You are on page 1of 4

Bài 1

ĐỊNH LUẬT BERNOULLI CHO DÒNG CHẢY

Mục đích: Vẽ đường năng và đường đo áp sau khi xác định các thành phần
trong phương trình Bernoulli bằng thí nghiệm.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Phương trình Bernoulli là phương trình năng lượng viết cho một đơn vị trọng
lượng chất lỏng. Phương trình Bernoulli đối với toàn dòng chất lỏng thực, không nén
được, chuyển động ổn định từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2 (hình vẽ 1) có dạng:

2 2
p1 α 1 v 1 p2 α 2 v2
z 1+ + =z 2 + + +hw
γ 2g γ 2g 1−2

Trong đó:
z1, z2 − năng lượng vị trí của dòng chảy ở tâm mặt cắt ướt 1-1 và 2-2 so với mặt
chuẩn 0-0 bất kỳ được gọi là vị năng đơn vị hay độ cao hình học.

Hình 1. Sơ đồ dòng chảy qua đoạn ống có kích thước khác nhau

 - trọng lượng riêng của chất lỏng


p1 , p2 – áp suất tại tâm mặt cắt 1-1 và 2-2.

1
p1 p2
, – áp năng của một đơn vị trọng lượng của chất lỏng do áp suất gây ra tại
γ γ
mặt cắt 1-1 và 2-2, gọi là áp năng đơn vị hay độ cao đo áp.
p1 p1
z 1+ , z 1+ – thế năng đơn vị cột áp thủy tĩnh tại mặt cắt 1-1 và 2-2.
γ γ
1, 2 – hệ số hiệu chỉnh động năng hay hệ số Coriolis tại mặt cắt 1-1 và 2-2.
v1, v2 – vận tốc trung bình tại mặt cắt 1-1 và 2-2.
2 2
α1 v 1 α1 v 1
, – động năng đơn vị hay độ cao vận tốc tại mặt cắt 1-1 và 2-2.
2g 2g
hw1-2 – tổn thất năng lượng đơn vị trong đoạn dòng chảy từ mặt cắt 1-1 đến 2-2.

MÔ TẢ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM

Thiết bị thí nghiệm được biểu diễn trên hình vẽ 2. Nước được cấp qua van cấp
vào bình điều tiết A và sẽ chảy qua ống thí nghiệm Bernoulli 1 sang bình điều tiết
B. Ở các bình điều tiết A và B mực nước được duy trì ổn định. Trên ống thí nghiệm
Bernoulli 1 có gắn các ống đo áp I, II, III, IV và V tương ứng với 5 mặt cắt đã chọn.
Đường kính của ống d1 = 2,7 cm; d2 = 2,1 cm. Dùng van 2 điều chỉnh vận tốc dòng
chảy qua ống thí nghiệm Bernoulli 1, trên lưu lượng kế 3 sẽ hiển thị giá trị lưu lượng
tương ứng với từng vận tốc của dòng chảy.

Hình 2. Sơ đồ ống thí nghiệm Bernoulli


A, B. Các bình chứa nước; 1. Ống thí nghiệm Bernoulli;
2. Van điều chỉnh lưu lượng; 3. Lưu lượng kế; I, II, III, IV và V. Các ống đo áp.

TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM

2
1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về phương trình Bécnuli đối với toàn dòng chất
lỏng thực, không nén được, chuyển động ổn định.
2. Làm quen với thiết bị thí nghiệm và thiết bị đo.
3. Mở van cấp để cấp nước cho các bình điều tiết A và B dưới sự hướng dẫn của
giáo viên hướng dẫn thí nghiệm thực hành và đợi đến khi các bình được cung cấp đủ
nước để có thể tiến hành thí nghiệm.
4. Mở van 2 để điều chỉnh vận tốc dòng chảy qua ống thí nghiệm Bernoulli
1. Ghi lại các giá trị lưu lượng Qi trên lưu lượng kế 3 và cao độ của các ống đo áp I,
II, III, IV và V trên các thước đo (tức là giá trị z i+ p i /γ )
5. Tiến hành thí nghiệm với năm giá trị vận tốc khác nhau.

XỬ LÝ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

1. Ghi các giá trị lưu lượng Qi hiển thị trên lưu lượng kế 3 vào cột [2] của bảng 1.
2. Ứng với mỗi giá trị lưu lượng Qi đo được nói trên ta tính được vận tốc trung
bình vi của dòng chảy tại các mặt cắt tương ứng theo công thức:
Qi 4 Q i
v i= =
S π d2
trong đó d − đường kính tiết diện mặt cắt của ống 1.
Ghi các giá trị tính được vào cột [3] của bảng 1.
2
α1 v 1
3. Từ các giá trị vi vừa tìm được ta tính các thành phần của phương trình
2g
2
α1 v 1
Bernoulli (ở đây, ta lấy αi = 1). Ghi các giá trị vào các cột [5], [8], [12], [16] và
2g
[20] tương ứng vào bảng 1
4. Theo cao độ của các ống đo áp I, II, III, IV và V ta xác định được trị số z i+ p i /γ tại
các mặt cắt tương ứng (xem hình vẽ 2) (Nếu chọn mặt chuẩn đi qua trục của ống thì
ta có zi = 0). Ghi các giá trị vừa tìm được vào các cột [4], [7], [11], [15] và [19]
tương ứng của bảng 1.
5. Các giá trị tổn thất cột áp ở các cột [9], [13], [17] và [21] trong bảng 1 được
phương trình Bernoulli ( Cần tính hw1-2 ở cột [9] ta lấy tổng giá trị cột [7] và cột [8] trừ
đi giá trị cột [4 và cột [5])
6. Từ số liệu ở bảng 1 và sơ đồ ống thí nghiệm Bernoulli (trên hình vẽ 2) vẽ đường
năng và đường đo áp.

3
Bảng 1- Kết quả thí nghiệm các thành phần trong phương trình Bernoulli

Ghi chú:
Để kết quả thí nghiệm có độ chính xác cao cần điều chỉnh van 2 sao cho
dòng chảy qua ống Bernoulli là dòng chảy rối.

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

So sánh tính đúng đắn của các đường năng và đường đo áp vẽ theo kết quả
thí nghiệm với lý thuyết.

You might also like