You are on page 1of 16

Lời mở đầu

Trong những năm gần đây, chúng ta càng ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi
trường, vấn đề phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lí phát triển sao
cho hài hòa với lợi ích môi trường. Nước ta sau quá trình thực hiện công cuộc đổi
mới, nền kinh tế đã có những bước phát triển lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh
phát triển mạnh mẽ, tốc độ đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng, dân số nhanh. Tuy
nhiên đi kèm là một loạt các vấn đề phát sinh đặc biệt đang nổi cộm là vấn đề về
môi trường. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp
quản lý, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và
của toàn xã hội. Thực trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường ở nước ta hiện nay
do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có lý do chính từ bản thân hệ thống
pháp luật về bảo vệ môi trường còn những bất cập, hạn chế nhất định rất cần được
nghiên cứu, xây dựng cho hoàn thiện hơn.

Trước những vấn đề trên, chúng em cùng với những kiến thức đã được trang bị
trong trường cũng với trải nghiệm thực tế, chúng em chọn đề tài “ Phân tích vai
trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường” làm bài tiểu luận.
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG
VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường là không gian sống của con người và các sinh vật khác, đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự sống trên Trái
Đất. Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của con người, môi trường đang ngày
càng bị suy thoái, ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người và
sự phát triển bền vững.

Nhận thức được vai trò quan trọng của môi trường, Nhà nước Việt Nam đã
ban hành hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm quản lý, điều
chỉnh hành vi của tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Bố cục đề tài
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường:
Định nghĩa pháp luật bảo vệ môi trường.
Phân biệt pháp luật bảo vệ môi trường với các loại pháp luật khác.
2. Cơ sở pháp lý của pháp luật bảo vệ môi trường:
2.1. Các luật, nghị định, quy định quan trọng liên quan đến bảo vệ
môi trường.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
2.2. Cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực thi và giám sát việc thực
hiện pháp luật về môi trường.
3. Vai trò của pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường:
3.1. Định hướng phát triển: Pháp luật bảo vệ môi trường định hướng
phát triển đất nước theo hướng bền vững, hài hòa giữa phát triển
kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.
3.2. Quản lý, điều chỉnh hành vi: Pháp luật bảo vệ môi trường quy
định các tiêu chuẩn môi trường, quy trình, thủ tục đánh giá tác
động môi trường, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do gây ô nhiễm môi trường.
3.3. Nâng cao nhận thức: Pháp luật bảo vệ môi trường tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi
trường, khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường.
3.4. Xử lý vi phạm: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định các biện
pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.
4. Những thách thức và hạn chế trong việc thực thi pháp luật bảo vệ môi
trường
Những thách thức trong việc thực thi luật bảo vệ môi trường đang phổ
biến trên toàn thế giới, trong đó các quốc gia và khu vực phải đối mặt
với nhiều trở ngại khác nhau cản trở việc thực thi hiệu quả các quy
định quan trọng này. Trong bối cảnh này, hãy tìm hiểu những thách
thức và hạn chế gặp phải trong việc thực thi luật bảo vệ môi trường ở
nước ta.
4.1. Vấn đề về tài nguyên và nguồn lực.
Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật,
trong đó kinh tế tăng trưởng mạnh, trở thành một trong những nền
kinh tế tăng trưởng nhanh; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân không ngừng được nâng cao; y tế và chất lượng chăm sóc sức
khỏe nhân dân được tăng cường; quốc phòng, an ninh được củng cố và
ổn định; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và
hiệu quả,... Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã bộc lộ
những bất cập và tạo áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Tình
trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi
trường nhiều nơi suy giảm mạnh, không còn khả năng tiếp nhận chất
thải, đặc biệt ở các khu vực tập trung nhiều hoạt động công nghiệp; đa
dạng sinh học và chất lượng rừng suy thoái đến mức báo động, nguồn
gen bị thất thoát; hạn hán và xâm nhập mặn gia tăng;..., gây hậu quả
nghiêm trọng, an ninh sinh thái bị đe dọa. Những vấn đề này cản trở
mục tiêu phát triển bền vững của đất nước.

Ô nhiễm nguồn nước mặt ở lưu vực các sông, đặc biệt là sông Nhuệ -
Đáy, Bắc Hưng Hải, Cầu, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn…
diễn ra nghiêm trọng và tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu.
Lượng nước thải đô thị phát sinh ngày càng lớn, hầu hết không qua xử
lý, xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước mặt trong các
đô thị, khu dân cư; hạ tầng thu gom, xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu
cầu.

Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5) đang trở
thành vấn đề báo động ở Việt Nam, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe, gây tâm lý bất an và lo lắng cho nhân dân. Tình trạng ô nhiễm
không khí trong thời gian qua tại một số địa phương có xu hướng gia
tăng do gia tăng các chất ô nhiễm từ hoạt động kinh tế; chất lượng
không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư, nhất là tại thành phố Hà
Nội, Thành phố Hồ Chí Minh suy giảm.

Ô nhiễm tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề ở
mức đáng lo ngại. Chất thải rắn đang là vấn đề nóng, mang tính cấp
bách cần được ưu tiên đầu tư giải quyết. Hiện nay, với hàng chục triệu
tấn rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, hàng trăm nghìn tấn
chất thải nguy hại, rác thải nhựa phát sinh mỗi năm, trong khi đó, hầu
hết chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn. Phần lớn chất thải rắn
được xử lý theo hình thức chôn lấp, nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ
sinh gây phát tán mùi ra các khu dân cư, gây bức xúc trong nhân dân.

Ô nhiễm trên Biển Đông diễn biến phức tạp và chưa có biện pháp ứng
phó hiệu quả, trong đó có vấn đề rác thải nhựa, nạo vét, nhận chìm vật
liệu nạo vét. Các sự cố môi trường biển có xu hướng gia tăng, như ô
nhiễm dầu từ các hoạt động hợp tác khai thác dầu khí, giao thông vận
tải biển; sự cố tràn dầu trên Biển Đông đã ảnh hưởng lớn đến các vùng
ven biển ở nước ta. Các chất có nguồn gốc từ đất liền thải ra đã và
đang gây ảnh hưởng tới chất lượng nước biển ven bờ.

Các hệ sinh thái tự nhiên tiếp tục bị chia cắt, thu hẹp về diện tích và
xuống cấp về chất lượng; dẫn đến mất cân bằng sinh thái, giảm chức
năng phòng hộ, mất nguồn cung cấp nước ngầm, mất nơi sinh cư và
sinh sản của các loài sinh vật. Số loài và số cá thể các loài hoang dã bị
giảm mạnh. Nhiều loài bị săn bắt, khai thác, buôn bán trái phép dẫn
đến nguy cơ bị tuyệt chủng cao; nguy cơ mất an ninh sinh thái do sinh
vật ngoại lai xâm hại và rủi ro từ các sinh vật biến đổi gen.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, đáng chú ý như:

Quy mô nền kinh tế và dân số nước ta ngày càng tăng, mức độ công
nghiệp hoá và đô thị hóa ngày càng cao, công tác quản lý khai thác tài
nguyên thiên nhiên còn nhiều hạn chế, phát sinh nhiều nguồn gây ô
nhiễm, chất thải ngày càng tăng về thành phần và khối lượng, kết cấu
hạ tầng thu gom và xử lý chất thải còn thiếu và không được đầu tư
đồng bộ, dẫn đến các áp lực lên môi trường ngày càng cao, tác động
xấu đến chất lượng môi trường.

Môi trường sinh thái nước ta chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu
toàn cầu, các vấn đề môi trường phi truyền thống gia tăng cùng với hội
nhập thương mại quốc tế và thách thức từ vấn đề ô nhiễm môi trường
xuyên biên giới.

Vẫn còn tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh
tế, thu hút đầu tư bằng mọi giá và xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường;
văn hóa, ý thức trách nhiệm của người dân và doanh nghiệp trong việc
bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; việc thực thi các chính sách và
công cụ bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập và mang lại hiệu quả
thấp.

Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập; các
công cụ quản lý môi trường chưa phát huy được hiệu lực, hiệu quả;
cách tiếp cận và cộng cụ quản lý mới chưa được thể chế hóa kịp thời
và không theo kịp với những diễn biến nhanh của các vấn đề môi
trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của
đất nước.

Năng lực quản lý nhà nước về môi trường và quản trị môi trường của
doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu. Mô hình tổ chức cơ quan
quản lý về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương còn bất
cập, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý đối với một số lĩnh vực lớn,
phức tạp, nhạy cảm đang gia tăng hiện nay.
Nguồn lực tài chính đầu tư cho bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà
nước và vốn doanh nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; thiếu cơ chế đột phá
để huy động nguồn tài chính cho công tác này.

Các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường cao vẫn được cấp
phép đầu tư vào Việt Nam. Năng lực dự báo, cảnh báo phòng ngừa và
ứng phó với các sự cố môi trường của cơ quan quản lý nhà nước, địa
phương và các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm bảo vệ môi trường trong và ngoài hệ thống giáo dục quốc
gia còn hạn chế, chưa thật hiệu quả.
4.2. Sự thiếu thông tin và nhận thức của cộng đồng về môi trường.
Hiện nay, tình trạng xả thải rác bừa bãi xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có
các thành phố lớn. Đây thật sự là bài toán nan giải. Vấn đề này đặt ra
có lẽ không mới, bởi từ nhiều năm nay, nó đã được đưa ra mổ xẻ, bàn
luận, tìm giải pháp, song trên thực tế, dường như chưa được cải thiện
là bao.
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn bắt gặp những trường hợp chỉ vì “tiện
tay” mà vỏ chai nước, vỏ bánh kẹo có thể được ném xuống đường
không một chút đắn đo; cũng “tiện tay”, rác thải trong gia đình có khi
hất ngay xuống kênh rạch, cống thoát nước; hay “tiện tay” mà vỏ hộp
sữa vừa uống xong, chiếc khăn giấy vừa dùng xong… cũng có thể
quăng ngay xuống mái nhà kế bên. Thậm chí, tại những nơi công
cộng, có thùng rác để sẵn nhưng cũng chả cần quan tâm, người ta có
thể vứt rác ngay tại gốc cây, gầm ghế hay quăng ngay... chân thùng
rác.
Điều đáng nói ở đây là hành động ấy lại đang diễn ra ở tất cả các lứa
tuổi, thậm chí của cả những người là công chức nhà nước, học sinh,
sinh viên. Một lễ hội đi qua là ngổn ngang rác thải, là mồ hôi và thậm
chí là cả nước mắt nhọc nhằn của những người lao công khi phải “tiếp
nhận”. Một buổi tổng kết, chia tay năm học hay một chương trình văn
nghệ, hội thao tại trường học, người ta cũng bắt gặp những mảnh giấy,
những vỏ chai, những ly nhựa vứt bừa bãi. Đó hình như đã là thói
quen của nhiều người được hình thành từ sự thiếu ý thức bảo vệ môi
trường và cũng bởi sự vô trách nhiệm đối với những người xung
quanh, với xã hội, với cộng đồng. Việc vứt rác bừa bãi ảnh hưởng đến
mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế -
xã hội, tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của con người. Và rồi
những hậu quả từ sự thiếu ý thức ấy lại chính con người chúng ta phải
gánh chịu.
4.3. Khó khăn trong việc hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan, tổ
chức liên quan.
Bộ máy quản lý nhà nước về môi trường dù đã được kiện toàn nhiều
lần nhưng vẫn chưa đồng bộ và thống nhất từ trung ương đến địa
phương, chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, chưa
giải quyết hiệu quả các vấn đề liên ngành, liên vùng, xuyên quốc gia,
chưa ngang tầm với yêu cầu bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh biến đổi
khí hậu. Việc phân công nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường còn phân tán, chồng chéo và chưa hợp lý, nhất là trong quản lý
chất thải, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Hiện vẫn thiếu một
thể chế điều phối thống nhất về bảo tồn đa dạng sinh học. Trách nhiệm
quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học được chia sẻ giữa Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và
Ủy ban nhân dân các tỉnh, còn tồn tại chồng chéo và xung đột.
Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường
vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa theo đáp ứng được
các yêu cầu đặt ra, nhất là ở các địa phương, cơ sở. Số lượng cán bộ
còn thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tại các Chi cục
bảo vệ môi trường, thiếu các đơn vị và cán bộ chuyên trách về đa dạng
sinh học.
5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật bảo vệ môi
trường:
Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, vấn đề môi trường
lại diễn biển theo chiều hướng ngày càng phức tạp, tình trạng ô nhiễm
ngày càng nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng tác động trực tiếp đến
sức khỏe, tính mạng và chất lượng cuộc sống của con người, chi phổi
đến sự phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Trước thực trạng đó, việc xây dựng và thực thi các quy định pháp luật
về bảo vệ môi trường đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường ở Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, không chỉ có sự
nỗ lực của nhà nước, mà còn cả sự chung tay của cộng đồng doanh
nghiệp, người dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
5.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường.
Trước thực trạng thực thi các qui định của pháp luật bảo về đánh giá
môi trường. Để góp phần nâng cao hơn nữa ý nghĩa, hiệu quả của hoạt
động đánh giá môi trường trong công tác bảo vệ môi trường, đề xuất:
- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện báo cáo
tác động môi trường. Đây là giải pháp quan trọng để bảo đảm cho
các quy phạm pháp luật về tác động môi trường được thực hiện có
hiệu quả trong thực tế. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong việc quản lý môi trường cần tăng cường hơn nữa công tác
kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về tác động môi
trường. Nghiên cứu các cơ chế giám sát thực hiện đánh giá tác
động môi trường bởi các tổ chức khoa học trong và ngoài nước.
Việc kiểm tra, giám sát sau thẩm định nhằm bắt buộc các chủ đầu
tư thực hiện đầy đủ các cam kết nêu trong báo cáo tác động môi
trường và các yêu cầu của quyết định phê chuẩn báo cáo tác động
môi trường nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi
vi phạm pháp luật về tác động môi trường đồng thời phát hiện ra
những yếu kém, hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về tác
động môi trường để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra là
hoạt động cần phải được tiến hành định kỳ để các cơ quan có
thẩm quyền trong việc quản lý môi trường hoàn thiện những quy
định pháp luật trong lĩnh vực môi trường, đồng thời tiến hành
những biện pháp, cách thức quản lý nhà nước trong hoạt động tác
động môi trường. Bên cạnh đó, cần quy định trách nhiệm cho Sở
Tài nguyên và Môi trường giám sát việc thực hiện báo cáo tác
động môi trường trong khi triển khai các cơ sở sản xuất, kinh
doanh. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phát hiện
những vấn đề mới phát sinh, những giải pháp nêu trong báo cáo
tác động môi trường đã không còn phù hợp với thực tế để yêu cầu
các cơ sở sản xuất, kinh doanh điều chỉnh nội dung báo cáo tác
động môi trường.
- Tiếp tục kiện toàn hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về bảo
vệ môi trường, trong đó có các cán bộ quản lý nhà nước về công
tác tác động môi trường. Nhà nước phải chuyển dần từ cơ chế
quản lý mang tính cai trị sang cơ chế quản lý mang tỉnh phục vụ
trên cơ sở pháp luật. Thực hiện nguyên tắc “một việc chỉ giao cho
một cơ quan chủ trì thực hiện" để khắc phục tình trạng nhiều cơ
quan, tổ chức cùng chịu trách nhiệm về một việc. Tăng cường và
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường, chủ yếu thông
qua việc đầu tư thích đáng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực
con người và nguồn lực vật chất và công nghệ. Hình thành và kiện
toàn đồng bộ các thiết chế bảo vệ môi trường trên các lĩnh vực;
đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý môi trường tỉnh
thông nghiệp vụ, có tư duy mở để có thể tiếp cận và ứng dụng các
tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến, bao gồm cả khoa học quản
lý, vào lĩnh vực môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Đặc
biệt đội ngũ quản lý về môi trường nói chung và quản lý về tác
động môi trường nói riêng phải là những người có trách nhiệm
cao, biết đặt lợi ích của quốc gia, của Nhân dân lên trên lợi ích cá
nhân. Bởi lẽ, môi trường là vấn đề liên quan đến sự tồn tại, phát
triển không chỉ riêng cá nhân hay khu vực, địa phương nào mà
còn liên quan đến vận mệnh quốc gia, sự phát triển nòi giống và
các thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, định kỳ tổ chức tập huấn kĩ
năng thẩm định, kỹ năng kiểm tra, giám sát thực hiện báo cáo tác
động môi trường, cung cấp những thông tin, kiến thức mới về môi
trường cũng như cập nhật các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt
động tác động môi trường. Việc này sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả bảo vệ môi trường, kịp thời phát hiện những sai phạm trong
quá trình thực hiện của các chủ đầu tư để ngăn chặn, hạn chế nguy
cơ xảy ra sự cố môi trường.
- Phải xây dựng được tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn,
sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút,
phê duyệt các dự án đầu tư; nghiên cứu, đề xuất danh mục các
ngành công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao để có
biện pháp phòng ngừa, không cho phép hoặc ngưng triển khai dự
án, cơ sở sản xuất công nghiệp nếu không có biện pháp phòng
ngừa ô nhiễm ứng phó với sự cố môi trường hiệu quả, làm cơ sở
xem xét, định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Xây dựng, ban hành, thực hiện quy trình tiếp nhận, xác minh, xử
lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá
nhân về ô nhiễm môi trường qua phản ánh của người dân.
5.2. Nâng cao năng lực chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà
nước.
Cơ quan nhà nước có chủ thể được trao thâm quyền xử lý vi phạm
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là đơn vị chủ trì việc thực hiện hoạt
động tập huấn chuyên sâu về chuyên môn và bồi dưỡng đạo đức cho
cán bộ. Thông thường, trên thực tế, chủ thể có vai trò quan trọng nhất
trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, thanh
tra chuyên ngành bảo vệ môi trường. Vì thế, cơ quan tiến hành tập
huấn cán bộ nên là Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, cơ
quan thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường.
Nội dung cơ bản nhất cần phải tập huấn là các quy định về những
hành vi bị coi là vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; các biện
pháp xử lý, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp xử phạt vi phạm
khác áp dụng đối với từng hành vi vi phạm, từng chủ thể; giới hạn
thẩm quyền của mỗi chủ thể; trình tự, thủ tục trong kiểm tra, lập biên
bản, chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc ra quyết định xử phạt nhằm
bảo đảm các vụ việc vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được
xử lý đúng quy định của pháp luật.
Trong nhiều trường hợp cán bộ có thẩm quyền xử lý buông lỏng quản
lý, để mặc cho chủ thể vi phạm, gây tổn hại cho môi trường. Có
trường hợp khác, cơ quan có thẩm quyền đã nhận lợi ích vật chất của
chủ thể vi phạm và bao che cho hành vi sai phạm của chủ thể đó. Vì
thế, bên cạnh việc tập huấn chuyên sâu về trình độ chuyên môn, còn
phải bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ có thẩm quyền xử
lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Có thể gắn thi đua, khen
thưởng đối với cán bộ công chức, viên chức vào vấn đề này. Việc gắn
thi đua khen thưởng phải tuân thủ quy định của pháp luật và nên được
thể chế hóa
thành nội quy, quy chế của mỗi cơ quan.
5.3. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về xử lý
vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với người dân và các cơ
sở sản xuất, kinh doanh.
Đối với người dân, nội dung chính cần tuyên truyền là quyền và nghĩa
vụ của họ trong bảo vệ môi trường nói chung; trong trường hợp có vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo, người dân cần thực hiện các
hành vi hợp pháp gì để bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Đối với và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức sẽ có tác dụng theo hai hướng:
- Thứ nhất, khi biết được các chế tài nghiêm khắc áp dụng đối với
hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, họ thường có
thái độ cẩn trọng hơn khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trường để tránh rơi vào trường hợp vi phạm.
- Thứ hai, khi đã có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường, họ sẽ tuân thủ nghiêm chỉnh các quyết định xử lý của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, khắc phục những hậu quả đã gây
ra cho môi trường. Nội dung tuyền truyền đối với và các cơ sở sản
xuất, kinh doanh nên chú trọng tới các hành vi bị coi là vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử lý,
biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử lý...
Hình thức tuyên truyền, giáo dục rất đa dạng như: Đưa vào chương
trình học tại các cơ sở giáo dục - đào tạo, phổ biến trên Đài Truyền
hình, Truyền thanh của Trung ương và địa phương, thành lập các
website, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật xử lý vi phạm trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường, treo các băng rôn, áp phích với các khẩu
hiệu tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật xử lý vi phạm trong lĩnh vực
bảo

vệ môi trường...

5.4. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hợp tác quốc tế về môi trường là một trong những nội dung quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường được đề cập trong các Luật bảo vệ
môi trường và là giải pháp quan trọng trong các chiến lược, kế hoạch
hành động quốc gia về môi trường. Trong hơn 20 năm qua, hợp tác
quốc tế về môi trường đã hình thành và phát triển mạnh mẽ, đóng góp
tích cực cho thành công chung của các hoạt động bảo vệ môi trường ở
nước ta. Mỗi giai đoạn phát triển, hợp tác quốc tế về môi trường có
những phạm vi, đặc thù và hình thức khác nhau. Cụ thể là, trong
những năm 90 thế kỷ trước, hợp tác quốc tế về môi trường chủ yếu
được thực hiện qua các dự án hợp tác song phương với Thụy Điển,
Ca-na-đa, với nội dung tập trung vào nâng cao năng lực xây dựng thể
chế và hình thức là tiếp nhận viện trợ.
Đến nay, hợp tác đã được mở rộng thông qua nhiều đối tác song
phương như: Đan Mạch, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ,
Trung Quốc… cũng như các tổ chức quốc tế đa phương (Chương
trình Phát triển Liên hợp quốc, Chương trình Môi trường Liên hợp
quốc, Quỹ Môi trường toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát
triển châu Á, ASEAN). Nội dung hợp tác đã đi vào chiều sâu, bao
gồm hầu hết các lĩnh vực quản lý môi trường như đánh giá tác động
môi trường, kiểm soát ô nhiễm, xử lý ô nhiễm hóa chất tồn lưu, bảo
tồn đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu… Hình thức hợp tác được
chuyển đổi từ tiếp nhận viện trợ, sang quan hệ đối tác cùng hợp tác
giải quyết vấn đề…
Ngoài ra, Việt Nam có nhiều vấn đề môi trường có tính toàn cầu và
khu vực, vì vậy đã nhận được sự hỗ trợ của quốc tế để triển khai
nghiên cứu, đề ra các giải pháp trước tình trạng đa dạng sinh học tiếp
tục suy giảm, biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng; ô nhiễm hóa
chất, chất thải tiếp tục đe dọa hệ sinh thái và sức khỏe con người…
Các vấn đề môi trường này đều là vấn đề nóng ở Việt Nam, là những
chủ đề trọng tâm cho các dự án nghiên cứu điển hình cho thế giới.
Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm và năng lực cơ bản cần thiết để
thực hiện các dự án hợp tác quốc tế…
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường
trong thời gian tới, chúng ta thay đổi tư duy về hợp tác quốc tế,
chuyển từ quan niệm thụ động tiếp nhận viện trợ sang chủ động hội
nhập, sẵn sàng cùng tham gia, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Tăng
cường đầu tư tài lực và nhân lực cho hợp tác quốc tế về môi trường;
bố trí kinh phí để thực hiện các sáng kiến, các sự kiện do Việt Nam
chủ trì, tiến tới cử đại diện Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế về
môi trường. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế của ngành; xác định
các định hướng hợp tác chiến lược, tập trung vào những vấn đề vừa
giải quyết nhu cầu trong nước vừa đóng góp giải quyết các vấn đề môi
trường toàn cầu và khu vực, nhất là chú trọng những vấn đề mới mà
Việt Nam có lợi thế hiện nay…
C. KẾT LUẬN
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/
bao-ve-moi-truong/-/2018/825770/nhung-van-de-
moi-truong-cap-bach-hien-nay--thuc-trang-va-
giai-phap.aspx
https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/nang-
cao-y-thuc-va-trach-nhiem-trong-bao-ve-moi-
truong-482915.html
https://cebid.vn/nguyen-nhan-cua-cac-ton-tai-
han-che-trong-cong-tac-bao-ve-moi-truong/
https://fr.slideshare.net/luanvanthacsi73luanv/
khoa-lun-php-lut-v-nh-gi-tc-ng-mi-trng-l-lun-v-
thc-tin
https://nhandan.vn/hop-tac-quoc-te-trong-linh-
vuc-bao-ve-moi-truong-post264594.html

You might also like