You are on page 1of 7

C1: Trình bày ngắn những hiểu biết của bạn về quản lý chuỗi cung ứng theo mô hình

SCOR. Hãy sử dụng ví dụ từ 1 (một) doanh nghiệp cụ thể để minh hoạ cho những hoạt
động chức năng trong mô hình này. (3 điểm)

Mô hình SCOR (Supply Chain Operation Reference) bao gồm 5 hoạt động:

Hoạch định: bao gồm các quy trình cần thiết để vận hành một chuỗi cung ứng hiện có
mang tính chiến lược. VD: doanh nghiệp cần phải xác định làm thế nào để nguồn lực sẵn
có có thể đáp ứng được nhu cầu sắp tới của thị trường.

Cung ứng vật tư: bao gồm việc lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cần
thiết để sản xuất hàng hoá cho công ty. Quy trình của hoạt động này bao gồm việc tiếp
nhận hàng hoá, kiểm tra, vận chuyển tới nhà máy sản xuất và xác nhận thanh toán đối với
nhà cung cấp.

Sản xuất: là giai đoạn sản xuất các sản phẩm chính hoặc cung cấp các dịch vụ.

Giao hàng: là những quy trình về hậu cần, vận chuyển. VD: giao hàng đến các nhà kho và
khách hàng, điều phối, lên lịch vận chuyển hàng hoá.

Đổi trả sản phẩm: bao gồm quy trình nhận lại sản phẩm có lỗi, hàng thừa từ khách hàng
hoặc hỗ trợ nếu khách hàng gặp vấn đề trong quá trình nhận hàng.

Hoạt động chuỗi cung ứng SCOR của Coca – Cola:

Hoạch định:

Nhờ những kế hoạch kinh doanh đúng đắn trong cả ngắn hạn và dài hạn mà Coca – Cola
có thể tận dụng được nguồn lực về nguyên liệu và tài chính để có thể đầu tư một cách
hiệu quả nhất. Việc hoạch định tốt giúp đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng, hạn chế
rủi ro không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả chuỗi cung ứng.

Cung ứng vật tư:

Coca – Cola luôn chọn các doanh nghiệp tốt và phù hợp nhất cho mình.

Nhà cung cấp: CO2 được lấy từ phản ứng lên men của các nhà máy sản xuấtt cồn bia;
đường lấy từ nhà máy đường KCP ở Phú Yên; caffein lấy từ nhiều thực vật như cà phê, lá
trà, hạt cola; công ty Stepan tại Illinois cung cấp lá coca, các vỏ chai được cung cấp bởi
công ty Dynaplast Packaging; công ty cổ phần Biên Hoà cung cấp thùng carton hộp giấy.

Sản xuất:

Sau khi đã tìm được nguồn nguyên vật liệu và tín dụng cần có để mua các nguyên vật liệu
đó thì Coca – Cola sẽ lên kế hoạch thiết kế sản phẩm và lập lịch trình sản xuất. Việc lập
lịch trình sản xuất sẽ được lập theo tuần, mỗi tuần sẽ sản xuát ra bao nhiêu sản phẩm dựa
vào nhu cầu sản phẩm.

Phân phối:

Sản phẩm của Coca – Cola được người tiêu dùng Việt Nam ương chuộng nên vì vậy
Coca – Cola cần phải có nhiều nhà phân phối trải dài khắp 3 miền nhắp đáp ứng nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm. Hiện có khoảng 50 nhà phân phối lớn, hàng nghìn đại lý phục vụ
người tiêu dùng ở Việt Nam và ba nhà máy sản xuất chính của Coca – Cola được đặt ở
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.

C2: Một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược bền vững (sustainability) sẽ cần làm gì trong
quản lý chuỗi cung ứng của mình? Hãy thảo luận ngắn quan điểm của bạn kèm ví dụ
minh hoạ thực tế bắt buộc. (3 điểm)

C4: Phương pháp đường găng (Critical path method - CPM) hỗ trợ được gì cho công tác
quản lý dự án? Thảo luận ít nhất 3 lợi ích của phương pháp này. (3 điểm)

Phương pháp đường tới hạn – CPM là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong việc lập
lịch trình dự án. Phương pháp giúp tìm kiếm thời gian ngắn nhất để hoàn thành toàn bộ
dự án. Đồng thời, nó cũng giúp xác định hoạt động nào là cần thiết, có nghĩa là trì hoãn
mà không dẫn đến kéo dài thời gian ngắn nhất để hoàn thành dự án.

Ba lợi ích khi sử dụng mô hình CPM trong quản trị dự án bao gồm:

Lập kế hoạch dự án chính xác: CPM cho phép người quản lý dự án thiết lập các mốc thời
gian thực tế bằng cách xác định các nhiệm vụ quan trọng và hiểu được mối liên quan giữa
chúng. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các nhiệm vụ đều không bị bỏ sót, được hoàn
thành kịp thời và giảm nguy cơ chậm trễ.

Tối ưu hoá tài nguyên: Bằng cách xác định critical path – tuyến đường nhiệm vụ quan
trọng, CPM cho phép người quản lý dự án phân bổ tài nguyên một cách hiệu quả. Nó
giúp xác định các khu vực có thể cần thêm tài nguyên để ngăn chặn sự chậm trễ, cũng
như các khu vực có thể tối ưu hóa các nguồn lực trong quá trình hoạt động.

Đánh giá và giảm thiểu rủi ro: CPM cho phép các nhà quản lý dự án xác định các điểm
tắc nghẽn tiềm ẩn, các hoạt động quan trọng và các khu vực có thể gặp rủi ro cao. Bằng
cách hiểu trước các yếu tố này, các biện pháp chủ động của nhà quản lý dự án có thể
được thực hiện để giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn sự chậm trễ.

C7: Khái niệm “thời gian chờ” (lead time) trong hoạt động sản xuất là gì? Trình bày 3
(ba) cách thức mà một doanh nghiệp sản xuất có thể giảm lead time kèm ví dụ cụ thể.

Thời gian chờ (leadtime) trong hoạt động sản xuất là thời gian cần thiết để đáp ứng một
đơn hàng của khách hàng.

Ba cách mà một doanh nghiệp sản xuất có thể giảm leadtime:

Cải thiện kế hoạch và lịch trình sản xuất: Bằng cách có kế hoạch sản xuất rõ ràng và
chính xác, nhà sản xuất có thể tránh được sự chậm trễ và giảm lượng thời gian cần thiết
để sản xuất từng sản phẩm. Lập kế hoạch chính xác cho phép sử dụng tài nguyên tốt hơn
và đảm bảo rằng mỗi nhiệm vụ được hoàn thành theo thứ tự hiệu quả nhất, giảm thiểu
thời gian cần thiết để sản xuất từng sản phẩm. VD: Thời điểm gần và trong Tết Nguyên
đán là thời điểm mà nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo và nước ngọt gia tăng. Và khoảng thời
gian cách Tết Nguyên đán 2 tháng thì các doanh nghiệp sản xuất nước ngọt như Coca –
Cola và Pepsi sẽ liên tục phủ sóng hình ảnh của họ thông qua các quảng cáo. Ngoài ra, họ
còn gia tăng sản xuất để gửi các sản phẩm đến các nhà phân phối của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào. Trong thời điểm cận Tết Nguyên đán, khi bước
vào siêu thị và cửa hàng tiện lợi, trên những gian hàng, không lúc nào mà khách hàng
không thấy sản phẩm của Coca – Cola và Pepsi.
Nâng cấp công nghệ sản xuất: Việc nâng cấp công nghệ sản xuất giúp cho doanh nghiệp
gia tăng quy mô sản xuất cũng như chất lượng sản xuất. Công nghệ mới giúp doanh
nghiệp sản xuất nhiều hơn và nhanh hơn qua đó giảm thời gian đáp ứng khách hàng. VD:
Hiện nay, ngoài mảng sản xuất và cung cấp sản phẩm thép, Hoà Phát cũng kinh doanh
các mặt hàng gia dụng. Một trong những sản phẩm gia dụng được ưa chuộng cùa Hoà
Phát là máy lọc nước Hoà Phát. Nhận thấy điều đó, Hoà Phát đã quyết định nâng công
suất nhà máy sản xuất lọc nước lên 1,5 triệu sản phẩm/năm để đáp ứng nhu cầu của người
tiêu dùng nhanh hơn và nhiều hơn.

Làm việc với những nhà vận chuyển uy tín: Ngoài việc phải sản xuất sản phẩm một cách
nhanh chóng và chất lượng, doanh nghiệp cũng có thể giảm thời gian chờ bằng cách làm
việc với những nhà vận chuyển uy tín. Những nhà vận chuyển uy tín sẽ giúp doanh
nghiệp giảm thời gian giao hàng xuống mức thấp nhất. VD: Hiện nay, những sản phẩm
có giá trọ cao như Iphone, Ipad, Samsung Glaxy,… được Thegioididong giao cho Nhật
Tín Logistics vận chuyển – một trong những công ty logistics hàng đầu tại Việt Nam.

C9: Trình bày 3 (ba) luận điểm cho thấy việc thiết kế quy trình dịch vụ là phức tạp và
thách thức hơn so với thiết kế quy trình sản xuất hàng hoá, kèm ví dụ minh hoạ thực tế.
(Gợi ý: hãy xem xét sự khác biệt giữa dịch vụ và hàng hoá nhé!)

Điểm thứ nhất, dịch vụ đòi hỏi quá trình tương tác đối với khách hàng. Sự khác biệt này
có thể không nhiều nhưng cần phải có đối với các sản phẩm dịch vụ. Đối với những dịch
vụ đòi hỏi sự tương tác trực tiếp, cơ sở vật chất của nhà cung cấp dịch vụ cần được bố trí,
thiết kế đẻ đáp ứng khách hàng. Ngược lại, sản phẩm hàng hoá hầu hết được sản xuất sao
cho mang lại hiệu quả coa nhất đối với doanh nghiệp. VD: Hãy so sánh trong việc cung
cấp sản phẩm cà phêc của Highlands và G7. Nhãn hiệu G7 đơn giản chỉ là nhà sản xuất
cà phê hoà tan và cung cấp sản phẩm này với khách hàng. Công việc của họ là xây dựng
nhà máy và tuyển nhân công để sản xuất. Trong khi đó, với Highlands, ngoài việc cung
cấp cà phê cho khách hàng, họ còn phải tuyển dụng nhân và đào tạo nhân viên, xây dựng
và đầu tư cho những cửa hàng đến sử dụng cà phê của mình.
Điểm thứ hai đó là dịch vụ không thể tồn kho. VD: Đối với sản phẩm G7, họ có thể sản
xuất sản phẩm theo quy mô lớn, sau đó tồn kho và cung cấp cho khách hàng. Nếu thị
trường có nhu cầu cao bất thường thì với lượng tồn kho bất thường thì họ có thể cung cấp
ngay cho khách hàng, Đối với Highlands, dịch vụ cung cấp cà phê của họ không thể tồn
kho được. Như vậy, họ cũng phải xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo nhân viên sao
cho khi nhu cầu khách hàng đến quán cà phê tăng bất thường thì Highlands vẫn có cách
xử lí để giảm thời gian chờ của khách hàng.

Điểm thứ ba đó là dặc điểm của dịch vụ được xác định và đánh giá dựa trên một nhóm
các tiêu chí:

Cơ sở phục vụ.

Sản phẩm hàng hoá đi kèm.

Sự minh bạch của dịch vụ.

Tính tiềm ẩn của dịch vụ.

VD: Công việc của G7 có vẻ đơn giản hơn khi nhiệm vụ chính của họ là phải sản xuất ra
các sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, đối
với G7 câu chuyện có vẻ phức tạp hơn nhiều. Ngoài cung cấp sản phẩm cốt lõi là cà phê
thì họ còn phải đầu tư cho cơ sở phục vụ như trang trí, bố cục phải phù hợp với thị hiếu
khách hàng. Với các sản phẩm dịch vụ đi kèm phải hợp lý, chẳng hạn như họ phải bán
các loại thức ăn nhẹ để nhâm nhi với đồ uống thay vì kinh doanh các loại thực phẩm có
mùi như bún mắm nêm hay bún bò.

C15: Dùng những ví dụ thực tế mà bạn biết, trình bày 3 (ba) lý do thể hiện tầm quan
trọng của hoạt động logistics đối với việc vận hành của bất kỳ doanh nghiệp nào. (3
điểm)

Giá cả trên thị trường chính bằng giá cả ở nơi sản xuất cộng với chi phí lưu thông. Chi
phí lưu thông hàng hoá chiếm một tỷ lệ không nhỏ và là bộ cấu thành giá cả hàng hoá
trên thị trường. Như vậy, nếu hoạt động logistics được tổ chức tốt sẽ giúp doanh nghiệm
giảm được chi phí vận chuyển hàng hoá từ đó giảm giá cả để gia tăng tính cạnh tranh trên
thị trường. VD: Sản phẩm của Coca – Cola trên thị trường luôn có giá cả cạnh tranh so
với các hãng nước ngọt khác. Giải thích cho điều này là vì Coca – Cola có nhiều nhà
phân phối trải dài khắp 3 miền nhắp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Hiện có khoảng
50 nhà phân phối lớn, hàng nghìn đại lý phục vụ người tiêu dùng ở Việt Nam và ba nhà
máy sản xuất chính của Coca – Cola được đặt ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
Hệ thống phân phối rộng khắp của Coca – Cola giúp doanh nghiệp này giảm chi phí vận
chuyển để tạo lợi thế giá cả cho sản phẩm.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và hình ảnh thương hiệu của
doanh nghiệp là thời gian phân phối. Trên thị trường hiện nay, người tiêu dùng có rất
nhiều lựa chọn khi có nhu cầu về một sản phẩm nào đó. Và một trong những lý do để
người tiêu dùng lựa chọn doanh nghiệp đó chính là sự đảm bảo của quá trình phân phối.
Quá trình phân phối diễn ra nhanh, đảm bảo được số lượng lẫn chất lượng hàng hoá sẽ
giúp doanh nghiệp ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. VD: Lazada luôn kiên định với
mục tiêu phát triển hạ tầng logictics dài hạn, cam kết kiến tạo hệ sinh thái thương mại
điện tử. Sàn thương mại điện tử này tập trung vào tiếp nhận và giải quyết hàng trăm
nghìn, thậm chí hàng triệu đơn hàng trong một cách nhanh nhất với chi phí rẻ nhất, dịch
vụ tốt nhất. Và theo nhận định của đội ngũ lãnh đạo Lazada, hệ thống logicstics chính là
một trong những yếu tố cạnh tranh tốt nhất của tập đoàn.

Những rủi ro khi hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm cả những rủi ro trong hoạt động
logistics. Khi hoạt động logicstics bị đứt gãy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.
Những kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp có thể phá sản nếu không đáp ứng được
nguồn cung nguyên vật liệu. Đồng thời, doanh nghiệp có sản xuất tốt nhưng hoạt động tổ
chức logistics không tốt thì cũng không thể đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Như vậy,
hoạt động logistics đóng vai trò quan trọng trong việc doanh nghiệp chủ động đảm bảo
nguồn cung nguyên vật liệu và cung ứng sản phẩm đến tay khách hàng. VD: Năm 2021,
Hoà Phát đã mua tàu The Harmony với mục đích vận chuyển hàng chục triệu tấn nguyên
liệu quặng sát, than, đá vôi, phế liệu,,.. ở trong và ngoài nước để phục vụ sản xuất. Việc
sở hữu tàu và tự vận hành giúp Hoà Phát chủ động trong việc nhập khẩu hàng hoá nguyên
liệu phục vụ sản xuất cũng như xuất khẩu, đồng thời giảm rủi ro cước tàu khi giá tàu tăng
cao.

You might also like