm miễn phí
Ưu điểm

 Xây dựng uy tín

Mọi người gắn bó với người nổi tiếng yêu thích của họ và họ thường được
người hâm mộ tin tưởng. Nếu họ sử dụng sản phẩm của bạn, điều đó cho người
hâm mộ của họ thấy rằng đó là một sản phẩm đáng sử dụng và tạo dựng niềm
tin đối với thương hiệu của bạn. Nhìn thấy một người nổi tiếng gắn tên của họ
vào một sản phẩm cũng khiến người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm
của bạn. Người nổi tiếng sẽ có nguy cơ bị tổn hại danh tiếng nếu họ quảng cáo
cho một sản phẩm thiếu chất lượng.
 Làm cho thương hiệu của bạn nổi bật

Sử dụng một người nổi tiếng để đại diện cho bạn giúp phân biệt thương hiệu
của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Nó cũng có thể cải thiện khả năng nhớ lại
quảng cáo, khiến người tiêu dùng nhớ đến quảng cáo của bạn và thương hiệu
của bạn được kết nối với người nổi tiếng yêu thích của họ.

 Mở ra thị trường mới

Chọn đúng người nổi tiếng có thể mở rộng thương hiệu của bạn đến các thị
trường mới. Ví dụ: khi Nike muốn mở rộng từ việc chủ yếu tài trợ cho quần vợt
và điền kinh, họ đã hợp tác với Michael Jordan – và sự hợp tác này đã thành
công đến mức nó đã mở rộng thành công ty con của riêng mình.
Nhược điểm :

 Hình ảnh người nổi tiếng thay đổi

Khi bạn đăng nhập vào một người nổi tiếng để xác nhận thương hiệu của mình,
bạn đăng nhập vào mọi thứ đi kèm với họ. Mặc dù điều này thường có nghĩa là
thu hút một số cơ sở người hâm mộ của họ làm khách hàng, nhưng nó có thể
dẫn đến thảm họa nếu một vụ bê bối xảy ra. Một ví dụ nổi bật về điều này là
Tiger Woods vào năm 2009, khi có tin đồn về sự không chung thủy của anh ấy
và các thương hiệu bắt đầu bỏ anh ấy làm nhà tài trợ để tránh phản ứng dữ dội
từ người tiêu dùng. Nike đã không ngay lập tức cho anh ta làm nhà tài trợ và
kết quả là mất khách hàng.

 Họ có thể làm lu mờ thương hiệu của bạn

Nếu một người nổi tiếng quá nổi tiếng, sự nổi tiếng của họ có thể làm lu mờ
thương hiệu của bạn ngay lập tức. Nếu quảng cáo tập trung quá nhiều vào
người nổi tiếng, nó có thể làm giảm khả năng nhận diện thương hiệu trong tâm
trí người tiêu dùng. Điều này cũng có thể trở thành vấn đề nếu một người nổi
tiếng quảng cáo cho nhiều sản phẩm cùng lúc, vì họ có thể nhìn thấy người nổi
tiếng đó và liên tưởng người đó với một thương hiệu khác.

 Xác nhận là tốn kém

Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng để có được sự chứng thực của người nổi
tiếng thường đòi hỏi phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn. Pepsi đã quyết định
rằng nó đáng giá khi họ ký hợp đồng với Beyonce trị giá 50 triệu đô la trong 10
năm. xứng đáng với chi phí của sự chứng thực.
Biểu đồ “ Độ thảo luận son Fashionnitar trên các nền tản mạng xã hội “
(26/04/2021 - 26/05/2021)
Kết quả
Có thể nói rằng, sự hợp tác giữa Lemonade và Châu Bùi là cú bắt tay
“nâng bước thương hiệu”. Độ thảo luận trên các nền tảng mạng xã hội như
Facebook tăng cao. Chỉ tính riêng trên fanpage Facebook của Lemonade, chưa
nói đến các hội nhóm làm đẹp, lượt thảo luận đã là gần 115000 lượt. Và độ
quan tâm được thể hiện rõ nhất trên nền tảng Youtube với hơn 1 triệu 400
nghìn lượt.

Để GIÁ SỐ LẺ: Chiêu thức ĐÁNH LỪA THỊ GIÁC khách hàng

Lemonade định giá cho sản phẩm son Fashionistar là 299.000 VND,
một con số rất lẻ. Đây là một chiến lược rất thông minh bởi đây chính là cách
Apple làm “cháy hàng” Ipad chỉ với một phát biểu của Steve Jobs “Apple nên
bán iPad với giá bao nhiêu? 10.000 USD? 100.000 USD? Nhưng không, những
chiếc iPad này sẽ là của bạn với mức giá chỉ từ 499 USDI D

Bởi nếu bảng giá mà người bán đưa ra là một con số quá chẵn, khách
hàng sẽ thầm đánh giá rằng đây là một mức giá không thực sự chuyên nghiệp,
hoặc thậm chí cho rằng người bán đang cố tình làm tròn để ăn thêm Một nghiên
cứu về các thương vụ Mua bán và sáp nhập bởi hai chuyên gia Petri Hukkanen
và Matti Keloharju cho thấy những nhà đầu tư đưa ra giá “lẻ đến từng xu"
thường đạt được nhiều thỏa thuận hơn so với các đồng nghiệp đưa ra con số
chẵn tròn. Nghiên cứu này một lần nữa khẳng định một nguyên tắc tâm lý cho
rằng bộ não con người có xu hướng đề cao mức độ tin tưởng cho những con số
lẻ hơn là chẵn

Con người thường xuyên phỏng đoán rằng một chuyên gia nào đó đã
dày công nghiên cứu và vật óc để đưa ra con số lẻ kia. Ở khía cạnh còn lại, số
quá chân đồng nghĩa với việc người ra giá đang “chém gió", chỉ dựa trên hiểu
biết mơ hồ của mình để đưa ra một mức giá chung "

Ví dụ cụ thể là khuyến mãi

Trên gian hàng chính hãng của Lemonade trên xem Sora Shopee,
Lazada cũng như trang web bán hàng chính thức của hãng áp dụng chiến lược
giá mắn nước siêu kiếm... khuyến mại bằng cách định giá thấp và áp dụng
voucher giảm giá cho các đợt như Summer Sale 8/8,... với son Fashionistar
cũng như các combo bao gồm sản phẩm này. Chiến lược này giúp thúc đẩy bán
hàng, giúp khách hàng có cơ hội trải nghiệm sản phẩm với mức giá rẻ hơn bình
thường Tin rằng với chất lượng sản phẩm khách hàng sẽ càng tin tưởng hơn
vào thương hiệu cũng như uy tín của Lemonade

Chiến lược trọn gói

Ngoài việc bán lẻ, Lemonade còn bán son Fashionistar theo combo,
nghĩa là 2 son Fashionistar hoặc sản phẩm này cùng với một mặt hàng khác của
hãng như cushion, chì kẻ mày... Giá trị mà sản phẩm trọn gói mang lại là sự
thuận tiện khi thực hiện ít giao dịch hơn, tiết kiệm thời gian và cảm nhận được
giá trị gia tăng. Các chuyên gia marketing đồng ý rằng, mức độ mong muốn
của khách hàng sẽ tăng lên cùng mức độ chào bán sản phẩm trọn gói.

Chiến lược phân phối: rộng rãi khắp nơi, khách hàng dễ tiếp cận

-Phân phối trực tiếp hãng phân phối trực tiếp sản phẩm online trên
website chính thức của Lemonade, gian hàng của Lemonade trên Shopee,
Lazada, Tiki
- Phân phối giản tiếp: son Fashionltar cũng như các sản phẩm khác của
Lemonade đã có mặt tại hơn 500 điểm bán tại các hệ thống phân phối mỹ phẩm
như: Thegioiskinfood, Sammishop, Hasaki,... và nhiều hệ thống khác trên toàn
quốc

Đánh giá chiến lược:

Ưu điểm:

+ Tận dụng các sàn thương mại điện tử làm xu thế trong kinh doanh

+ Phân phối rộng rãi khắp toàn quốc, khách hàng dễ tiếp cận

Nhược điểm:
+ Khách hàng không xác định được chính xác mình đã mua hàng của ai,
vì chỉ nhìn được mặt người bán qua tấm hình đại diện.

+Khó khăn trong vấn đề tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng, khó làm
lên thương hiệu do hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến, sản phẩm
khách nhận được không đúng với quảng cáo, nhiều người còn bị lừa tiền.

V. Phân tích chiến lược quảng cáo hiện tại của Lemonade:

Đánh giá hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo hiện tại của công ty,
đánh giá về hình thức, phương tiện truyền thông và phương thức tiếp cận khách
hàng.
Theo các báo cáo trên trang web của Lemonade, công ty này đã triển
khai một chiến lược quảng cáo rất rõ ràng và phù hợp với đối tượng khách
hàng mà họ muốn nhắm đến. Với các sản phẩm chính là các dòng mỹ phẩm
chăm sóc da, chiến lược quảng cáo của Lemonade tập trung vào việc tạo ra các
bài viết, hình ảnh và video quảng cáo đẹp mắt, thu hút và hướng tới các đối
tượng khách hàng nữ từ 20 đến 35 tuổi, chủ yếu trên các nền tảng truyền thông
xã hội như Facebook, Instagram và YouTube.
Đánh giá về hiệu quả chiến lược quảng cáo của Lemonade trên thị
trường hiện nay, dựa trên một số thông tin công bố, chúng ta có thể thấy rằng
công ty này đã đạt được một số kết quả tích cực.
Ví dụ, số lượng người theo dõi trang Facebook chính thức của
Lemonade đã tăng lên hơn 150.000 người, và số lượng người theo dõi trên
Instagram của công ty cũng tăng đáng kể. Ngoài ra, Lemonade cũng đã thu hút
được sự quan tâm của một số blogger và influencer trong lĩnh vực làm đẹp,
giúp công ty có thêm tiếng nói trong cộng đồng mạng.

You might also like