You are on page 1of 12

BÁO CÁO THỰC TẬP DƯỢC LIỆU

BÀI: DƯỢC LỆU CHỨA COUMARIN

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Coumarin là các hợp chất thuộc nhóm phenylpropanoid (C6-C3) với khung cơ bản
là benzo-α-pyron, với một số tính chất sau:

- Thường tồn tại dưới dạng aglycon, dễ kết tinh, không màu, có mùi thơm và đa số
dễ thăng hoa.

- Ở dạng glycosid thì có thể tan trong nước, ở dạng aglycon thì dễ tan trong dung
môi kém phân cực.

- Phát huỳnh quang dưới UV 365nm, cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào nhóm
oxy của phân tử coumarin cũng như pH của dung dịch, mạnh nhất đối với
coumarin có nhóm –OH ở C7 (nhiều coumarin có -OH ở vị trí này).

- Do có vòng lacton (ester nội) nên coumarin dễ bị mở vòng bởi kiềm tạo thành
muối tan trong nước, nếu acid hóa thì thường sẽ có sự đóng vòng trở lại.

- Sau khi mở vòng lacton bằng dung dịch kiềm, các coumarin đơn giản sẽ tạo thành
dẫn chất hydroxy cinnamic ở dạng cis (muối của acid coumarinic), có huỳnh quang
yếu trong UV 365nm. Dưới tác dụng của tia UV 365nm, chất này sẽ chuyển thành
dạng trans (muối của acid coumaric), có huỳnh quang mạnh hơn.

II. DƯỢC LIỆU THÍ NGHỆM

- Bạch chỉ: rễ củ cây bạch chỉ

- Rễ tranh: thân ngầm của cây cỏ tranh


III. Tiến hành: CỎ TRANH
1. Chiết xuất

Cho bột cỏ tranh vào erlen, thêm cồn 96%


Giã nhỏ cỏ tranh thành bột

Lọc qua bông và thu dịch lọc Đun sôi trên cách thủy 5 phút

Giải thích:

Chiết xuất cỏ tranh bằng cồn cao độ vì hoạt


chất mong muốn thu được là coumarin, mà
coumarin kém phân cực.Nếu dùng cồn thấp
độ thì tỉ lệ nước/cồn cao→môi trường dung
môi phân cực hơn→hiệu suất chiết xuất thấp
2. Định tính coumarin bằng phản ứng hóa học
2.1. Phản ứng với dung dịch FeCl3 Nhỏ vào tâm vòng tròn 1-2
giọt dung dịch FeCl3 1% sẽ
cho 1 màu xanh

Nhỏ vài giọt dịch lọc lên 1 tờ


giấy lọc thành 1 vòng tròn,
chờ khô dung môi

Giải thích: Hợp chất coumarin có nhóm –OH phenol tự do nên khi tác dụng
với FeCl3 sẽ tạo nên phức có màu xanh

2.2. Phản ứng đóng mở vòng lacton

Cho vào 2 ống Ống 1: Thêm 4ml nước cất


nghiệm 2ml dịch lọc  Dd trở nên đục

Ống 2: Thêm 0,5ml


NaOH 10%

 Dd tăng
màu vàng

Đun cách thủy

ống 2
2-3 phút

Thêm nước bằng


ống 1

Ống 2 trong hơn ống 1

Acid hóa ống 2 bằng


HCl đậm đặc 2 ống có độ
đục như nhau

*Giải thích:

- Do trong cỏ tranh có coumarin có vòng lacton (ester nội) nên coumarin dễ bị


mở vòng bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước, nếu acid hóa thì sẽ có sự
đóng vòng trở lại.

2.3. Sự tăng huỳnh quang trong môi trường kiềm dứơi tác dụng của tia UV

Nhỏ một giọt dịch chiết lên 1 tờ giấy lọc, chờ khô dung môi và lặp
lại như trên 4 lần nữa
Che nữa vết dịch chiết bằng 1 miếng kim loại rồi đem soi
đèn UV 356nm trong 1-2 phút

Lấy miếng kim loại ra ta thấy nữa không bị che phát sáng
giống như nữa bị che

Kết luận : Dưới tác dụng của tia UV hai nữa vết chiết phát sáng như
nhau nên trong cỏ tranh không có chứa Coumarin.
2.4. Thử nghiệm vi thăng hoa

Nghiền nhỏ dược liệu thô


Cho vào chén đun nhỏ, đun trân lưới amiang , thỉnh thoảng đảo đều cho bay
hơi hết hơi nước rồi đậy chén bằng 1 phiến kính trên có đặt một miếng bông
bông gòn thấm nước lạnh, tiếp tục đun khoảng 5-10 phút nữa (thỉnh thoảng
thay bông lạnh)

Lấy phiến kính ra , để nguội quan sát dưới kính hiển vi 10x sẽ thấy tinh
thể hình kim không thăng hoa

Giải thích: Vì Coumarin là những chất dễ kết tinh và dễ thăng hoa.


IV. TIẾN HÀNH: BẠCH CHỈ
1. Chiết xuất

1(g) bột bạch chỉ cho vào erlen100ml

Thêm 20ml cồn 96% rồi đun sôi cách


thuỷ trong 5’

Lọc qua bông, được dịch lọc

2. Định tính coumarin bằng phản ứng hóa học


2.1. Phản ưng với dd FeCl3

Nhỏ vài giọt dịch lọc bạch


chỉ lên 1 tờ giấy lọc thành 1 Nhỏ vào tâm vòng tròn 1-2
vòng tròn, chờ khô dung giọt dung dịch FeCl3 1% , sau
môi phản ứng cho màu xanh chuối
non

Giải thích: Trong bạch chỉ có chứa coumarin có nhóm –OH phenol tự do nên khi
tác dụng với FeCl3 sẽ tạo nên phức có màu xanh chuối non.

2.2. Phản ứng đóng mở vòng lacton

Cho vào 2 ổng nghiệm giống hệt nhau, mỗi ống 2ml dịch chiết

Ống 1:Thêm 4ml nước


Ống 2: Cho vào ống nghiệm 2ml
cất
dịch lọc
Thêm 0.5ml dd NaOH 10%

Dung dịch đục hơn (thường tăng màu hơn so nếu có coumarin)

Ống 1 Ống 2

Đun cách thủy trong 2-3 phút, thêm nước


đến thể tích bằng ống nghiệm 1

Quan sát thấy ống 2 trong hơn ống 1

Acid hóa bằng HCl đậm đặc

Cả 2 ống có độ đục như nhau


- Nhận xét và giải thích :
+ ống 1 : sau khi thêm 4ml nước cất dung dịch trở nên đục vì coumarin trong
dung dịch phần lớn tồn tại ở dạng aglycon ( dễ tan trong dung môi kém phân cực )
mà nước là dung môi phân cực => dung dịch không tan trong nước.
+ ống 2 : *Sau khi thêm dd NaOH 10%, ống nghiệm 2 tăng màu hơn so với
dịch chiết ban đầu là do coumarin khi tác dụng với NaOH tạo gốc OH ( có tác dụng
tăng màu ).Phản ứng hóa học :

*Sau khi thêm nước vừa bằng thể tích ống 1, quan sát ống 2 thấy
dung dịch trong hơn so với ống 1 do ống 2 chứa NaOH có phản ứng mở vòng ( tạo
thành muối tan) với coumarin => dung dịch trong hơn.
*Thêm dung dịch HCl đậm đặc thì 2 ống có độ đục như nhau là do
khi cho vào ống 2, HCl phản ứng hết với NaOH đồng thời tham gia phản ứng đóng
vòng trở lại nên tạo dung dịch đục ( như trường hợp của ống 1 với nước).Phản ứng
hóa học :

- Kết luận : dịch chiết của Bạch Chỉ có thể chứa coumarin.

2.3. sự tăng huỳnh quang trong môi trường kiềm dưới tác dụng của tia UV

Nhỏ một giọt dịch chiết lên 1 tờ giấy lọc, chờ


khô dung môi và lặp lại như trên 4 lần nữa
Che nữa vết dịch chiết bằng 1 miếng kim
loại rồi đem soi đèn UV 356nm trong 1-2
phút

Lấy miếng kim loại ra ta thấy nửa


không bị che phát sáng hơn nửa bị che

Kết luận : Dưới tác dụng của tia UV nửa không bị che phát sáng hơn nửa bị che
do coumarin phản ứng chuyển từ đồng phân cis sang đồng phân trans dưới tác
dụng của tia UV.

2.4. Thử nghiệm vi thăng hoa

Cho vào chén đun nhỏ 1 ít bột bạch chỉ


Đun trên lưới amiang , thỉnh thoảng đảo đều cho bay hơi hết hơi nước
rồi đậy chén bằng 1 phiến kính trên có đặt một miếng bông bông gòn
thấm nước lạnh, tiếp tục đun khoảng 5-10 phút nữa (thỉnh thoảng thay
bông lạnh)

Lấy phiến kính ra , để nguội quan sát dưới kính hiển vi 10x sẽ thấy tinh thể hình kim
không thăng hoa

Giải thích: Vì Coumarin là những chất dễ kết tinh và dễ thăng hoa.

You might also like