You are on page 1of 30

HEN (SUYỄN)

Ths.Ds. Trương Như Kiều Phượng


ĐỊNH NGHĨA

 Hen (suyễn) là bệnh lý đa dạng, có đặc điểm là viêm


mạn tính đường thở.
 Hen được đinh nghĩa bởi sự hiện diện của bệnh sử của
các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng
ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo cường độ
và thời gian cùng với sự giới hạn luồng khí thở ra thay
đổi.
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

 Cơ địa:
có tính chất gợi ý, không đặc hiệu
 Ở trẻ nam > nữ, ở trẻ lớn, người lớn nữ > nam.
 Bệnh sử viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng.
 Gia đình (thế hệ F1 có người bị hen).
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

 Các yếu tố ảnh hưởng:


Khám lâm sàng

Tiền sử
 Có cơn hen
 Đã chẩn đoán hen
 Hoặc khó thở khi dùng Salbutamol
 Tiền căn bản thân hoặc gia đình: hen suyễn, dị
ứng, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng

Bệnh sử
 Ho, khò khè, khó thở, nặng ngực, thường xảy ra
nặng hơn vào ban đem hay sáng sớm.
Khám lâm sàng

Khám
Hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới:
 Thở nhanh, co lõm ngực, phập phồng cánh mũi,
hõm trên ức.
 Phổi ran ngáy, rít
 Phế âm giảm, thông khí kém

Loại trừ các nguyễn nhân gây khò khè khác:


 Dị vật đường thở, trào ngược dạ dày thực quản,
bất thường đường thở bẩm sinh, chảy mũi sau,..
CẬN LÂM SÀNG

• Trong cơn hen cấp cho thấy hình


Xquang ngực ảnh ứ khí. Cần thiết khi có nghi ngờ
chẩn đoán hen

• Khó thực hiện ở trẻ nhỏ dưới 6 tuổi,


cho thấy hội chứng tắc nghẽn
Đo hô hấp ký đường dẫn khí có đáp ứng với test
giãn phế quản.

Dao động • Tăng kháng lực đường dẫn khí có


đáp ứng với test giãn phế quản (trẻ
xung ký (IOS) 2-6 tuổi).

Khí máu động • Đánh giá tình trạng ứ CO2 trong cơn
mạch nặng.
CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán bệnh hen

Phân độ cơn hen

Chẩn đoán phân biệt


Chẩn đoán bệnh hen

 Ho
 Khò khè
 Khó thở
 Nặng ngực
 Triệu chứng thường xảy ra và nặng hơn vào ban đêm
hay sáng sớm, tái đi tái lại, xuất hiện thành từng đợt khi
tiếp xúc với dị nguyên, hoặc khi thay đổi mùa, hay gắng
sức.
 Tiền căn bản thân, gia đình,: suyễn, dị ứng, viêm da dị
ứng, viêm mũi dị ứng,…
 Đo chức năng hô hấp tắc nghẽn đường dẫn khí, đáp
ứng thuốc giãn phế quản.
Phân độ cơn hen
Bảng 1: Mức độ nặng của cơn hen cấp
Nhẹ Trung bình Nặng Doạ ngưng thở
Tri giác Tỉnh Thường kích thước Kích thước Vật vã, hôn mê
Nói Nói trọn câu Nói cụm từ Nói từng từ Không nói được
Khi nói. Trẻ nhỏ:
Khi nghỉ ngơi. Trẻ
Khó thở Khi đi lại Khóc yếu hơn, ngắn
nỏi: Bỏ ăn
hơn, khó ăn
Ngồi cúi người ra
Tư thế Có thể nằm Thường ngồi
trước
Nhịp thở Tăng Tăng Thường > 30l phút
Co kéo cơ Thường có rút lõm Rút lõm ngực, co kéo Di chuyển ngực bụng
Thường không cơ hô hấp phụ
hô hấp phú ngực nghịch thường
Vừa, thường chỉ
Khò khè Lớn Thường lớn Mất
thì thở ra
Mạch < 100 L/phút 100 – 120 l/phút > 120 l/phút Nhịp chậm
Không Thường có (20 – Không (do mệt cơ hô
Mạch nghịch Có thể có (10 - 25)
(< 10mmHg) 40) hấp)
PEF sau liều < 60% hoặc đáp
80% 60 – 80%
đầu DPQ ứng kéo dài > 2g
PaO2/ khí < 60 mmHg ± tím
Bình thường > 60 mmHg
trời tái
PaCO2 < 45 < 45 > 45
SpO2/khí trời 95% 91 – 95% < 90%
Chỉ cần vài thông số
Phân độ cơn hen

Bảng 2: Đánh giá mức độ cơn hen cấp ở trẻ ≤ 5 tuổi

Nhẹ Nặng
Rối loạn tri giác Không Kích thích, lơ mơ, lú lẫn
SpO2 ≥ 92% < 92%
Nói Từng câu Từng câu

> 200 lần/phút (0 – 3 tuổi)


Mạch < 100 lần/phút
> 180 lần/phút (4 – 5 tuổi)

Tím trung ương Không Có thể có


Mức độ khò khè Thay đổi Có thể im lặng
Phân độ cơn hen

Có tác giả dùng Pulmonary index score (PSI) để đánh giá mức độ nặng
của cơn hen cấp

Hít vào/thở Sử dụng cơ


Điểm Nhịp thở (1) Khò khè (2) SpO2
ra hô hấp phụ
0 ≤ 30 Không 2:1 Không 99 – 100
1 31 – 45 Cuối kỳ thở ra 1:1 + 96 – 98
2 46 – 60 Cả thì thở ra 1:2 ++ 93 – 95
Hít vào và thở
3 > 60 1:3 +++ < 93
ra
(1)Nhịpthở ở BN > 6 tuổi: < 20 = 0đ, 21 – 35 = 1đ, 36 – 50 = 2đ, > 50 = 3đ.
Tổng số điểm là 0 – 15. Thông thường:
+ < 7đ: cơn nhẹ;
+ 7 – 11đ: cơn vừa;
+ ≥ 12đ: Cơn nặng.
Tuy nhiên PIS có thể không phản ánh chính xác mức độ nặng của bệnh ở trẻ lớn.
(2)Nếu không khò khè do không khí không vào đường dẫn khí được -> tính 3đ
Chẩn đoán phân biệt

 Tắc nghẽ đường hô hấp trên.


 Viêm tiểu phế quản
o Khò khè cấp (≤ 3 ngày).
o Nhiễm siêu vi (sốt nhẹ, ho, sổ mũi)
o Suy hô hấp +/-
o Tuổi ≤ 24 tháng.
o Lần đầu tiên bị bệnh
o Thường có yếu tố dịch tể
 Viêm phế quản phổi có hội chứng tắc nghẽn
 Dị vật phế quản bỏ quên.
 Lao nội mạc phế quản, hay hạch lao chèn ép
phế quản.
 Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
ĐIỀU TRỊ

Điều trị cơn hen nhẹ và trung


bình

Điều trị cơn hen nặng

Cơn hen dọa ngưng thở


Điều trị cơn hen nhẹ và trung bình

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen

Điều trị ban đầu

Điều trị tiếp theo sau 1 giờ đầu


Điều trị cơn hen nhẹ và trung bình

Đánh giá mức độ nặng của cơn hen

• Lâm sàng cơn hen nhẹ hay trung bình


• Dấu hiệu sinh tồn:
• mạch
• nhịp thở
• nhiệt độ
• SpO2
• Câng nặng
Điều trị cơn hen nhẹ và trung bình

 Điều trị ban đầu


 Thở oxy -> SpO2 ≥ 95%
 Khí dung β2 tác dụng nhanh (SABA): Salbutamol
0,15mg/kg/lần, lặp lại tối đa 3 lần (tối thiểu
2,5mg/lần, tối đa 5mg/lần), hoặc MDI với buồng đệm
kèm mặt nạ (trẻ < 6 tuổi) 4 – 8 nhát, lặp lại tối đa 3
lần nếu cần, hoặc khí dung liên tục 0,5mg/kg/giờ
 Bệnh nhân đang thở oxy nên phun khí dung với oxy,
không dùng khí nén.
Ipratropium Bromide phun khí dung phối hợp
Salbutamol trong cơn trung bình hoặc nặng (IA)
 Liều 250mcg/< 20kg; 500mcg/kg/> 20kg
 Cân nhắc khí dung Magnesium Sulfate (150mg) ở
trẻ > 2 tuổi.
Điều trị cơn hen nhẹ và trung bình

 Điều trị tiếp theo sau 1 giờ đầu


 Đáp ứng tốt hết khò khè hết khó thở, SpO2 ≥ 95%/khí trời
o Cần oxy
o Tiếp tục khí dung hoặc MID Salbutamol mỗi 4 - 6 giờ trong 1 – 2 ngày
o Xem xét điều trị ngoại trú nếu diễn biến tốt.
 Đáp ứng không hoàn toàn hoặc không đáp ứng:  nhập viện
o Cung cấp oxy để đảm bảo duy trì SpO2 > 95%
o Prednisolon uống sớm nếu không đáp ứng sau liều khí dung Salbutamol
đầu tiên. Liều 1 – 2 mg/kg, tối đa 20mg/ngày/trẻ < 2 tuổi; 30mg/ngày/trẻ 2 –
5 tuổi. Prednisolon uống có hiệu quả tương đương Methylpred TM (A). Nếu
trẻ không uống được -> dùng Hydrocortisos hoặc Methylprednisolone. Cân
nhắc dùng Budesonite khí dung nếu có chống chỉ định dùng Corticoid toàn
thân.
o Nếu cơn suyễn vừa đã dùng β2, Ipratropium, Corticoid toàn thân mà tình
trạng chưa cải thiện -> dùng Magnesulfate (IIA). Liều 25-75 mg/kg(TB
50mg/kg), tối đa 2g. (dung dịch MgSO4 pha loãng thành dung dịch nồng độ
5%).
o Khí dung Salbutamol mỗi 1-4 giờ tùy tình trạng bệnh.
o Cân nhắc sử dụng Salbutamol truyền tĩnh mạch hoặc Theophylin.
o Kháng sinh không chỉ định thường quy trừ khi có bằng chứng nhiễm trùng.
Điều trị cơn hen nặng

Yếu tố nguy cơ cơn hen nặng

Nhập cấp cứu vì hen trong năm trước


Từng cần đặt nội khí quản thở máy vì hen
Đang dùng hoặc mới dùng Corticoid uống
Không dùng Corticoid dạng hít
Dùng hơn 1 lọ cắt cơn/tháng
Không tuân thủ điều trị

Tiền sử bệnh tâm thần hoặc có vấn đề tâm lý xã hội


Phòng thấp thứ phát

 Thuốc phòng
 Benzathin Penicillin G tiêm bắp mỗi 4 tuần
 Trẻ > 27 kg: 1.200.000 đv, trẻ ≤ 27 kg: 600.000 đv
 Trẻ có cân nặng > 40kg hoặc tổn thương nhiều van, thấp tái
phát nhiều lần cần được tiêm phòng mỗi 3 tuần.

 Các thuốc uống mỗi ngày


 Penicillin V: 120mg (200.000đv) x 2 lần/ngày đối với trẻ ≤ 27kg.
250mg (400.000đv) x 2 lần/ngày đối với trẻ > 27kg.
 Hoặc Sulfadiazin: 0,5g uống 1 lần đối với trẻ ≤ 27kg
1g uống 1 lần đối với trẻ > 27kg
 Nếu dị ứng với Penicillin thì thay bằng Erythromycin 250mg x 2
lần/ngày.
Điều trị cơn hen nặng

Điều trị
ban đầu

Điều trị
tiếp theo
Điều trị cơn hen nặng

 Điều trị ban đầu


 Cung cấp oxy, duy trì SaO2 92-96% tốt nhất qua
mask để tránh gián đoạn thở oxy khi phun khí dung.
 Khí dung Salbutamol + Ipratropium 3 lần liên tiếp
mỗi 20 phút qua oxy 6-8 lần/phút, sau đó mỗi 4-6 giờ.
 Khí dung Salbutamol mỗi 20 phút cho đến khi cắt
cơn.
 Hydrocortisone 5mg/kg/4-6 giờ hoặc
Methylprednisolon 1mg/kg/6 giờ trong 24 giờ đầu,
sau đó mỗi 12 giờ.
Điều trị cơn hen nặng

Điều trị tiếp theo


 Đáp ứng tốt
o Tiếp tục khí dung hoặc MDI β2 giao cảm mỗi 4-6 giờ
o Prednisolon uống 5-7 ngày
o Điều trị phòng ngừa
 Đáp ứng không tốt
o Tiếp tục khí dung Salbutamol mỗi 1-4 giờ kèm Ipratropium mỗi
4-6 giờ cho đến khi cắt cơn.
o Tiếp tục Hydrocortisone 5mg/kg//mỗi 6 giờ
o Cân nhắc truyền tĩnh mạch
 Magne sulfat 5% liều 50mg/kg trong 20 phút, sau đó duy trì
30mg/kg/giờ.
 Salbutamol liều tấn công 5 µg/kg/phút trong 1 giờ, sau đó
suy trì 1 µg/kg/phút
 Terbutalin liều tấn công 5 µg/kg/phút trong 1 giờ, sau đó duy
trì 1 µg/kg/phút
Cơn hen dọa ngưng thở

Điều trị
ban đầu

Điều trị
tiếp theo
Cơn hen dọa ngưng thở

 Điều trị ban đầu


 Oxy giữ SpO2 92-96%
 Terbutaline 0,01 mg/kg TDD mỗi 30 phút, tối đa 0,3
mg/ lần cho đến khi cắt cơn, tối đa 3 lần.
 Adrenaline 0,01 mg/kg TDD mỗi 30 phút tối đa 0,3
mg/ lần khi không có Terbutaline
 Khí dung β2 giao cảm và Ipratropium như điều trị
cơn hen suyễn nặng.
 Hydrocortisone 5mg/kg/4-6 giờ hoặc
Methyprednisolon 1mg/kg TM mỗi 6 giờ.
Cơn hen dọa ngưng thở

 Điều trị tiếp theo


 Đáp ứng tốt:
o Khí dung β2 giao cảm và Ipratropium mỗi 4-6 giờ.
o Prednisolone uống
 Đáp ứng kém hay không đáp ứng:
o Khí dung β2 giao cảm và Ipratropium như điều trị cơn hen suyễn nặng
o Hydrocortison 5mg/kg/4-6 giờ
o β2 giao cảm truyền tĩnh mạch
o Magne sulfat truyền tĩnh mạch
o Cân nhắc truyền tĩnh mạch Aminophyllin liều tấn công 5mg/kg/TTM
trong 20 phút (nếu có dung Theophyllin trước đó dùng liều 3mg/kg);
duy trì 1 mg/kg/giờ. Dùng khác đường truyền Salbutamol. Theo dõi
nồng độ Theophyllin trong máu nếu được.
o Truyền dịch theo nhu cầu cơ bản tránh khô tắc đàm, chú ý coi chừng
hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp.
o Kháng sinh nếu có bội nhiễm.
o Đặt nội khí quản thở máy nếu tình trạng nặng, không cải hiện.
Điều trị phòng ngừa và quản lý bệnh nhân hen

 Mục tiêu
 Kiểm soát tốt triệu chứng, giúp trẻ có thể học tập sinh
hoạt bình thường.
 Hạn chế tối thiểu sử dụng thuốc cắt cơn.
 Hạn chế tối thiểu để không còn phải nhập cấp cứu vì
cơn kịch phát.
 Cải thiện tốt chức năng hô hấp, duy trì chức năng
phổi càng gần bình thường càng tốt.
 Giảm thiểu tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Điều trị phòng ngừa và quản lý bệnh nhân hen

 Nguyên tắc
o Đánh giá tình trạng bệnh, mức độ kiểm soát.
o Đánh giá các yếu tố nguy cơ.
o Chọn lựa điều trị thích hợp, có hiệu quả và ít tác
dụng phụ nhất.
o Theo dõi và tái đánh giá/ 3 tháng  điều chỉnh thuốc
phù hợp
o Đánh giá sự tuân thủ và kĩ thuật sử dụng thuốc của
trẻ thường xuyên, đặc biệt tróc khi nâng bậc điều trị.
Điều trị phòng ngừa và quản lý bệnh nhân hen

 Thang điểm API(Asthma predictive index)


 Tiêu chuẩn chính:
o Cha mẹ hen
o Viêm da dị ứng
o Dị ứng dị nguyên hô hấp
 Tiêu chuẩn phụ:
o Viêm mũi dị ứng
o Dị ứng thức ăn
o Khò khè không liên quan cảm lạnh
o Eos > 4%

có một tiêu chuẩn chính và hai tiêu chuẩn


phụ hoặc có hai tiêu chuẩn chính: nguy
cơ hen từ 6-14 tuổi tăng 4-10 lần.
API
95% không suyễn.
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý LẮNG NGHE!

You might also like