You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG KINH DOANH


KHOA TÀI CHÍNH CÔNG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Topic 6: Thiên đường thuế và bất bình đẳng thu nhập

Môn học : Thuế quốc tế


Giảng viên : TS. Đoàn Vũ Nguyên
Khoá : 47
Mã lớp học phần : 24D1TAX50402201
Hệ : ĐHCQ
Sinh viên - MSSV : Trương Tấn Lộc - 31211022116

TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2024.


Thiên đường thuế và bất bình đẳng thu nhập là chủ đề đáng được quan tâm hiện nay, nhất
là sau vụ rò rĩ hồ sơ “Pandora” được công bố trong năm 2021. Do đó, mọi sinh viên liên quan
đến ngành kinh tế cần phải được giáo dục để nhận rõ sự nghiêm trọng của hành động trốn thuế
và tình trạng bất bình đẳng thu nhập sẽ làm rối loạn nền kinh tế như thế nào, từ đó sinh viên có
thêm kinh nghiệm, trí thức để có những hành động thích hợp chống lại với các hành vi trốn thuế
trong doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn sẽ giúp bản thân không vướng vào vòng lao lý vì lợi
ích trước mắt. Trong chương trình học về thuế quốc tế, thiên đường thuế được xem như là một
trong cách lập kế hoạch thuế quốc tế trong các doanh nghiệp đa quốc gia và Nhà nước cần phải
đặc biệt giám sát tới kế hoạch này. Bởi lẽ, nếu để vấn đề này mất kiểm soát sẽ làm thất thoát lớn
đến nguồn thu chính của Nhà nước là thuế, dẫn theo tình trạng bất bình đẳng thu nhập kéo dài,
mất đi mục tiêu công bằng mà thuế quốc tế luôn cần đảm bảo.
Thiên đường thuế là một quốc gia cung cấp cho các doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài
những chính sách ưu đãi thuế đặc biệt, không thu thuế thu nhập hoặc có thuế suất bằng 0. Các
thiên đường thuế cũng có thể được sử dụng bất hợp pháp để giấu tiền từ cơ quan thuế ở quốc gia
nơi họ sinh ra hoặc có trụ sở kinh doanh chính tại đó. Bất bình đẳng về thu nhập đề cập đến mức
độ phân bổ thu nhập không đồng đều trên toàn bộ dân số. Sự phân phối càng ít bình đẳng thì sự
bất bình đẳng về thu nhập càng lớn. Thiên đường thuế là một trong những nguyên nhân dẫn đến
bất bình đẳng thu nhập. Những nhà tài phiệt, những công ty đa quốc gia là những chủ thể đáng lẽ
phải nộp thuế thu nhập cao lại khai thác bất hợp pháp các thiên đường thuế để giấu tiền hay trốn
thuế nhằm tối đa hoá lợi nhuận từ đó họ giàu lại càng giàu hơn. Trong khi đó, những người dân
thường phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật, do đó khoản thuế phải nộp
luôn cao hơn so với những chủ thể lợi dụng được thiên đường thuế.
Theo một bài báo có tên” The Netherlands: a tax haven. The undisputed European
champion in facilitating corporate tax avoidance” được đăng trên trang web của của tổ chức
Oxfam đã chỉ ra Hà Lan là quốc gia tạo nhiều điều kiện nhất cho việc tránh thuế doanh nghiệp
trong khu vực châu Âu. Với chính sách thuế của mình, Hà Lan duy trì tình trạng nghèo đói và
bất bình đẳng cực độ trên thế giới. Một quốc gia trong đó 62 người giàu nhất hiện nay sở hữu
tương đương một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu. Một phần nhờ các quy định của Hà Lan mà
các công ty đa quốc gia có thể tránh được ít nhất 100 tỷ USD tiền thuế ở các nước đang phát
triển mỗi năm. Đây là số tiền mà các nước nghèo cần để chống đói nghèo và phát triển. Lấy
trường hợp Malawi, một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, quốc gia này đã thiệt hại
khoảng 27,5 triệu USD trong những năm gần đây do công trình xây dựng trốn thuế của Hà Lan.
Đất nước có thể dùng số tiền này để trả lương cho 10.000 y tá trong cả năm. Tình trạng trốn thuế
nhờ vào các thiên đường thuế và bất bình đẳng thuế trên thế giới nói chung và ở Hà Lan nói
riêng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu và nhiều hệ luỵ. Đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp cạnh
tranh nhau để có được mức thuế suất thấp hay còn được gọi là “cuộc đua xuống đáy” sẽ làm xói
mòn cơ sở tính thuế, thất thoát nguồn thu ngân sách của nhà nước, gây mất ổn định tài chính và
do hành động lách luật kiểm soát tài chính dẫn đến khủng hoảng tài chính. Khi các cá nhân giàu
có hoặc các tập đoàn đa quốc gia họ có thể trốn tránh việc nộp thuế tại các quốc gia nơi họ kinh
doanh, họ gián tiếp lấy đi các nguồn lực cần thiết của chính phủ để cung cấp các dịch vụ công
cộng và đầu tư vào các cơ sở hạ tầng cấp thiết như trường học, bệnh viện và đường sá, cũng như
để giải quyết tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Những điều kể trên là những ảnh hưởng đến
xã hội từ việc trốn thuế ở các thiên đường thuế. Còn đối với các chủ thể kinh tế nhất là những
người lao động, họ sẽ phải nộp thuế cao hơn và thất nghiệp nhiều hơn nếu nền kinh tế bị khủng
hoảng.
Câu hỏi đặt ra với những người làm chính sách và quản lý thuế là làm sao để đưa ra và thi
hành những chính sách hợp lý, hữu hiệu và hiệu quả để minh bạch hoá thuế? Thiên đường thuế
là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, vì vậy giải quyết tốt vấn đề này
sẽ bớt đi phần nào sự bất bình đẳng. Những người làm chính sách thuế có thể áp dụng những
hướng dẫn của OECD về minh bạch hoá thuế trong việc cải thiện chính sách quản lý thuế của
mình, gia tăng hình phạt với những hành động cố ý làm sai quy định hoặc cố ý che giấu thông tin
liên quan đến thuế. Các nhà quản lý thuế cần thực thi nghiêm túc chính sách và phải thực sự
minh bạch để chính sách trở nên hiệu quả hơn và đạt được lòng tin ở người dân. Nhà quản lý
thuế và người làm chính sách thuế có thể hỗ trợ lẫn nhau. Các nhà quản lý thuế cần phân tích
những tác động thực tế của các chính sách thuế và thực tế tình hình nộp thuế của các doanh
nghiệp để những người làm chính sách có thể hoàn thiện chính sách. Ngoài ra, họ cũng phải phối
hợp với nhau để phát triển hệ thống thuế minh bạch và công bằng trên các nền tảng kỹ thuật số
và cập nhật thường xuyên về các dữ liệu liên quan đến tình trạng đóng thuế của các doanh
nghiệp từ đó nhận ra kịp thời những điểm bất thường cũng như lỗ hổng trong chính sách thuế
hiện tại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.oxfam.org/en/inequality-and-poverty-hidden-costs-tax-dodging
https://www.oxfam.org/fr/node/8172

You might also like