You are on page 1of 83

ĐỀ CƯƠNG PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG

DL: 20H 30/07

I. PHẦN LÝ THUYẾT

Câu 1: Phân tích khái niệm “Chương trình giáo dục” và “Phát triển chương trình giáo dục”

1. Khái niệm “Chương trình giáo dục”:

Định nghĩa truyền thống của CTGD là “một khoá học” . Hầu hết các nhà giáo dục ở giai đoạn đầu đều xem CTGD là một khoá học,
một giáo trình – cái hình thành nên một khoá học:

- Chương trình học bao gồm các môn học thường xuyên như ngữ pháp, đọc, hùng biện, logic, và toán học (cho các trường tiểu học và
trung học) và những môn học tinh tuý nhất của thế giới phương Tây (đưa vào từ trường trung học).

- Chương trình học gồm các môn học chủ yếu trong 5 lĩnh vực lớn như : (1) tiếng mẹ đẻ và ngữ pháp, văn chương và viết; (2) toán
học; (3) các môn khoa học; (4) lịch sử; (5) ngoại ngữ.

- Chương trình học gồm toàn bộ kiến thức của các môn học. Giáo dục được xem như một quá trình nhằm giúp người học nắm bắt
các nội dung kiến thức cấu tạo nên các môn học.

- Chương trình học là một hệ thống các khoá học hay môn học cần phải có để được tốt nghiệp hoặc được cấp chứng nhận đã học xong
một ngành học.
- Chương trình học gồm các môn học cố định như ngữ pháp, đọc, logic, hùng biện, toán và các môn học tinh tuý của thế giới phương
Tây.

Hiện nay CTGD được xem như là tập hợp các mục tiêu và giá trị có thể được hình thành ở người học thông qua các hoạt động
được kế hoạch hoá và tổ chức trong nhà trường, gắn liền với đời sống xã hội. Mức độ đạt các mục tiêu ấy là thể hiện tính hiệu quả
của một CTGD. Mục đích của việc thiết kế một CTGD phụ thuộc vào đối tượng người học của CTGD đó.

Ngày nay, quan niệm về CTGD đã rộng hơn, đó không chỉ là việc trình bày mục tiêu cuối cùng và bảng danh mục các nội
dung giảng dạy. Chương trình vừa cần cụ thể hơn, bao quát hơn, vừa là một phức hợp bao gồm các bộ phận cấu thành:

- Mục tiêu học tập.

- Phạm vi, mức độ và cấu trúc nội dung học tập.

- Các phương pháp, hình thức tổ chức học tập.

Đánh giá kết quả học tập. Như vậy, cấu trúc của CTGD bao gồm hai thành phần chính:

● Sự hình dung trước những thành tích mà người học sẽ đạt được sau một thời gian học tập,
● Cách thức, phương tiện, con đường, điều kiện để mong muốn đó trở thành hiện thực.

Ở Việt Nam, nhìn chung CTGD được hiểu là:


CTGD là kế hoạch tổng thể, hệ thống về toàn bộ hoạt động giáo dục tại nhà trường. Nó bao gồm mục đích giáo dục, mục tiêu,
chuẩn đầu ra, nội dung giáo dục (với độ rộng và sâu tương ứng với chuẩn đầu ra), phương thức giáo dục và hình thức tổ chức
giáo dục (với các phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học phù hợp), phương thức đánh giá kết quả giáo dục (trong so
sánh, đối chiếu với chuẩn đầu ra của chương trình).

2. Khái niệm “Phát triển chương trình giáo dục”

Phát triển CTGD (curriculum development) là một ngành học, có một tập hợp hệ thống các khái niệm, nguyên tắc lí thuyết
làm nền tảng, có đối tượng và nội dung nghiên cứu xác định, có các phương pháp nghiên cứu đặc thù. Ngành học này có các chuyên
gia trong lĩnh vực phát triển chương trình, được trang bị những kiến thức tổng hợp trong các lĩnh vực như triết học, tâm lí học, xã hội
học, sử học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực môn học... Ngành học này cũng có các nhà thực hành, đó là các GV, các nhà quản lí
giáo dục các cấp.

Phát triển CTGD còn được xem là một hoạt động, một quá trình xem xét các tác động từ xã hội để hoạch định chương trình,
thực thi chương trình, cải tiến chương trình và đánh giá chương trình.

Phát triển CTGD là một quá trình liên tục nhằm hoàn thiện không ngừng CTGD cho tương thích với trình độ phát triển của
kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, của đời sống xã hội nói chung. → CTGD là một thực thể không phải được thiết kế một lần
và dùng cho mãi mãi mà được phát triển, bổ sung, hoàn thiện tuỳ theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, của thành
tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ, và cũng là theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động.
Nói cách khác, mục tiêu đào tạo của nền giáo dục quốc dân thay đổi để đáp ứng nhu cầu xã hội → CTGD cũng phải thay đổi
theo, mà đây lại là quá trình diễn ra liên tục nên CTGD cũng phải không ngừng được phát triển và hoàn thiện.

10 tiên đề mà các nhà phát triển CTGD xem là tất yếu cần và có thể áp dụng cho ngành học Phát triển CTGD:

1) Thay đổi chương trình là cần thiết và không thể tránh được.

2) Chương trình là sản phẩm của thời đại.

3) Các thay đổi trong chương trình xảy ra ở giai đoạn đầu có thể cùng tồn tại và đan xen với những thay đổi ở giai đoạn
sau.

4) Thay đổi chương trình xảy ra chỉ khi nào mà con người bị thay đổi.

5) Xây dựng chương trình là một hoạt động nhóm hợp tác.

6) Xây dựng chương trình về cơ bản là một quá trình chọn lựa giữa nhiều khả năng thay thế.

7) Xây dựng chương trình không bao giờ kết thúc.

8) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn nếu như đó là một quá trình toàn diện, chứ không phải là quá trình từng
phần.

9) Xây dựng chương trình sẽ hiệu quả hơn khi nó tuân theo một quá trình có hệ thống.
10) Xây dựng chương trình bắt đầu từ chương trình hiện hành.

Trong thực tế, phát triển chương trình giáo dục thường thực hiện theo các nguyên tắc hướng dẫn chính. Theo Oliva (2006), các
nguyên tắc của chương trình học xuất phát từ nhiều nguồn:

• Các dữ liệu thuộc kinh nghiệm;

• Các dữ liệu thuộc thực nghiệm;

• Quan niệm dân gian về chương trình: các niềm tin và thái độ;

• Ý thức chung.

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển, hầu hết đều có ý thức chung là tất cả các nguyên tắc đều phải bắt nguồn từ
những kết quả nghiên cứu khoa học.

Một số nguyên tắc hướng dẫn chính của việc xây dựng chương trình:

• Chân lý hoàn toàn: là những sự kiện, khái niệm rõ ràng đã được chứng

minh bằng thực nghiệm và thường được chấp nhận vô điều kiện.

• Chân lý từng phần: là việc dựa vào các dữ liệu hạn chế và có thể áp dụng cho một vài, nhiều hoặc hầu hết các tình huống,
các vấn đề nhưng chưa phải là phổ biến.
• Các giả thuyết: một số nguyên tắc chưa phải là chân lý hoàn toàn hay từng phần mà chỉ là các giả thuyết hay các thừa nhận
mang tính chất thăm dò chung có thể chấp nhận được. Những nhà làm chương trình đặt nền móng cho những ý tưởng này dựa
trên các phán đoán của họ, các truyền thống dân gian và nhận thức chung.

Câu 2: Phân tích khái niệm “Chương trình nhà trường” và “Phát triển chương trình giáo dục nhà trường”

1. Khái niệm chương trình nhà trường

Trong thực tế, chương trình giáo dục có thể được chia thành nhiều cấp độ như chương trình quốc gia, chương trình nhà trường
hay chương trình cấp học( chương trình giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, đại học), hay chương trình môn học.

a) Ở cấp quốc gia, chương trình giáo dục bao gồm các yếu tố cơ bản (nguyên tắc) của việc học tập, mục đích, mục tiêu giáo dục mà
các trường ở quốc gia đó cần phải tuân theo.

- Chương trình giáo dục cấp quốc gia (chương trình khung), bao gồm chuẩn đầu ra và một số các môn học bắt buộc.

- Những môn học này là những môn học bắt buộc ít thay đổi theo thời gian và được đa số các cơ sở giáo dục trong khối ngành
hoặc vùng miền thực hiện.

- Chương trình khung ở phổ thông thường do Bộ Giáo dục hoặc các cơ quan quản lý giáo dục soạn thảo. Căn cứ vào chương
trình khung này, các trường phát triển chương trình nhà trường bằng việc thêm vào những môn học chuyên sâu, đặc trưng cho các địa
phương, vùng miền, nhà trường và người học.
- Ở bậc đại học, các trường tự quyết định các chương trình khung nhưng do mức độ chuyên môn hóa sâu trong các lĩnh vực
chuyên môn nên các môn học bắt buộc trong chương trình khung ở bậc đại học chiếm tỉ lệ nhỏ hơn so với chương trình khung được
thiết kế cho bậc phổ thông.

Chương trình giáo dục của một trường bao gồm những cách thức mà một trường đưa chương trình giáo dục quốc gia vào ứng dụng
thực tế. Cần phải gắn liền với nhu cầu của địa phương cùng với những nguồn lực, ngành nghề ưu tiên do lợi thế so sánh vùng miền
đặc thù. Và cần được thiết kế theo sự tư vấn của hội đồng trường.

→ Chương trình nhà trường là chương trình quốc gia được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp
lại, hoặc (hiếm khi) thiết kế mới với sự tham gia của GV, các chuyên gia hoặc các bên liên quan (steakholder), cho phù hợp với đối
tượng HS trong một bối cảnh dạy học cụ thể.

Với giáo dục phổ thông, chương trình quốc gia không phải là toàn bộ chương trình giảng dạy trong nhà trường. CTGD quốc
gia đưa ra các yêu cầu cơ bản mà một trường học ở quốc gia đó phải tuân theo. Các trường học có thể sử dụng chương trình quốc gia
như là một chuẩn mực về chất lượng.

Nhiều nước trên thế giới đã thực hiện trao quyền tự chủ cho các nhà trường phổ thông trong phát triển chương trình. Triết lý
quản trị hiện nay ủng hộ cách tiếp cận “quản lý dựa vào nhà trường” theo kiểu phân quyền, trong đó hiệu trưởng được giao quyền lực
đáng kể không những trong hoạch định chương trình mà còn về ngân sách, thuê và sa thải nhân viên, giám sát và đánh giá nhân viên.
Trong thực tế, quản lý dựa vào nhà trường là cách tiếp cận theo hướng cộng tác giữa các thành viên cả bên trong và bên ngoài nhà
trường đã làm cho nhà trường hoạt động có năng suất và hiệu quả hơn.
2. Khái niệm “Phát triển chương trình nhà trường”

Skilbeck đã định nghĩa về phát triển chương trình nhà trường (school-based curiculium development) như sau: “Phát triển
chương trình nhà trường là việc một cơ sở giáo dục lập kế hoạch, thiết kế, thực thi và đánh giá chương trình học tập của HS trường
mình”

Bezzina có định nghĩa tương tự song có mở rộng thêm khái niệm “hợp tác” giữa các thành viên trong trường như một đặc
trưng quan trọng: “Phát triển chương trình nhà trường là một quá trình trong đó một số hay toàn thể các thành viên trong trường lập
kế hoạch, thực thi và/hoặc đánh giá một hay nhiều khía cạnh trong chương trình mà nhà trường đang sử dụng. Đó có thể là sự điều
chỉnh chương trình hiện có, chấp nhận không thay đổi, hoặc sáng tạo một chương trình mới. Phát triển chương trình nhà trường là
một nỗ lực tập thể trong khuôn khổ một chương trình khung được thừa nhận mà không bị ngăn trở bởi bất kì nỗ lực cá nhân của các
GV hay nhà quản lí khác”.

→ Hai định nghĩa trên nhấn mạnh tới vai trò của các hoạt động bên trong trường trong việc phát triển chương trình nhà trường.

Ngược lại tổ chức OECD định nghĩa về phát triển chương trình nhà trường như sau: “ Phát triển chương trình nhà trường là
một quá trình, trên cơ sở các hoạt động bên trong nhà trường, hoặc trên cơ sở nhu cầu của nhà trường trong việc thực thi chương
trinh giáo dục – nhằm tạo ra sự phân quyền, trách nhiệm và sự kiểm soát giữa chính quyền trung ương và địa phương, để nhà trường
có được quyền tự chủ hợp pháp về hành chính, nghề nghiệp để có thể tự quản lí quá trình phát triển của trường mình ” (OECD, 1979
t.4).

Brady (1992) , đã nêu những đặc trưng cơ bản của phát triển chương trình nhà trường:
(1) Lôi cuốn sự tham gia của GV vào các quyết định liên quan đến phát triển và thực thi chương trình.

(2) Có thể liên quan đến một bộ phận GV chứ không phải toàn thể GV.

(3) Đó có thể là một chương trình “lựa chọn và điều chỉnh” chứ không phải là một chương trình mới hoàn toàn.

(4) Đó chỉ bao gồm việc thay đổi vị trí trong trách nhiệm của nhà trường trong các quyết định liên quan đến chương trình chứ
không đề cập tới quan hệ khác của nhà trường với các cấp quản lí.

(5) Đây là một quá trình liên tục và năng động lôi cuốn GV, HS, cộng đồng tham gia.

(6) Thoả mãn nhu cầu của nhiều cấu trúc hỗ trợ.

(7) Làm thay đổi vai trò truyền thống của GV.

Thuật ngữ SBM (School-based management) “quản lý dựa vào nhà trường” nói đến một xu thế trong phân cấp quản lý giáo
dục trên thế giới hiện nay. Đó là sự ủy quyền ra quyết định từ cấp quản lý giáo dục trung ương hay địa phương cho cấp trường
(Caldwell, 2005) về một số hoặc toàn bộ các hoạt động liên quan đến nhà trường, trong đó có phát triển chương trình. Sự phân cấp
quản lý đến cấp độ nhà trường về chương trình đã dẫn đến sự ra đời của thuật ngữ “school-based curriculum” được dịch là “chương
trình dựa vào nhà trường” (hay gọi tắt là chương trình nhà trường, để phân biệt với chương trình được xây dựng ở cấp độ quốc gia).

Trong định nghĩa này bao gồm những ý:

- Là nguồn từ nội dung nào và kiến thức học tập nào được lựa chọn.
- Một hoặc nhiều người sẽ chọn lựa những nội dung và kinh nghiệm học tập. Sự lựa chọn đó dựa trên những tiêu chí cụ
thể và/hoặc chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố.

- Người học nên trải nghiệm sự thay đổi trong hành vi sau hoàn thành một chương trình. Lý tưởng nhất, những thay đổi
về hành vi nên được kỳ vọng của các nhà giáo dục liên quan vào quá trình dạy và học.

Theo M.Skilbeck (1984), chương trình được hiểu như là “những kiến thức của học sinh tới một chừng mực mà họ được biểu lộ
hoặc được dự kiến trong những mục tiêu và mục đích giáo dục, lập kế hoạch và thiết kế cho việc học tập, việc thực hiện lập kế hoạch
và thiết kế trong môi trường nhà trường” . Từ đó, làm rõ khái niệm “chương trình dựa vào nhà trường” hay “chương trình nhà
trường”, đó là những văn bản quan trọng về việc thiết kế, nội dung, tổ chức, và thể hiện chương trình, về mặt sư phạm và việc đánh
giá học tập sẽ được thực hiện ở cấp độ nhà trường . Thuật ngữ này gắn liền với một thuật ngữ được phổ biến rộng rãi hơn đó là “phát
triển chương trình giáo dục nhà trường” (School-based curriculum development).

Câu 3: Nêu và phân tích khái niệm và ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

KHGD của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học,
nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT . KHGD của
tổ chuyên môn bao gồm KHDH môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.

Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là quá trình xác định các mục tiêu, nhiệm vụ trong một thời gian nhất định của tổ chuyên
môn và lựa chọn các phương thức để thực hiện các nhiệm vụ và đạt các mục tiêu đó.
Như vậy, xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là quyết định trước xem tổ chuyên môn sẽ phải làm cái gì, làm như thế nào, khi
nào làm và ai sẽ làm cái đó.

Sản phẩm của giai đoạn xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn là bản kế hoạch, một văn bản xác định những phương hướng hành
động mà tổ chuyên môn sẽ thực hiện.

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn là kế hoạch tổng hợp tất cả các hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn, đóng vai
trò chủ đạo, chi phối các hoạt động và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch khác của tổ chuyên môn.

Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn là phương tiện để thực thi kế hoạch năm học của nhà trường bởi mục tiêu và tiêu chí
được xác định cụ thể và không đòi hỏi phải có những dự đoán, dự báo. Mức độ rủi ro của các vấn đề không có hoặc không thể xảy ra,
do tổ trưởng chuyên môn trực tiếp soạn thảo gửi cho Hiệu trưởng duyệt và trở thành văn bản pháp lý để Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt
động của tổ chuyên môn.

Xây dựng KHGD của tổ chuyên môn là một phần của nhiệm vụ xây dựng và thực hiện KHGD của nhà trường trong năm học.
Vì thế, mục tiêu của KHGD của tổ chuyên môn xét ở khía cạnh thực hiện CTGDPT cũng phản ánh mục tiêu chung khi xây dựng
KHGD của nhà trường và ý nghĩa của nó cũng vậy. Bên cạnh đó, việc xây dựng KHGD của tổ chuyên môn còn thể hiện những ý
nghĩa sau đây:

- Đối với công tác quản lí, xây dựng KHGD của tổ chuyên môn giúp bảo đảm tính thống nhất giữa các tổ chuyên môn trong
thực hiện KHGD của nhà trường trong năm học. Đây cũng là cơ sở để Tổ trưởng chuyên môn, Hiệu trưởng nhà trường theo dõi, đôn
đốc thực hiện cũng như đánh giá việc thực hiện công tác trong năm học nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các công việc đã đề ra.
- Đối với việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của tổ chuyên môn là một căn cứ quan trọng để phân công nhiệm vụ
cho GV tổ chuyên môn, đặc biệt là nhiệm vụ giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục. Từ đó, GV có cơ sở triển khai việc xây
dựng KHGD cá nhân và kế hoạch bài dạy để thực hiện nhiệm vụ của mình. KHGD của tổ chuyên môn vì thế giống như một nhịp cầu
nối giữa mục tiêu chung của chương trình với các bài học cụ thể của GV. Với một kế hoạch được xây dựng, GV có cơ sở để triển
khai công việc giảng dạy hiệu quả, sử dụng nó như một danh sách theo dõi và thực hiện các công việc mà bản thân được phân công
trong năm học một cách hiệu quả.

Việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn ở nhà
trường trung học. Nó là sự khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Nhờ có kế hoạch, tổ trưởng chuyên
môn mới tổ chức và khai thác tốt các nguồn lực một cách có hiệu quả để đạt được mục tiêu.

Câu 4: Phân tích các yêu cầu đối với xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn cần phải đảm bảo các yêu cầu về tính pháp lí, tính khả thi, tính logic, tính linh
hoạt. Cụ thể như sau:

- Đảm bảo tính pháp lí: KHGD của tổ chuyên môn cần được xây dựng dựa trên các căn cứ pháp lý cụ thể và các kế hoạch cấp cao
hơn, chẳng hạn như hướng dẫn nhiệm vụ năm học của sở GD&ĐT; Khung kế hoạch thực hiện chương trình các môn học,chuyên đề
lựa chọn, hoạt động giáo dục của nhà trường và nội dung giáo dục của địa phương; Công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học… Thực
hiện nguyên tắc này nhằm đảm bảo sự thống nhất trong việc thực hiện các loại kế hoạch theo hướng ngày càng cụ thể hóa các kế
hoạch tổng thể để thực hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả CTGDPT.
- Đảm bảo tính khả thi: Khi xây dựng KHGD của tổ chuyên môn cần dựa trên việc phân tích đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn
và của nhà trường (đặc điểm HS, tình hình đội ngũ, thiết bị dạy học, phòng học bộ môn…), chú trọng và tính đến sự phân hóa của các
yếu tố liên quan để xây dựng KHDH, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, kế hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì và các nội
dung khác phù hợp.

- Đảm bảo tính logic: Cần đảm bảo tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong và giữa các môn học và hoạt động giáo
dục. Kế hoạch của tổ chuyên môn theo từng khối lớp cần sắp xếp các bài học theo thời gian thực hiện một cách phù hợp, chú trọng
đến sự thống nhất với các môn học và hoạt động giáo dục khác về khung thời gian, bố trí thời gian đánh giá phù hợp với kế hoạch
chung của nhà trường.

- Đảm bảo tính linh hoạt: Kế hoạch của tổ chuyên môn là bản kế hoạch các nhiệm vụ được đề ra để thực hiện trong năm học. Tuy
vậy, đây không phải là một kế hoạch cứng nhắc để thực thi, trong các trường hợp cần thiết do sự thay đổi từ tình hình thực tiễn, kế
hoạch này có thể được điều chỉnh, kể cả về mặt nội dung và thời gian thực hiện. Sự linh hoạt này còn thể hiện ở chỗ, khi GV phát
triển KHGD của tổ chuyên môn thành KHGD cá nhân và KHBD, có thể linh động trong những trường hợp cần thiết để thực hiện kế
hoạch một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn không chỉ tuân thủ yêu cầu của các cấp quản lý mà còn nhằm phát
huy tính dân chủ và tính sáng tạo của giáo viên, tạo cơ chế công khai, minh bạch trong quản lý các nguồn lực của nhà
trường.

Câu 5: Nêu và phân tích vai trò của giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Khái niệm: KHGD của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một
năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT
KHGD của tổ chuyên môn bao gồm KHDH môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.
Vai trò giáo viên
- Giáo viên tham gia thảo luận đóng góp ý kiến cho việc xây dựng KH tổ chuyên môn.
+ Mỗi GV của tổ chuyên môn đều phải góp phần vào xây dựng KHGD của tổ. Trong đó, Tổ trưởng chuyên môn là người chịu
trách nhiệm chính trong việc tổ chức xây dựng KHGD của tổ chuyên môn.
+ Các thành viên khác dưới sự tổ chức và phân công nhiệm vụ của Tổ trưởng sẽ tham gia vào quá trình này. GV tổ bộ môn cần
tích cực, chủ động đề xuất các ý tưởng, tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến, phản hồi để hoàn thiện kế hoạch. Sự tham gia của
tất cả các thành viên trong tổ chuyên môn sẽ đảm bảo việc xây dựng một kế hoạch có tính thống nhất và thể hiện sự đồng
thuận cao trong việc thiết lập các kế hoạch và mục tiêu chung của tổ để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong năm học.

Đối với việc thực hiện KHGD của tổ chuyên môn:


+ Kế hoạch của tổ chuyên môn khi được phê duyệt bởi Hiệu trưởng nhà trường sẽ là căn cứ để GV triển khai thực hiện. GV cần
nắm rõ các công việc và nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch để thực hiện theo đúng lịch trình.
+ Mỗi GV có thể cụ thể hóa kế hoạch của tổ chuyên môn thành kế hoạch cá nhân chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ một cách
hiệu quả. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch của tổ chuyên môn vì thế vừa là quá trình thực hiện các kế hoạch đặt
ra, vừa là quá trình cá nhân hóa các nhiệm vụ phù hợp với mỗi GV trong năm học.
+ Trong quá trình này, nếu GV là Tổ trưởng chuyên môn còn phải theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch để đảm bảo các
nhiệm vụ được thực hiện, phối hợp với GV của tổ và Hiệu trưởng nhà trường để giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có.
Câu 6: Nêu và phân tích quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn
Khái niệm: KHGD của tổ chuyên môn là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một
năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường, bảo đảm yêu cầu thực hiện CTGDPT
KHGD của tổ chuyên môn bao gồm KHDH môn học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục.
Quy trình xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn (4 bước)
● Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình
● Bước 2: Xây dựng KHDH và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn
● Bước 3: Rà soát và hoàn thiện KHGD của tổ chuyên môn
● Bước 4: Phê duyệt và tổ chức thực hiện KHGD của tổ chuyên môn
1. Bước 1: Phân tích đặc điểm tình hình
- Tình hình HS: Tổ chuyên môn cần thống kê số lớp học, tổng số HS của mỗi khối
lớp và số HS học chuyên đề lựa chọn (nếu có) trong năm học của mỗi khối lớp.
Trong đó, số lượng HS học chuyên đề lựa chọn mỗi khối lớp được thống kê dựa trên
kết quả đăng kí của HS đối với các tổ hợp chuyên đề lựa chọn do nhà trường xây
dựng.
- Tình hình đội ngũ: Số GV, trình độ đào tạo của các GV trong tổ theo các cấp từ
cao đẳng, đại học, trên đại học và mức đạt chuẩn nghề nghiệp GV theo các mức:
Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt theo thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban
hành quy định chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông).
- Thiết bị dạy học: Tổ chuyên môn tiến hành đánh giá các thiết bị dạy học còn sử
dụng được và sử dụng để dạy học các bài, chủ đề cụ thể nào trong chương trình môn
học. Dựa trên kết quả phân tích tình hình, đối chiếu với Thông tư của Bộ GD&ĐT
về “Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu”, tổ chuyên môn xem xét các thiết bị hiện có
đã
đảm bảo yêu cầu sử dụng, đầy đủ hay chưa để đề xuất sửa chữa, sắm mới, thiết kế thêm.
- Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập: Đối với
các phòng hoặc địa điểm có thể sử dụng để tổ chức dạy học, tổ chuyên môn có thể
lập danh sách dưới dạng bảng theo tên phòng, số lượng, phạm vi và nội dung sử dụng
và những ghi chú về đặc điểm, tình trạng để có định hướng sử dụng phù hợp.
2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn
(1) Xây dựng phân phối CT các khối lớp
- Xác định thời lượng dạy học các mạch nội dung chính trong chương trình: Để thực hiện, tổ chuyên môn cần bắt đầu từ
nghiên cứu CTGDPT môn học để biết được tổng thời lượng được quy định cho môn học, tỉ lệ thời lượng dành cho các mạch nội
dung chính và thời lượng dành cho đánh giá định kì. Từ đó, có thể tính số tiết cụ thể để thực hiện các mạch nội dung chính (xem môn
của mình được bao nhiêu tiết, mạch ND và tỉ lệ % của từng mạch nội dung trong môn học của mình).
- Xác định mạch nội dung: Căn cứ vào nội dung dạy học cụ thể từng lớp (trong nội dung và YCCĐ) -> Xác định các mạch nội dung
-> Xác định các chủ đề dạy học cho năm học/kỳ học.
- Xác định thời lượng dạy học của các bài học cụ thể: Căn cứ vào số lượng YCCĐ, đặc điểm loại kiến thức, tích chất bài học
(lý thuyết, thực hành) -> Tính tổng số tiết dành cho mỗi nội dung dạy học.
(2) Xây dựng kế hoạch dạy học các chuyên đề lựa chọn
- Nội dung này chỉ có ở cấp THPT, THCS không có.
- Ở mỗi khối lớp từ lớp 10 -> lớp 12, CT các môn học bắt buộc đều có các chuyên đề lựa chọn được quy định với thời lượng (số
tiết) và các YCCĐ được xác định.
-> TCM chỉ cần dựa vào CTGDPT môn học để liệt kê các chuyên đề theo thứ tự thực hiện, số tiết phân bổ cho các chuyên đề học tập
và các YCCĐ tương ứng của từng chủ đề trong mẫu gợi ý.
-> Đối với các chuyên đề lựa chọn có nội dung nhỏ có thể cấu thành các bài học, GV tiến hành phân tích và xác định các bài học, thời
lượng dạy học của các bài học tương tự như cách làm phân phối chương trình các bài học đã hướng dẫn ở (1).
(3) Xây dựng kế hoạch các bài kiểm tra, đánh giá định kì
Tổ chuyên môn căn cứ trên cơ sở số tiết dành cho đánh giá định kì được quy định trong CTGDPT môn học và nghiên cứu các
quy định về kiểm tra, đánh giá hiện hành để xác định các bài kiểm tra, đánh giá với các nội dung cụ thể bao gồm:
- Thời gian làm bài cụ thể cho từng bài (số phút), thời điểm (tuần thứ, tháng, năm
thực hiện bài kiểm tra, đánh giá). Thời điểm đánh giá cần dựa trên kế hoạch chung của nhà trường để có sự thống nhất và phù hợp
giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
- YCCĐ (mức độ cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá theo phân phối
chương trình) và hình thức bài kiểm tra, đánh giá.
(4) Xây dựng kế hoạch cho các ND khác (nếu có):
Nếu có các nhiệm vụ dạy học khác được tiến hành trong năm học, chẳng hạn như kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kế hoạch
sinh hoạt chuyên môn... tổ chuyên môn cũng cần xây dựng kế hoạch cho các nội dung này. Không có khuôn mẫu cho việc trình bày
các loại kế hoạch này, tuy nhiên kế hoạch nên thể hiện được nội dung, số tiết, YCCĐ, thiết bị hỗ trợ và địa điểm để tổ chức cụ thể.
(5) Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục của TCM:
- Đây là kế hoạch các hoạt động giáo dục gắn với môn học cụ thể, do TCM cụ thể xây dựng, không phải hoạt động giáo dục
trải nghiệm là môn học độc lập khác trong chương trình.
- Các loại hoạt động giáo dục trong môn học: sân khấu hóa, tham quan dã ngoại, cắm trại, CLB môn học,...
- Có thể chỉ cần 1 - 2 hoạt động/ kì học là đủ.
3. Bước 3: Rà soát và hoàn thiện KHGD của TCM
- Sau khi xây dựng xong KHGD, tổ chuyên môn cần lấy ý kiến tất cả các thành
viên trong tổ để tiến hành rà soát lại các nhiệm vụ, từ đó hoàn thiện bản dự thảo.
- Cần chú trọng đến sự phù hợp của phân phối chương trình, các chuyên đề lựa chọn, các bài kiểm tra, đánh giá định kì cũng như
tính khả thi của các hoạt động đã đề xuất.
4. Bước 4: Phê duyệt và tổ chức thực hiện KHGD của TCM
- Hiệu trưởng phê duyệt.
- TCM phân công GV dạy học và thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong kế hoạch.

Câu 7: HĐTN và HĐTN HN được xây dựng dựa trên những quan điểm nào? Mối quan hệ giữa mục tiêu của HĐTN và
HĐTN, HN với mục tiêu chung về phẩm chất và năng lực được mô tả như thế nào?
Câu 8: Nêu và phân tích YCCĐ về PC và NL của HĐTN và HĐTN, HN được trình bày trong CT
1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu
HĐTN và HĐTN, HN góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu theo các mức độ phù hợp với mỗi cấp học đã được
quy định trong CT tổng thể
2. Yêu cầu cần đạt về năng lực
HĐTN và HĐTN, HN giúp hình thành và phát triển ở học sinh các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
và sáng tạo được biểu hiện qua các năng lực đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng
lực định hướng nghề nghiệp. Yêu cầu cần đạt về các năng lực đặc thù này được thể hiện trong bảng sau:

Năng lực Cấp tiểu học Cấp THCS Cấp THPT


NL thích ứng với CS
Hiểu biết về bản thân và môi – Nhận biết được sự thay đổi – Xác định được những nét đặc – Xác định được phong cách
trường sống của cơ thể, cảm xúc, suy nghĩ trưng về hành vi và lời nói của của bản thân.
của bản thân. bản thân. – Thể hiện được hứng thú của
– Hình thành được một số thói – Thể hiện được sở thích của bản thân và tinh thần lạc quan
quen, nếp sống sinh hoạt mình theo hướng tích cực. về cuộc sống.
và kĩ năng tự phục vụ. – Thể hiện được chính kiến – Thể hiện được tư duy độc lập
– Nhận ra được nhu cầu phù khi phản biện, bình luận về các và giải quyết vấn đề của bản
hợp và nhu cầu không hiện tượng xã hội và giải quyết thân.
phù hợp. mâu thuẫn. – Đánh giá được điểm mạnh,
– Phát hiện được vấn đề và tự – Giải thích được ảnh hưởng yếu và khả năng thay đổi của
tin trao đổi những suy nghĩ của của sự thay đổi cơ thể đến các bản thân.
mình. trạng thái cảm xúc, hành vi của – Khẳng định được vai trò, vị
– Chỉ ra được sự khác biệt giữa bản thân. thế của cá nhân trong gia đình,
các cá nhân về thái độ, năng – Tìm được giá trị, ý nghĩa của nhà trường và xã hội.
lực, sở thích và hành động. bản thân đối với gia đình và – Giải thích được vì sao con
– Nhận diện được một số nguy bạn bè. người, sự vật, hiện tượng xung
hiểm từ môi trường sống đối – Giải thích được tác động của quanh luôn biến đổi và rút ra
với bản thân. sự đa dạng về thế giới, văn được bài học cho bản thân từ
hoá, con người và môi trường sự hiểu biết này.
thiên nhiên đối với cuộc sống. – Phân tích được ảnh hưởng
– Nhận biết được những nguy của môi trường tự nhiên và xã
cơ từ môi trường tự nhiên và hội đến sức khoẻ và trạng thái
xã hội ảnh hưởng đến cuộc tâm lí của cá nhân và chỉ ra
sống con người. được sự tác động của con
người đến môi trường tự nhiên,
xã hội.

Kĩ năng điều chỉnh bản thân – Đề xuất được những cách – Vận dụng được kiến thức, – Điều chỉnh được những hiểu
và đáp ứng với sự thay đổi giải quyết khác nhau cho cùng kĩ năng đã học để giải quyết biết, kĩ năng, kinh nghiệm của
một vấn đề. vấn đề trong những tình bản thân phù hợp với bối cảnh
– Làm chủ được cảm xúc, thái huống khác nhau. mới.
độ và hành vi của mình và thể – Làm chủ được cảm xúc của – Thay đổi được cách suy
hiện sự tự tin trước đông bản thân trong các tình huống nghĩ, biểu hiện thái độ, cảm
người. giao tiếp, ứng xử khác nhau. xúc của bản thân để đáp ứng
– Tự lực trong việc thực – Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ với yêu cầu, nhiệm vụ, hoàn
hiện một số việc phù hợp với năng cần thiết để đáp ứng với cảnh mới.
lứa tuổi. nhiệm vụ được giao. – Thể hiện được khả năng tự
– Biết cách thỏa mãn nhu cầu – Thực hiện được các nhiệm học trong những hoàn cảnh
phù hợp và kiềm chế nhu cầu vụ với những yêu cầu khác mới.
không phù hợp. nhau. – Thực hiện được các nhiệm
– Thực hiện được các nhiệm – Thể hiện được cách giao vụ trong hoàn cảnh mới.
vụ với những yêu cầu khác tiếp, ứng xử phù hợp với tình – Thể hiện được sự tự tin trong
nhau. huống. giao tiếp, ứng xử và trong các
– Biết cách xử lí trong một số – Biết cách ứng phó với nguy mối quan hệ khác nhau.
tình huống nguy hiểm. cơ, rủi ro từ môi trường tự – Giải quyết được một số vấn
nhiên và xã hội. đề về môi trường tự nhiên và
xã hội phù hợp với khả năng
của mình.

NĂNG LỰC THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG


Kĩ năng lập kế hoạch – Xác định được mục tiêu cho – Xác định được mục tiêu, đề – Xác định được mục tiêu, nội
các hoạt động cá nhân và hoạt xuất được nội dung và phương dung hoạt động, phương tiện
động nhóm. thức phù hợp cho các hoạt và hình thức hoạt động phù
– Tham gia xác định được nội động cá nhân và hoạt động hợp.
dung và cách thức thực hiện nhóm. – Dự kiến được nguồn lực cần
hoạt động cá nhân, hoạt động – Dự kiến được nhân sự tham thiết cho hoạt động: nhân sự,
nhóm. gia hoạt động và phân công tài chính, điều kiện thực hiện
– Dự kiến được thời gian thực nhiệm vụ phù hợp cho các khác.
hiện nhiệm vụ. thành viên. – Dự kiến được thời gian cho
– Dự kiến được thời gian hoàn từng hoạt động và sắp xếp
thành nhiệm vụ. chúng trong một trật tự thực
hiện hoạt động hợp lí.

Kĩ năng thực hiện kế hoạch – Thực hiện được kế hoạch – Thực hiện được kế hoạch – Hoàn thành được các kế
và điều chỉnh hoạt động hoạt động của cá nhân. hoạt động của cá nhân và linh hoạch hoạt động theo thời gian
– Biết tìm sự hỗ trợ khi hoạt điều chỉnh khi cần để đạt đã xác định và linh hoạt điều
cần thiết. được mục tiêu. chỉnh hoạt động khi cần.
– Tham gia tích cực vào hoạt – Thể hiện được sự hợp tác, – Thể hiện được sự chủ động
động nhóm. giúp đỡ, hỗ trợ mọi người để hợp tác, hỗ trợ mọi người
– Thể hiện được sự chia sẻ và cùng thực hiện nhiệm vụ. trong hoạt động để đạt mục
hỗ trợ bạn trong hoạt động. – Biết cách tự khích lệ và động tiêu chung.
– Biết cách giải quyết mâu viên người khác để cùng hoàn – Lãnh đạo được bản thân và
thuẫn nảy sinh trong hoạt thành nhiệm vụ. nhóm,tạo động lực và huy
động. – Giải quyết được vấn đề nảy động sức mạnh nhóm hoàn
sinh trong hoạt động và trong thành nhiệm vụ theo kế hoạch.
quan hệ với người khác. – Lựa chọn được hoạt động
thay thế cho phù hợp hơn với
đối tượng, điều kiện và hoàn
cảnh.
– Xử lí được tình huống, giải
quyết vấn đề nảy sinh trong
hoạt động một cách sáng tạo.

Kĩ năng đánh giá hoạt động – Nêu được ý nghĩa của hoạt – Đánh giá được sự hợp – Đánh giá được những yếu tố
động đối với bản thân và tập lí/chưa hợp lí của kế hoạch khách quan và chủ quan ảnh
thể. hoạt động. hưởng đến quá trình tổ chức
– Chỉ ra được sự tiến bộ của – Đánh giá được những yếu tố hoạt động và kết quả hoạt
bản thân sau hoạt động. ảnh hưởng đến quá trình thực động.
– Chỉ ra được những điểm cần hiện hoạt động. – Đánh giá được một cách
rút kinh nghiệm trong tổ chức – Chỉ ra được những đóng góp khách quan, công bằng sự
hoạt động và sự tích cực hoạt của bản thân và người khác đóng góp của bản thân và
động của cá nhân, nhóm. vào kết quả hoạt động. người khác khi tham gia hoạt
– Rút ra được những kinh động.
nghiệm học được khi tham gia – Rút ra được bài học kinh
các hoạt động. nghiệm và đề xuất được
phương án cải tiến.

NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP


Hiểu biết về nghề nghiệp – Nêu được nét đặc trưng và ý – Giới thiệu được các – Giải thích được các điều kiện
nghĩa của một số công việc, nghề/nhóm nghề phổ biến ở làm việc, công việc và vị trí
nghề nghiệp của người thân và địa phương và ở Việt Nam, việc làm củacác nghề/nhóm
nghề ở địa phương. chỉ ra được vai trò kinh tế – xã nghề.
– Chỉ ra được một số phẩm hội của các nghề đó. – Phân tích được yêu cầu về
chất và năng lực cần có để làm – Phân tích được yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người
một số nghề quen thuộc. phẩm chất, năng lực của người làm nghề.
– Mô tả được một số công cụ làm nghề mà bản thân quan – Trình bày được nhu cầu xã
của nghề và cách sử dụng an tâm. hội đối với các nghề và sự phát
toàn. – Trình bày được xu thế triển của các nghề đó trong xã
phát triển của nghề ở Việt hội.
Nam. – Giới thiệu được các thông tin
– Giới thiệu được các nhóm về trường cao đẳng, đại học,
kiến thức cần học và các cơ sở các trường trung cấp học nghề
đào tạo nghề liên quan đến và các cơ sở đào tạo nghề liên
định hướng nghề nghiệp. quan đến định hướng nghề
– Chỉ ra được các công cụ của nghiệp của bản thân.
các ngành nghề, những nguy – Phân tích được vai trò của
cơ mất an toàn có thể xảy ra và các công cụ của các ngành
cách đảm bảo sức khoẻ nghề nghề, cách sử dụng an toàn,
nghiệp. những nguy cơ tai nạn có thể
xảy ra và cách đảm bảo sức
khoẻ nghề nghiệp.
Hiểu biết và rèn luyện phẩm – Thể hiện được sự quan tâm – Hình thành được hứng thú – Thể hiện được hứng thú đối
chất, năng lực liên quan đến và sở thích đối với một số nghề nghiệp và biết cách nuôi với nghề hoặc lĩnh vực nghề
nghề nghiệp nghề quen thuộc với bản thân. dưỡng hứng thú, đam mê nghề nghiệp và thường xuyên thực
– Hình thành được trách nhiệm nghiệp. hiện hoạt động trong lĩnh vực
trong công việc và sự tuân thủ – Chỉ ra được một số điểm nghề nghiệp đó.
các quy định. mạnh và chưa mạnh về phẩm – Xác định được những phẩm
– Thực hiện và hoàn thành chất và năng lực của bản thân chất và năng lực của bản thân
được các nhiệm vụ. có liên quan đến nghề yêu phù hợp hoặc chưa phù hợp
– Biết sử dụng một số công cụ thích. với yêu cầu của nhóm nghề và
lao động trong gia đình một – Rèn luyện được một số phẩm nghề định lựa chọn.
cách an toàn. chất và năng lực cơ bản của – Rèn luyện được những phẩm
người lao động. chất, năng lực cơ bản đáp ứng
– Biết giữ an toàn và sức khỏe yêu cầu của nghề định lựa
nghề nghiệp. chọn và với nhiều nghề khác
nhau.
– Biết cách giữ an toàn và sức
khỏe nghề nghiệp.

Kĩ năng ra quyết định và lập – Lựa chọn được hướng đi phù – Tổng hợp và phân tích được
kế hoạch học tập theo định hợp cho bản thân khi kết thúc các thông tin chủ quan, khách
hướng nghề nghiệp giai đoạn giáo dục cơ bản. quan liên quan đến nghề định
– Lập được kế hoạch học tập lựa chọn.
và rèn luyện phù hợp với – Ra được quyết định lựa chọn
hướng đi đã chọn. nghề,trường đào tạo nghề,
hướng học tập nghề nghiệp.
– Lập được kế hoạch học tập
và phát triển nghề nghiệp.

Câu 9: Nêu và PT mạch nội dung HĐTN và HĐTN, HN được định hướng theo mấy hđ? Mạch nội dung đó được thể hiện
trong từng hđ?

Mạch nội dung hoạt Hoạt động Nội dung hoạt động
động
Hoạt động hướng vào Hoạt động khám phá bản – Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân.
bản thân thân
– Tìm hiểu khả năng của bản thân.

Hoạt động rèn luyện bản – Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong
thân cuộc sống.
– Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc sống.
Hoạt động hướng đến xã Hoạt động chăm sóc gia – Quan tâm, chăm sóc người thân và các quan hệ trong gia đình.
hội đình
– Tham gia các công việc của gia đình.

Hoạt động xây dựng nhà – Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô.
trường
– Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống của nhà trường và của tổ
chức Đoàn, Đội.
Hoạt động xây dựng cộng – Xây dựng và phát triển quan hệ với mọi người.
đồng
– Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục truyền thống, giáo
dục chính trị, đạo đức, pháp luật.

Hoạt động hướng đến tự Hoạt động tìm hiểu và bảo – Khám phá vẻ đẹp, ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên.
nhiên tồn cảnh quan thiên nhiên
– Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Hoạt động tìm hiểu và bảo – Tìm hiểu thực trạng môi trường.
vệ môi trường
– Tham gia bảo vệ môi trường.

Hoạt động hướng nghiệp Hoạt động tìm hiểu nghề – Tìm hiểu ý nghĩa, đặc điểm và yêu cầu của nghề.
nghiệp
– Tìm hiểu yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
– Tìm hiểu thị trường lao động.
Hoạt động rèn luyện phẩm – Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp.
chất, năng lực phù hợp với
định hướng nghề nghiệp – Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề
nghiệp.

Hoạt động lựa chọn hướng – Tìm hiểu hệ thống trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các cơ sở
nghề nghiệp và lập kế hoạch giáo dục nghề nghiệp khác của địa phương, trung ương.
học tập theo định hướng
nghề nghiệp
– Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng
nghề nghiệp.
– Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù
hợp với định hướng nghề nghiệp.

Câu 10: Phân tích phương pháp giáo dục của HĐTN và HĐTN, HN được định hướng về phương thức tổ chức và các loại hình
hoạt động nào?
- Khái niệm: chương trình HĐTN và HĐTN HN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện,
tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn
đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức
mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Các phương pháp giáo dục của HĐTN và HĐTN, HN được lựa chọn linh hoạt, sáng tạo phù hợp như phương pháp nêu
gương; phương pháp giáo dục bằng tập thể; phương pháp thuyết phục; phương pháp tranh luận; phương pháp luyện tập; phương
pháp khích lệ, động viên; phương pháp tạo sản phẩm và các phương pháp giáo dục khác.
Các phương pháp giáo dục đó được định hướng về các phương thức chủ yếu sau:
- Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và
công việc, giúp học sinh khám phá những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ môi trường xung quanh, bồi dưỡng
những cảm xúc tích cực và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức này bao gồm các hoạt động tham quan,
cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm
ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo, hội thi, trò chơi và các phương thức tương tự khác.
- Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng
góp và cống hiến thực tế của mình thông qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động công ích, tuyên truyền và các
phương thức tương tự khác.
- Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học
nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm
hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu, sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các
phương thức tương tự khác.
Bên cạnh đó, các phương pháp giáo dục đó được định hướng về các loại hình hoạt động chính sau đây:
- Sinh hoạt dưới cờ
- Sinh hoạt lớp
- Hoạt động giáo dục theo chủ đề
- Hoạt động câu lạc bộ
Câu 11: Phân tích đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN và HĐTN, HN đặt ra yêu cầu gì về thiết bị giáo dục và điều kiện thực
tế chương trình
- Khái niệm: Là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận
thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn
học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã
hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát
huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Đánh giá kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
1. Mục đích đánh giá là thu thập thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt so với chương
trình; sự tiến bộ của học sinh trong và sau các giai đoạn trải nghiệm. Kết quả đánh giá là căn cứ để định hướng học sinh tiếp tục rèn
luyện hoàn thiện bản thân và cũng là căn cứ quan trọng để các cơ sở giáo dục, các nhà quản lí và đội ngũ giáo viên điều chỉnh
chương trình và các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Nội dung đánh giá là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng lực thích ứng với
cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm
chất và năng lực của mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng nghiệp, thông qua quá
trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh trong mỗi hoạt động.
Đối với Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp, nội dung đánh giá chủ yếu tập trung vào sự đóng góp của học sinh cho các hoạt
động tập thể, số giờ tham gia các hoạt động và việc thực hiện có kết quả hoạt động chung của tập thể. Ngoài ra, các yếu tố như động
cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực đối với hoạt động chung của học sinh cũng được đánh giá thường xuyên trong
quá trình tham gia hoạt động.
3. Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh, đánh giá của cha mẹ học sinh và
đánh giá của cộng đồng; giáo viên chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả đánh giá.
4. Cứ liệu đánh giá dựa trên thông tin thu thập được từ quan sát của giáo viên, từ ý kiến tự đánh giá của học sinh, đánh giá
đồng đẳng của các học sinh trong lớp, ý kiến nhận xét của cha mẹ học sinh và cộng đồng; thông tin về số giờ (số lần) tham gia hoạt
động trải nghiệm (hoạt động tập thể, hoạt động trải nghiệm thường xuyên, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, hoạt động
hướng nghiệp, hoạt động lao động,...); số lượng và chất lượng các sản phẩm hoàn thành được lưu trong hồ sơ hoạt động.
5. Kết quả đánh giá đối với mỗi học sinh là kết quả tổng hợp đánh giá thường xuyên và định kì về phẩm chất và năng lực và
có thể phân ra làm một số mức để xếp loại. Kết quả đánh giá Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được
ghi vào hồ sơ học tập của học sinh (tương đương một môn học).
Đánh giá kết quả giáo dục của HĐTN và HĐTN, HN đã đặt ra yêu cầu về thiết bị giáo dục và điều kiện thực tế chương
trình:
- Đồ dùng để trình diễn, hướng dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; phần mềm về hướng nghiệp; dụng cụ lao động
phù hợp với hoạt động lao động.
- Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli; bộ lều trại.
- Đồ dùng để thực hành: bộ tranh ảnh về quần áo, giày dép,... theo mùa, theo giới tính, theo lứa tuổi của học sinh; bộ tranh
ảnh về trang phục các dân tộc Việt Nam; bộ tranh ảnh về trang phục các dân tộc trên thế giới; bộ tranh về các nghề, làng
nghề truyền thống; bộ tranh về các lễ hội; bảng trắc nghiệm nhân cách; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt động lao động.
- Đồ dùng khác phù hợp với chủ đề hoạt động cụ thể.

Câu 12: Nêu và phân tích quy trình PTCT nhà trường và HDTN, HDTN, HN
Chương trình nhà trường, là sự phát triển chương trình quốc gia trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung dạy học...
chung. Từ chương trình quốc gia, mỗi trường căn cứ vào điều kiện cụ thể của trường mình, sẽ đề xuất mục tiêu, sứ mạng và cách thực thi
chương trình quốc gia riêng để đảm bảo chất lượng giáo dục của trường mình.
Quy trình phát triển chương trình nhà trường: là quá trình thiết kế chương trình giáo dục và sản phẩm của quá trình này là một bản chương
trình đầy đủ từ mục tiêu (chi tiết cụ thể), nội dung (kiến thức, kĩ năng, thái độ), phương pháp đào tạo, các phương tiện hỗ trợ đào tạo, tới phương
pháp, cách thức đo lường, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ( đối chiếu với hệ mục tiêu). Tuy nhiên chương trình giáo dục sau khi được
thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi đó luôn được sử dụng ngay trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương
trình giáo dục. Khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình giáo dục, thông tin phản hồi, kết hợp với sự phân tích
nhu cầu đào tạo sẽ làm cơ sở cho việc cải tiến hoặc thiết kế mới chương trình giáo dục cũng sẽ được hoàn thiện, phát triển không ngừng cùng với
quá trình đào tạo.
Nhiều tác giả xem phát triển chương trình giáo dục là một quá trình liên tục bao gồm các yếu tố sau:
1) Phân tích nhu cầu
2) Xác định mục đích và mục tiêu
3) Thiết kế
4) Thực thi
5) Đánh giá
Năm yếu tố trên được bố trí theo hình thức vòng tròn khép kín, biểu diễn sự phát triển của chương trình giáo dục như một quá trình diễn ra liên
tục.
Các yếu tố tác động qua lại lẫn nhau và phải xem xét từng yếu tố trong mỗi tác động của các yếu tố khác:
Khái niệm phát triển chương trình giáo dục có thể liên quan đến hai đối tượng:
- Phát triển chương trình giáo dục của một khóa đào tạo, một bậc học,...
- Phát triển chương trình của một môn học
Phân tích quy trình phát triển chương trình nhà trường:
- Để phân tích nhu cầu phát triển chương trình một khóa học hay bậc học, cần phân tích 4 nội dung:
a) Xu thế phát triển của xã hội nói chung:
- Việt Nam đang hội nhập với thế giới trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
hoá, khoa học, công nghệ có những tiến bộ nhảy vọt; Tri thức nhân loại tăng theo
cấp số nhân và với sự hỗ trợ của Internet trở thành tài sản chung; Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các nước (biến
đổi khí hậu, bệnh dịch, an ninh lương thực v.v).
- Tình hình chính trị trong nước ổn định, các giá trị văn hoá, tinh thần được gìn giữ và phát huy.
- Kinh tế Việt Nam được thừa nhận có tính thị trường đầy đủ.
- Kinh tế tăng trưởng cao, những vẫn còn các yếu tố gây bất ổn.
- Nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo ngày càng lớn, nhu cầu học đại học trong thanh niên ngày càng cao.
- Giáo dục đại học, chuyên nghiệp, dạy nghề bước đầu được vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
- Nghị quyết Đổi mới toàn diện và triệt để hệ thống giáo dục đại học Việt Nam của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng.
- Nghị quyết 29 – NQ/TW bắt đầu đi vào cuộc sống.
- Bắt đầu hình thành những đặc trưng của một xã hội học tập, nơi con người được tạo điều kiện học tập suốt đời.
b) Trình độ phát triển của công nghệ nói chung, CNTT&TT nói riêng, khả năng sử dụng thành tựu của CNTT&TT vào đào tạo và nghiên
cứu ngành học:
- Máy tính, máy tính cá nhân, máy tính nối mạng truy cập Internet, các phần mềm học tập, thí nghiệm ảo, các phần mềm xử lí số liệu v.v.
- Các nguồn dữ liệu mở (online data systems).
- Bảng thông minh kết nối máy tính.
- World Wide Web kết nối với xa lộ thông tin trên mạng.
- Các thiết bị khác như Interactive Videos, Digital Camera kết nối máy tính, CD-Rom…
c) Xu thế phát triển của ngành học/bậc học.
- Tính liên ngành.
- Những công nghệ được sử dụng trong ngành.
- Các công trình nghiên cứu mới nhất
d) Đặc điểm người học trong xã hội đương đại được nghiên cứu trong các lĩnh vực sau:
- Nhu cầu về ngành học.
- Nhu cầu về kĩ năng nghề nghiệp.
- Nhu cầu phát triển cá nhân, liên nhân cách.
- Nhu cầu rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao.
- Nhu cầu rèn luyện các kĩ năng hàn lâm cơ bản.
- Nhu cầu về các giá trị khoa học xã hội, nhân văn và tự nhiên.
e) Chương trình đào tạo hiện hành
- Các vấn đề cần quan tâm là nội dung chương trình, cách thức và phương pháp dạy, học; người dạy và người học….
B. Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo
dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ
hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng
của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù
hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm
năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

II. PHẦN THỰC HÀNH


1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn học cho một lớp trong 1 kì học

KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

KHOA HỌC TỰ NHIÊN - MÔN SINH HỌC LỚP: 10

(Năm học 2022 - 2023)

I. Đặc điểm tình hình

1. Số lớp: 5 Số học sinh: 250

Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):137

2. Tình hình đội ngũ:


Số giáo viên: 3

Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 2 Trên đại học: 1

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên [1]: Tốt:2 Khá:1 Đạt:0 Chưa đạt:0

3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)

ST Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi
T chú

1 Kính hiển vi 8 -Bài 9: Thực hành: làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh
vật nhân sơ
-Bài 10: Thực hành: làm tiêu bản và quan sát tế bào
nhân thực
-Bài 11: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
quan sát thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
2 Các thiết bị, -Bài 8: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học Hóa
dụng cụ, hóa có trong tế bào. chất
chất thí nghiệm ( -Bài 13: Enzyme: thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của 1 do Sở
Xanh metylen, số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra GD-
Fuchsin, kiềm, hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase. ĐT
Etanol…) cấp.

3 Các dụng cụ thí 12 bộ, mỗi -Bài 8: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa học
nghiệm: (Lamen, bộ có trong tế bào.
Lam kính, Giấy -Bài 9: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh
thấm, Đũa thủy vật nhân sơ
tinh, Bình tam -Bài 10: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế bào
giác, pipet….) nhân thực
-Bài 11: Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất:
quan sát thí nghiệm co và phản co nguyên sinh.
-Bài 13: Enzyme: thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của 1
số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra
hoạt tính thuỷ phân tinh bột của amylase.
4 Mô hình cấu tạo 10 -Bài 9: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh
tế bào nhân sơ, tế vật nhân sơ
bào nhân thực -Bài 10: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế bào
nhân thực

4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ
môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục).

STT Tên phòng Số Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú


lượng

1 Phòng bộ 1 - Bài 8: Thực hành: Xác định một số thành phần hóa
môn sinh học có trong tế bào
học - Bài 9: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế bào
sinh vật nhân sơ
- Bài 10: Thực hành: Làm tiêu bản và quan sát tế
bào nhân thực
- Bài 11:Sự vận chuyển các chất qua màng sinh
chất: quan sát thí nghiệm co và phản co nguyên
sinh.
- Bài 13: Enzyme: thí nghiệm phân tích ảnh hưởng
của 1 số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí
nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân tinh bột của
amylase.

2 Vườn thực 1 - Nuôi trồng mẫu vật (lá thài lài tía, lá lẻ bạn, khoai Nuôi trồng mộ
nghiệm môn, hành lá ...); số mẫu vậ
- Tìm hiểu các cấp độ tổ chức sống và mối quan hệ thường xuyê
giữa các cấp độ tổ sử dụng đ
chức sống. chủ động
nguồn mẫu

II. Kế hoạch dạy học

1. Phân phối chương trình

HỌC KỲ I
STT Chủ đề Bài Số Yêu cầu cần đạt
tiết
Phần 1: Mở đầu (6% - 4 tiết)
1 Chủ đề 1: Bài 1: Giới thiệu 2 - Nêu được đối tượng và các lĩnh vực nghiên cứu
Khái quát khái quát chương của sinh học.
môn Sinh học trình môn Sinh -Trình bày được mục tiêu môn Sinh học.
học. Sinh học và -Phân tích được vai trò của sinh học với cuộc
sự phát triển bền sống hằng ngày và với sự phát triển kinh tế –xã
vững hội; vai trò sinh học với sự phát triển bền vững
môi trường sống và những vấn đề toàn cầu.
-Nêu được triển vọng phát triển sinh học trong
tương lai.
-Kể được tên các ngành nghề liên quan đến sinh
học và ứng dụng sinh học.
- Trình bày được các thành tựu từ lý thuyết đến
thành tựu công nghệ của một số ngành nghề chủ
chốt. Nêu được triển vọng các ngành nghề đó
trong tương lai.
2 Bài 2: Các phương 2 -Trình bày và vận dụng được một số phương
pháp nghiên cứu pháp nghiên cứu sinh học, cụ thể:
và học tập môn + Phương pháp quan sát
Sinh học + Phương pháp làm việc trong phòng thí nghiệm
+ Phương pháp thực nghiệm khoa học.
-Nêu được một số vật liệu, thiết bị nghiên cứu và
học tập môn Sinh học.
-Trình bày và vận dụng được các kỹ năng trong
tiến trình nghiên cứu:
+ Quan sát: logic thực hiện quan sát; thu thập,
lưu giữ kết quả quan sát; lựa chọn hình thức
biểu đạt kết quả quan sát
+ Xây dựng giả thuyết
+ Thiết kế và tiến hành thí nghiệm
+ Điều tra, khảo sát thực địa
+ Làm báo cáo kết quả nghiên cứu
-Giới thiệu được phương pháp tin sinh học
(Bioinformatics) như là công cụ trong nghiên cứu
và học tập sinh học
Phần 2: Giới thiệu chung về các cấp độ tổ chức của thế giới sống (3%-2 tiết)
3 Chủ đề 2: Bài 3: Các cấp độ 2 -Phát biểu được khái niệm cấp độ tổ chức sống.
Giới thiệu các của tổ chức sống. -Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp
cấp độ tổ độ tổ chức sống.
chức sống -Dựa vào sơ đồ, phân biệt được cấp độ tổ chức
sống.
-Giải thích được mối quan hệ giữa các cấp độ tổ
chức sống.
Phần 3: Sinh học tế bào (54% - 38 tiết) - Kì 1 (25t)
4 Chủ đề 3: Tế Bài 4: Khái quát về 1 -Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
bào và thành tế bào -Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và
phần hóa học chức năng của cơ thể sống.
5 của tế bào Bài 5: Các nguyên 2 -Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có
tố hoá học trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
-Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa
lượng trong tế bào.
-Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố
carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có thể
liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác
nhau).
6 Bài 6: Nước trong 1 -Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước
tế bào quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học của
nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước
trong tế bào
7 Bài 7: Các phân tử 4 -Nêu được khái niệm phân tử sinh học.
sinh học trong tế -Trình bày được thành phần cấu tạo (các nguyên
bào tố hoá học và đơn phân) và vai trò của các phân
tử sinh học trong tế bào: carbohydrate, lipid,
protein, nucleic acid.
-Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và vai
trò của các phân tử sinh học.
-Nêu được 1 số nguồn thực phẩm cung cấp các
phân tử sinh học cho cơ thể.
-Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá học
của tế bào vào giải thích các hiện tượng và ứng
dụng trong thực tiễn (ví dụ: ăn uống hợp lí; giải
thích vì sao thịt lợn, thịt bò cùng là protein nhưng
có nhiều đặc điểm khác nhau; giải thích vai trò
của DNA trong xác định huyết thống, truy tìm tội
phạm, ...)
8 Bài 8: Thực hành: 2 -Thực hành xác định (định tính) được một số
Xác định một số thành phần hoá học có trong tế bào (protein,
thành phần hóa lipid, ...)
học có trong tế bào
9 Chủ đề 4: Cấu Bài 9: Tế bào nhân 2 -Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức năng các
trúc tế bào sơ thành phần của tế bào nhân sơ.
-Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được
tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).
Kiểm tra 1 -Tiết 19. Tuần 9
giữa kì 1 -Lựa chọn yêu cầu cần đạt từ bài 1 đến bài 9
10 Bài 10: Tế bào 4 -Phân tích được mối quan hệ phù hợp giữa cấu
nhân thực tạo và chức năng của thành tế bào (ở tế bào thực
vật) và màng sinh chất.
-Nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào chất.
-Trình bày được cấu trúc của nhân tế bào và chức
năng quan trọng của nhân.
-Phân tích được mối quan hệ giữa cấu tạo và
chức năng của các bào quan trong tế bào.
-Quan sát hình vẽ, lập được bảng so sánh cấu tạo
tế bào thực vật và động vật.
-Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực.
-Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ
hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế
bào niêm mạc xoang miệng, ...) và quan sát nhân,
một số bào quan trên tiêu bản đó
11 Chủ đề 5: Bài 11: Sự vận 3 -Nêu được khái niệm trao đổi chất ở tế bào
Trao đổi chất chuyển các chất -Phân biệt được các hình thức vận chuyển các
và chuyển qua màng sinh chất chất qua màng sinh chất: vận chuyển thụ động,
hoá năng chủ động. Nêu được ý nghĩa của các hình thức
lượng ở tế bào đó. Lấy được ví dụ minh hoạ.
-Trình bày được hiện tượng nhập bào và xuất
bào thông qua biến dạng của màng sinh chất.
Lấy được ví dụ minh hoạ.
-Vận dụng những hiểu biết về sự vận chuyển các
chất qua màng sinh chất để giải thích một số
hiện tượng thực tiễn (muối dưa, muối cà)
-Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co
và phản co nguyên sinh (tế bào hành, tế bào
máu,...); thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của
màng sinh chất tế bào sống.
12 Bài 12: Khái quát 2 -Phân biệt được các dạng năng lượng trong
về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
chuyển hóa năng -Giải thích được năng lượng được tích lũy và sử
lượng trong tế bào dụng cho các hoạt động sống của tế bào là dạng
hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết
hoá học).
-Phân tích được cấu tạo và chức năng của ATP
về giá trị năng lượng sinh học.
-Phát biểu được khái niệm chuyển hoá năng
lượng trong tế bào.
-Trình bày được quá trình tổng hợp và phân giải
ATP gắn liền với quá trình tích lũy, giải phóng
năng lượng.
13 Bài 13: Enzyme 2 -Trình bày được vai trò của enzyme trong quá
trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
-Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác
động của enzyme.
-Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động xúc tác của enzyme.
-Thực hành: làm được thí nghiệm phân tích ảnh
hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của
enzyme; thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thuỷ phân
tinh bột của amylase.
14 Bài 14: Tổng hợp 2 -Nêu được khái niệm tổng hợp các chất trong tế
các chất và tích lũy bào. Lấy được ví dụ minh hoạ (tổng hợp protein,
năng lượng trong lipid, carbohydrate, ...)
tế bào. -Trình bày được quá trình tổng hợp các chất
song song với tích lũy năng lượng.
-Nêu được vai trò quan trọng của quang hợp
trong việc tổng hợp các chất và tích lũy năng
lượng trong tế bào thực vật.
-Nêu được vai trò của hóa tổng hợp và quang
khử ở vi khuẩn.
Ôn tập 1 -Thuộc tiết 33. Tuần 17
cuối kì I -Ôn tập các yêu cầu cần đạt từ bài 1 đến bài 14
Kiểm tra cuối 1 -Thuộc tiết 34. Tuần 17.
kì I -lựa chọn yêu cầu cần đạt từ bài 1 đến bài
14

2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ

ài kiểm tra, Thời Địa Yêu cầu cần đạt Hình thức
đánh giá gian điểm

Giữa Học kì 1 45 Trong - Trình bày được các đặc điểm chung của các - 40% trắc nghiệm,
phút tuần 9 cấp độ tổ chức sống. Giải thích được mối quan 60% tự luận.
hệ giữa các cấp độ tổ chức sống.
- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc
và chức năng của cơ thể sống.
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân
tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học

sinh học của nước, từ đó quy định vai trò
sinh học của nước trong tế bào.
- Vận dụng được kiến thức về thành phần
hoá học của tế bào vào giải thích các hiện
tượng và ứng dụng trong thực tiễn.
- Mô tả được kích thước, cấu tạo và chức
năng các thành phần của tế bào nhân sơ.

Cuối Học kì 1 45 Trong - Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và - 40% trắc nghiệm,
phút tuần 17 chức năng của cơ thể sống. 60% tự luận.
-Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước
quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh học
của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của
nước trong tế bào
-Vận dụng được kiến thức về thành phần hoá
học của tế bào vào giải thích các hiện tượng và
ứng dụng trong thực tiễn.
- Lập được bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế
bào nhân thực.
- Phân biệt được các hình thức vận
chuyển các chất qua màng sinh chất
-Phân biệt được các dạng năng lượng trong
chuyển hoá năng lượng ở tế bào.
- Nêu được khái niệm, cấu trúc và cơ chế tác
động của enzyme
-Trình bày được quá trình tổng hợp các chất
song song với tích lũy năng lượng

2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông.

2.1. Chuyên đề 1

STT Chuyên đề Thời Yêu cầu cần đạt


lượng

Chuyên đề 10.1: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU (Tổng 15 tiết)

1 Thành tựu công nghệ tế bào 2 tiết -Kể được một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào.
2 Các giai đoạn của công 3 tiết -Trình bày được tính toàn năng và các giai đoạn chung của công nghệ tế bào. Lấy được ví dụ
nghệ tế bào về công nghệ tế bào thực vật, công nghệ tế bào động vật.

3 Tế bào gốc và ứng dụng 5 tiết -Nêu được khái niệm tế bào gốc. Trình bày được một số thành tựu trong sử dụng tế bào gốc.
-Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về thành tựu nuôi cấy mô, thành tựu nuôi cấy tế
bào gốc. Thiết kế được tập san các bài viết, tranh ảnh về công nghệ tế bào.

4 Triển vọng công nghệ tế 1 tiết -Phân tích được triển vọng của công nghệ tế bào trong tương lai
bào trong tương lai

5 Tế bào gốc và các quan 4 tiết -Trình bày quan điểm của bản thân về tầm quan trọng của việc sử dụng tế bào gốc trong thực
điểm liên quan tới tế bào tiễn.
gốc -Tranh luận, phản biện được quan điểm nhân bản vô tính động vật, con người.

2.2. Chuyên đề 2

ST Chuyên đề Thời lượng Yêu cầu cần đạt


T

Chuyên đề 10.2: CÔNG NGHỆ ENZYME VÀ ỨNG DỤNG (Tổng 10 tiết)


1 Khái quát về Công nghệ 2 tiết -Trình bày được một số thành tựu của công nghệ enzyme.
enzyme -Phân tích được cơ sở khoa học ứng dụng công nghệ enzyme

2 Quy trình Công nghệ sản 1 tiết -Trình bày được quy trình công nghệ sản xuất enzyme và lấy được một số ví dụ minh hoạ.
xuất enzyme

3 Ứng dụng của công nghệ 2 tiết - Trình bày được một số ứng dụng của enzyme trong các lĩnh vực: công nghệ thực phẩm, y
enzym dược, kỹ thuật di truyền.

4 Tìm hiểu về ứng dụng 4 tiết - Thực hiện được dự án hoặc đề tài tìm hiểu về ứng dụng enzyme.
enzyme

5 Công nghệ enzyme trong 1 tiết -Phân tích được triển vọng công nghệ enzyme trong tương lai.
tương lai
2. Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục trong môn học cho một lớp. Mô tả một hoạt động giáo dục trong môn
học.

KHUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

TRƯỜNG: ... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

(Năm học 2021 - 2022)


STT
Chủ đề Yêu cầu cần đạt Số tiết Thời điểm Địa điểm Chủ trì Phối hợp Điều kiện thực hiện

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)


1 Tìm hiểu ứng
- Thu thập được thông tin về các phương 5 Tuần 16 Khu thuộc GV Sinh Công ty GV Sinh học và GV
dụng của da
pháp và quy trình thuộc da bằng enzyme. học TNHH giày chủ nhiệm phối hợp
Enzyme ( 20/12 - - Công ty
Việt Nam tổ chức.
trong quá - Quan sát và trình bày được quy trình TNHH giày
26/12/2021)
trình sản thuộc da bằng enzyme tại khu thuộc da. Việt Nam -Bản giới thiệu sơ bộ
xuất giày da về công ty.
- Thiết kế được infographic về quá trình
tại công ty
thuộc da khi sử dụng enzyme, báo cáo - Hệ thống âm thanh:
sản phẩm theo nhóm trước lớp. Loa, đài, micro,...

- Giải thích được các lợi ích về thuộc da -Máy chiếu, màn
không gây hại môi trường. chiếu,..

- Xe đưa đón học


sinh

- Chi phí ăn trưa


2 Tham quan
-Thu thập được thông tin về các phương 5 Tuần 29 Khu A - GV Sinh Nhà máy - GV Sinh học và
tìm hiểu quy
pháp và quy trình chế biến sản phẩm Khu chế học thực phẩm GV chủ nhiệm phối
trình chế (28/2-
đóng hộp biến đóng hộp hợp tổ chức.
biến thực
6/3/2022) Hà Nội
phẩm đóng -Quan sát và trình bày được quy trình sản - Bản giới thiệu sơ
hộp tại nhà xuất thịt hộp. bộ về công ty.
máy
-Nhận biết được nguyên nhân gây hư hỏng - Hệ thống âm thanh:
thức ăn do vi sinh vật. Loa, đài, micro,...

-Chụp ảnh và thiết kế được bộ sưu tập ảnh -Máy chiếu, màn
về các bước thanh trùng vi sinh vật trong chiếu,...
quá trình sản xuất thịt hộp, báo cáo sản
-Xe đưa đón học
phẩm trước lớp.
sinh
-Đề xuất một số biện pháp bảo quản thực
- Bữa trưa
phẩm trước vi sinh vật.
(1) Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

(2) Yêu cầu (mức độ) cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.

(3) Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.

(4) Thời điểm thực hiện hoạt động (tuần/tháng/năm).

(5) Địa điểm tổ chức hoạt động (phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di
sản, tại thực địa...).

(6) Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.

(7) Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.

(8) Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu…

TỔ TRƯỞNG …., ngày tháng năm 20…

(Ký và ghi rõ họ tên) HIỆU TRƯỞNG


3.1. Xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục bắt buộc trong 1 học kì của 1 nhà trường. Mô tả một hoạt động giáo
dục trong kế hoạch.
mn ơi cíu mk khum xóa được viền ở bảng á=)))

UBND QUẬN ………….. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TRƯỜNG: TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ………….

TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NỘI DUNG

GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH HẢI DƯƠNG - KHỐI LỚP 10

(Năm học 2022-2023)


I. Đặc điểm tình hình địa phương

1. Vị trí địa lý tỉnh Hải Dương

Hải Dương có diện tích tự nhiên khoảng 1648.40 km2, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc.
Hải Dương nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng. Phía tây giáp với Hưng Yên; phía bắc giáp với 3 tỉnh: Bắc Giang, Bắc
Ninh và Quảng Ninh; phía đông giáp Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.

2. Lịch sử tỉnh Hải Dương

Hải Dương được hình thành từ thời kì đồ đá, trải qua những thăng trầm của lịch sử kéo theo những thay đổi về tên gọi cũng
như địa giới hành chính. Do vị thế địa lý, Hải Dương trải qua mọi biến động của lịch sử, đi qua các cuộc chiến tranh xâm lược Tổ
quốc- để bây giờ nhắc tới Hải Dương là nhắc đến những trang sách hào hùng về những chiến công lẫy lừng và anh dũng của nhân dân
trong các các cuộc chiến, để hôm hay các thế hệ con cháu tự hào- lấy đó làm chỗ dựa vững chắc về lòng tự tôn dân tộc- quê hương,
đất nước.

3. Nhân vật tiêu biểu tỉnh Hải Dương

Hải Dương được biết đến là nơi xứng danh vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sinh ra và nuôi dưỡng những anh hùng, những tài
năng lỗi lạc của quê hương, đất nước. Không những là nơi sinh ra nhiều nhà quân sự tài ba của đất nước, trấn Hải Dương còn là vùng
đất nổi tiếng khắp Bắc Hà về truyền thống thi cử- khoa bảng.

4. Lễ hội truyền thống tỉnh Hải Dương


Hải Dương được biết đến là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, một trung tâm văn hóa, là nơi tập trung nhiều lễ hội đa dạng,
mang đặc sắc riêng của tỉnh. Thông qua các lễ hội bày tỏ niềm tự hào, truyền thống cha anh, gìn giữ và phát huy những giá trị văn
hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước hôm nay và cả mai sau.

5. Làng nghề ở Hải Dương

Tính đến hết tháng 9/2017, Hải Dương có 66 làng nghề với 19 nhóm ngành nghề sản xuất chính. Trong đó nhóm làng nghề
mộc có 14 làng (21%), làng nghề chế biến nông sản thực phẩm có 10 làng (15%), làng nghề thêu ren có 8 làng (12%), nhóm làng
nghề sản xuất gốm, làng nghề thêu ren,…

II. Đặc điểm tình hình

1. Tình hình nhà trường:

a. Số lớp: 09 Số học sinh: 320

b. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên: 24 Bao gồm: 9 GVCN; 4 GV Lịch sử: 3 GV Địa Lý; 2 GV Âm nhạc, 4 GV Ngữ Văn, 2 GV
Tâm lý

Trình độ đào tạo: Cao đẳng: 0 Đại học: 20 Trên đại học: 4

Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

Tốt: 18 Khá: 6 Đạt: 0 Chưa đạt: 0


2. Thiết bị dạy học – Học liệu

a. Thiết bị dạy học

STT Bộ thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú

1 Tranh ảnh 30-40 - Làng nghề Hải Dương:

- Nhân vật tiêu biểu tỉnh Hải Dương

- Lễ hội truyền thống tỉnh Hải Dương

2 Video,clip,âm thanh 3 - Bài hát “Hạt gạo làng ta”

- Làng nghề Hải Dương

3 Máy chiếu 9 Tất cả các bài học

4 Loa, micro 9 bộ Tất cả các bài học


b. Học liệu

- Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Hải Dương

- Khung chương trình, tài liệu Giáo dục Địa phương lớp 10 tỉnh Hải Dương

- Tài liệu tham khảo:

● “Di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu tỉnh Hải Dương”, Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hải Dương, 2016.

3. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, sân tập

STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú

1 Phòng học 06 Tổ chức hoạt động tương tác, trải nghiệm trong lớp
học, thực hành đóng vai sân khấu hóa.
III. Kế hoạch hoạt động

1. Thời lượng

- Số tiết: 35 tiết/ năm học.

Học kỳ Số tuần Số tiết/tuần Số điểm

Đánh giá định kỳ

Đánh giá
Đánh giá giữa kỳ Đánh giá
thường xuyên
cuối kỳ

II 17 17 tuần x 17 tiết 2 1 1
2. Phân phối chương trình

Tuần Chủ đề/Bài học Yêu cầu cần đạt Người thực hiện

CHỦ ĐỀ 3: NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TỈNH HẢI DƯƠNG (5 tiết)

19 Danh nhân tỉnh Hải Dương- - Biết được danh nhân văn hóa thế giới- Nguyễn GVCN kết hợp với
Nguyễn Trãi (Tiết 1) Trãi hiện nay được thờ tự tại đâu. GVBM lịch sử

- Thu thập tài liệu về văn học, thơ ca, những tác phẩm
20 Danh nhân tỉnh Hải Dương- nổi bật cũng như những câu chuyện lịch sử xoay quanh GVCN kết hợp với
Nguyễn Trãi (Tiết 2) Nguyễn Trãi GVBM ngữ văn
21 Danh nhân tỉnh Hải Dương- - Nêu được những nét chính trong cuộc đời của GVCN kết hợp với
Trần Quốc Tuấn Trần Quốc Tuấn. GVBM Lịch Sử

- Kể chuyện về những trận đánh lớn của Hưng Đạo


Vương

22 Nhà thơ Trần Đăng Khoa - Tìm hiểu, sưu tầm những tác phẩm thơ ca nổi tiếng GVCN kết hợp với
của nhà thơ Trần Đăng Khoa GVBM nghệ thuật

23 Lãnh đạo tỉnh Hải Dương - Kể tên được những lạnh đão tỉnh Hải Dương: GVCN
Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Võ Đức Đam,..

- Ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc học tập,
bồi dưỡng đạo đức để phục vụ cho Tổ Quốc.

CHỦ ĐỀ 4: LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG TỈNH HẢI DƯƠNG (5


tiết)
24 Vùng đất linh thiêng với nhiều - Phân biệt lễ hội với lễ hội truyền thống, cụ thể là GVCN
lễ hội truyền thống văn hóa tỉnh Hải Dương
đặc sắc
- Kể tên được những lễ hội tiêu biểu của tỉnh nhà

25 Hội đền Quan Lớn - Biết được thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội GVCN
Tuần Tranh
- Kể tên được những hoạt động được diễn ra trong
toàn buổi lễ.

26 Kiểm tra giữa kì 2 - Học sinh làm bài kiểm tra tự luận với chủ đề: GVCN

“Sự liên hệ chặt chẽ giữ các lễ hội với các danh nhân-
anh hùng lịch sử tỉnh Hải Dương”

27 Lễ hội Văn miếu Mao Điền - Biết được thời gian và địa điểm tổ chức của lễ hội và GVCN
những hoạt động được diễn ra trong toàn buổi lễ.
28 Lễ hội Côn Sơn- Kiếp Bạc - Biết được thời gian và địa điểm tổ chức của lễ hội và GVCN
những hoạt động được diễn ra trong toàn buổi lễ.

CHỦ ĐỀ 5: LÀNG NGHỀ Ở HẢI DƯƠNG (7 tiết)

29 Khái quát chung về làng nghề - Kể tên được một số làng nghề tiêu biểu trong mạng GVCN
ở Hải Dương lưới làng nghề ở Hải Dương.

- Đề xuất được một số biện pháp bảo tồn và phát triển


làng nghề truyền thống

30- 34 Tìm hiểu và trải nghiệm làng - Biết được đôi nét về lịch sử làng gốm, nguyên liệu, GVCN
nghề ở Hải Dương- làng gốm đặc trưng, quy trình làm gốm, tiềm năng du lịch của
Chu Đậu tại huyện Nam Sách- các làng nghề
Hải Dương (5 tiết)
35 Kiểm tra cuối kì 2 - Xây dựng dự án quảng bá du lịch làng nghề (bất kì) ở GVCN
Hải Dương đến với bạn bè trong nước và quốc tế

IV. Kiểm tra, đánh giá

Bài kiểm tra đánh Thời gian Thời điểm Yêu cầu cần đạt Phương pháp
giá

Thường xuyên Tuần 19-35 HS tương tác trả lời và tham gia các Thuyết trình
hoạt động trải nghiệm trong mỗi bài.
10 - 45p (trừ tuần Báo cáo làm việc nhóm,
26,35) trả lời miệng, thực hành
và trải nghiệm,..
Giữa học kỳ II 45p Tuần 26 - Học sinh làm bài kiểm tra tự luận với Kiểm tra tự luận
chủ đề:

“Sự liên hệ chặt chẽ giữ các lễ hội với


các danh nhân- anh hùng lịch sử tỉnh
Hải Dương”

Cuối học kỳ II 45p Tuần 35 -Xây dựng dự án quảng bá du lịch làng Dự án học tập.
nghề ở Hải Dương đến với bạn bè
trong nước và quốc tế.

3.2. Mô tả một hoạt động GD trong kế hoạch

Trải nghiệm làng gốm Chu Đậu tại huyện Nam Sách- Hải Dương

Thiết kế theo hình thức trải nghiệm thường xuyên:

1. Tên chủ đề: Trải nghiệm làng gốm Chu Đậu tại huyện Nam Sách- Hải

Dương Lớp 10
2. Số tiết: 1 tiết

3. Tổ chức hoạt động

YCCĐ trong CT Mục tiêu Hoạt động Tên hoạt Mục tiêu HĐ Cách tổ chức HĐ Sản phẩm
chủ đề động HĐ
- Tìm hiểu HĐ có tính Nhìn hình - HS chia thành 4 đội,
làng nghề gốm - Nêu được chất khám đoán nghề - Xác định mức độ nhận thức, quan sát một số hình ảnh
Chu đôi nét về phá kỹ năng, kinh nghiệm hiện tại liên quan tới nghề làm
Đậu truyền thống lịch sử làng của HS liên quan đến chủ đề. gốm và làng nghề Chu
ở quê hương gốm, nguyên Tạo bầu không khí vui vẻ, Đậu (đất sét, nung, tạo
liệu, đặc thoải mái, thân thiện, gần gũi hình,….) và đoán từ
trưng, quy và cởi mở để học sinh sẵn khóa.
trình làm sàng với trải nghiệm - Đội trả lời được nhiều
gốm, tiềm câu hỏi nhất sẽ giành
năng du lịch chiến thắng
của làng
nghề.

HĐ chiêm Nhanh như - GV đặt ra các câu hỏi,


nghiệm chớp - Rút ra kinh nghiệm, các giá HS động não luân phiên
trị nhận thức và bài học cho trả lời nhanh trong thời
bản thân. gian quy định, đội nào trả
lời nhanh, chính xác và
nhiều nhất sẽ giành chiến
thắng
HĐ rèn luyện
kĩ năng - Thực hành rèn luyện các
thao tác làm gốm đúng cách,
điều chỉnh hiểu biết, kĩ năng,
thái độ mong đợi dựa trên
những bài học được chiêm
nghiệm.

HĐ vận dụng/
mở rộng - Tạo cơ hội cho người học
thực hành vận dụng kiến thức
và kĩ năng mới vào một bối
cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có
ý nghĩa (tình huống thực tế),
tạo động lực để học sinh phát
huy sự sáng tạo trong tư duy,
hành động, việc làm để chuẩn
bị ứng phó với các tình huống
cuộc sống đặt ra.

HĐ đánh giá Viết báo cáo - HS viết báo cáo theo


- Đánh giá mục tiêu của chủ yêu cầu của GV và
đề đã đạt được như thế nào nộp lại trong thời gian
trên học sinh; nhận ra điểm quy định
mạnh và điểm yếu trong kỹ
năng của học sinh, từ đó đặt
ra kế hoạch rèn luyện tiếp
theo.
Thiết kế HĐTN thường xuyên

Tên chủ đề: Trải nghiệm làng gốm Chu Đậu tại huyện Nam Sách- Hải Dương

Lớp 10

Số tiết: 5 tiết

1. Mục tiêu chủ đề:

- Nêu được đôi nét về lịch sử làng gốm, nguyên liệu, đặc trưng, quy trình làm gốm, tiềm năng du lịch của làng nghề.

- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân, nhận ra được những thiếu sót, điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- Yêu quê hương, tự hào với các làng nghề truyền thống của quê hương. Từ đó tích cực truyền bá, bảo tồn, bảo vệ những nét đặc
sắc của làng nghề truyền thống quê hương.

- Định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

- Quan sát, chụp ảnh và ghi chép lại để mô tả được quy trình làm gốm, các kĩ thuật làm gốm sao cho chính xác.

- Tìm hiểu và giải thích được những lợi thế và bất lợi cũng như thách thức đối với nghề làm gốm truyền thống.

- Phỏng vấn các nghệ nhân về những kinh nghiệm, kĩ thuật, những điểm cần lưu ý khi làm gốm, tiêu chuẩn của một sản phẩm
chất lượng.
- Nhận xét hiệu suất, địa điểm tiêu thụ, thách thức hiện nay đối với nghề làm gốm và những tiềm năng du lịch của làng nghề.

2. Yêu cầu:

a) Đối với giáo viên:

- Địa điểm:

- Thiết bị hỗ trợ: loa đài, máy chiếu mini…

- Chuẩn bị các thiết bị cần thiết, nhu yếu phẩm

- Thuốc men

- Kế hoạch chuyến tham quan

- Giao nhiệm vụ cho học sinh

b) Đối với học sinh

1. Trước khi đi: Tìm hiểu vị trí địa lí, lịch sử làng nghề, quá trình phát triển của làng nghề, sơ lược về quy trình
làm gốm.
2. Trong quá trình đi thăm quan:
- Nhận nhóm và nhiệm vụ từ giáo viên.
- Quan sát, chụp ảnh và ghi chép lại để mô tả được quy trình làm gốm, các kĩ thuật làm gốm sao cho chính xác.
- Tìm hiểu những lợi thế và bất lợi cũng như thách thức đối với nghề làm gốm truyền thống.
- Phỏng vấn các nghệ nhân về những kinh nghiệm, kĩ thuật, những điểm cần lưu ý khi làm gốm, tiêu chuẩn của một
sản phẩm chất lượng.
- Nhận xét hiệu suất, địa điểm tiêu thụ, thách thức hiện nay đối với nghề làm gốm và những tiềm năng du lịch của
làng nghề.

3. Tổ chức thực hiện:

Những nội dung cần trải nghiệm:

- Lịch sử ra đời và phát triển của làng nghề gốm truyền thống

- Tham gia trò chơi “Đố vui có thưởng” về những câu hỏi liên quan tới làng nghề.

- Trải nghiệm quá trình làm gốm (tạo ra sản phẩm thô)

- Tổng kết và viết bài báo cáo thu hoạch, báo cáo sản phẩm thu hoạch (word/ powerpoint)

- GV đánh giá mức độ đáp ứng mục tiêu của chủ đề và yêu cầu cần

đạt trong chương trình.


MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO KHUNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY

(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

Trường:................... Họ và tên giáo viên:


Tổ:............................ ……………………

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Tham quan tìm hiểu quy trình chế biến thực phẩm đóng hộp tại nhà máy KTCFOOD

Lớp 10
Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. Mục tiêu

1. Về năng lực:

a) Năng lực đặc thù

- Thu thập được thông tin về các phương pháp và quy trình chế biến sản phẩm đóng hộp
- Quan sát và trình bày được quy trình sản xuất thịt hộp.
- Nhận biết được nguyên nhân gây hư hỏng thức ăn do vi sinh vật.
- Chụp ảnh và thiết kế được bộ sưu tập ảnh về các bước thanh trùng vi sinh vật ở thịt hộp, báo cáo sản phẩm trước lớp.
- Đề xuất một số biện pháp bảo quản thực phẩm trước vi sinh vật.

b) Năng lực chung

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày quan điểm, đưa ra ý kiến chung của nhóm, mạnh dạn chia sẻ, trình bày quan điểm
cá nhân.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Xác định phương pháp và quy trình sản xuất thực phẩm đóng hộp, vận dụng
đề xuất biện pháp bảo quản thực phẩm trước vi sinh vật.

2. Về phẩm chất
- Trung thực: sử dụng hình ảnh của bản thân tự chụp
- Trách nhiệm: Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của cá nhân được phân công trong làm việc nhóm, có tinh thần hợp tác.trách
nhiệm trong hoạt động nhóm.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Giáo viên:

+ Liên hệ với nhà máy KTCFOOD để chuẩn bị cho buổi hoạt động trải nghiệm giáo dục.
+ Liên hệ với nhân viên bảo vệ để quan sát, đảm bảo an toàn cho HS.
+ Chuẩn bị bản đồ địa điểm các khu vực cho cả lớp.
+ Giấy A0.

- Học sinh:

+ Vở, giấy ghi chép.


+ Các loại bút viết, vẽ,...

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Khám phá (Tên hoạt động “Nhanh như chớp”) - Dự kiến 30 phút

a) Mục tiêu

- Xác định sự quan tâm hiện tại của HS về đặc điểm, cách thức hoạt động của từng khu vực quy trình chế biến thực phẩm đóng hộp
tại nhà máy KTCFOOD.
- Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi, cởi mở giữa các bạn HS trong lớp, GV bộ môn Sinh học và
nhân viên nhà máy KTCFOOD trong khi tham gia hoạt động của buổi hoạt động trải nghiệm.
b) Nội dung

GV đưa HS đến phòng tập trung đoàn tham quan mà nhà máy đã chuẩn bị tiếp đón và cùng tham gia trò chơi do nhân viên ở
nhà máy chuẩn bị và tổ chức, cô chú nhân viên ở đây sẽ đưa ra các câu hỏi cho các bạn HS thảo luận và cùng nhau trả lời liên quan
đến đặc điểm, cách thức hoạt động của từng khu vực quy trình chế biến thực phẩm đóng hộp tại nhà máy KTCFOOD dựa trên sự huy
động kiến thức, tự tìm hiểu, quan tâm của các bạn tới nhà máy; mỗi bạn trả lời đúng hoặc có ý gần đúng với đáp án thì sẽ được nhận
phần quà từ nhà máy.

Danh sách câu hỏi (*)

1. Theo các bạn, tại nhà máy KTCFOOD, các sản phẩm thịt đóng hộp được sử dụng những loại thịt nào?
2. Theo các bạn, tại nhà máy KTCFOOD, nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm đóng hộp ngoài thịt ra còn sử dụng nguyên
liệu nào khác?
3. Một ngày tại nhà máy KTCFOOD tạo ra được bao nhiêu sản phẩm đóng hộp các loại?
4. Theo bạn, để bảo quản các loại thực phẩm đóng hộp luôn tươi ngon và an toàn đến tay người sử dụng thì cần phải làm
những gì?
5. Theo các bạn, ở đây công việc chủ yếu do các cô chú công nhân làm hay do máy móc làm?
6. Theo các bạn, nguyên liệu để sản xuất thực phẩm đóng hộp có được sơ chế kĩ càng, cẩn thận không? Tại sao?
7. Theo các bạn, làm thế nào để màu thịt hộp hấp dẫn khi đưa đến tay người tiêu dùng?
8. Theo các bạn, nguyên liệu ở nhà máy sẽ được nhập hoàn toàn hay do công ty nuôi lấy luôn?

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của HS.


d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa HS đến phòng tập trung đoàn tham quan mà nhà máy HS lắng nghe, hào hứng và sẵn sàng tham gia trò chơi.
đã chuẩn bị tiếp đón và cùng tham gia trò chơi do nhân viên ở
nhà máy chuẩn bị và tổ chức, cô chú nhân viên ở đây sẽ đưa ra
các câu hỏi (Danh sách câu hỏi (*)) cho các bạn HS thảo luận
và cùng nhau trả lời liên quan đến đặc điểm, cách thức hoạt
động của từng khu vực quy trình chế biến thực phẩm đóng hộp
tại nhà máy KTCFOOD dựa trên sự huy động kiến thức, tự tìm
hiểu, quan tâm của các bạn tới nhà máy; mỗi bạn trả lời đúng
hoặc có ý gần đúng với đáp án thì sẽ được nhận phần quà từ nhà
máy.
- GV bộ môn Sinh học mời các cô chú bên nhà máy làm chủ
bầu không khí và cùng tham gia, bắt đầu trò chơi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát, trợ giúp HS cùng với các cô chú ở nhà máy trong HS tham gia trò chơi
công tác tổ chức trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả

GV dựa vào các câu trả lời, bổ sung ý kiến của mỗi bạn HS HS tham gia trò chơi
trong lớp để đánh giá.
Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV kết hợp với các cô chú ở nhà máy nhận xét về tinh thần, HS lắng nghe, ghi chép
ý thức tham gia hoạt động của cả lớp.
- GV kết hợp với các cô chú ở nhà máy phổ biến, dặn dò cả
lớp hoạt động tiếp theo.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả
hoạt động).

a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ
đặt ra từ Hoạt động 1.

b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể
(đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.

c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình
bày được.

d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (Dự kiến 70 phút)

a) Mục tiêu

- Tạo cơ hội, điều kiện cho HS cả lớp luyện tập kiến thức và kĩ năng đã được học và trải nghiệm.
- Tạo bầu không khí vui vẻ, hứng thú của HS khi tham gia hoạt động.

b) Nội dung: GV bộ môn Sinh học kết hợp với các cô chú ở nhà máy chia nhóm HS và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm đi chụp ảnh và
thiết kế được bộ sưu tập ảnh về các bước thanh trùng vi sinh vật trong quá trình sản xuất thịt hộp trong thời gian 50 phút rồi quay lại
phòng tập trung ban đầu báo cáo sản phẩm trước lớp.

c) Sản phẩm: Bộ sưu tập ảnh về các bước thanh trùng vi sinh vật trong quá trình sản xuất thịt hộp của mỗi nhóm.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV bộ môn kết hợp với các cô chú ở nhà máy chia nhóm HS và HS lắng nghe, hào hứng và sẵn sàng tham gia hoạt động.
yêu cầu mỗi nhóm thiết kế được bộ sưu tập ảnh về các bước
thanh trùng vi sinh vật trong quá trình sản xuất thịt hộp trong
thời gian 50 phút rồi quay lại phòng tập trung báo cáo sản phẩm
trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV quan sát, trợ giúp HS cùng với các cô chú ở nhà máy trong HS tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao.
công tác tổ chức hoạt động.
Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV kết hợp với các cô chú ở nhà máy lắng nghe, quan sát Các nhóm HS sau khi thu thập hết thông tin xong sẽ tiến hành di
chặng đường hoàn thành nhiệm vụ được giao. chuyển về phòng tập trung nơi GV và các cô chú ở nhà máy
- Sau 50 phút, mỗi nhóm hoàn tất bộ sưu tập và trở lại phòng tập đang chờ. Khi về đến nơi, mỗi nhóm sẵn sàng tâm thế báo cáo
trung ban đầu để báo cáo sản phẩm. sản phẩm nhóm mình.
Bước 4: Nhận định và kết luận

- GV kết hợp với các cô chú ở nhà máy nhận xét về tinh thần, HS lắng nghe, ghi chép.
ý thức tham gia hoạt động của cả lớp.
- GV kết hợp với các cô chú ở nhà máy phổ biến, dặn dò cả
lớp hoạt động tiếp theo.
- Các cô chú ở nhà máy sẽ công bố 2 nhóm xuất sắc nhất trong
nhiệm vụ lần này và trao thưởng.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
(theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).

b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận
dụng kiến thức mới học để giải quyết.

c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.

d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các
thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Ghi chú:
1. Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện
hiệu quả. Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các
kĩ năng. Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học
sinh thực hiện ở ngoài lớp học.

2. Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của
giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh thực
hiện/đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành/.

3. Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học và được thiết kế trong Kế hoạch
bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập. Đối với mỗi hình thức, khi
đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng
đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm,
thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

4. Các bước tổ chức thực hiện một hoạt động học

- Giao nhiệm vụ học tập: Trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy
học/học liệu cụ thể để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện
(đọc/nghe/nhìn/làm) theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự
kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu.

- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc
lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ chọn một số nhóm trình bày/báo cáo theo
giải pháp sư phạm của giáo viên).

- Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận
xét, đánh giá các mức độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học); làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến
thức, kĩ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà
học sinh phải thực hiện tiếp theo./.

You might also like