You are on page 1of 34

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

TS. Trần Thụy Khánh Linh


Giới thiệu nghiên cứu khoa học
Quy trình nghiên cứu khoa học

TS. Trần Thụy Khánh Linh


Mục tiêu học tập
1. Trình bày được định nghĩa nghiên cứu khoa học
2. Nhận định tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học
3. Nắm vững hướng nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe
4. Nhận thức vai trò của nghiên cứu trong phát triển ngành nghề
5. Liệt kê quy trình nghiên cứu khoa học
6. Phân biệt chủ đề và vấn đề nghiên cứu
7. Phân tích và lựa chọn vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu
8. Trình bày được yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu
Nội dung phần 1
• Định nghĩa nghiên cứu
• Ý nghĩa của nghiên cứu
• Tại sao thực hiện nghiên cứu?
• Tạo ra kiến thức
• Góp phần nâng cao tiêu chuẩn thực hành
Nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu là gì?
• RE nghĩa là lại một lần nữa, bằng cách khác, một sự mới mẻ.
• SEARCH nghĩa là tìm kiếm, kiểm tra một cách kỹ lưỡng
• Nghiên cứu là quá trình thu thập, phân tích và lý giải dữ liệu một cách khách
quan, chính xác và hệ thống để giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu hỏi
(Varkevisser và cộng sự, 1991).
Đánh giá

Dữ Hành
liệu động
Phân tích Ứng dụng

Thông Kiến
tin thức
Lý giải
Nghiên cứu để giải quyết vấn đề
Điều dưỡng giải quyết vấn đề mỗi ngày –

Quy trình điều dưỡng Quy trình nghiên cứu


Nhận định Xác định vấn đề
Chẩn đoán Đưa ra mục tiêu nghiên cứu
Kế hoạch chăm sóc Kế hoạch nghiên cứu
Can thiệp Thu thập dữ liệu/ Can thiệp
Lượng giá Phân tích số liệu
Xem xét hiệu quả chăm sóc Diễn giải kết quả
Điều chỉnh chăm sóc khi cần thiết Ứng dụng kết quả vào thực hành lâm sàng
Ý nghĩa của nghiên cứu
▪ Điều tra có hệ thống được thiết kế để khám phá câu trả
lời/bằng chứng về một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực
sức khỏe.
▪ Mục tiêu cuối cùng là để phát triển, cải tiến, và/hoặc mở
rộng khối lượng lớn kiến thức.
▪ Nghiên cứu điều dưỡng phát triển kiến thức về sức khỏe và
nâng cao sức khỏe trong suốt cuộc đời con người, chăm
sóc sức khỏe cho người có vấn đề về sức khỏe, người
khuyết tật để đáp ứng hiệu quả các vấn đề sức khỏe hiện
tại và tiềm ẩn (ANA)
Phạm vi nghiên cứu
Giáo dục
(Đào
tạo)

Thực Nghiên Hành


hành cứu chính

Quản lý
Tại sao nghiên cứu?
Khám phá hoặc tạo ra kiến thức
(Nghiên cứu)

Chuyển giao kiến thức


(Đào tạo, công bố)

Áp dụng kiến thức


Cung cấp chứng cứ để nâng cao thực hành
(truyền đạt, phát triển và mở rộng để phục vụ sức khỏe cộng đồng)
Lý do thực hiện nghiên cứu
❖ Tạo ra kiến thức mới ❖Cung cấp chứng cứ cho thực hành
1. Phát triển kiến thức sâu và rộng trong thực 1. Cung cấp nền tảng cho thực hành
hành điều dưỡng dựa trên chứng cứ.
2. Hình thành, kiểm tra và phát triển mô hình. 2. Cung cấp chứng cứ trong thực
3. Kết nối thực hành và đào tạo. hành tạo nên sự khác biệt về tình
4. Nâng cao tính chuyên nghiệp, nghiên cứu là trạng sức khỏe cá nhân và chi phí
một phần tất yếu của nghề nghiệp. hiệu quả.
5. Tạo thuận lợi cho sự phát triển liên tục.
Hướng nghiên cứu

1. Giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe


2. Tăng cường sự hợp tác giữa nhà nghiên cứu và người lâm sàng
3. Phát triển mạnh hơn về chứng cứ (sao chép nhiều nơi)
4. Đưa ra giải pháp đáng tin cậy/bằng chứng để sử dụng trong chăm sóc
5. Tập trung vào các vấn đề văn hóa
6. Mở rộng phổ biến kết quả nghiên cứu
7. Tập trung vào thực hành dựa trên chứng cứ
Quy trình nghiên cứu
khoa học
Trần Thụy Khánh Linh
Nội dung phần 2
• Quy trình nghiên cứu khoa học
• Yếu tố cơ bản của nghiên cứu
• Vấn đề nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
Tổng quan về tiến trình nghiên cứu
Công bố kết quả

Phân tích/
Giải thích
Nghiên cứu thực
địa

Thiết kế & Lập kế


hoạch

Khái niệm

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 Giai đoạn 5

ĐỊNH LƯỢNG
Quy trình nghiên cứu khoa học
1. Xác định và chọn vấn đề nghiên cứu
2. Tra cứu tài liệu về vấn đề nghiên cứu
3. Khẳng định lại vấn đề thực sự cần nghiên cứu
4. Hình thành các giả thuyết có thể kiểm định được
5. Xây dựng thiết kế nghiên cứu
6. Thiết kế công cụ thu thập số liệu
7. Kế hoạch thu thập và phân tích số liệu
8. Thu thập số liệu
9. Nhập và xử lý số liệu
10. Phân tích số liệu
11. Viết báo cáo
12. Phổ biến kết quả
13. Ứng dụng kết quả
Yếu tố cơ bản của NC
Chủ đề NC

Vấn đề NC/câu hỏi NC

Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu chuyên biệt/


mục tiêu cụ thể/giả thuyết NC
Lựa chọn vấn đề NC
• Vấn đề NC là gì?
• Vấn đề chưa có lời giải
• Lời giải chưa thỏa đáng
→ Tìm sự khác biệt, giải quyết vấn đề
• Vấn đề NC xuất phát từ đâu?
• Kinh nghiệm lâm sàng
• Tài liệu nghiên cứu
• Hội thảo, hội nghị
• NC trong lĩnh vực khác
• Học thuyết
Phân biệt chủ đề và vấn đề NC
• Chủ đề NC thường có phạm vi rộng hơn vấn đề NC
• Chăm sóc giảm đau cho người bệnh
• Chăm sóc người bệnh toàn diện
• Quản lý chăm sóc
• Giáo dục sức khỏe

1 chủ đề NC có thể bao gồm nhiều vấn đề


Vấn đề NC có thể nhận dạng từ chủ đề NC
Vấn đề nghiên cứu - câu hỏi lâm sàng
PICO(T) question format –
P – population
I – intervention
C – comparison
O – outcome
(T ) – timing factors
Vấn đề nghiên cứu
Xác định phạm vi và trọng tâm của đề tài dựa vào
1. Tính hữu dụng thông tin:
Thông tin nào khi được thu thập để giải quyết vấn đề sẽ giúp giải quyết
vấn đề y tế và cải thiện chăm sóc y tế?
Thông tin này cần thiết cho ai?
Thông tin sẽ giải quyết đến các yếu tố nào của vấn đề?
2. Tính khả thi:
Có thể thu thập được những thông tin nào trong thời gian dự định
dành để thực hiện nghiên cứu?
3. Tính lặp lại:
Có thông tin nào liên quan đến các yếu tố đã có rồi?
Vấn đề nào của thông tin cần được nghiên cứu thêm.
Tiêu chuẩn lựa chọn ưu tiên vấn đề
• Tính xác hợp
• Tránh trùng lắp
• Tính khả thi
• Tính được hấp nhận từ các nhà quản lý
• Tính ứng dụng của kết quả và kiến nghị
• Tính cấp thiết
• Tính chấp nhận về đạo đức
Thang điểm đánh giá lựa chọn vấn đề
Tính xác hợp
1. Không xác hợp: bệnh ít gặp và không trầm trọng
2. Xác hợp: bệnh phổ biến nhưng ít trầm trọng Tính ứng dụng của kết quả và kiến nghị
3. Rất xác hợp: phổ biến có hậu quả xấu 1. Khuyến cáo ít cơ hội được thực hiện
Tránh trùng lắp 2. Khuyến cáo có ít nhiều cơ hội được thực hiện
1. Đã đủ thông tin về vấn đề nghiên cứu 3. Khuyến cáo có nhiều cơ hội được thực hiện
2. Có thông tin về vấn đề nghiên cứu nhưng chưa Tính cấp thiết
bao phủ vấn đề chính 1. Thông tin không cấp thiết cần thiết
3. Không có thông tin để giải quyết vấn đề 2. Thông tin cần thiết ngay nhưng có thể trì hoãn
Tính khả thi 3. Thông tin rất cần thiết để ra quyết định
1. Nghiên cứu không khả thi với tài nguyên sẵn có Tính chấp nhận về đạo đức
2. Nghiên cứu khả thi với nguồn lực sẵn có 1. Có vấn đề quan trọng về đạo đức
3. Nghiên cứu rất khả thi với nguồn lực sẵn có 2. Có một ít trở ngại về đạo đức
Tính được chấp nhận từ các nhà quản lý 3. Không có vấn đề đạo đức
1. Chủ đề không chấp nhận được với lãnh đạo
2. Chủ đề ít nhiều khó chấp nhận
3. Chủ đề được chấp nhận hoàn toàn
Thông tin cần thiết trong phần đặt vấn đề
1. Mô tả ngắn gọn về đặc điểm kinh tế xã hội, văn hoá , tình trạng sức khoẻ và y tế của địa
phương có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2. Mô tả về bản chất của vấn đề (sự khác biệt giữa thực tiễn và điều mong muốn) nếu vấn đề
còn chưa rõ.
3. Phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng đến vấn đề
4. Mô tả các giải pháp đã được sử dụng trước đây hoặc kết quả các nghiên cứu trước và nêu
rõ lí do tại sao cần giải pháp mới hay cần một nghiên cứu mới
5. Mô tả loại thông tin hy vọng sẽ có được từ nghiên cứu và thông tin này sẽ giúp giải quyết
vấn đề này như thế nào hay giúp trả lời câu hỏi nghiên cứu như thế nào?
6. Nếu cần thiết cần nêu ra định nghĩa của những khái niệm quan trọng của nghiên cứu.
Tầm quan trọng xác định vấn đề nghiên cứu
1. What is already known about this topic?

2. What is unknown about this topic?

3. What this study adds?

4. SO WHAT?
Tên đề tài NC
Nội dung
Quần thể Tránh từ không
Phương pháp chứa thông tin:
Một số nhận xét
Địa điểm(+/-) Tình hình
Góp phần…
Thời gian (+/-)

• Liên quan chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu


• Thường bắt đầu là một ngữ danh từ
• Nên ngắn gọn
• Chứa những từ khoá (keyword) của đề tài
Mục tiêu là gì?
• Mục tiêu của một nghiên cứu nhằm tóm tắt những gì sẽ đạt được bởi
nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu là mệnh đề khẳng định thể hiện nghiên cứu
đạt được điều gì để trả lời câu hỏi nghiên cứu:
• Chlor- hexidine có hiệu quả sát trùng da hơn các chất sát khuẩn khác trong
việc ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan đến tiêm tĩnh mạch ngoại biên?
• Xác định hiệu quả sát trùng da của Chlor- hexidine so với các chất sát khuẩn
khác trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng liên quan đến tiêm tĩnh mạch ngoại
biên.
• Mục tiêu phải liên quan chặt chẽ với phần đặt vấn đề
Mục tiêu nghiên cứu
• Phân loại mục tiêu theo cấp độ bao phủ
• Mục tiêu tổng quát (general objective, aim)
• Điều trông đợi đạt được bởi nghiên cứu theo cách chung nhất
• Mục tiêu cụ thể (specific objectives)
• Các phần nhỏ hơn và có liên hệ hợp lý và giúp đạt được mục
tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu

tả

Mục tiêu TQ
Đánh Xác
Kết quả tổng quát
giá người NC mong định
muốn đạt được

So
sánh
Lợi ích của việc xác định mục tiêu
• Chọn loại thiết kế NC phù hợp
• Xác định được biến số cần đo
• Biết dữ liệu nào cần thu thập
• Biết kế hoạch phân tích số liệu Đo
Động
lường
từ
được

Viết mục tiêu NC Ngắn Rõ


gọn ràng
Yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu
• Phải cụ thể:
• Mục tiêu ước lượng: Nêu rõ (a) tham số cần được ước lượng (b) của vấn đề
(c) trên dân số cụ thể
• Mục tiêu liên quan: Nêu rõ (a) biến độc lập cần được xác định tác động lên
(b) biến phụ thuộc (c) trên dân số cụ thể
• Mục tiêu so sánh: Nêu rõ (a) nhóm được đánh giá so sánh với (b) nhóm
chứng về (c) kết cuộc nào (d) trên một dân số cụ thể

• Nếu có khái niệm có thể chưa được hoàn toàn thống nhất phải
định nghĩa khái niệm này ngay sau mục tiêu nghiên cứu.
Nhận xét
Đề tài: Việc tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng tại bệnh viện nhi TPHCM
năm 2017
• Mục đích/ Mục tiêu tổng quát:
• Đánh giá việc tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng các khoa nội BV nhi TpHCM và
các yếu tố liên quan
• Mục tiêu cụ thể:
• Xác định tỉ lệ ĐD tuân thủ các thời điểm rửa tay
• Xác định tỉ lệ ĐD tuân thủ quy trình sát khuẩn tay nhanh
• Xác định tỉ lệ ĐD tuân thủ rửa tay thường quy bằng xà phòng và nước.
• Mô tả các yếu tố thuận lợi và cản trở việc tuân thủ vệ sinh tay của ĐD
• Xác định các yếu tố cá nhân và môi trường liên quan đến việc tuân thủ vệ sinh tay
của ĐD
Nội dung đã học

• Định nghĩa nghiên cứu

• Lý do tiến hành nghiên cứu

• Quy trình nghiên cứu khoa học


• Xác định vấn đề

• Mục tiêu nghiên cứu


Bài tập
1. Mỗi SV đưa ra 1 vấn đề NC

2. Thảo luận nhóm thống nhất 3 vấn đề

3. Thảo luận nhóm và quyết định chọn 1 vấn đề NC thích
hợp cho nhóm

4. Viết tên đề tài và mục tiêu cụ thể

You might also like