You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM



MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẤT DẺO

UREA FORMALDEHYDE
MELAMINE FORMALDEHYDE

GVHD : TS. Nguyễn Thị Lê Thanh


NHÓM: 2
SVTH:

1. Trần Thị Kiều Diễm 20128080


2. Nguyễn Đông Đào 20128059
3. Phạm Thị Thúy Nga 20128135
4. Đào Thị Hồng Ngọc 20128053
5. Trình Thị Minh Thu 20128155

Thành phố Hồ Chí Minh, 04/2023


CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHẤT DẺO

2022-2023

NHÓM 2

UREA FORMALDEHYDE - MELAMINE FORMALDEHYDE

STT Tên MSSV Nội dung %

Tổng hợp - Các yếu tố ảnh hưởng


1 Trần Thị Kiều Diễm 20128080 100%
đến quá trình tổng hợp UF
Tổng hợp - Các yếu tố ảnh hưởng
2 Nguyễn Đông Đào 20128059 100%
đến quá trình tổng hợp MF
Tính chất và ứng dụng của vật liệu
3 Phạm Thị Thúy Nga 20128135 100%
làm từ UF và MF
Tổng quan - Cấu trúc - Nguyên liệu
4 Đào Thị Hồng Ngọc 20128053 100%
UF
Tổng quan - Cấu trúc - Nguyên liệu
5 Trình Thị Minh Thu 20128155 100%
MF

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia

- Trưởng nhóm: Nguyễn Đông Đào

- Email: 20128059@student.hcmute.edu.vn
BÀI TẬP 2

HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2022 - 2023

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

ĐIỂM: ...............................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023

GIẢNG VIÊN KÝ TÊN


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2

PHẦN 1: NHỰA UREA FORMALDEHYDE (UF) ...................................................... 2

1.1. Tổng quan về nhựa urea formaldehyde [1] ........................................................2

1.2. Cấu trúc urea formaldehyde [2] .........................................................................2

1.3. Nguyên liệu tổng hợp urea formaldehyde [1], [3] .............................................4

1.3.1. Urea .............................................................................................................4

1.3.2. Formaldehyde ..............................................................................................4

1.3.2.1. Formaldehyde ..........................................................................................5

1.3.2.2. Paraformaldehyde ....................................................................................5

1.3.3. Dung dịch amoniac .....................................................................................5

1.4. Tổng hợp nhựa urea formaldehyde [3] ..............................................................6

1.4.1. Phản ứng cộng .............................................................................................6

1.4.2. Phản ứng đa tụ .............................................................................................7

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và chất lượng nhựa urea
formaldehyde [3] ..........................................................................................................8

1.5.1. Tỷ lệ mol giữa urea và formaldehyde .........................................................8

1.5.2. Môi trường tổng hợp ...................................................................................9

1.6. Tính chất và ứng dụng của vật liệu làm từ nhựa urea formaldehyde ..............10

PHẦN 2: MELAMINE FORMALDEHYDE (MF) ...................................................... 13

2.1. Tổng quan về nhựa melamine formaldehyde [7]–[9] .........................................13

2.2. Cấu trúc melamine formaldehyde .......................................................................14

2.2.1. Nhựa melamine đã được ether hóa một phần, chứa các nhóm metylol tự do
(Nhựa amino dùng cho sơn acid cure) ....................................................................14
2.2.2. Nhựa melamine phân tử thấp, metylol hóa cao, được ether hóa hoàn toàn
(Nhựa amino dùng cho sơn Coil) ...........................................................................15

2.2.3. Nhựa melamine phân tử tương đối thấp, được ether hóa cao, vẫn chứa các
nhóm NH (Nhựa amino dùng cho sơn sấy (Baking/ Stoving)) ..............................16

2.3. Nguyên liệu tổng hợp melamine formaldehyde ..................................................17

2.3.1. Melamine ......................................................................................................18

2.3.2. Formaldehyde [10]........................................................................................19

2.4. Tổng hợp nhựa Malemine formaldehyde [11] ....................................................20

2.4.1. Methyl hóa ....................................................................................................20

2.4.2. Đa tụ và đóng rắn ..........................................................................................21

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và chất lượng nhựa Melamine
formaldehyde..............................................................................................................22

2.5.1. Tỷ lệ melamine và formaldehyde .................................................................22

2.5.2. Môi trường tổng hợp .....................................................................................22

2.5.3. Nhiệt độ tổng hợp .........................................................................................22

2.6. Tính chất và ứng dụng của vật liệu làm từ nhựa melamine formaldehyde .........24

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 27


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Nhựa UF ............................................................................................................2
Hình 2: Ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và ảnh nhiễu xạ điện tử vùng chọn lọc
(SAED) của nhựa UF đóng rắn. (a) Ảnh TEM của hạt nhựa, (b) Mẫu ED của hạt nhựa
.........................................................................................................................................3
Hình 3: Cấu trúc nhựa UF với 2 tỉ lệ F/U khác nhau .....................................................4
Hình 4: Đồ thị pH-ln(k) ..................................................................................................9
Hình 5: Công thức nhựa đã được ether hóa một phần, chứa các nhóm metylol tự do .15
Hình 6: Nhựa melamine phân tử thấp, metylol hóa cao, được ether hóa hoàn toàn ....15
Hình 7: Nhựa melamine phân tử tương đối thấp, được ether hóa cao, vẫn chứa các nhóm
NH .................................................................................................................................16
Hình 8: Phản ứng tổng hợp melamine formaldehyde ...................................................17
Hình 9: Công thức cấu tạo của Melamine ....................................................................18
Hình 10: Công thức cấu tạo của Formaldehyde ...........................................................19
Hình 11: Phản ứng methyl hóa .....................................................................................21

MỤC LỤC BẢNG

Bảng 1: Tóm tắt các tỷ lệ mol F/U và F/(NH2)2 tương ứng của nhựa UF tinh khiết và
nhựa melamine tăng cường melamine hiện đang được sử dụng trong ngành công nghiệp
tấm gỗ. [4]......................................................................................................................12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu từ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 UF Urea Formaldehyde

2 MF Melamine Formaldehyde

3 TEM Transmission electron microscopy

4 SAED Selected area electron diffraction

5 FTIR Fourier-transform infrared spectroscopy

6 F/U Formaldehyde/Urea
MỞ ĐẦU
Keo dán hiện nay có mặt trên rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Riêng
ngành chế biến gỗ, keo dán là loại vật liệu thứ hai không thể thiếu được trong hầu hết
các sản phẩm gỗ như: đồ mộc, trang trí nội thất, đặc biệt là các loại ván dăm, ván sợi,
ván dán, ván ghép thanh….
Cùng với sự phát triển của ván nhân tạo, keo dán gỗ càng được phát triển mạnh
và được sử dụng rộng rãi và dần thay thế keo abumin trong dán gỗ. Trong những năm
vừa qua công nghệ sản xuất ván dăm, ván dán và ván sợi phát triển mạnh, đặc biệt là
ván ghép thanh cho đồ mộc xuất khẩu và tiêu dùng trong nước thì keo dán gỗ đóng vai
trò quan trọng không thể thiếu được và ngày càng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực
đặc biệt trong công nghệ chế biến gỗ. Đối với ngành chế biến gỗ nước ta chủ yếu sử
dụng nhiều loại keo nhập ngoại nhưng gần đây đã có nhiều doanh nghiệp đã nhập nguyên
liệu và tự chế tạo ra nhiều loại keo sử dụng trên thị trường Việt Nam.
Hiện nay keo từ nhựa tổng hợp, đặc biệt là từ nền nhựa urea formaldehyde và
melamine formaldehyde, đã có mặt trong những loại vật liệu mới (vật liệu composite)
giúp mang nhiều đặc điểm quý như tính chịu bền, chịu nước cao, bền với áp lực, chịu
nhiệt, không ăn mòn kim loại, đề kháng cao với vi sinh vật phá hoại gỗ, chịu được tác
dụng hóa học của môi trường acid hay kiềm. Đặc tính cơ lí cao chịu được nhiệt độ khắc
nghiệt của khí hậu nhiệt đới.
Để đáp ứng với yêu cầu phát triển đó, được sự hướng dẫn của cô TS. Nguyễn Thị
Lê Thanh, nhóm em quyết định chọn đề tài “Urea Formaldehyde và Melamine
Formaldehyde” để giới thiệu về chất dẻo trên cơ sở polemer trùng ngưng.

1
NỘI DUNG

PHẦN 1: NHỰA UREA FORMALDEHYDE (UF)


1.1. Tổng quan về nhựa urea formaldehyde [1]
Là hỗn hợp nhựa được điều chế từ Ure (NH2CONH2) và Formaldehyde (CH2O)
trong môi trường kiềm. Nhựa UF là ví dụ nổi bật của lớp nhựa nhiệt rắn, thường gọi là
amino resins. Nhựa UF chiếm khoảng 80% của các loại nhựa amino được sản xuất trên
toàn thế giới.
Đặc điểm: ở dạng lỏng hoặc rắn, màu sáng hoặc trong suốt, kháng nước kém,
không bắt lửa, chịu nhiệt tốt, dễ sử dụng. Giá thành rẻ hơn so với keo Melamine
Formandehyde, có khả năng kết hợp với các loại keo khác.
Urea – formaldehyde là một loại chất kết dính phát minh vào năm 1920, lần đầu
tiên được thương mại hóa khoảng năm 1937. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, keo
urea–formaldehyde biến tính với tinh bột đã được sử dụng để sản xuất giấy tẩm keo.

Hình 1: Nhựa UF
1.2. Cấu trúc urea formaldehyde [2]

Hình 1 cho thấy sơ đồ TEM và SAED của nhựa UF đã đóng rắn. Như được hiển
thị trong Hình 1b, thông qua hoạt động nhiễu xạ điện tử vùng chọn lọc trên mẫu nhựa,
chế độ ED hiển thị nhiều vòng đồng tâm (khoảng ba vòng rõ ràng), cho thấy nhựa UF
đã xử lý có cấu trúc đa tinh thể đẳng hướng và không có cấu trúc rõ ràng định hướng ưu

2
tiên so với chùm điện tử tới. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhựa UF đóng rắn có đặc
tính của ô đơn vị lập phương.

Hình 2: Ảnh hiển vi điện tử truyền qua (TEM) và ảnh nhiễu xạ điện tử vùng chọn lọc
(SAED) của nhựa UF đóng rắn. (a) Ảnh TEM của hạt nhựa, (b) Mẫu ED của hạt nhựa

Hình 2 chỉ ra rằng nhựa F/U cao chứa nhiều cấu trúc phân nhánh hơn, trong khi
nhựa F/U thấp chủ yếu bao gồm các phân đoạn cấu trúc tuyến tính, chẳng hạn như
monomethylol urea và liên kết ether. Sự khác biệt giữa các cấu trúc này có thể liên quan
đến độ kết tinh và hình thái học, nghĩa là, các phân đoạn tuyến tính hơn có lợi cho sự
hình thành nhiều vùng tinh thể hơn và sự xuất hiện của các hạt hình cầu. Methylolurea
là sản phẩm của phản ứng ngưng tụ của formaldehyde và urea. Do đó, nó là chất trung
gian trong quá trình hình thành nhựa urea-formaldehyde cũng như các chế phẩm phân
bón như methylene diurea. Nó cũng đã được nghiên cứu như một chất ức chế ăn mòn.
Phản ứng giữa formaldehyde và urea tạo ra các dẫn xuất (mono-di-, tri-methylol urea)
bao gồm số lượng khác nhau của các nhóm methylol với formaldehyde liên kết với các
nhóm amine trong urea. Methylol tan trong nước được liên kết chéo qua cầu methylene
hoặc ether trong môi trường axit và ở nhiệt độ cao (105 – 210°C) tạo ra nhựa urea -
formaldehyde. Bên cạnh đó, nhóm -OH làm cho phân tử phân cực. Nhóm này có thể tạo
ra những liên kết hydrogen với nhau hoặc với chất khác. Vì vậy, nhựa UF có tính kháng
nước kém.

3
Hình 3: Cấu trúc nhựa UF với 2 tỉ lệ F/U khác nhau

1.3. Nguyên liệu tổng hợp urea formaldehyde [1], [3]


1.3.1. Urea

Là diamide của acid carbonnic, tồn tại dạng tinh thể màu trắng ở nhiệt độ thường.
Urea được tổng hợp từ ứng suất cao qua phản ứng carbon dioxide và ammonia tại 150
– 200 ℃, 1400 – 1500 psi.
2NH3 + CO2  NH2CONH2 + H2O
Tính chất vật lý:
− Ở dạng tinh thể không màu và có hình dạng bề ngoài: dạng kim, lăng trụ, tứ giác.
− Nhiệt độ nóng chảy: 132.7 – 135 oC.
− Khối lượng riêng: 1.32 g/cm3.
− Độ tan trong nước: có khả năng tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch đồng
nhất.
− Khi đốt có mùi khai, nhưng khi cho vào kiềm thì không có mùi khai.
1.3.2. Formaldehyde

Formaldehyde dùng để tổng hợp nhựa urea-formaldehyde không chỉ là hợp chất
của nhóm carbonyl với công thức là HCHO mà thông thường formaldehyde được dùng
dưới dạng dung dịch lỏng chứa khoảng 37% khối lượng Formaldehyde (formalin) hoặc
dạng bột mịn (paraformaldehyde).

4
Tính chất vật lí: là một chất dễ bay hơi, có khả năng chuyển sang thể khí trong
điều kiện bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan khá nhiều trong nước.
1.3.2.1. Formaldehyde

Trong dung dịch formalin thì hàm lượng formaldehyde tự do rất thấp (khoảng
1%) và dễ dàng hydrat hóa dưới xúc tác của acid hoặc là base để tạo thành methylene
glycol:
CH2=O + H2O  HO–CH2–OH
Methylene glycol dễ dàng bị polemer hóa tạo thành phân tử polemer mạch dài:
n HO–CH2–OH  HO(CH2O)n–H + (n – 1)H2O
Do vậy, dung dịch formalin 37% thực ra là dung dịch của polymerthylene glycol
với độ phân tán khối lượng phân tử từ n=1 đến n=10. Ngoài ra pH của dung dịch pH =
2.5 – 4.5; tính acid do có sự hình thành acid formic từ phản ứng của hai phân tử
formaldehyde và nước.
Bảo quản dung dịch theo thời gian dài thì có hiện tượng đục như mờ sương so
formalin lắng xuống tách ra khỏi dung dịch. Để tránh hiện tượng này người ta dùng thêm
methalol (8-10%) như một chất bảo quản.
1.3.2.2. Paraformaldehyde

Paraformaldehyde là polemer dạng rắn của formaldehyde, chứa 95–97% hỗn hợp
polyoxymethylene (CH2O)n, nước tồn tại ở dạng hydrate của nó (n=20÷100).
Paraformaldehyde tồn tại dạng bột trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 120 ÷ 170 oC. Giống như
fomalin, khi nó tan trong nước cũng sinh ra methylene glycol.
➢ Trong lĩnh vực sản xuất nhựa thì thường paraformaldehyde ít được sử dụng hơn
formalin. Formalin thông dụng do nó có giá thành rẻ hơn, lượng nước lớn giúp
cho sự hấp thu và giải phóng nhiệt trong phản ứng exotherm tốt hơn. Tuy nhiên,
sử dụng paraformal lại cho năng suất cao hơn, giảm yếu tố cần phải kiểm soát do
đó có ít yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của nhựa hơn.
1.3.3. Dung dịch amoniac

Amoniac có công thức phân tử là NH3. Phân tử lượng NH3 là 17.0306 g/mol. Ở
điều kiện thường, NH3 khan là một chất khí không màu, nhẹ bằng nửa không khí (tỷ
trọng so với không khí bằng 0.596 ở O oC), có mùi sốc đặc trưng.

5
Amoniac khan tạo “khói” trong không khí ẩm. Amoniac hòa tan mạnh trong nước tạo
thành dung dịch nước của NH3 (hay còn gọi là amoni hyđroxit do trong dung dịch nước
của amoniac có tạo thành NH4OH). Dung dịch này có tính kiềm:
NH3 + H2O  NH4OH
Ở 0 oC, NH3 có độ hòa tan cực đại là 89.9 g trong 100 ml nước. Dung dịch nước
của NH3 khá bền nhưng bị loại gần hết NH3 khi đun tới sôi. Thông thường ở nhiệt độ
phòng thì nồng độ của dung dịch amoniac đậm đặc là 25%.
1.4. Tổng hợp nhựa urea formaldehyde [3]

Nhựa UF được sản xuất công nghiệp dùng thùng lớn với khối lượng mẻ có thể
lên đến 30 tấn. Theo các sản xuất truyền thống, formaldehyde là chất phản ứng và được
điều chế trong môi trường kiềm trước khi cho urea vào nhiệt độ phản ứng khoảng 60oC.
Sau đó nâng nhiệt độ của hỗn hợp lên đến 95oC, điều chỉnh pH khoảng 5,0 để phản ứng
trùng ngưng xảy ra cho đến khi đạt được mức độ polemer hóa cần thiết, tiếp đến là hạ
nhiệt độ phản ứng, điều chỉnh về môi trường kiềm và cho phần urea còn lại để phản ứng
với formaldehyde còn dư. Như vậy quá trình tổng hợp nhựa UF qua hai phản ứng cơ
bản sau:

1.4.1. Phản ứng cộng

Đây là phản ứng cộng giữa urea và formaldehyde hay là metalol hóa trong môi
trường kiềm. Sản phẩm của phản ứng này có thể là monomethylol, dimethylol hoặc
trimethylol.

6
Phản ứng cộng formaldehyde vào urea xảy ra ở nhiều mức pH khác nhau, tuy
nhiên ở giai đoạn này phải duy trì ở mức pH của môi trường kiềm yếu để tạo ra nhóm
methylol. Giai đoạn đầu của phản ứng là sự tấn công của đôi điện tử tự do trên nguyên
tử nitrogen của urea vào nguyên tử carbon mang một phần điện tích dương của nhóm
carbonyl. Phản ứng theo cơ chế cộng hợp ái nhân thông thường, hình thành hợp chất
trung gian đồng thời chứa anion alkoxide và cation ammonium. Hợp chất trung gian này
chuyển hóa nhanh thành sản phẩm trung gian bền hơn là carbinolamine, theo phản ứng
sau:

1.4.2. Phản ứng đa tụ

Phản ứng đa tụ là phản ứng giữa các methylol urea làm tăng trọng lượng phân tử,
phản ứng này chỉ xảy ra trong môi trường acid theo phản ứng dưới đây:

Trong phản ứng đa tụ xảy ra nhiều phản ứng giữa các nhóm chức khác nhau:

7
a) Cầu nối methylene giữa các amide nitrogen bởi phản ứng giữa các nhóm
methylol và amino.
b) Liên kết methylene ether bởi 2 nhóm methylol.
c) Methylol từ nối methylen ether bởi sự tách HCHO.
d) Liên kết methylene bởi phản ứng giữa các nhóm và có sự tách nước và HCHO.

Trong suốt quá trình phản ứng đa tụ thì ban đầu độ nhớt tăng chậm sau đó ở thời
điểm nhất định thì tăng rất nhanh.

Ngoài hai phản ứng cơ bản trên thì còn phản ứng tạo môi trường kiềm ở giai đoạn
tạo methylol giữa formaldehyde tác dụng amoniac cho (gọi là urotropin):

6HCHO + 4 NH3 → (CH2)6N4 + 6H2O

Urotropin là tinh thể tan trong nước tạo môi trường kiềm pH= 7÷9. Đun nóng dễ
phân hủy, không nóng chảy.

❖ Quá trình đóng rắn nhựa UF chỉ xảy ra trong trường hợp nhựa chứa các nhóm methylol
tự do. Lượng nhóm methylol trong nhựa càng lớn nếu lượng CH2O lấy dùng cho phản
ứng càng nhiều. Nhiệt độ và xúc tác có ảnh hưởng đến tốc độ đóng rắn của nhựa.
Chất xúc tác đóng rắn nhựa urea-formaldehyde là các acid hữu cơ (acid oxalic, acid oleic,
acid formic....) acid vô cơ (HCl, H3PO4...) một số muối (amoni chloride, kẽm chloride...).
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và chất lượng nhựa urea
formaldehyde [3]

Trong quá trình tổng hợp có nhiều yếu ảnh hưởng đến chất lượng nhựa, sau đây
là một số yếu tố quan trọng:
− Tỷ lệ giữa urea và formaldehyde.
− Môi trường tổng hợp nhựa.
− Mức độ trùng ngưng.
− Nhiệt độ tổng hợp.
1.5.1. Tỷ lệ mol giữa urea và formaldehyde

Sự khác nhau chính giữa loại nhựa có tỷ lệ mol formaldehyde và urea cao và thấp
đó là hàm lượng formaldehyde tự do trong nhựa và mật độ liên kết ngang khi đóng rắn

8
nhựa. Do đó, tỷ lệ giữa 2 thành phần này ảnh hưởng lớn đến độ bền, lý tính của sản
phẩm nhựa cuối cùng cũng như là lượng formaldehyde tự do còn lại trong hỗn hợp nhựa.

Quá trình tạo ra monomethylol urea không tiến hành đến cùng do phản ứng thuận
nghịch. Thừa formaldehyde sẽ làm chuyển dịch cân bằng của methylol urea nên ở giai
đoạn này tỷ lệ F (Formaldehyde) và U (urea) thường từ 2 ÷ 3.

Phản ứng trùng ngưng được tiến hành khi tỉ số mol của formaldehyde và urea
khoảng 1 thì sẽ tạo ra nhựa polymerthylene-urea không tan trong nước và không có tính
bắt dính. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này được giảm từ một giá trị cao (2-4) trong suốt quá trình
tổng hợp như thêm dần urea vào thì tính tan trong nước và bắt dính có thể đạt được.
Thêm vào đó, tổng hợp với tỷ lệ F/U thấp thì tạo nên nhựa có hàm lượng rắn cao hơn.

Tổng hợp nhựa UF với tỷ lệ formaldehyd cao thì thời gian đóng rắn nhanh, cho
sản phẩm nhựa có cơ tính tốt do hình thành các liên kết nối ngang hoặc HCHO còn dư
phản ứng với nhóm –NH2 chưa phản ứng, tuy nhiên lượng HCHO còn dư sau phản ứng
có thể bị khuếch tán ra khỏi sản phẩm đóng rắn.

1.5.2. Môi trường tổng hợp

Chỉ số pH ảnh hưởng đến thời gian phản ứng cũng như là cấu trúc và độ thấm
nước của nhựa. Từ hình bên, phản ứng cộng xảy ra ở cả môi trường kiềm và acid nhưng
tốc độ phản ứng nhanh hơn là ở trong môi trường kềm. Khi phản ứng xảy ra trong môi
trường acid thì phản ứng đa tụ chiếm ưu thế. Phản ứng đa tụ làm tăng chiều dài mạch
phân tử cũng như tạo nối ngang, trọng lượng phân tử càng lớn thì chỉ số pH càng thấp.
Vì vậy, việc điều chỉnh chỉ số pH trong suốt quá trình tổng hợp là điều cần thiết.

Hình 4: Đồ thị pH-ln(k)


9
Ở giai đoạn tạo methylol, pH = 7÷8 tạo ra được dimethylol chếm ưu thế và tốc
độ phản ứng là nhanh nhất. Giai đoạn đa tụ thì chỉ số pH có thể hạ xuống đến 2 hoặc 3,
chỉ số pH càng thấp và nhiệt độ càng cao thì tạo ra nhựa càng có trọng lượng phân tử
cao. Thêm vào đó, nhiệt độ cao và pH thấp ở giai đoạn trùng ngưng thì phản ứng tạo
liên kết methylene bền chiếm ưu thế hơn liên kết methylene ether. Tuy nhiên rất khó
kiểm soát tốc độ trùng ngưng khi pH quá thấp và điều này dễ dẫn đến quá trình gel của
nhựa. Ở môi trường pH thấp thì nhựa UF có khả năng đóng rắn ngay ở nhiệt độ thường,
trong khi đó pH cuối cùng quá cao thì sẽ làm giảm tốc độ đóng rắn của nhựa khi gia
công.

1.6. Tính chất và ứng dụng của vật liệu làm từ nhựa urea formaldehyde

Nhựa UF là nhựa nhiệt rắn và bao gồm hỗn hợp các oligome mạch thẳng hoặc
phân nhánh và polymer, luôn chứa một lượng monome nhất định. Urea chưa phản ứng
thường được thúc đẩy để đạt được các hiệu ứng đặc biệt, ví dụ như độ ổn định lưu trữ
tốt hơn. Tuy nhiên, formaldehyde tự do có thể có vai trò mâu thuẫn. Một mặt, nó cần
thiết để tạo ra phản ứng đông cứng, mặt khác, nó gây ra một lượng phát thải
formaldehyde nhất định trong chu trình ép. Đôi khi, ngay cả ở trạng thái đông cứng, một
số formaldehyde còn sót lại dẫn đến một số khí thải khó chịu sau đó từ các tấm ván
thành phẩm.[4]

Sau khi đông cứng, nhựa UF bao gồm các mạng ba chiều không hòa tan, ít nhiều
và không thể nấu chảy hoặc tạo hình nhiệt trở lại. Ở giai đoạn ứng dụng, nhựa UF vẫn
hòa tan hoặc phân tán trong nước, trong hầu hết các trường hợp được hòa tan và phân
tán lại trong nước để ứng dụng.

Mặc dù hai thành phần chính của nhựa UF là urea và formaldehyde, nhưng có
thể thu được rất nhiều phản ứng và cấu trúc có thể xảy ra trong nhựa. Ở cấp độ phân tử,
nhựa UF có các đặc tính như sau: khả năng phản ứng cao; khả năng hòa tan và phân tán
ban đầu trong nước, làm cho nhựa trở nên lý tưởng để sử dụng trong ngành chế biến gỗ;
độ cứng cao; tính không cháy; tính chất nhiệt tốt; khả năng thích ứng dễ dàng với nhiều
điều kiện xử lý khác nhau; tính thuận nghịch của liên kết aminomethylene, điều này
cũng giải thích tính kháng nước và độ ẩm thấp của nhựa UF, đặc biệt là ở nhiệt độ cao

10
hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc phát thải formaldehyde.
[4]

Việc sử dụng nhựa UF chủ yếu trong ngành lâm sản là do một số ưu điểm, bao
gồm chi phí thấp, dễ sử dụng trong nhiều điều kiện đóng rắn khác nhau, nhiệt độ đóng
rắn thấp, khả năng hòa tan trong nước, khả năng chống vi sinh vật, độ cứng, tính chất
nhiệt tốt.[5]

Nhược điểm chính của chất kết dính UF so với chất kết dính PF hoặc isocyanate
là thiếu khả năng chống lại các điều kiện ẩm ướt, đặc biệt là khi kết hợp với nhiệt. Những
điều kiện này dẫn đến sự đảo ngược của các phản ứng hình thành liên kết và giải phóng
formaldehyde. Vì lý do này, nhựa UF thường được giới hạn trong việc sản xuất các sản
phẩm chỉ sử dụng trong nội thất. Tuy nhiên, ngay cả khi được sử dụng cho mục đích nội
thất, việc giải phóng chậm formaldehyde là một mối lo ngại lớn. Ngành công nghiệp đã
có những bước tiến lớn kể từ những năm 1980 để giảm đáng kể lượng formaldehyde
thải ra. [5]

Tỷ lệ mol F/U càng cao thì hàm lượng formaldehyde tự do trong nhựa càng cao.
Ở quy mô thô, hàm lượng formaldehyde tự do trong nhựa UF thẳng là khoảng 0,1% khi
F/U = 1,1 và 1 % khi F/U = 1,8. Nó cũng giảm theo thời gian do các phản ứng lão hóa
và do formaldehyde tự do phản ứng thêm. [4]

Tỉ lệ mol F/U và F/(NH2)2 Ứng dụng

Ván ép nhựa UF cổ điển chỉ có thể sử dụng với chất làm


1,55-1,85 cứng và phụ gia đặc biệt, ví dụ như hỗn hợp keo chứa
melamine để tăng khả năng chống nước.

Ván ép nhựa UF sử dụng cho các tấm nội thất không có


yêu cầu khả năng đặc biệt liên quan đến khả năng chống
1,30-1,60 nước, để tạo ra các tấm có lượng phát thải formaldehyde
thấp, việc bổ sung các chất trung hòa formaldehyde là
cần thiết.

11
Ván ép hoặc đồ nội thất bằng nhựa có hàm lượng
1,20-1,30
formaldehyde thấp.

1,00-1,10 Ván dăm và nhựa dùng trong sản xuất gỗ công nghiệp.

Keo nhựa đặc biệt dùng cho ván có lượng phát thải
Dưới 1,00 formaldehyde rất thấp, trong hầu hết các trường hợp có
điều chỉnh và tăng cường melamine.

Bảng 1: Tóm tắt các tỷ lệ mol F/U và F/(NH2)2 tương ứng của nhựa UF tinh khiết và
nhựa melamine tăng cường melamine hiện đang được sử dụng trong ngành công
nghiệp tấm gỗ. [4]

Việc giảm phát thải formaldehyde từ các sản phẩm được liên kết bằng nhựa kết
dính UF đã đạt được bằng cách sử dụng một hoặc nhiều phương pháp công nghệ như
sau:
− Thay đổi công thức của nhựa kết dính UF (ví dụ: giảm tỷ lệ F/U).
− Thêm trực tiếp vật liệu loại bỏ formaldehyde vào nhựa UF.
− Thêm riêng các vật liệu loại bỏ formaldehyde vào đồ nội thất bằng gỗ;
− Xử lý các tấm sau khi sản xuất bằng chất khử formaldehyde hoặc bằng cách phủ
lớp phủ hoặc lớp mỏng. [5]
Phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để giảm phát thải formaldehyde từ các
sản phẩm kết dính là giảm tỷ lệ F/U của nhựa kết dính UF. Các tỷ lệ khoảng 1,6 phổ
biến trong những năm 1970 và 1980 hiện đã được giảm xuống các giá trị thấp nhất là
1,0 và trong một số trường hợp thậm chí còn thấp hơn. Tuy nhiên, việc hạ thấp tỷ lệ F/U
sẽ tạo ra các loại nhựa có dung sai kém hơn đối với các biến thể xử lý. Những thay đổi
làm giảm lượng khí thải formaldehyde này đã cho phép nhựa UF duy trì vị trí nổi bật
của chúng như một hệ thống chất kết dính linh hoạt để kết dính các sản phẩm gỗ. [5]
Một trong những ứng dụng lớn nhất của nhựa UF hiện nay là sản xuất ván
dăm. Dăm gỗ được trộn với khoảng 10% dung dịch chất làm cứng nhựa và hỗn hợp này
được ép trong máy ép nhiều ánh sáng ban ngày trong khoảng 8 phút ở 150°C. Các loại
nhựa có hàm lượng formaldehyde tự do thấp được sử dụng để giảm thiểu mùi hôi, cả
trong quá trình chế biến và từ thành phẩm đang sử dụng. Ván dăm gỗ không có thớ gỗ
12
và do đó về cơ bản là không đẳng hướng, với các tính chất cơ học xấp xỉ bằng giá trị
trung bình của các đặc tính của gỗ ban đầu được đo dọc và ngang thớ gỗ. Khả năng
chống nước của ván dăm kém nhưng do tính đẳng hướng nên nó không bị cong vênh
miễn là nó có thể trương nở tự do theo mọi hướng.[6]

PHẦN 2: MELAMINE FORMALDEHYDE (MF)


2.1. Tổng quan về nhựa melamine formaldehyde [7]–[9]
Melamine lần đầu tiên được mô tả bởi Justus Liebig vào năm 1834. Sản xuất
nhựa melamine quy mô lớn bắt đầu ở Đức và Thụy Sĩ từ năm 1936 đến 1938. Năm 1957,
copolycondensate melamine-phenol-formaldehyde được tung ra thị trường

Melamine formaldehyde (MF) là một loại nhựa nhiệt rắn cứng lại khi được nung
nóng trong quá trình điều chế, nó sẽ không thể nóng chảy và hòa toàn trở lại do tính chất
hóa học đã bị thay đổi hoàn toàn. Ở trạng thái lỏng, thông qua áp suất và gia nhiệt, nhựa
sẽ trở nên “rắn” hơn. Khi làm nguội, trạng thái rắn sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể hóa
lỏng. Do đó, khi đốt nhựa cứng, sẽ thấy mùi khét khó chịu bốc lên. Với đặc tính này của
nhựa nhiệt rắn nên nó sẽ không thể được sử dụng để sản xuất nhựa tái chế.

Melamine formaldehyde còn được gọi là nhựa melamine, nhựa cymel 481,
melamine và polymer melamine formaldehyde. Nó được bán dưới nhiều tên thương mại
khác nhau, bao gồm Melit, Cellobond, Melmex, Isomin, Epok, Plenco, Melsir, Melopas
và Melolam.

Melamine formaldehyde (MF) là một trong những polymer nhiệt rắn cứng nhất,
mang lại các đặc tính và hiệu suất tốt. Nó là một loại nhựa amino và có nhiều ưu điểm
vật liệu khác nhau, chẳng hạn như độ trong suốt, độ cứng tốt hơn, ổn định nhiệt, khả
năng chống sôi tuyệt vời, chống trầy xước, chống mài mòn, chống cháy, chống ẩm và
làm mịn bề mặt, dẫn MF đến các ứng dụng công nghiệp lớn. Những polymer này ban
đầu được sử dụng làm chất kết dính gỗ và hiện đã được ứng dụng trong ván sàn và gỗ
trang trí, hợp chất đúc, lớp phủ và chất kết dính. Nhựa MF được kết hợp trong nhiều
loại sản phẩm được đánh giá cao về độ dẻo dai và tương đối dễ sản xuất. Quá trình đóng
rắn và mức độ liên kết ngang của nhựa MF xác định các đặc tính sản phẩm phù hợp như
đặc tính cơ học, nhiệt và điện. Polymer MF đã đóng rắn đủ cứng và thể hiện khả năng

13
chống lại nhiệt độ, hóa chất và thủy phân cao, làm cho chúng phù hợp với các bề mặt
làm việc bên trong. Nếu nhựa không được xử lý đúng cách, MF sẽ thiếu độ bền cơ học
và độ hoàn thiện bề mặt. Phản ứng ngưng tụ và cấu trúc thu được của nhựa MF thay
đổi đáng kể theo các điều kiện phản ứng như tỷ lệ mol của chất phản ứng, pH và cấu
hình nhiệt độ phản ứng trong quá trình chuẩn bị nhựa. Vì vậy, các nghiên cứu đóng rắn
của nhựa MF có tầm quan trọng to lớn.

2.2. Cấu trúc melamine formaldehyde


Nhựa melemine được phân loại theo cấu trúc và tính chất, chia làm ba nhóm:

2.2.1. Nhựa melamine đã được ether hóa một phần, chứa các nhóm metylol tự
do (Nhựa amino dùng cho sơn acid cure)
− Nhựa melamine đã được ether hóa một phần có chứa các nhóm metylol tự do và
lượng dư formaldehyde. Lượng dư fomandehyde và điều kiện phản ứng ảnh
hưởng đến khối lượng phân tử thu được. Các sản phẩm hầu hết có khối lượng
phân tử tương đối cao; chúng khác nhau về độ nhớt và khả năng phản ứng.
− Các loại nhựa melamine phản ứng ưu tiên giữa các nhóm metylol của chúng với
các loại nhựa có chứa nhóm OH. Trong các điều kiện sấy thông thường là 120 và
160°C, không cần thiết dùng chất xúc tác acid, nhưng có thể được sử dụng. Nếu
công thức sơn dùng cho nhiệt độ sấy dưới 100°C, thì phải sử dụng chất xúc tác
acid (para Toluene Sulfonic Acid - pTSA). Các loại nhựa melamine có trọng
lượng phân tử cao hơn có vai trò làm khô vật lý cho hệ sơn.
− Nhựa melamine thuộc nhóm này có chứa lượng nhóm metylol tự do cao hơn có
thể xảy ra quá trình tự liên kết ngang để tạo thành nhóm ether đimetylen. Điều
này có thể dẫn đến khả năng chịu acid kém hơn.

Các loại nhựa thuộc nhóm này có hai nhược điểm:

− Thứ nhất: chúng chứa lượng formaldehyde tự do cao hơn và có thể tạo thành
formaldehyde tự do trong quá trình tạo liên kết ngang.
− Thứ hai: do độ nhớt của dung dịch cao hơn, chúng không đủ tiêu chuẩn để tạo ra
các loại sơn có hàm lượng rắn cao hơn.

14
Hình 5: Công thức nhựa đã được ether hóa một phần, chứa các nhóm metylol tự do

2.2.2. Nhựa melamine phân tử thấp, metylol hóa cao, được ether hóa hoàn toàn
(Nhựa amino dùng cho sơn Coil)

Hình 6: Nhựa melamine phân tử thấp, metylol hóa cao, được ether hóa hoàn toàn

− Các loại nhựa melamine có phân tử thấp, được metylol hóa cao, được ether hóa
hoàn toàn được biết đến nhiều nhất là những loại có chứa metanol dưới dạng rượu
đơn chức ether hóa.. Chúng là chất lỏng nhớt hoặc sáp, và thường không tan trong
nước.
− Vì phản ứng chuyển hóa ether là phản ứng chậm nhất trong số các phản ứng liên
kết ngang, nên cần nhiệt độ sấy tương đối cao (180 đến 200°C) hoặc xúc tác. Các

15
chất xúc tác được ưu tiên là acid, đặc biệt là acid sulfonic, mặc dù có thể sử dụng
các este photphoric có tính acid hoặc muối amine của chúng. Với sự cân bằng tối
ưu về nhiệt độ, thời gian và chất xúc tác, sự hình thành màng của sơn dẫn đến
các cấu trúc đồng liên kết ngang.
− Các màng sơn này có ưu điểm: khả năng chịu thời tiết tương đối tốt, tính linh
hoạt và độ bám dính giữa các lớp sơn tốt.

Tuy nhiên, do khả năng hòa tan tối ưu của chúng, độ nhớt thấp của nhựa nên tạo
ra các loại sơn có hàm lượng rắn cao.

− Nhựa này được sử dụng trong lớp phủ công nghiệp, đặc biệt là sơn ô tô và cho
sơn Coil - sơn Can. Ngoài ra, còn có các loại nhựa phân tử thấp được ether hóa
cao với butanol. Chúng được sử dụng chủ yếu cho sơn đóng rắn bằng acid.

2.2.3. Nhựa melamine phân tử tương đối thấp, được ether hóa cao, vẫn chứa
các nhóm NH (Nhựa amino dùng cho sơn sấy (Baking/ Stoving))

Hình 7: Nhựa melamine phân tử tương đối thấp, được ether hóa cao, vẫn chứa các
nhóm NH

− Nhựa melamine phân tử tương đối thấp, được ether hóa cao nhưng vẫn chứa các
nhóm NH còn lại, có phản ứng mạnh hơn đáng kể so với các loại đã được ether
hóa hoàn toàn.

16
− Ở nhiệt độ sấy thông thường (120 đến 160°C), chúng không cần bất kỳ chất xúc
tác nào. Tuy nhiên, chất xúc tác acid cũng có thể được sử dụng. Các nhóm NH
dư có thể phản ứng với các nhóm metylol để tạo thành liên kết metylen, với sự
phân cắt của monoalcohol (tự liên kết ngang).
− Mặt khác, các hiệu ứng định hướng do nhóm NH này tác động lên nhóm metylol
ether lân cận làm tăng tốc độ chuyển hóa ether, và do đó, liên kết ngang có thể
đã diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn so với nhựa melamine đã được ether hóa hoàn
toàn. Độ hòa tan khác nhau của các loại này dẫn đến độ nhớt cao hơn so với nhựa
melamine phân tử thấp, dẫn đến hàm lượng chất rắn thấp hơn một chút ở cùng
độ nhớt sử dụng.
− Những loại nhựa này thường được phân phối trong alcohol thông dụng nhất là
trong butanol, hàm lượng chất rắn là 60%-90%
❖ Ưu điểm: Do hàm lượng metylol thấp nên lượng fomanđehit tự do thấp hơn so
với các loại khác. Lượng formaldehyde tự do được tạo ra trong quá trình sấy và
đóng rắn tương đối thấp là một lợi thế về vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường
và độc hại cho người sử dụng.

2.3. Nguyên liệu tổng hợp melamine formaldehyde


Nhựa MF chủ yếu bao gồm melamine và formaldehyde. Chúng được tổng hợp
bằng phản ứng methyl hóa và ngưng tụ melamine với formaldehyde dưới tác dụng của
chất xúc tác. Melamine phản ứng với formaldehyde trong điều kiện hơi kiềm để tạo
thành hỗn hợp của các methylolmelamine khác nhau

Hình 8: Phản ứng tổng hợp melamine formaldehyde

17
2.3.1. Melamine

Hình 9: Công thức cấu tạo của Melamine

Melamine(1,3,5-triazine-2,4,6-triamine) là một basơ hợp chất hữu cơ có dạng bột


màu trắng và ít tan trong nước (3,1g/1lit nước ở 20oC) dễ tạo hình bằng xử lý nhiệt, có
tính bền vững cao nên các sản phẩm melamine thường rất đa dạng về hình dạng, màu
sắc, họa tiết, kích thước. Melamine có công thức phân tử hóa học là C3H6N6 trong đó
hàm lượng N chiếm 66% trong phân tử gấp 1,5 lần lượng nitơ có trong urea.

Tính chất hóa học của melamine có mức độ nitơ cao nên khó tan trong nước, khó
cháy nên được ứng dụng nhiều để sản xuất đồ nhựa, túi bóng, đồ chơi trẻ em, sản xuất
keo dán, keo dính, và các loại các loại nhựa làm bề mặt phủ melamine lên gỗ công
nghiệp hoặc bột tăng trọng…, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như ván gỗ
công nghiệp, nhựa để làm tăng độ bền cho sản phẩm, chống cháy, chống thấm nước và
tạo bề mặt đẹp cho sản phẩm.

Nhựa melamine là cấu trúc melamine dạng nhựa dùng để sản xuất các món đồ
như bát đũa, đĩa nhựa. Với các loại sản phẩm từ nhựa melamine được các nhà khoa học
kiểm tính tính an toàn. Vì ở cấu trúc nhựa rất khó phá vỡ. Khác với dạng bột melamine
được trộn vào sữa hay thức ăn vật nuôi, thì melamine ở dạng nhựa khó để phơi nhiễm
vào thức ăn đựng trong bát đĩa nhựa, hoặc khó tan trong các dung môi dầu mỡ nên hoàn
toàn yên tâm khi sử dụng nhựa melamine.

Nhựa Melamine là vật liệu nhựa cao cấp đã được sử dụng phổ biến trên thế giới
trong thời gian qua. Do nhựa Melamine dẫ dàng được tạo hình và xử lý bằng nhiệt nên

18
tạo được nhiều hình dạng khác nhau. Ứng dụng nhiều nhất của nhựa Melamine là để
bát, đĩa nhìn giống gốm xứ đến 98%, màu sắc đẹp, sang trọng

2.3.2. Formaldehyde [10]

Hình 10: Công thức cấu tạo của Formaldehyde

Formaldehyde là aldehyde đơn giản nhất và là một hợp chất hữu cơ không màu,
dễ bay hơi có công thức hóa học là H2CO. Ở điều kiện bình thường là một chất khí có
mùi hăng mạnh. Formaldehyde là một loại chất độc nhưng cũng là một phân tử phổ biến
trong vũ trụ, nó có thể là nguồn gốc của những vật chất rắn carbon hữu cơ trong hệ mặt
trời và chúng cũng được tìm thấy rất nhiều trong các chùm sao chổi cùng các tiểu hành
tinh.

Ở dạng tự nhiên, hóa chất Formaldehyde này tồn tại sẵn trong gỗ, táo, cà chua,
khói động cơ, khói thuốc lá, khói đốt gỗ, dầu và khí hóa lỏng (gas), …

Đối với nhân tạo, thì ta có thể tìm thấy formaldehyde trong các sản phẩm đã qua
chế biến như sơn và dầu bóng, gỗ ép, keo, vải, chất chống cháy, các chất bảo quản và
chất cách ly…

Ngoài tên gọi là formaldehyde thì nó còn khá nhiều tên khác nhau như chất
formol, methyl aldehyde, methylene oxide, methanal, …

Trong thực tiễn chất fomaldehyde được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như làm
thuốc bảo quản trong phòng thí nghiệm nhà xác, sử dụng trong các sản phẩm gia dụng,
keo, vải chống nhăn, thuốc trừ sâu, thuốc sát trùng và diệt trùng và đặc biệt có trong các
sản phẩm gỗ công nghiệp.

19
❖ Tính chất vật lý của formaldehyde
− Formaldehyde là chất dễ bay hơi và có khả năng chuyển sang thể khí ở điều kiện
bình thường, không màu, mùi cay xốc, khó ngửi, tan nhiều trong nước.
− Độ hòa tan trong nước: > 100g/100 ml (20oC)
− Điểm nóng chảy: -117oC (156oK)
− Điểm sôi: -19.3oC (253.9oK).
❖ Tính chất hóa học của formaldehyde
− Formaldehyde có các thuộc tính hóa học chung của các aldehyde (-CHO) như:
− Phản ứng khử tạo thành ancol, hydrocacbon và amine hóa
− Phản ứng Oxy hóa tạo thành acid
− Phẩn ứng cộng hợp
− Phản ứng cannizzaro có xúc tác của bazơ để tạo thành acid formic và methanol.
− Các phản ứng hóa học có sự tham gia của liên kết -CH

2.4. Tổng hợp nhựa Malemine formaldehyde [11]


Nhựa melamine formaldehyde (MF) được tổng hợp từ melamine và
formaldehyde bằng cách cho formaldehyde vào thiết bị phản ứng, điều chỉnh pH cho
đến khi pH = 7,5 ÷ 8. Sau đó ta cho melaminevào đồng thời tiến hành khuấy trộn, lúc
này ta thu được hỗn hợp huyền phù đồng nhất. Tiến hành gia nhiệt đến nhiệt độ 75 ÷
80oC do phản ứng tỏa nhiệt nên hỗn hợp sẽ tự nâng lên 90 ÷ 98oC. Giữ ở nhiệt độ này
trong khoảng thời gian 40 ÷ 60 phút ta thu được nhựa nhũ tương trong nước. Khi muốn
tách nước thì hạ nhiệt độ xuống và nước sẽ tách thành lớp ở phía trên hỗn hợp còn lại
vẫn là nhũ tương nhưng độ nhớt cao hơn.

Cơ chế phản ứng: tương tụ như urea-formaldehyde hay phenol-formaldehyde ban


đầu sẽ trải qua bước methyl hóa để tạo ra các dẫn xuất methylol melamine sau đó các
dẫn xuất này liên kết lại với nhau để tạo ra sản phẩm nhựa melamine formaldehyde.

2.4.1. Methyl hóa


Là phản ứng giữa formaldehyde và melamine được thực hiện ở điều kiện môi
trường trung tính, kiềm yếu hoặc dung môi như THF, …

20
Hình 11: Phản ứng methyl hóa

2.4.2. Đa tụ và đóng rắn


Phản ứng đa tụ dẫn đến sự hình thành của các cầu nối methylene và methylene
ether có thể được xử lý bằng nhiệt khi tiếp tục đun nóng mạnh hơn hoặc trong điều kiện
môi trường acid/kiềm. Những nhóm – CH2OH tự do và – NH2 tự do có khả năng tham
gia phản ứng tiếp tục thực hiện quá trình đóng rắn để tạo thành mạng lưới không gian
dày đặc trong môi trường acid và nhiệt độ 130 ÷ 150oC. Trong quá trình xử lý, quá trình
kéo dài chuỗi và liên kết ngang diễn ra để tạo thành một mạng lưới ba chiều không hòa
tan và không thể hòa tan.

21
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và chất lượng nhựa
Melamine formaldehyde
Trong quá trình tổng hợp có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nhựa, sau
đây là một số yếu tố quan trọng:

2.5.1. Tỷ lệ melamine và formaldehyde


Polycondensate MF có khối lượng phân tử cao và khả năng điều nhiệt cao được
điều chế với tỷ lệ melamine:formaldehyde thay đổi từ 1:1,33 đến 1:4, hoạt động như
chất hấp thụ formaldehyde tự do bằng phản ứng cộng của hydro trên các nhóm amine
với formaldehyde được tạo ra bởi sự phân hủy polyoxymethylene dưới tác dụng của oxy
và nhiệt. Mật độ liên kết ngang của polycondensate MF thấp khi tỷ lệ formaldehyde thấp
(tỷ lệ melamine:formaldehyde là 1:1,33), nó không ổn định và bị phân hủy trong quá
trình phân tích nhiệt trọng lượng. Mặt khác, khi hàm lượng formaldehyde rất cao, hydro
không phản ứng trên các phân tử MF không đủ để đóng vai trò là chất hấp thụ
formaldehyde của polyoxymethylen.

Thông thường thì tỉ lệ giữa melamine và formaldehyde trog khoảng 1:2,8 ÷ 1:3
được dùng để làm bột ép, còn nếu trong khoảng từ 1:3 ÷ 1:4 thì nhựa MF sẽ được dùng
trong công nghiệp sản xuất sơn.

2.5.2. Môi trường tổng hợp


Việc điều chỉnh chỉ số pH trong suốt quá trình tổng hợp là điều cần thiết vì chỉ
số pH ảnh hưởng đến thời gian phản ứng cũng như là cấu trúc và độ thấm nước của
nhựa. Tỷ lệ hình thành các cầu nối trong quá trình phản ứng trùng ngưng phụ thuộc vào
pH của môi trường phản ứng. Nếu độ pH tương đối thấp, trong phạm vi từ 7–8 thì các
cầu nối methylene chiếm ưu thế trong khi ở các giá trị pH cao trên 9, các cầu nối ether
sẽ được ưu tiên.

2.5.3. Nhiệt độ tổng hợp


Nhiệt độ tổng hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất tổng hợp nhựa MF, nếu nhiệt độ
tổng hợp quá cao sẽ dẫn đến thất thoát khối lượng.

Từ 140 đến 160oC, ở một mức độ nào đó, phản ứng sẽ diễn ra thuận nghịch bằng
cách chuyển đổi các nhóm methylol thành melamine, do đó sẽ có một phần

22
methylolmelamine không có phản ứng tạo liên kết ngang diễn ra ở khoảng nhiệt độ này,
thay vào đó, phản ứng ngược lại đang diễn ra. Phần còn lại của sự hấp thụ vẫn giống
như methylolmelamine.

Nếu tổng hợp trong khoảng nhiệt từ 180-350oC sẽ có một phần khối lượng mất
đi tương ứng với việc việc khử formaldehyde khỏi cầu nối ether tạo thành cầu nối
methylene:

Ở phạm vi nhiệt độ từ 350-390oC khối lượng mất đi do sự phá vỡ cầu nối


methylene:

CH2NH dime hóa thành amzomethane và amzomethane dime hóa thành ethane

Khi vượt quá nhiệt độ 390oC do sự phân hủy nhiệt của vòng triazine và khi đó
nhựa sẽ dần dần khử amine để tạo thành HCN.

23
2.6. Tính chất và ứng dụng của vật liệu làm từ nhựa melamine formaldehyde
Nhựa melamine–formaldehyde được đưa vào thị trường vào năm 1935. Ngoài
màu sáng, chúng còn thể hiện khả năng chống nước và nhiệt được tăng cường. Những
loại nhựa này đã thay thế hoàn toàn nhựa urea-formaldehyde cũng được sản xuất vào
những năm 1930. Khả năng chống lại sự tấn công của nước cao hơn nhiều của chúng là
đặc điểm phân biệt chính của chúng với nhựa urea–formaldehyd (UF).[12]
Nhựa MF có khả năng chống lại môi trường ẩm ướt tốt hơn so với nhựa UF. Tuy
nhiên, melamine đắt hơn nhiều so với urea. Các loại nhựa MF được sử dụng cho mối
nối hình khăn của ván ép và mối nối cuối của gỗ kết cấu có thể được sử dụng trong tiếp
xúc với bên ngoài được bảo vệ. Ngoài ra, các loại nhựa này được sử dụng để liên kết
các lớp phủ áp suất thấp và áp suất cao. Ở nhiều khía cạnh, cơ chế hóa học của quá trình
hình thành nhựa gốc melamine rất giống với cơ chế hóa học đối với nhựa UF. Tuy nhiên,
việc bổ sung formaldehyde vào các nhóm amin của melamine nhanh hơn và hoàn thiện
hơn so với việc bổ sung formaldehyde vào urea. Một điểm khác biệt quan trọng nữa là
các phản ứng ngưng tụ của melamine hydroxymethyl hóa không chỉ xảy ra trong điều
kiện acid mà còn trong điều kiện trung tính và hơi kiềm. Ngoài ra, các sản phẩm được
liên kết bằng nhựa MF dường như ít bị giải phóng formaldehyde hơn so với các sản
phẩm được liên kết bằng nhựa UF. [5]
Nhựa MF được sử dụng làm chất kết dính cho ván ép và ván dăm ngoại thất và
bán ngoại thất. Nhựa melamine–formaldehyde cũng được sử dụng để ngâm tẩm các tờ
giấy trong quá trình sản xuất các lớp phủ tự dính cho bề mặt của các sản phẩm ván gỗ
và các tấm mỏng tự dính. Trong ứng dụng này, chất nền ngâm tẩm, giấy cellulose, được
ngâm tẩm kỹ lưỡng bằng cách nhúng nó vào dung dịch nhựa, ép nó giữa các con lăn và
sấy khô mà không cần xử lý để nó chảy thích hợp bằng cách đưa nó qua lò hầm có luồng
khí ở 70 đến 120 ° C ở ±10 m/s. Sau đó, các tấm đã ngâm tẩm MF khô có thể được liên
kết bằng một trong hai quy trình chính:
− Các tờ giấy tẩm MF, bao gồm một lớp bề mặt, hoặc một vài lớp bề mặt, được
liên kết với nhau và với chất nền của các tờ giấy được tẩm nhựa phenolic để tạo
thành các lớp mỏng có độ dày thay đổi. Trong giấy tẩm MF là nhựa MF khô
nhưng vẫn còn hoạt tính, có chức năng như chất kết dính của tờ tẩm MF với cả

24
hai tờ tẩm MF và tại giao diện giữa các lớp tẩm MF và lớp tẩm PF. Những tấm
gỗ này là những tấm gỗ ép cao áp.
− MF trong một tờ giấy ngâm tẩm không được xử lý hoàn toàn nhưng vẫn còn một
lượng hoạt tính còn lại nhất định và được áp dụng trực tiếp trên máy ép nóng,
trên một tờ giấy và trên một tấm gỗ mà nó liên kết bằng cách hoàn thiện chất kết
dính MF quá trình đóng rắn. [5]
Vật liệu ép được sản xuất không những từ nhựa melamine formaldehyde mà còn
từ nhựa melamine urea formaldehyde. Để điều chế nhựa có độ đàn hồi cao ta thêm vào
các polemer khác như: polyamide, phenol formaldehyde, polyvinyl butyral, …

Tấm nhựa melamine đặc biệt là các tấm composite melamine cốt sợi thủy tinh có
giá trị rất lớn về mặt kĩ thuật vì nó rất bền. Nhựa tấm melamine từ cellulose và giấy dùng
để sản xuất vật liệu trang trí (bọc tường nhà, làm mặt bàn ghế…), vật liệu xây dựng.

Keo dán từ nhựa melamine formaldehyde được dùng trong ngành gỗ. So với mối
dán từ nhựa urea formaldehyde thì mối dán từ nhự melamine formaldehyde có khả năng
chịu nước sôi trong thời gian dài và giá thành cũng đắt hơn keo dán urea formaldehyde.

Nhựa melamine formaldehyde không biến tính thì không trộn với các cấu tử khác
trong sơn được. Để có thể hòa tan vào trong các dung môi hữu cơ và trộn tốt với các
loại nhựa khác thì phải biến tính nhựa. Khác với nhựa urea formaldehyde biến tính,
nhựa này có độ bền nước và độ bền khí quyển khá cao, trộn tốt với nhựa polyester, màng
sơn chịu tác dụng của các chất ăn mòn, chịu nhiệt và bền màu, tính chất điện môi tốt.
[5]

25
KẾT LUẬN
Hiện nay nhựa là một loại vật liệu vô cùng phổ biến cũng như không thể thiếu
trong đời sống ngày nay, nó xuất hiện ở xung quanh chúng ta như là bàn, ghế, vỏ laptop,
tivi, dụng cụ đựng thức ăn,... Nó có thể ứng dụng vào hầu hết tất cả những lĩnh vực để
sản xuất các vật dụng hằng ngày cũng như trong các ngành công nghiệp lớn. Nổi bật đó
là nhựa Melamine Formaldehyde với nhiều ưu điểm vật liệu khác nhau, chẳng hạn như
độ trong suốt, độ cứng tốt hơn, ổn định nhiệt, khả năng chống sôi tuyệt vời, chống trầy
xước, chống mài mòn, chống cháy, chống ẩm và làm mịn bề mặt, dẫn MF đến các ứng
dụng công nghiệp lớn. Và nhựa Urea Formaldehyde với những thuộc tính như độ bền
kéo cao, nhiệt độ biến dạng cao, modun uốn cao, độ cứng bề mặt cao. Trước nhu cầu sử
dụng rộng rãi của người tiêu dùng thì những thông tin trên sẽ giúp mọi người có thể lựa
chọn những sản phẩm nhựa đúng theo nhu cầu, mục đích sử dụng và cũng đồng thời
đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình

26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Mai Xuân Tuấn, ‘Luận văn tốt nghiệp ngành chế biến nông sản: “Nghiên cứu điều
chế nhựa Ure Formaldehyde và nhựa Melamine Formaldehyde”’. Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM, May 2012.
[2] J. Li and Y. Zhang, ‘Morphology and Crystallinity of Urea-Formaldehyde Resin
Adhesives with Different Molar Ratios’, Polymers, vol. 13, no. 5, p. 673, Feb. 2021,
doi: 10.3390/polym13050673.
[3] Trương Thị Ngân Anh, ‘Luận văn tốt nghiệp ngành polymer: “Khảo sát cơ lý tính
của vật liệu composite nhựa urea – formaldehyde và sợi sisal”’. Đại học Bách Khoa
- Đại học Quốc Gia TP.HCM, Jan. 2011.
[4] D. A. Dillard, A. V. Pocius, and M. K. Chaudhury, Eds., Adhesion science and
engineering, 1st ed. Amsterdam ; Boston: Elsevier, 2002.
[5] A. H. C. M.S.H.Bhuiyan, Reference Module in Materials Science and Materials
Engineering. Elsevier, 2017.
[6] Dr.Richard Heath, Brydson’s Plastics Materials (Eight Edition). Elsevier, 2017.
[7] sango.us, ‘Melamine là gì? Ưu và nhược điểm của chất melamine’.
https://sango.us/melamine-la-gi-uu-va-nhuoc-diem-cua-chat-melamine (accessed
Mar. 29, 2023).
[8] furnibuy.com, ‘Melamine là gì? Gỗ melamine là gì? Nhựa melamine là gì?’
https://furnibuy.com/melamine-la-gi-go-melamine-la-gi-nhua-melamine-la-gi/
(accessed Mar. 29, 2023).
[9] Ban Biên tập Mega Việt Nam, ‘TÌM HIỂU VỀ NHỰA MELAMINE (AMINO
RESIN)’, megavietnam.vn. https://megavietnam.vn/tim-hieu-ve-nhua-melamine-
amino-resin.html (accessed Jan. 04, 2023).
[10] tschem.com.vn, ‘Formaldehyde là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe và cách phòng ngừa
đối với formaldehyde’. https://tschem.com.vn/formaldehyde-la-gi/ (accessed Mar.
29, 2023).
[11] D. J. Merline, S. Vukusic, and A. A. Abdala, ‘Melamine formaldehyde: curing
studies and reaction mechanism’, Polym. J., vol. 45, no. 4, pp. 413–419, Apr. 2013,
doi: 10.1038/pj.2012.162.

27
[12] H. Dodiuk and S. H. Goodman, Eds., Handbook of thermoset plastics, Third
edition. in PDL handbook series. Amsterdam: Elsevier/WA, 2014.

28

You might also like