You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÍ KHỐI 8

A. CẤU TRÚC ĐỀ THI


Đề thi có 40% trắc nghiệm (16 câu), 60% tự luận (4 câu)
B. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1. Trắc nghiệm: 4 điểm/ 16 câu -> mỗi câu 0.25 đ
Phần trắc nghiệm sẽ có cả lý thuyết và sử dụng tập bản đồ.
-> Câu nào không chắc chắn đáp án thì xem thêm tập bản đồ.
2. Tự luận: 6 điểm/ 4 câu
Câu 1: Lý thuyết 1.5 đ
 Học theo tài liệu cô gửi.
 Nội dung câu 1 lý thuyết nằm trong các mục cô đóng khung
Câu 2: Sử dụng bản đồ 1.5 đ
 Tập bản đồ địa lí 8 phần Việt Nam (từ trang 20 trở đi, xem kỹ trang 26, 27, 28)
 Đọc chú giải trước rồi mới đọc bản đồ sau.
Câu 3: Vẽ biểu đồ và nhận xét 2 điểm
 Vẽ biểu đồ cột đơn như đã hướng dẫn:
- Có hệ tọa độ, thể hiện đầy đủ các cột tương ướng với các quốc gia.
- Chia đúng khoảng cách trục hoành (Các đoạn bằng nhau).
- Chia đúng khoảng cách trục tung,
CHIA 10 ĐOẠN, CÁC ĐOẠN BẰNG NHAU (Không lấy số lẻ).
- Có ghi chú đơn vị và đại lượng ở trục tung, trục hoành.
- Có ghi chú số liệu trên mỗi cột.
- Có tên biểu đồ IN HOA Ở PHÍA TRÊN BIỂU ĐỒ.
- Có chú thích.
(Mỗi yếu tố sai hoặc thiếu trừ 0,25 điểm. Riêng khoảng cách trục tung chia
sai tỉ lệ thì bài vẽ còn 0 điểm)
 Nhận xét (0.5 điểm)
- Nhìn chung: ĐỀ + đều hoặc không đều.
- Nhận xét riêng:
+ Thấp nhất là ở quốc gia/ tỉnh/ năm/ tháng nào? (Số liệu + đơn vị)
+ Cao nhất là ở quốc gia/ tỉnh/ năm/ tháng nào? (Số liệu + đơn vị)
Câu 4: Bài tập nhận thức 1 điểm
 Đề cho 1 đoạn của bài báo về địa lý tự nhiên Việt Nam. Từ đoạn báo trên, học
sinh trả lời câu hỏi có liên quan.
 Trả lời câu hỏi ngắn gọn cụ thể, không lan man, chú ý đọc các từ khóa, câu đầu
tiên và câu cuối cùng của mỗi đoạn trong bài báo.
C. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. CHỦ ĐỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN ĐỊA HÌNH
- Địa hình có nền móng từ Cổ Kiến Tạo, sau đó được Tân Kiến Tạo nâng lên làm trẻ lại.
- Có ¾ là đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp.
- Núi cao nhất Việt Nam là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Fansipan.
- Chỉ có ¼ là đồng bằng, chủ yếu là đồng bằng châu thổ.
=> Địa hình chủ yếu có hướng nghiêng Tây Bắc Đông Nam, một số nơi khác có hướng
vòng cung.
II. CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH
- Các dãy núi chính: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Bạch Mã,
Hoành Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều.
- Các đồng bằng lớn: là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Các cao nguyên: Lâm Viên, Di Linh, Mơ Nông, Mộc Châu.
- Sơn nguyên: Đồng Văn
- Bờ biển: Kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên phổ biến là kiểu Dalmati và Delta
- Thềm lục địa: mở rộng tại vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ.

III. ĐỊA HÌNH KARST


- Địa hình Karst là các hang động, núi và cao nguyên đá vôi.
- Trong hang động địa hình Karst là các chuông đá và thạch nhũ.
- Trung bình mỗi năm địa hình Karst chỉ dài ra khoảng 0,03 mm.
- Địa hình Karst điển hình nhất ở động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).
- Ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có dạng địa hình Karst ở vùng Hà Tiên – Kiên
Lương (Kiên Giang).

2. CHỦ ĐỀ KHÍ HẬU VIỆT NAM


I. TỔNG QUAN KHÍ HẬU
 Việt Nam có khí hậu Nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Nhiệt đới -> khá nóng, nhiệt độ cao trung bình trên 21 0C, khoảng 1400 –
3000 giờ trong năm.
+ Ẩm -> do nằm cạnh biển Đông nên có một lượng ẩm lớn.
+ Gió mùa -> trong năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
 Dù nằm gần vĩ độ với Tây Nam Á và Bắc Phi nhưng Việt Nam có một lượng
ẩm lớn, mưa nhiều do nằm gần biển Đông và có cơ chế gió mùa
 Khí hậu Việt Nam có tính đa dạng và thất thường.
II. TÍNH ĐA DẠNG VÀ THẤT THƯỜNG
 Khí hậu trên cả nước không thuần nhất, phân hóa thành các vi khí hậu khác
nhau theo không gian &thời gian. (vi khí hậu là hình thái khí hậu ở qui mô nhỏ)
 Theo vĩ độ: Vĩ độ càng cao thì nhiệt độ càng thấp. Nên nền nhiệt ở Bắc Bộ khá
thấp (Bắc Bộ > Trung Bộ > Nam Bộ).
 Theo độ cao: Càng lên cao thì nhiệt độ giảm 0,6 C/ 100m. Vì vậy nên Đà Lạt
có khí hậu mát mẻ hơn Bình Thuận ở cùng vĩ độ.
 Bên cạnh đó, khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng lớn từ yếu tố địa hình. Địa hình
có vai trò chắn gió và hút gió làm nên tính đa dạng của khí hậu.
 Thừa Thiên Huế là tỉnh có mưa nhiều nhất VN. (do có dãy Bạch Mã đón gió)
 Ninh Thuận là tỉnh khô hạn nhất Việt Nam. (do địa hình bờ biển song song với
hướng do Tây Nam, do dòng biển và hiện tượng nước trồi).
III. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT
Nội dung Mùa đông (gió đông bắc) Mùa hạ (gió tây nam) Mùa bão
Thời gian Từ tháng 11 đến tháng 4.Từ tháng 5 đến tháng 10 Tháng 6 đến tháng 11.
Điển hình nhất là tháng Điển hình nhất là tháng Chậm dần từ Bắc vào Nam
1. 7
Nguồn gốc Từ áp cao (+) Seberia Từ áp cao (+) Bắc ẤĐD Từ ngoài khơi TBD qua
qua vịnh Bengan Phillipines
Hướng Chủ yếu là Đông Bắc, Chủ yếu là Tây Nam. Chủ yếu từ Đông sang Tây
ngoài ra còn hướng Đông thường có xu hướng lệch
Nam qua Vịnh Bắc Bộ. về phía Bắc khi vào bờ.
Phạm vi Từ dãy Bạch Mã trở ra Chủ yếu là Nam Bộ và Các tỉnh ven biển từ
Bắc Tây Nguyên Quảng Ninh - Quảng Ngãi.
Tính chất Lạnh khô Nóng ẩm Mưa nhiều, ngập úng
Gió Tây Nam gặp dãy Trường Sơn chắn gió gây ra thời tiết hanh khô tại các tỉnh dọc
biên giới Việt Nam Laos -> Hiệu ứng phơn còn gọi là gió Laos hoặc gió Tây khô
nóng.

3. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM


I. TỔNG QUAN SÔNG NGÒI
- Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là các sông nhỏ.
- Một số hệ thống sông lớn như:
+ Sông Mê Kông: Bắt nguồn từ tiếng Laos - Mènam Khong (Mè là mẹ, nam là
sông, tức "sông mẹ" có nghĩa là sông lớn.)
+ Sông Hồng: Dã sử là sông Cái, sông Thao, chính sử gọi sông Nhĩ Hà. Về sau
người Pháp gọi là Rivière rouge tức sông đỏ hồng do nước có nhiều phù sa.
+ Sông Đà: Người Pháp gọi là Rivière Noire tức sông Đen. Do sông Đà rất sâu
và chảy ra vùng rừng núi nên nhìn thấy nước sông có màu tốt.
 Ghi chú
 Sông Hồng có diện tích lưu vực lớn nhất Việt Nam.
 Sông Đà có giá trị thủy điện lớn nhất Việt Nam
 Sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thuộc hệ thống lưu vực sông Đồng
Nai.
 Hiện nay các thượng nguồn sông Mê Kông cho xây dựng các đập thủy điện làm
thay đổi cấu trúc dòng chảy -> lũ về mỗi năm ít đi -> Xâm nhập mặn diễn ra phức
tạp ở đồng bằng sông Cửu Long.

II. CÁC VAI TRÒ CỦA SÔNG NGÒI


- Sông ngòi tại Việt Nam có nhiều vai trò như:
+ Cung cấp nguồn lợi thủy sản, cung cấp cát cho xây dựng.
+ Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Điều tiết vi khí hậu.
+ Phục vụ cho các ngành kinh tế như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương
mại, du lịch và bất động sản.
+ Có vai trò đảm bảo an ninh quốc phòng.

4. CHỦ ĐỀ ĐẤT VIỆT NAM


I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT
 Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam.
 Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là đá mẹ.
 Lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày do đá mẹ tại khu vực VN dễ phong hóa.
 Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralite: phân bố ở vùng đồi núi thấp, chiếm khoảng 65% diện tích đất tự
nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét, đất có màu đỏ vàng, thích
hợp trông cây công nghiệp
- Nhóm đất mùn núi cao: chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố dưới thảm
rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới núi cao.
- Nhóm đất phù sa sông và biển
+ chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các đồng bằng
+ tính chất đất: phì nhiêu, đất tới xốp, ít chua, dễ canh tác và làm thủy lợi. Thích hợp
+ gồm: đất phù sa ngọt, đất chua, đất phèn và đất mặn
II. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC LOẠI ĐẤT
 Đất feralite: thích hợp trồng cây công nghiệp như chè, tiêu, cà phê, cao su.
 Hiện nay nhiều vùng đất feralite trên đá bazan đang chuyển đổi sang trồng
cây ăn quả
 Đất phù sa: thích hợp trồng lương thực, hoa màu và cây ăn quả.
 Đất nhiễm phèn và nhiễm mặn chiếm tỷ lệ lớn nhất ở vùng ĐBSCL.
 Đất phổ biến ở TP.HCM là đất xám.
 Đất Bazan là một loại đất feralite.

You might also like