You are on page 1of 24

TRIẾ T HỌ C TÂY Â U

THỜ I TRUNG CỔ
NHÓM 2:
NGUYỄN THỊ LÊ
NGUYỄN THỊ LIÊN
TRỊNH THỊ LÂM
NGUYỄN KHÁNH LINH
NỘ I DUNG

I. Khá i quá t triết họ c Tây  u Trung Cổ

II. Đặ c điểm triết họ c Tây  u Trung Cổ

III. Cá c triết gia tiêu biểu

IV. Nhậ n xét chung


I. Đặ c điểm triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

 Triết học Tây Âu trung cổ ra đời, phát triển hợp quy luật, thể hiện xu
hướng vận động không đảo ngược của lịch sử nhân loại
 Thành quả của kinh tế văn hoá, khoa học của Tây Âu thời trung cổ
 Trung tâm của triết học thời kỳ này là vấn đề đức tin và lý tính, là cuộc
đấu tranh của chủ nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực.
 Sự tồn tại và phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ trung cổ không phải
là sự đứt đoạn, mà nó chỉ là bước lùi hợp quy luật của sự phát triển,
đúng quy luật
I. Khá i quá t triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

 1. Điều kiện lịch sử chính trị


Thế kỷ III – IV, ở các nước Tây Âu đời sống xã hội diễn ra những biến đổi
sâu sắc

Chiếm hữu nô lệ Phong kiến

Mở đầu bằng sự tan rã của đế chế La Mã vào năm 476 và sự ra đời của hàng
loạt các quốc gia mới như Anh, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đức,...
I. Khá i quá t triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

 1. Điều kiện lịch sử chính trị


Trong lòng xã hội Tây Âu còn diễn ra
nhiều cuộc chiến tranh lớn kéo dài
hàng trăm năm và cộng với đó là
những cuộc nội chiến nhỏ giữa các
lãnh chúa với nhau đã làm cho thế lực
của lãnh chúa yếu đi. Chế độ phong
kiến phân quyền trở thành chướng ngại
cho sự phát triển
Thành thị ngày càng củng cố về địa vị
kinh tế, chính trị. Tất yếu, họ hướng
tới việc xóa bỏ chế độ phong kiến
phân quyền để hình thành thị trường
dân tộc thống nhất để dễ hoạt động
I. Khá i quá t triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

 2. Điều kiện văn hóa - xã hội


Đế chế La Mã sụp đổ, chế độ chiếm hữu nô lệ khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp
hoàn toàn, nền văn hóa huy hoàng thời cổ đại cũng vì thế mà dần lụi tàn.
Tất cả các lĩnh vực trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội như triết học, pháp luật,
chính trị, giáo dục, văn học nghệ thuật, điêu khắc, hội họa, âm nhạc,...đều chịu sự chi
phối của giáo hội và mang nặng tính chất thần học.
II. Đặ c điểm triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

Triết học Trung Cổ tách rời cuộc sống hiện thực và xoay quanh các nhà thờ, tu
viện và tin tưởng rằng chân lý được mặc khải trong Kinh thánh.

Triết học bị chi phối bởi thần học và tôn giáo:


• Chứng minh cho những tín điều Cơ đốc
giáo
• Chứng minh sự tồn tại của Thượng đế phù
hợp với nội dung Kinh Thánh
• Cả xã hội đặt dưới sự chi phối và bị ngự trị
bởi tư tưởng duy tâm, tôn giáo và thần học.
• Mọi tri thức của nhân loại đều có thể rút ra
từ Kinh Thánh
II. Đặ c điểm triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

Triết học Trung Cổ tách rời cuộc sống hiện thực và xoay quanh các nhà thờ, tu
viện và tin tưởng rằng chân lý được mặc khải trong Kinh thánh.

Trong sự tồn tại của con người, đức tin quan trong hơn lý tính
II. Đặ c điểm triết họ c Tây  u thờ i Trung Cổ

Triết học Trung Cổ tách rời cuộc sống hiện thực và xoay quanh các nhà thờ, tu
viện và tin tưởng rằng chân lý được mặc khải trong Kinh thánh.

Tồn tại hai trường phái đối lập Duy thực và Duy danh

DUY THỰC VS. DUY DANH


giải quyết những vấn đề có tính thể hiện trong một số trào lưu theo tinh
chất thần học thần dị giáo, đôi khi chuyển thành sự
phản kháng trực tiếp chống lại giáo hội
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

1. Augustine (Ô guýt xtanh) - Aurelius Augustinus – Nhà triết


học duy tâm
Được gọi là tiến sĩ Ân sủng - Đại bàng của các nhà thông thái
 Năm sinh 13 tháng 11, 354 – Năm mất: ngày 28 tháng 8, 430
 Nơi sinh: Tagaste (nay là Souk Ahras, Algérie)
 Tác phẩm tiêu biểu
• Tự thuật (Confessions, 400) “Điều thiện ở nơi tôi là tác phẩm của
ngài, điều ác chỉ xuất phát nơi tôi mà thôi”.
• City of God (Thành đô của Thượng Đế, 412), “Cuộc sống trần
gian là nhà tập của cuộc sống đời đời”
• On the Trinity (Bàn về Chúa Ba Ngôi), “Tin để hiểu”
• On the Work of Monks (Về công việc của tu sĩ) được dùng rộng
rãi trong các tu viện. 
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

1. Augustine (Ô guýt xtanh) - Aurelius Augustinus


 Bản thể luận: 
• Là nhà triết học duy tâm
• Thế giới được tạo dựng bởi Thiên Chúa từ hư vô, Thiên Chúa là thực tại tối
cao, tạo ra thế giới khả giác. Thiên Chúa là nguồn chân lý cao nhất tất yếu
và vĩnh cửu, nhưng Thiên Chúa không đồng nhất với thế giới mà siêu việt,
vượt ra ngoài thế giới.
• Con người là kẻ bộ hành tạm thời, có khả năng nhận thức được Thiên Chúa,
thực tại vĩnh cửu.
 Nhận thức luận:
• Mang tính tôn giá rõ rệt và gắn liền với thần học
• Tiêu chuẩn của chân lý là sự tự ý thức
• Chỉ có Thiên Chúa là nguồn bình an đích thực và là chân lý vĩnh cửu.
• Hành trình truy tìm chân lý vĩnh hằng là sự lần mò, trong đó có nhiều ký
hiệu để hướng dẫn về với Thiên Chúa
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

1. Augustine (Ô guýt xtanh) - Aurelius Augustinus


 Quan niệm về xã hội: 
• Bảo vệ sự bất bình đẳng xã hội và cho rằng, Thượng đế ban
thưởng cho người này được sướng và bắt người kia phải khổ.
Người nghèo chỉ nên yêu cái không lấy được, không nên yêu của
cải, chỉ nên yêu Thượng đế. 
• Phân chia vương quốc trần gian và vương quốc của Chúa, cho
rằng cuộc sống những năm tháng ở trần gian là tạm bợ, là quỷ sứ,
còn “thiên đàng” mới là hạnh phúc.
• Phân biệt sự khác nhau giữa thực thể thể chất và thực thể tinh thần
của con người.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

2. Eriugena (810-877) - Theo trường phái duy thực triệt để


 Năm sinh: 810 – Năm mất: 877
 Là một nhà thần học Ailen, nhà triết học, nhà thơ
 Tác phẩm tiêu biểu: The Division of Nature , được gọi là
thành tựu cuối cùng của triết học cổ đại, một tác phẩm "tổng
hợp những thành tựu triết học của mười lăm thế kỷ."
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

2. Eriugena (810-877) - Theo trường phái duy thực triệt để


 Bản thể luận:
 Theo trường phái duy thực triệt để, cho rằng, lòng tin tôn giáo
và lý trí có thể dung hợp. Kết luận, “cái chung” có thật, có trước
“cái riêng” và là cơ sở của cái riêng.
 Eriugena hiểu Thiên nhiên (Tự nhiên) là "tất cả những gì tồn tại".

• Thiên nhiên sáng tạo và không phải được sáng tạo: đó là Thiên Chúa
• Thiên nhiên được sáng tạo và sáng tạo: đó là các ý tưởng của Thiên Chúa
• Thiên nhiên được sáng tạo và không sáng tạo: là thế giới sự vật thuộc
kinh nghiệm của chúng ta
• Thiên nhiên không được sáng tạo và cũng không sáng tạo: là mục tiêu
hay cái đích của trật tự được sáng tạo
• Bản thân quá trình thế giới là sự giáng thế liên tục của Thượng đế
• Coi Triết học chân chính và tôn giáo chân chính là một
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

2. Eriugena (810-877) - Theo trường phái duy thực triệt để


 Nhận thức luận:
• Kế thừa học thuyết ý niệm của Plato
• Trí khôn không chỉ đơn thuần xử lý các khái niệm khi nó "phân chia" và "phân
tích", nó còn mô tả cách thức tồn tại và hoạt động hiện thực của các sự vật.
 Quan niệm xã hội:
• Một mặt kế thừa quan điểm Kytô giáo về sự xung đột thiện ác
• Mặt khác phủ nhận sự hiện diện thực tế của cái ác, xem nó chỉ như “không là gì cả”,
như sự tự phủ định của mình.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Thomas d'Aquin (Tô-mát Đa-canh)


 Năm sinh: 1225 – Năm mất: 1274
 Được mệnh danh là Tiến sĩ Thiên thần
 Sinh ra tại Roccasecca, Phần tên "Aquinas" của tên
ông là từ tên của vùng đất Aquino, vốn thuộc về gia
đình ông cho đến năm 1137.
 Tác phẩm tiêu biểu:
Chú giải về Aristote, Tranh luận, Đề nhiệm ý, Tổng luận
thần học chống lương dân, Tổng luận Thần học,...
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Thomas d'Aquin (Tô-mát Đa-canh)


 Tư tưởng:
 Bản thể luận:
• Cho rằng Thiên Chúa là khách thể cuối cùng của triết học
và thần học, là nguồn gốc nền tảng của mọi chân lý.
“ Chân lý của Chúa là thước đo của mọi chân lý. Mọi chân
lý của lý tính cần được đo bằng chân lý của Chúa
• Không có sự mâu thuẫn nào giữa thần học và triết học, giữa
đức tin và lý tính
• Nguồn gốc đầu tiên của vận độngː Mọi chuyển động cần
phải có động lực ban đầu nhưng cái đóng vai trò động lực,
lực đẩy thì không nhất thiết phải ở trong chuyển động. Vì
vậy, phải có một hữu thể là động lực của mọi vận động
nhưng hữu thể đó không ở trong vận động.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Thomas d'Aquin (Tô-mát Đa-canh)


 Bản thể luận:
• Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy thực ôn hòa để giải quyết cái chung, cái chung
tồn tại trên 3 mặt:
 Là mẫu mực lý tưởng
 Là bản chất hiện hữu
 Là sự trừu tượng hóa các sự vật cụ thể.
 Nhận thức luận:
• Mọi nhận thức đều đến từ cảm giác
• Nhận thức đều diễn ra trong chủ thể nhờ tiếp thu sự tác động từ hình ảnh của khách
thể, nhưng đó là sự tiếp nhận có chọn lọc.

 Hình dạng cảm tínhː Đây là hình dạng có trật tự ở bậc thấp. Nó chỉ bao
bao quát sự vật với những tính chất ngẫu nhiên, bề ngoài như hình dáng,
màu sắc, mùi vị, nhưng nhờ nó mà cái cảm giác trở nên cái cảm thụ tích
cực.
 Hình dạng lý tínhː Đây là hình dạng có trật tự ở bậc cao. Thông qua hình
dạng lý tính, con người tiếp nhận được những cái chung, cái giống với
đối tượng, cái mà trong đó chứa đựng nhiều thực thể riêng biệt để xâm
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Thomas d'Aquin (Tô-mát Đa-canh)


 Quan niệm về xã hội:
• Đẳng cấp của mỗi người là do trời sắp đặt
• Tán dương sự thống trị của nhà thờ với nhân dân, cuộc sống
dưới trần gian chỉ là sự chờ đợi và chuẩn bị cho cuộc sống
tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia
• Ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp xã hội.
Cho rằng, Nhà nước của vua chúa là do Thượng đế sáng tạo
ra.
• Chính quyền quản lý thân thể, Giáo hội quản lý phần
hồn. Cao hơn thân thể là phần hồn, cao hơn quyền
lực Nhà nước là Giáo hội - Đại diện thiêng liêng của
Thượng đế tại trần thế.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Duns Scotus (Đơn Xcốt)

 Ngày/nơi sinh: 1266, Duns, Vương Quốc Anh


 Ngày mất: 8 tháng 11, 1308, Köln, Đức
 Đơn Xcốt là một nhà triết học duy danh và thần học xuất sắc
Tây Âu thời Trung cổ
 Có ảnh hưởng đáng kể cả đối với tư tưởng Công giáo lẫn thế
tục.
 Cuộc đời: Sau khi khi thụ phong chức linh mục của
Northampton của nước Anh, ông đi vào nghiên cứu và giảng
dạy ở Oxford, Paris và có lẽ là cả ở Cambridge nữa. Cuối
đời, ông đến Cologne, một thành phố của Đức để sinh sống.
Ông mất ở đó, được chôn cất trong giáo đường Minorite.
 Đã phát triển một lập luận rất phức tạp về sự tồn tại của
chúa, và biện luận ủng hộ giáo lý về thụ thai tinh khiết của
Maria.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Duns Scotus (Đơn Xcốt)


 Tư tưởng:
 Bản thể luận: vừa duy vật vừa duy tâm
• Đối tượng nghiên cứu của Thần học nghiên cứu thượng
đế, đối tượng của triết học là tồn tại hiện thực khách quan
• Ông giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
theo lập trường duy danh với nét riêng của mình
 Nhận thức luận:
• Trong lý luận nhận thức, Đơn Xcốt nhấn mạnh vai trò của
tinh thần (linh hồn) của lý trí và ý chí.
• Ông cho rằng cái thống trị mọi dạng hoạt động của con
người là ý chí chứ không phải lý trí.
III. Mộ t số triết gia tiêu biểu

3. Duns Scotus (Đơn Xcốt)


 Quan niệm xã hội:
• Toàn bộ thần học của ông đều quy hướng về đức ái, tạo tiền đề cho sự tự do trong bản thân con
người và trong xã hội
• Đưa thiên chúa, đức tin vào mọi hoạt động của đời sống
• Thừa nhận một vài điều có trong triết học của Arixtốt và Augustine, nhưng cho rằng họ đã không
đem đến một sự chắc chắn về tri thức của con người. Để giải quyết điều đó, ông đã chia sự chắc
chắn thành 4 cấp độ khác nhau:
(1) Thứ nhất là những sự vật khả tri và những mệnh đề tiên thiên.
(2) Thứ hai là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri thông qua kinh nghiệm.
(3) Thứ ba là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri liên quan đến hành động
(4) Thứ tư là những mệnh đề bao gồm những sự vật khả tri thông qua giác quan
• Các phổ biến niệm theo suy nghĩ của ông là những thứ trừu tượng, nhưng có những bản tính
chung. Những bản tính chung là có thực và có quy luật riêng. Cá thể tính được sinh ra do thực tại
tích cực gia tăng, khiến bản tính chung thuộc quyền sở hữu của một cá thể. Đó là cái mà Đơn
Xcốt gọi là "sự khác biệt cá thể" hay "cái này".
IV. Nhậ n xét chung về triết họ c Tây  u thờ i
trung cổ
 Giá trị:
+ Phát triển một số tư tưởng mới từ Triết học cổ đại
+ Xuất hiện các cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật
trong triết học
+ Bàn tới và đề cao vấn đề niềm tin
+ Truyền bá giá trị nhân loại chung
 Hạn chế:
+ Mang tính sách vở giáo điều: mang chủ nghĩa kinh viện thấm nhuần tinh thần duy tâm chủ
nghĩa
+ Phục tùng thần học và tôn giáo, đối lập với khoa học: Mục đích cao nhất của các trào lưu
triết học là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ
thời cổ đại như Arixtốt
+ Bảo vệ giai cấp thống trị, chống lại sự bình đẳng
IV. Nhậ n xét chung về triết họ c Tây  u thờ i
trung cổ
 Nhận xét chung:
+ Trong giai đoạn đầu, do sự thống trị của Giáo hội Thiên chúa giáo trên mọi mặt của đời sống xã hội,
triết học trở thành bộ môn của thần học. Mục đích cao nhất của các trào lưu triết học là phục vụ tôn giáo
và nhà thờ, xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại như Arixtốt. Triết học chính
thức của xã hội phong kiến Tây Âu trung cổ là chủ nghĩa kinh viện thấm nhuần tinh thần duy tâm chủ
nghĩa. => một sự thụt lùi so với thời đại

+ Có sự phát triển tổn thể kế tiếp của triết học cổ đại, là tiền đề cho triết
học cận đại sau này: cuối thời kỳ này đã bắt đầu xuất hiện những tư
tưởng triết học tiến bộ đóng vai trò chuẩn bị cho sự phát triển mới của
triết học ở thời kỳ Phục hưng với hai đại biểu là R.Bêcơn và U. Ốc
Cam.
+ Các trào lưu tự nhiên bằng thực nghiệm xuất hiện, sự giải phóng
KHTN thoát khỏi ách thống trị của thần học được khởi xướng bắt
đầu. Xuất hiện các cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong
triết học.

You might also like