You are on page 1of 13

CÂU HỎI ÔN TẬP CHUYÊN VIÊN

Câu 1. Đặc tính cơ bản của thời gian bao gồm:


A. Không thể quay lại và đảo ngược (1)
B. Không thể dự trữ và thay thế (2)
C. Trôi theo 1 chiều mà không thể đảo ngược
D. Tổng hợp các phương án (1), (2)
Câu 2. Lợi ích cơ bản của việc quản lý thời gian hiệu quả:
A. Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc; Có thể dự trù được nhiều việc cho
kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn; Giảm bớt áp
lực trong công việc; Có thêm thời gian giải quyết các công việc riêng tư; Tăng
niềm vui trong công việc và cuộc sống
B. Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc; Có thể dự trù được nhiều việc cho
kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn; Giảm bớt áp
lực trong công việc; Tăng lượng “thời gian riêng tư”cho mỗi cá nhân; Tăng
niềm vui trong công việc và cuộc sống
C. Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc; Có thể dự trù được nhiều việc riêng
cho bản thân; Giảm bớt áp lực trong công việc; Tăng lượng “thời gian riêng
tư”cho mỗi cá nhân; Tăng niềm vui trong công việc và cuộc sống
D. Nâng cao hiệu quả và năng suất làm việc; Có thể dự trù được nhiều việc cho
kế hoạch tương lai và giải quyết các vấn đề mang tính dài hạn; Giảm bớt áp
lực trong công việc; Tăng lượng “thời gian riêng tư”cho mỗi cá nhân; Nâng
cao chất lượng cuộc sống
Câu 3. Những nguyên nhân chính giây lãng phí thời gian:
A. Thiếu các mục tiêu; Làm việc không có kế hoạch; Không có khả năng nói
“không”; Chủ nghĩa hoàn hảo; Nơi làm việc không gọn gàng, ngăn nắp; Dành
thời gian cho điện thoại - internet, chuyện phiếm.
B. Thiếu các mục tiêu; Làm việc không có kế hoạch; Tính trì hoãn; Không có
khả năng nói “không”; Mang tính cầu toàn, đặt ra mục tiêu và kết quả công
việc thực hiện hoàn hảo; Góc làm việc không gọn gàng; Dành thời gian cho
công việc của bản thân như internet, chuyện phiếm,…
C. Thiếu các mục tiêu; Làm việc không có kế hoạch; Tính trì hoãn; Không có
khả năng nói “không”; Chủ nghĩa hoàn hảo; Góc làm việc không gọn gàng;
Điện thoại - internet, chuyện phiếm.
D. Làm việc không có kế hoạch; Tính trì hoãn; Không có khả năng nói “không”;
Mang tính cầu toàn, đặt ra mục tiêu và kết quả công việc thực hiện hoàn hảo;
Góc làm việc không gọn gàng; Dành thời gian cho công việc của bản thân
như internet, chuyện phiếm,…
Câu 4. Một trong những biện pháp để sử dụng thời gian hiệu quả là phải xác định được mục
tiêu cá nhân. Để xác định được mục tiêu cá nhân cần vận dụng các nguyên tắc sau đây:
A. cụ thể, đo lường được, khả thi, thích hợp, thời hạn
B. cụ thể, đo lường được, dễ thực hiện, thích hợp, thời gian ngắn
C. cụ thể, đo lường được, khả thi, đơn giản, thời hạn
D. cụ thể, đo lường được, khả thi, thích hợp, thời gian ngắn
Câu 5. Một trong những biện pháp tiết kiệm, tránh lãng phí thời gian của cá nhân là thực
hành ngăn nắp, trong đó sử dụng phương pháp 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp
xếp nơi làm việc được vận dụng đầu tiên ở Nhật. Phương pháp 5S bao gồm:
A. Sửa soạn, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng.
B. Sàng lọc, Sắp xếp, Sửa sang, Săn sóc, Sẵn sàng.
C. Sàng lọc, Sửa sang, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc.
D. Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng.
Câu 6. Một cách lập kế hoạch công việc khá hiệu quả để sử dụng thời gian một cách tối ưu là
dùng công thức STARS bao gồm các khâu: Steps - Các bước công việc (số thứ tự công việc);
Timing - Ấn định thời gian cho thực hiện công việc; Assignment - Phân công người thực hiện;
Responsibility - Người chịu trách nhiệm; Success Criteria - Tiêu chí thành công, kết quả đạt
được. Khi lập kế hoạch theo STARS, phương án nào sau đây không nên sử dụng :
A. Nên chia ít thời gian cho từng việc, kể cả việc trọng yếu để dễ thực hiện và
nhanh chóng hoàn thành.
B. Cần chú ý đôi khi có những việc chen ngang, có những chuyện đột xuất ngoài
dự tính, đều phải ghi ra giấy, để xem xét và phân bố lại thời gian
C. Đánh dấu chéo vào những công việc đã hoàn thành trong ngày
D. Cần xác định đâu là việc cần thêm thời gian và đâu là việc có thể rút ngắn
thời gian thực hiện
Câu 7. Giao tiếp hành chính nhà nước diễn ra qua mối quan hệ hành chính cơ bản, số lượng
mối quan hệ đó là:
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 8. Có bao nhiêu đặc điểm mô tả giao tiếp hành chính
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 9. Trong nội bộ cơ quan, việc các nhà quản lý khăng khăng đòi nhân viên cung cấp thông
tin, trình bày vấn đề trong khi bản thân mình lại tìm cách che giấu, bưng bít thông tin là một
hình thức vi phạm nguyên tắc giao tiếp hành chính, đó là::
A. Tôn trọng thẩm mỹ hành vi
B. Tôn trọng lẫn nhau
C. Phù hợp với hoàn cảnh và các quy luật khách quan
D. Bình đẳng, công khai
Câu 10. Hiện nay, giao tiếp qua email là 1 cách giao tiếp hành chính đã rất thông dụng trong
các cơ quan, tổ chức nhà nước. Hơn thế nữa, giao tiếp qua email còn thể hiện được tính chuyên
nghiệp và hiện đại của người cán bộ, công chức. Để có thể giao tiếp hành chính qua email hiệu
quả, cán bộ, công chức cần tránh điều nào sau đây:
A. Tên email cho cá nhân và tập thể trong giao tiếp hành chính cần đảm bảo tính
nghiêm túc
B. Nội dung thư trong email cần ngắn gọn, đầy đủ. Dùng từ ngữ chỉ trạng thái
cảm xúc. Nên sử dụng các từ ngữ chỉ trạng thái, cảm xúc mạnh để thu hút sự
chú ý.
C. Tiêu đề email cần được diễn đạt rõ ràng, nghiêm túc
D. Nội dung trả lời email cần ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc và dứt khoát
Câu 11. Trong quá trình giao tiếp hành chính qua điện thoại cần tránh nguyên tắc nào trong
các nguyên tắc sau đây:
A. Kết hợp làm việc khác khi đang nghe điện thoại
B. Không ra lệnh
C. Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo
D. Ngắt lời đúng lúc
Câu 12. Dựa vào hình thức tổ chức, có thể phân chia nhóm làm việc thành mấy loại nhóm:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 13. Dựa vào thời gian làm việc, có thể phân chia nhóm làm việc thành mấy loại nhóm:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 14. Dựa vào tính chất và yêu cầu công việc, có thể phân chia nhóm làm việc thành mấy
loại nhóm:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 15. Dựa vào chuyên môn của người tham gia nhóm, có thể phân chia nhóm làm việc
thành mấy loại nhóm:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3

Câu 16.Trong các nguyên tắc dưới đây, nguyên tắc nào không được xem là nguyên tắc làm
việc nhóm:
A. Thống nhất về phương thức thực hiện
B. Cộng tác và cạnh tranh
C. Tôn trọng và khích lệ
D. Tư duy cùng thắng
Câu 17. Phương án nào sau đây là SAI khi nói về tiêu chí nhóm làm việc hiệu quả:
A. Đánh giá hiệu quả làm việc nhóm dựa trên sự cam kết làm việc hiệu quả của
mỗi thành viên
B. Mọi vấn đề kết luận cuối cùng đều có sự thỏa thuận thông qua nhất trí hoặc
biểu quyết của tất cả hoặc đa số thành viên trong nhóm, hạn chế ý kiến cá
nhân
C. Mọi quyết định và chiến lược hành động của nhóm dựa trên ý kiến hoặc quan
điểm của một cá nhân
D. Nhóm hiệu quả luôn có sự chia sẻ về quyền lực chung
Câu 18. Giao tiếp trong nhóm làm việc hiệu quả nhằm:
A. Khích lệ tinh thần trách nhiệm và lối ứng xử của mỗi thành viên hiểu rõ cách
cư xử, cách trình bày ý kiến và cách thể hiện quan điểm, hành động (1)
B. Cộng tác dựa trên nỗ lực chung và chia sẻ thông tin, chia sẻ nguồn lực (3)
C. Chấp nhận cả những ý kiến tiêu cực và tích cực của nhau (2)
D. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
Câu 19. Có mấy kỹ năng chính sử dụng trong làm việc nhóm
A. 8
B. 7
C. 6
D. 5
Câu 20. Các bước thiết kế nhóm làm việc được tiến hành theo thứ tự:
A. 1) Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian tồn tại nhóm; 2) Xác định vai
trò và trách nhiệm; 3) Chọn thành viên cho nhóm; 4) Xác định tiêu chí đánh
giá
B. 1) Chọn thành viên cho nhóm; 2) Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian
tồn tại nhóm; 3) Xác định vai trò và trách nhiệm; 4) Xác định tiêu chí đánh
giá
C. 1) Chọn thành viên cho nhóm; 2) Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian
tồn tại nhóm; 3) Xác định tiêu chí đánh giá; 4) Xác định vai trò và trách
nhiệm;
D. 1) Xác định mục tiêu, quyền hạn và thời gian tồn tại nhóm; 2) Xác định vai
trò và trách nhiệm; 3) Xác định tiêu chí đánh giá; 4) Chọn thành viên cho
nhóm
Câu 21. Trong quá trình thiết kế nhóm làm việc, bước chọn thành viên cho nhóm được coi là
khâu quan trọng nhất. Sự thành bại của nhóm chính là ở bước lựa chọn các thành viên có phù
hợp với nhiệm vụ của nhóm hay không. Tiêu chí nào sau đây cần tránh khi chọn thành viên
cho nhóm làm việc:
A. Mạnh dạn đưa ra đề xuất với lãnh đạo cấp trên những vấn đề cần thiết để hỗ
trợ nhóm
B. Có trình độ và năng lực chuyên môn phù hợp hoặc tôn trọng chuyên môn theo
yêu cầu công việc của nhóm
C. Chuyển giao và nhận ý kiến phản hồi có tính xây dựng đối với cả những ý
kiến tích cực hay tiêu cực
D. Kết hợp hài hòa lợi ích và mục tiêu của nhóm và mục tiêu cá nhân
Câu 22. Trong quá trình làm việc nhóm kĩ năng phối hợp là rất quan trọng. Khi sự phối hợp
không tốt sẽ dẫn đến hậu quả nào sau đây:
A. Kết quả làm việc nhóm được đưa ra rất nhanh chóng (1)
B. Kết quả làm việc nhóm bị áp đặt (2)
C. Kết quả làm việc nhóm được thực hiện theo nguyên tắc đa số (3)
D. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
Câu 23. Khi thực hiện kỹ năng giao tiếp trong nhóm mỗi cá nhân cần có các kỹ năng nào sau
đây:
A. Lắng nghe; Chất vấn; Thuyết trình, thuyết phục; Phản biện
B. Lắng nghe; Phản biện; Thuyết trình, thuyết phục; Chia sẻ
C. Lắng nghe; Chia sẻ; Phản biện; Thuyết phục
D. Lắng nghe; Chất vấn; Chia sẻ; Phản biện
Câu 24. Trong quá trình làm việc nhóm, bên cạnh kiến thức, kĩ năng thì phương pháp cũng là
một yếu tố quyết định hiệu quả của nhóm. Có nhiều phương pháp hữu ích khi thực hiện làm
việc nhóm, phương pháp giúp chúng ta phân tích sâu, toàn diện và logic vấn đề đang diễn ra để
tìm nguyên nhân gốc rễ và nhận thức được hậu quả của vấn đề là:
A. Phương pháp cây vấn đề (1)
B. Phương pháp khung xương cá (2)
C. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
D. Phương pháp “Bể cá vàng” (3)
Câu 25. Trong quá trình làm việc nhóm luôn phát sinh xung đột, giải quyết xung đột là một
vấn đề khá phức tạp đòi hỏi trước hết là khả năng điều hành hoạt động nhóm của người nhóm
trưởng. Tiếp đó là sự hưởng ứng tích cực của chính các thành viên trong nhóm vì một mục tiêu
chung. Để quản lý xung đột cần tiến hành các bước sau:
A. 1) Xác định xung đột; 2) Tiên liệu về xung đột; 3) Tìm biện pháp giải quyết
xung đột
B. 1) Xác định xung đột; 2) Xác định cá nhân tham gia xung đột; 3) Loại trừ cá
nhân tham gia xung đột
C. 1) Xác định xung đột; 2) Xác định cá nhân tham gia xung đột; 3) Phân công
lại trách nhiệm, quyền hạn của nhóm cá nhân gây xung đột
D. 1) Xác định xung đột; 2) Xác định mối quan hệ giữa xung đột và nhiệm vụ
của nhóm; 3) Xây dựng biện pháp giải quyết xung đột.
Câu 26. Nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về thông tin trong quản lý hành chính nhà nước
(QLHCNN):
A. Thông tin trong QLHCNN là nội dung phản ánh hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, là thông tin phục vụ trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước
B. Thông tin là đối tượng phục vụ của cán bộ quản lý
C. Thông tin là cơ sở để nhà quản lý ban hành quyết định quản lý
D. Thông tin là căn cứ để tổ chức, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quyết
định quản lý
Câu 27. Nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về đặc điểm thu thập thông tin trong hoạt động
quản lý hành chính nhà nước
A. Thu thập thông tin là hoạt động có tính mục đích
B. Thu thập thông tin có tính đa dạng về phương pháp, cách thức
C. Thu thập thông tin là một quá trình liên tục, nhằm bổ sung, hoàn chỉnh thông
tin cần thiết
D. Thu thập thông tin là một khâu trong quá trình thông tin của một tổ chức. Thu
thập thông tin gắn với yếu tố đầu vào của tổ chức. Thu thập thông tin tách rời
quá trình xử lý thông tin.
Câu 28. Đặc điểm nào sau đây là SAI của xử lý thông tin trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước
A. Kết quả của việc xử lý thông tin trong yêu cầu hiện nay là phải góp phần tạo ra
những quyết định đúng đắn và sự năng động của tổ chức
B. Giúp cho các cấp quản lý đạt tới sự sáng tạo, dự báo vấn đề nảy sinh và giải
quyết các vấn đề
C. Việc xử lý thông tin còn có khả năng tạo ra những thông tin mới hoặc bổ sung
những thông tin mà trước đó chưa được biết đến
D. Chất lượng thông tin mà người xử lý cung cấp tới đối tượng tiếp nhận không
phục thuộc vào các yếu tố như trình độ, sự nhạy bén trong phân tích, thái độ
khách quan
Câu 29. Khi tiến hành thu thập thông tin cập nhật và cụ thể, thông tin cần thu thập nên ưu tiên
từ nguồn dữ liệu nào:
A. Sách (1)
B. Các ấn phẩm xuất bản theo định kỳ (2)
C. Các báo cáo nghiên cứu, tài liệu hội thảo, các tài liệu và các bản đồ (3)
D. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
Câu 30. Phương pháp quan sát là cách thức tiến hành thu thập thông tin qua nguồn sơ cấp.
Thứu tự các bước thực hiện quan sát là:
A. 1) Xác định sơ bộ khách thể quan sát; 2) Xác định thời gian và địa điểm quan
sát; 3) Lựa chọn thời gian quan sát; 4) Xác định tiến trình quan sát; 5) Thực
hiện ghi chép thông tin từ quan sát; 6) Kiểm tra lại việc quan sát
B. 1) Xác định thời gian và địa điểm quan sát; 2) Lựa chọn khách thể quan sát;
3) Lựa chọn thời gian quan sát; 4) Xác định tiến trình quan sát; 5) Thực hiện
ghi chép thông tin từ quan sát; 6) Kiểm tra lại việc quan sát
C. 1) Xác định thời gian và địa điểm quan sát; 2) Lựa chọn thời gian quan sát;
3) Xác định sơ bộ khách thể quan sát; 4) Xác định tiến trình quan sát; 5)
Thực hiện ghi chép thông tin từ quan sát; 6) Kiểm tra lại việc quan sát
D. 1) Xác định thời gian và địa điểm quan sát; 2) Lựa chọn thời gian quan sát;
3) Xác định sơ bộ khách thể quan sát; 4) Xác định tiến trình quan sát; 5)
Kiểm tra lại việc quan sát ; 6) Thực hiện ghi chép thông tin từ quan sát;
Câu 31. Có bao nhiêu loại hồ sơ hiện hành cơ bản ở mọi cơ quan, tổ chức?
A. 2 loại
B. 4 loại
C. 1 loại duy nhất
D. 3 loại
Câu 32. Loại hồ sơ hiện hành cơ bản ở mọi cơ quan tổ chức là:
A. Hồ sơ công việc (1)
B. Hồ sơ nguyên tắc (2)
C. Hồ sơ nhân sự (3)
D. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
Câu 33. Nhận xét nào là SAI khi nói về văn bản trong hồ sơ nguyên tắc:
A. Là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về từng mặt
công tác nghiệp vụ nhất định
B. Dùng làm căn cứ pháp lý, tra cứu khi giải quyết công việc của cơ quan, tổ
chức, cá nhân
C. Văn bản trong hồ sơ nguyên tắc nhất thiết là bản chính
D. Văn bản trong hồ sơ nguyên tắc có thể là bản sao, hoặc bản chính, nhưng còn
hiệu lực pháp lý
Câu 34. Việc quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan được
thực thi căn cứ vào:
A. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ
B. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ
C. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011
D. Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ
Câu 35. Trong quá trình tổ chức xây dựng, ban hành và thực hiện danh mục hồ sơ, việc ban
hành danh mục hồ sơ nên thực hiện vào thời điểm nào trong khoảng thời gian của năm?
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Tùy thời điểm thích hợp trong năm
D. Đầu năm
Câu 36. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu từ các đơn vị, cá nhân vào Lưu trữ cơ quan được quy
định trong thời hạn
A. 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc
B. 06 tháng kể từ ngày công việc kết thúc
C. 03 tháng kể từ ngày công việc kết thúc
D. 09 tháng kể từ ngày công việc kết thúc
Câu 37. Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu từ các đơn vị,
cá nhân vào Lưu trữ cơ quan được quy định trong thời hạn
A. 03 tháng, kể từ ngày công trình được đưua vào sử dụng
B. 06 tháng, kể từ ngày công trình được đưua vào sử dụng
C. 03 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán
D. 06 tháng, kể từ ngày công trình được quyết toán
Câu 38. Tùy thuộc việc lựa chọn thứ tự tiêu chí đặc trưng mà có thể sắp xếp hồ sơ theo mấy
phương án cơ bản:
A. 3
B. 5
C. 4
D. 6
Câu 39. Khi lập hồ sơ điện tử theo danh mục hồ sơ điện tử ta tiến hành theo mấy bước?
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
Câu 40. Nhà nước đã ban hành các quy định cơ bản nào làm căn cứ pháp lý cho công tác quản
lý tài liệu điện tử nói chung, công tác lập hồ sơ điện tử nói riêng, bảo đảm đáp ứng yêu cầu về
văn thư lưu trữ và công nghệ thông tin:
A. Tổng hợp các phương án (1), (2), (3)
B. Luật giao dịch điện tử năm 2005 (3)
C. Luật công nghệ thông tin năm 2006 (2)
D. Luật lưu trữ năm 2011 (1)
Câu 41. Có mấy đặc điểm cơ bản về văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN)
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 42. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật căn cứ vào Luật Ban hành VBQPPL năm 2015
có bao nhiêu loại?
A. 16
B. 10
C. 12
D. 15
Câu 43. Khi soạn thảo văn bản quản lý nhà nước, nội dung của văn bản phải đảm bảo các yêu
cầu về:
A. Tính mục đích; Tính công quyền; Tính khoa học; Tính đại chúng; Tính khả
thi
B. Tính mục đích; Tính công quyền; Tính đại chúng; Tính khả thi; Tính pháp lý
C. Tính mục đích; Tính pháp lý; Tính khoa học; Tính đại chúng; Tính khả thi
D. Tính pháp lý; Tính công quyền; Tính khoa học; Tính đại chúng; Tính khả thi
Câu 44. Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, thể thức văn bản được quy định
tại:
A. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ
B. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22/11/2012 của Bộ Nội vụ
C. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011
D. Thông tư số 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ
Câu 45. Quốc hiệu là yếu tố thể thức phản ánh tên nước, chế độ chính trị và mục tiêu phấn
đấu, lý tưởng theo đuổi của Nhà nước Việt Nam. Trong việc thiết lập và trình bày thể thức văn
bản ở nước ta, đối với việc trình bày các yếu tố thể thức thì đặc điểm nào sau đây là SAI khi
trình bày Quốc hiệu
A. Vị trí trình bày của Quốc hiệu là trên cùng góc phải trang đầu của mỗi văn
bản, ngang hàng với tên cơ quan ban hành văn bản
B. Được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 12 đến 13; tiêu ngữ
trình bày ở dòng dưới và được viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ
13-14
C. Dưới Quốc hiệu là dòng tiêu ngữ kèm theo, giữa ba từ tạo thành tiêu ngữ có
gạch nối ngắn. Dưới cùng trình bày một gạch ngang nét liền, độ dài bằng độ
dài của dòng tiêu ngữ.
D. Được viết theo kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 14 đến 15; tiêu ngữ
trình bày ở dòng dưới và được viết theo kiểu chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ
14-15
Câu 46. Nhận xét nào sau đây là SAI khi ghi địa danh, ngày, tháng, năm ban hành văn bản:
A. Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ
quan, tổ chức đóng trụ sở
B. Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản là ngày tháng năm văn bản được ký ban
hành hoặc được thông qua
C. Ngày, tháng, năm ghi trên văn bản đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và
số chỉ tháng nhỏ hơn 3 thì phải viết thêm số 0 ở đằng trước
D. Có thể dùng các dấu gạch ngang (-), dấu chấm (.) hoặc dấu gạch chéo (/) để
thay thế cho các từ “ngày… tháng… năm”
Câu 47. Họ tên người ký băn bản được viết theo kiểu
A. Chữ thường, đứng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14
B. Chữ hoa, đứng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14
C. Chữ thường, nghiêng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14
D. Chữ hoa, nghiêng, đậm, cỡ chữ từ 13 đến 14
Câu 48. Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ:
A. có dấu chấm phẩy và tiếp tục ghi các căn cứ kế tiếp, riêng căn cứ cuối cùng
kết thúc bằng dấu phẩy
B. có dấu chấm phẩy và tiếp tục ghi các căn cứ kế tiếp, riêng căn cứ cuối cùng
kết thúc bằng dấu chấm
C. phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng kết
thúc bằng dấu phẩy
D. phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chấm phẩy, riêng căn cứ cuối cùng kết
thúc bằng dấu chấm
Câu 49. Đối với văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, trừ văn bản của các tổ
chức sự nghiệp giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học trước họ tên của người ký:
A. Không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu
B. Chỉ ghi học hàm, học vị
C. Chỉ ghi học hàm
D. Ghi các danh hiệu cao quý
Câu 50. Khi đóng dấu văn bản ban hành, dấu phải được đóng:
A. trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên phải
B. chính giữa chữ kỹ
C. trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái
D. trùm lên khoảng 1/2 chữ ký về phía bên trái
Câu 51. Văn bản quản lý nhà nước được trình bày trên khổ giấy A4 với cách định lề trang như
sau:
A. Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25mm; Lề dưới: cách mép dưới
trang giấy từ 20 đến 25 mm; Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 30 đến 35
mm; Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 15 đến 20 mm;
B. Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 30 đến 35mm; Lề dưới: cách mép dưới
trang giấy từ 20 đến 25 mm; Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 20 đến
25 mm; Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 15 đến 20 mm;
C. Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25mm; Lề dưới: cách mép dưới
trang giấy từ 30 đến 35 mm; Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 30 đến
35 mm; Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 20 đến 25 mm;
D. Lề trên: cách mép trên trang giấy từ 20 đến 25mm; Lề dưới: cách mép dưới
trang giấy từ 20 đến 25 mm; Lề trái: cách mép bên trái trang giấy từ 15 đến
20 mm; Lề phải: cách mép bên phải trang giấy từ 30 đến 35 mm;
Câu 52. Văn bản quản lý nhà nước được viết theo phong cách ngôn ngữ hành chính - công vụ.
Phong cách ngôn ngữ này có các đặc trưng cơ bản là:
A. Tính pháp lý; Tính phổ thông, đại chúng; Tính khách quan, phi cá tính; Tính
khuôn mẫu; Tính trang trọng, lịch sự
B. Tính chính xác; Tính phổ thông, đại chúng; Tính khách quan, phi cá tính;
Tính khuôn mẫu; Tính trang trọng, lịch sự
C. Tính chính xác; Tính phổ thông, đại chúng; Tính khách quan, cá tính; Tính
khuôn mẫu; Tính trang trọng, lịch sự
D. Tính pháp lý; Tính phổ thông, đại chúng; Tính chủ quan, phi cá tính; Tính
khuôn mẫu; Tính trang trọng, lịch sự
Câu 53. Quy trình chung xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện
theo mấy bước?
A. 3
B. 4
C. 6
D. 5
Câu 54. Có mấy đặc điểm cơ bản của báo cáo?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 55. Căn cứ vào nội dung báo cáo có thể chia báo cáo thành mấy loại
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 56. Căn cứ vào tính ổn định của quá trình ban hành báo cáo có thể chia báo cáo thành
mấy loại
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 57. Căn cứ theo mức độ hoàn thành công việc có thể chia báo cáo thành mấy loại:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
Câu 58. Nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về nội dung của báo cáo:
A. Trung thực, khách quan, chính xác, khoa học, được suy luận, khái quát từ kết
quả thực tế
B. Đầy đủ, cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
C. Người viết báo cáo không được che giấu khuyết điểm hay đề cao thành tích
mà đưa vào những chi tiết, số liệu không đúng trong thực tế
D. Không được viết chung chung, tràn lan hay vụn vặt mà phải cụ thể và có
trọng tâm
Câu 59. Quy trình chung viết báo cáo được thực hiện thứ tự theo các bước nào sau đây:
A. 1) Thu thập và xử lý thông tin; 2) Xác định nội dung cần đưa vào bản báo
cáo, xây dựng đề cương; 3) Xác định mục đích, yêu cầu của bản báo cáo; 4)
Soạn thảo báo cáo; 5) Hoàn thiện và trình lãnh đạo duyệt
B. 1) Thu thập và xử lý thông tin; 2) Xác định mục đích, yêu cầu của bản báo
cáo; 3) Xác định nội dung cần đưa vào bản báo cáo, xây dựng đề cương;
4) Soạn thảo báo cáo; 5) Hoàn thiện và trình lãnh đạo duyệt
C. 1) Xác định nội dung cần đưa vào bản báo cáo, xây dựng đề cương; 2)
Xác định mục đích, yêu cầu của bản báo cáo; 3) Thu thập và xử lý thông tin;
4) Soạn thảo báo cáo; 5) Hoàn thiện và trình lãnh đạo duyệt
D. 1) Xác định mục đích, yêu cầu của bản báo cáo; 2) Xác định nội dung cần
đưa vào bản báo cáo, xây dựng đề cương; 3) Thu thập và xử lý thông tin;
4) Soạn thảo báo cáo; 5) Hoàn thiện và trình lãnh đạo duyệt

Câu 60. Quy trình viết báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết được thực hiện theo thứ tự các bước
nào sau đây:
A. 1) Ban hành hướng dẫn về chủ trương sơ kết, tổng kết; 2) Thu thập thông tin,
tư liệu để viết báo cáo; 3) Xây dựng đề cương báo cáo sơ kết, tổng kết; 4)
Viết tên và nội dung báo cáo; 5) Đóng góp ý kiến và hoàn thiện báo cáo sơ
kết, tổng kết
B. 1) Thu thập thông tin, tư liệu để viết báo cáo; 2) Ban hành hướng dẫn về chủ
trương sơ kết, tổng kết; 3) Xây dựng đề cương báo cáo sơ kết, tổng kết; 4)
Viết tên và nội dung báo cáo; 5) Đóng góp ý kiến và hoàn thiện báo cáo sơ
kết, tổng kết
C. 1) Ban hành hướng dẫn về chủ trương sơ kết, tổng kết; 2) Xây dựng đề cương
báo cáo sơ kết, tổng kết; 3) Thu thập thông tin, tư liệu để viết báo cáo; 4) Viết
tên và nội dung báo cáo; 5) Đóng góp ý kiến và hoàn thiện báo cáo sơ kết,
tổng kết
D. 1) Ban hành hướng dẫn về chủ trương sơ kết, tổng kết; 2) Thu thập thông tin,
tư liệu để viết báo cáo; 3) Xây dựng đề cương báo cáo sơ kết, tổng kết; 4)
Đóng góp ý kiến và hoàn thiện báo cáo sơ kết, tổng kết; 5) Viết tên và nội
dung báo cáo

You might also like