You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ




QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG


BÁO CÁO DỰ ÁN NHÓM
TOPIC 1: MARKETING AUTOMATION

Lớp học phần : COM3003_47K22.2

GVHD : Cô Phan Thị Nhung

Nhóm : 1.1

Sinh viên :

Tên Mã số sinh viên Đóng góp


Trương Nhật Quang 211124022242 16.67%
Trần Thị Mỹ Linh 211124022225 16.67%
Trần Văn Hà 211124022213 16.67%
Nguyễn Văn Thịnh 211124022247 16.67%
Võ Nguyễn Minh Thư 211124022248 16.67%
Hồ Bảo Phương Anh 211124022202 16.67%
1

MỤC LỤC

I. Tổng quan về Marketing Automation (MA): ......................................................................... 2


1. Khái niệm: ...................................................................................................................... 2
2. Lợi ích: ........................................................................................................................... 2
3. Chức năng: ..................................................................................................................... 3
3.1. Quản trị chiến lược marketing tổng thể: ..................................................................... 3
3.2. Quản lý chiến dịch email marketing:.......................................................................... 3
3.3. Marketing sự kiện và marketing kích hoạt: ................................................................. 4
3.4. Telemarketing: ......................................................................................................... 4
II. Xây dựng chiến dịch Marketing Automation trong thực tế: .............................................. 5
1. Tổng quan về phần mềm MISA AMIS aiMarketing: ........................................................ 5
1.1. Giới thiệu MISA AMIS aiMarketing: ............................................................................... 5
1.2. Ưu điểm, nhược điểm của phần mềm: .............................................................................. 6
1.3. Bốn giai đoạn chính trong quy trình tự động hoá: ............................................................. 7
2. Tổng quan chiến dịch: ....................................................................................................10
3. Quy trình triển khai chiến dịch: ......................................................................................11
4. Đo lường và đánh giá kết quả chiến dịch: ........................................................................17
5. Đề xuất giải pháp: ..........................................................................................................20
III. Kết luận: .......................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................22

1
2

I. Tổng quan về Marketing Automation (MA):


1. Khái niệm:
Marketing Automation (MA) là việc ứng dụng các công nghệ để hỗ trợ cho nhân viên và
nhà quản trị marketing trong việc đạt được các mục tiêu liên quan đến công việc của họ
hay nói cách khác MA đề cập đến việc sử dụng phần mềm tự động hoá trong quá trình
làm marketing của doanh nghiệp.
2. Lợi ích:
Marketing automation được thiết kế để đảm nhận và tối ưu các đầu việc của Marketing
được hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ, giúp phòng marketing tiết kiệm được
một phần thời gian mà không ảnh đến chất lượng công việc, từ đó giúp đạt mục tiêu
nhanh hơn. Cụ thể:
• Nâng cao hiệu suất và năng suất marketing: Bằng cách tự động hoá các quy trình
marketing thủ công mang tính lặp lại, công ty có thể kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.
Sử dụng hệ thống tự động hóa giúp loại bỏ sự phụ thuộc vào công việc thủ công và
các quy trình không đồng nhất, từ đó tăng cường hiệu suất một cách đáng kể. Các
doanh nghiệp có thể phát triển các quy trình hoạt động một cách mượt mà và hiệu
quả, mà không cần phải dựa vào kinh nghiệm của mỗi nhân viên marketing. Đồng
thời, marketing automation còn giúp công ty triển khai hàng chục, thậm chí hàng
ngàn chiến dịch và sự kiện thông qua nhiều kênh cùng một lúc.
• Hệ thống học hỏi tối ưu hơn: MA giúp ứng dụng được marketing vòng lặp khép kín.
Trong ngữ cảnh này, "marketing vòng lặp khép kín" đề cập đến việc áp dụng một chu
trình liên tục của các hoạt động marketing: từ việc thu thập dữ liệu và phân tích, đến
việc triển khai chiến lược, đo lường kết quả và sau đó là việc tối ưu hóa chiến lược
dựa trên những học được từ kết quả trước đó. Điều này tạo ra một chu trình liên tục
của việc học hỏi và cải thiện, giúp cho chiến lược marketing ngày càng được tinh
chỉnh và hiệu quả hơn.
• Cải thiện trách nhiệm giải trình cho các chi tiêu marketing: MA cung cấp dữ liệu/báo
cáo phân tích có chất lượng để đánh giá kết quả từ các hoạt động marketing, nâng cao
tính minh bạch trong việc đo lường chỉ tiêu của công ty.

2
3

• Nâng cao khả năng đáp ứng: Các chức năng của MA giúp công ty phản hồi theo thời
gian thực đối với các cơ hội vừa mới được phát hiện giúp phản ứng nhanh đối với thị
trường đầy biến động.
• Cải thiện trải nghiệm và gắn kết hơn với khách hàng: Khách hàng nhận được các
thông điệp truyền thông và thông tin xúc tiến một cách cá nhân hoá và vào các thời
điểm thích hợp. Khách hàng sẽ cảm thấy được nhận diện mạnh mẽ hơn về khía cạnh
hành vi và cảm xúc.
3. Chức năng:
3.1. Quản trị chiến lược marketing tổng thể:
Quản lý chiến dịch bao gồm việc áp dụng công nghệ để đề xuất các chiến lược cá nhân
hóa cho khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng thông qua các phương tiện truyền thông và
xúc tiến ở từng giai đoạn của quá trình tiếp xúc với khách hàng, dựa trên sự tương tác của
họ. Các yếu tố chính của việc quản lý chiến dịch bao gồm:
• Dòng công việc: Bằng việc sử dụng marketing tự động, có thể thiết lập các quy
trình tự động để gửi email chào mừng cho khách hàng mới hoặc nhắc nhở khách
hàng về các chương trình giảm giá.
• Phân đoạn thị trường mục tiêu: Sử dụng dữ liệu khách hàng để phân loại họ theo
độ tuổi, giới tính hoặc địa lý.
• Tùy chỉnh cá nhân hoá: Tận dụng thông tin cá nhân như tên của khách hàng trong
các email marketing hoặc điều chỉnh các sản phẩm được đề xuất dựa trên sở thích
cá nhân.
• Thực thi tự động: Tự động hóa các bước tiếp cận khách hàng, cung cấp lời
khuyên sản phẩm và cập nhật thông tin khách hàng để thực hiện chiến dịch
marketing một cách hiệu quả hơn.
• Đo lường hiệu quả: Sử dụng công nghệ marketing để đo lường tỷ lệ chuyển đổi và
phản hồi từ khách hàng để đánh giá hiệu suất của chiến dịch.
• Mô hình hóa: Sử dụng tự động hóa để phát triển các mô hình dự đoán và tạo ra
các kịch bản quyết định dựa trên dữ liệu khách hàng.
• Báo cáo: Cung cấp báo cáo về hiệu quả của chiến dịch marketing để đánh giá và
cải thiện kết quả, bao gồm thông tin về doanh thu, chi phí và tỷ lệ chuyển đổi.
3.2.Quản lý chiến dịch email marketing:

3
4

• Chiến dịch email marketing là một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số mà tổ chức sử
dụng email để gửi thông điệp quảng cáo, thông tin sản phẩm/dịch vụ, tin tức, ưu
đãi hoặc nội dung giá trị đến một nhóm người nhận cụ thể.
• Mục tiêu của chiến dịch này là tương tác với khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng,
tạo ra sự quan tâm, tăng cường thương hiệu, tăng doanh số bán hàng hoặc thúc
đẩy hành động cụ thể từ phía người nhận, như việc mua hàng, đăng ký dịch vụ,
hoặc truy cập trang web.
• So với các phương tiện tiếp thị truyền thống như quảng cáo trên giấy tờ hoặc
truyền hình, email marketing thường có chi phí thấp hơn đáng kể.
• Chiến dịch email marketing thường được xây dựng dựa trên phân tích dữ liệu
khách hàng để tùy chỉnh nội dung và thông điệp, cũng như để theo dõi và đo
lường hiệu suất của chiến dịch.
3.3.Marketing sự kiện và marketing kích hoạt:
Marketing sự kiện là việc sử dụng các hoạt động liên quan đến sự kiện để tương tác
với khách hàng và đạt được các mục tiêu marketing nhất định.
Chiến dịch marketing sự kiện thường được khởi phát dựa trên hành vi khách hàng
hoặc những điều kiện bối cảnh cụ thể, điều này có thể bao gồm tổ chức các sự kiện
bán hàng, xác định cơ hội bán hàng chéo hoặc tạo ra sự lan truyền tích cực thông qua
truyền miệng.
Mục đích của marketing sự kiện là kích thích phản ứng tích cực từ phía khách hàng
thông qua việc tham gia và tương tác trong các hoạt động sự kiện.
3.4.Telemarketing:
Telemarketing là một phương pháp tiếp thị và quảng cáo mà công ty sử dụng để tiếp
cận và tương tác với khách hàng thông qua cuộc gọi điện thoại. Trong telemarketing,
các nhân viên bán hàng hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện trực tiếp đến
khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thúc đẩy các
hoạt động kinh doanh khác. Đối với một số người, telemarketing có thể là một
phương tiện hiệu quả để tiếp cận khách hàng, trong khi đối với người khác, nó có thể
gây ra sự phiền toái và không hài lòng.
Telemarketing có 2 hình thức:

4
5

• Inbound Telemarketing: Đây là khi nhân viên bán hàng hoặc chăm sóc khách
hàng tiếp nhận cuộc gọi từ khách hàng. Trong trường hợp này, khách hàng gọi
đến để hỏi thông tin về sản phẩm, đặt hàng hoặc yêu cầu hỗ trợ từ công ty. Nhân
viên telemarketing sẽ trực tiếp phục vụ và giải quyết các nhu cầu của khách hàng.
• Outbound Telemarketing: Đây là khi nhân viên bán hàng hoặc chăm sóc khách
hàng thực hiện cuộc gọi điện đến khách hàng. Trong trường hợp này, nhân viên
gọi điện để quảng cáo sản phẩm, thực hiện bán hàng, thăm hỏi khách hàng hoặc
thu thập thông tin thị trường.
• Ngoài ra, một số trung tâm dịch vụ khách hàng có thể thực hiện cả hai chức năng
inbound và outbound. Điều này có nghĩa là họ không chỉ tiếp nhận cuộc gọi từ
khách hàng mà còn thực hiện cuộc gọi điện đến khách hàng để quảng cáo, bán
hàng hoặc cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Việc kết hợp cả hai hình thức này giúp tối ưu
hóa việc tương tác với khách hàng và nâng cao hiệu quả của hoạt động
telemarketing.
II. Xây dựng chiến dịch Marketing Automation trong thực tế:
1. Tổng quan về phần mềm MISA AMIS aiMarketing:

1.1. Giới thiệu MISA AMIS aiMarketing:

Phần mềm MISA AMIS aiMarketing là bộ công cụ Marketing Automation hợp nhất
trên một nền tảng hỗ trợ cho marketers có công cụ làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, đo
lường chính xác hiệu quả các hoạt động marketing & tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.

Báo cáo tự động trong AMIS aiMarketing

5
6

Giá phần mềm AMIS aiMarketing tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng dung lượng và ngân
sách của từng doanh nghiệp. Gói rẻ nhất chỉ từ 741.667/tháng cho 60.000 email, 10.000
liên hệ lưu trữ.

1.2. Ưu điểm, nhược điểm của phần mềm:

Ưu điểm của phần mềm:


• Dễ sử dụng và tiếp cận: Giao diện thân thiện, dễ hiểu, giúp người dùng nhanh
chóng làm quen và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả. Và là phần mềm của
Việt Nam nên rất dễ dàng để tiếp cận.
• Tính linh hoạt và tùy biến cao: Có khả năng tùy chỉnh để phù hợp với nhiều loại
hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp nhỏ đến lớn.
• Hỗ trợ khách hàng tận tình: MISA có dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp,
giúp người dùng giải đáp thắc mắc và xử lý vấn đề nhanh chóng.
• Được trải nghiệm dùng thử miễn phí 14 ngày đối với những tài khoản mới, rất
hữu ích đối với những doanh nghiệp muốn trải nghiệm thử phần mềm mà không
tốn tiền.
Nhược điểm của phần mềm:
• Phần mềm này có liên kết nhiều với các phân hệ khác của hệ sinh thái Misa như
Misa CRM nên muốn khai thác tối đa tiềm năng của marketing automation thì cần
phải có sự cài đặt kỹ lưỡng từ giai đoạn ban đầu, và việc cài đặt này vẫn còn phức
tạp vì quá nhiều quy trình thiết lập.
• Phần mềm chưa có cộng đồng người dùng nhiều, do đó các vấn đề phát sinh khi
sử dụng thì không có kênh nào để hỏi đáp giữa các người dùng với nhau.

6
7

1.3. Bốn giai đoạn chính trong quy trình tự động hoá:

Phần mềm tự động hóa thông qua 4 giai đoạn chính gồm thu hút, nuôi dưỡng, chuyển đổi
khách hàng và đo lường hiệu quả hoạt động.
• Thu hút (Attract):
➢ Giai đoạn này tập trung vào việc thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng và
làm cho họ quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
➢ Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm tạo nội dung hấp dẫn thông qua các
Landing Page, Banner, Poster,... Tạo form để thu nhập dữ liệu từ những khách
hàng tiềm năng và sử dụng nút CTA (Call to action) để kêu gọi mọi người thực
hiện hành động quan tâm tới doanh nghiệp như “Đăng ký ngay”, “Tìm hiểu
ngay”,... Đồng thời kết hợp với việc sử dụng email marketing để tiếp cận và thu
hút khách hàng hiệu quả hơn.
• Nuôi dưỡng (Nurture):
Sau khi thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, giai đoạn này tập trung vào việc
nuôi dưỡng mối quan hệ với họ.
Các hoạt động trong giai đoạn này có thể bao gồm việc cung cấp thêm thông tin về
sản phẩm hoặc dịch vụ của phía doanh nghiệp, cung cấp nội dung giáo dục, tự động
hóa email theo chuỗi thời gian. Tại phần mềm này thì sẽ được cụ thể hoá thành các
hành động sau:
➢ Event Tracking (Theo dõi sự kiện):
o Hoạt động này bao gồm việc theo dõi các sự kiện và hành vi của người dùng
trên các kênh tương tác của phía doanh nghiệp.

7
8

o Các sự kiện có thể bao gồm việc click vào các liên kết, điền vào biểu mẫu,
xem trang cụ thể, hoặc thậm chí là thao tác mua hàng.
o Thông qua việc theo dõi sự kiện, ta có thể hiểu rõ hơn về hành vi và quan tâm
của khách hàng, từ đó tạo ra các chiến lược nuôi dưỡng tương ứng.
➢ Email Automation (Tự động hóa email):
o Hoạt động này liên quan đến việc tự động gửi email cho khách hàng dựa trên
các hành vi hoặc tương tác trước đó của họ.
o Ta có thể sử dụng email automation để gửi email chào mừng sau khi người
dùng đăng ký, thông báo về sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự sau khi họ thực
hiện một mua hàng, hoặc thậm chí là gửi email nhắc nhở khi giỏ hàng của họ
bị bỏ quên.
➢ Web Push và In-app Push:
o Web push và in-app push đều là các công cụ mạnh mẽ giúp thúc đẩy khách
hàng sử dụng các trang web và ứng dụng của doanh nghiệp một cách hiệu
quả.
o Với web push, khi người dùng truy cập vào trang web của doanh nghiệp, họ
có thể chấp nhận nhận thông báo từ trang web đó. Sau đó, khi có thông tin
mới, ưu đãi đặc biệt hoặc thông báo quan trọng cần gửi đến khách hàng,
doanh nghiệp có thể gửi các thông báo ngay lập tức đến trình duyệt của người
dùng mà không cần họ đang mở trang web.
o Tương tự, in-app push là một cách để gửi các thông báo trực tiếp đến ứng
dụng di động của khách hàng. Khi người dùng sử dụng ứng dụng của doanh
nghiệp, các thông báo có thể hiển thị trực tiếp trên màn hình của họ, thu hút sự
chú ý và tạo ra sự tương tác với nền tảng.
o Thông qua việc gửi các thông báo trực tiếp đến trình duyệt hoặc ứng dụng di
động của người dùng, các doanh nghiệp có thể thu hút sự chú ý của khách
hàng và khuyến khích họ tương tác với nền tảng của mình.
• Chuyển đổi (Convert):
Giai đoạn này tập trung vào việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng
thực sự. Trong giai đoạn chuyển đổi của marketing automation gồm 3 hoạt động
chính sau:

8
9

➢ Hồ sơ khách hàng 360 (Customer Profile 360):


o Hoạt động này tập trung vào việc xây dựng hồ sơ đầy đủ về khách hàng từ các
nguồn dữ liệu khác nhau như trang web, ứng dụng di động, email marketing,
mạng xã hội và các kênh tương tác khác.
o Thông qua việc tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn khác nhau, hồ sơ
khách hàng 360 cung cấp cái nhìn toàn diện về hành vi, quan tâm và nhu cầu
của khách hàng, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng
của mình và tạo ra các chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp.
➢ Lead Scoring (Điểm Chất Lượng Khách Hàng):
o Hoạt động này liên quan đến việc đánh giá mức độ quan trọng và tiềm năng
của mỗi khách hàng thông qua việc tính điểm dựa trên các hành vi, tương tác
và thông tin thu thập được từ phía khách hàng.
o Bằng cách sử dụng các tiêu chí như hoạt động trên trang web, mở email,
tương tác trên mạng xã hội và các thông tin cá nhân khác, lead scoring giúp
xác định những khách hàng tiềm năng có khả năng cao nhất để chuyển đổi
thành khách hàng thực sự.
➢ CRM & Sales Automation (Tự động hóa CRM & Bán hàng):
o Hoạt động này liên quan đến việc sử dụng hệ thống quản lý mối quan hệ
khách hàng (CRM) kết hợp với tự động hóa quá trình bán hàng.
o Các doanh nghiệp sử dụng phần mềm này để theo dõi và quản lý thông tin về
khách hàng, từ các thông tin liên hệ đến lịch sử tương tác và giao dịch. Khi
kết hợp với tự động hóa bán hàng, các doanh nghiệp có thể tạo ra các quy
trình tự động để tương tác với khách hàng, gửi thông báo, tạo và quản lý các
giao dịch bán hàng một cách hiệu quả và tự động, mang tính cá nhân hoá cao
hơn cho khách hàng.
• Đo lường (Measure):
➢ Giai đoạn này tập trung vào việc đo lường hiệu quả của các chiến lược tiếp thị
và tự động hóa đã triển khai.
➢ Các hoạt động trong giai đoạn này bao gồm việc phân tích số liệu về tỷ lệ
chuyển đổi, doanh số bán hàng, tỷ lệ mở email, v.v. để đánh giá hiệu quả của
chiến lược và điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.

9
10

2. Tổng quan chiến dịch:

• Tổng quan về thương hiệu: Mama Mart là một thương hiệu chuyên cung cấp các
món đặc sản miền Trung tại thành phố Đà Nẵng theo mô hình kinh doanh online
qua 2 nền tảng chính là facebook và shopee. Thương hiệu mới thành lập từ đầu
năm 2024 nên chiến lược marketing hiện tại đang tập trung vào thu hút khách
hàng tiềm năng và xây dựng nhận thức, định vị thương hiệu trong tâm trí khách
hàng.

• Tên chiến dịch: Ứng dụng Marketing Automation tập trung vào việc thu hút
khách hàng tiềm năng cho thương hiệu.

• Mục tiêu chiến dịch: thu hút thêm nhiều sự chú ý và tạo ra nhận thức về thương
hiệu, sản phẩm và dịch vụ đến với khách hàng tiềm năng, kích thích sự tương tác
ban đầu từ khách hàng tiềm năng.

o Đối tượng khách hàng: học sinh, sinh viên đang hoạt động tại thành phố
Đà Nẵng

10
11

o Thời gian thực thi chiến dịch dự kiến: 2 tuần.

o Nguồn dữ liệu khách hàng: dữ liệu liên hệ của sinh viên trường đại học
Kinh tế Đà Nẵng, gồm 176 sinh viên.

• Chân dung khách hàng:


➢ Đặc điểm nhân khẩu học:
o Giới tính: Nữ
o Độ tuổi: 18-30
o Thu nhập: Trung bình khá
o Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng
o Vị trí địa lý: Việt Nam, tập trung vào khu vực thành phố
➢ Đặc điểm hành vi và tâm lý:
o Sở thích: thích ăn vặt, mua sắm online, quan tâm đến sức khỏe và ưu tiên
những sản phẩm chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.
o Thói quen: dùng mạng xã hội, thích mua sắm online
o Mong muốn: trải nghiệm nhiều món ăn mới, mua được sản phẩm với giá
ưu đãi.
o Nỗi sợ: hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

3. Quy trình triển khai chiến dịch:

11
12

• Khách hàng từ các nguồn truy cập vào Landing page thông qua các tin quảng cáo
(banner, poster) trên các website, mạng xã hội, email quảng cáo…

12
13

• Khách hàng truy cập vào Landing page để xem thông tin về sản phẩm và về
thương hiệu và thực hiện các hành động thông qua các công cụ CTA, Form, Pop-
up,…

• Thông tin khách hàng đã thực hiện ở bước 2 đều được ghi nhận, lưu trữ và quản
lý trong hệ thống

13
14

• Gửi email marketing nhằm gửi thông điệp sản phẩm đến khách hàng

14
15

• Thông tin liên hệ theo kịch bản đã xây dựng sẵn sẽ tự động gửi email cho khách
hàng tiềm năng

15
16

Flow của chiến dịch

16
17

4. Đo lường và đánh giá kết quả chiến dịch:


• Kết quả của chiến dịch này đó là sự chuyển đổi các khách hàng tiềm năng
thành các khách hàng quan tâm đến thương hiệu, họ có hứng thú được trải nghiệm
những sản phẩm và các chương trình ưu đãi của thương hiệu trong tương lai. Những
người này được gọi là “Lead”, kết quả của chiến dịch này thành công hay không là
dựa vào số lượng Lead thu được sau chiến dịch.

• Ta có thể xem được Lead của chúng ta đến từ những nguồn nào, công cụ thu nhập
là gì và có thể xem hồ sơ chi tiết của từng khách hàng giúp theo dõi 360 độ từng
khía cạnh của những khách hàng tiềm năng của chúng ta. Ta cũng có thể đẩy
những Lead này sang phần mềm CRM để được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng
hơn giúp họ cảm thấy được quan tâm nhiều nhất có thể.

17
18

18
19

• Ngoài ra, thương hiệu còn chấm điểm cho những khách hàng dựa trên những hành
vi, tương tác của họ với phía doanh nghiệp theo các tiêu chí như sau:

• Dựa trên việc chấm điểm này giúp ta phân loại ra được những tệp khách hàng
khác nhau theo mức độ tiếp xúc với thương hiệu. Và dựa vào đó để tùy chỉnh
cách tiếp cận, các leads có điểm cao hơn có thể nhận được ưu đãi đặc biệt hoặc
được chuyển đến bộ phận bán hàng để tạo ra cơ hội bán hàng.
• Thống kê về hiệu quả hoạt động của email marketing như sau, với lượng dữ liệu
đầu vào là 176 người và người nhận được thư lên đến 173 và chỉ có 1 thư bị trả lại

19
20

chứng tỏ hiệu suất gửi mail là tốt. Tuy nhiên hiệu quả tương tác vẫn còn thấp khi
người mở thư chỉ chiếm 27% và người click chỉ có 7 người chiếm 1,36%.

• Tiếp theo với lượt tương tác cao nhất thuộc về 2 email đó là email “giới thiệu
doanh nghiệp” và email “kêu gọi ghé thăm landingpage”, đây là một tín hiệu tốt
vì hai thư này rất quan trọng trong việc xây dựng nhận thức đến khách hàng.

5. Đề xuất giải pháp:

• Tích hợp thêm các mạng xã hội như facebook vào trong phần mềm để đo lường
hiệu quả tiếp cận từ các nền tảng này.

• Kết nối với phần mềm Misa CRM để thực hiện việc chăm sóc và duy trì tương tác
với khách hàng một cách toàn diện hơn.

• Kết hợp sử dụng nhiều kịch bản chăm sóc khách nhau với từng phân nhóm khách
hàng khác nhau bao gồm việc xây dựng workflow và tiêu chí chấm điểm sẽ khác
nhau giữa các nhóm khách hàng.

20
21

• Thực hiện việc AB testing (kiểm tra AB), đây là một kỹ thuật thử nghiệm tiếp thị
rất mạnh mẽ, trong đó hai phiên bản khác nhau của một yếu tố tiếp thị được so
sánh để xác định phiên bản nào mang lại hiệu quả tốt hơn. Khi kết hợp với
marketing automation, AB testing có thể cho ta biết được kịch bản nào là phù hợp
và tối ưu trong một bối cảnh cụ thể.

III. Kết luận:

Trong kết luận bài báo cáo về chủ đề marketing automation, chúng ta có thể nhấn mạnh
sự quan trọng và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị
của một tổ chức. Marketing automation không chỉ giúp tăng cường tương tác và kết nối
với khách hàng một cách cá nhân hóa mà còn giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả của
các chiến dịch tiếp thị.

Bằng cách sử dụng các công cụ và nền tảng marketing automation, các doanh nghiệp có
thể tự động hóa quy trình tiếp thị, tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn và tăng cơ hội
kinh doanh. Tuy nhiên, để thành công, việc triển khai và quản lý marketing automation
đòi hỏi sự kỹ năng, kiến thức, và chiến lược chi tiết. Cần phải tiếp tục theo dõi và tối ưu
hóa chiến dịch theo thời gian để đảm bảo rằng chúng phản ánh sự thay đổi trong hành vi
và sở thích của khách hàng.

Cuối cùng, chúng ta nhận thấy rằng marketing automation không chỉ là một công cụ mà
còn là một chiến lược quan trọng trong việc phát triển thương hiệu và tăng cường mối
quan hệ với khách hàng. Việc sử dụng marketing automation một cách thông minh và
chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tục phát triển và thành công trong môi trường tiếp
thị kỹ thuật số ngày nay.

21
22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] AMIS aiMarketing. (n.d.). Amisapp.misa.vn. Retrieved March 25, 2024, from
https://amisapp.misa.vn/aimkt/dashboard
[2] Hướng dẫn sử dụng phần mềm AMIS AIMARKETING. (n.d.). Academy.misa.vn.
Retrieved March 25, 2024, from https://academy.misa.vn/huong-dan-su-dung-phan-mem-
amis-aimarketing
[3] Tổng quan AMIS aiMarketing – AMIS aiMarketing. (n.d.). Helpaimarketing.misa.vn.
Retrieved March 25, 2024, from https://helpaimarketing.misa.vn/knowledge-base/tong-
quan-amis-aimarketing/
[4] HubSpot. (2022). HubSpot Marketing | What is Marketing
Automation? Www.hubspot.com.
https://www.hubspot.com/products/marketing/marketing-automation-information

22

You might also like