You are on page 1of 10

Tiết 30:

LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN


TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU
TẢ VÀ BIỂU CẢM
I, Dàn ý của bài văn tự sự
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
Đọc bài văn: “Món quà sinh nhật” (SGK trang 92, 93, 94)
a. Bố cục của bài:
- Mở bài: Từ đầu -> “Bao nhiêu là thứ bày la liệt trên bàn”: Kể, tả
quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài: Tiếp -> “Trinh vẫn lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói”: Kể
về món quà độc đáo của người bạn.
- Kết bài: Còn lại: Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
b. Các yếu tố trong bài:
- Sự việc chính: Trinh tặng món quà độc đáo (Diễn biến của buổi
sinh nhật).
- Nhân vật kể: Tôi (Trang). Ngôi kể: Thứ nhất.
- Câu chuyện xảy ra tại nhà của Trang. Thời gian: Buổi sáng. Hoàn
cảnh: Ngày sinh nhật Trang, các bạn đến mừng.
- Sự việc xoay quanh nhân vật chính: Trang. Ngoài ra còn một số
nhân vật khác như Trinh, Thanh.
- Tính cách các nhân vật:
+ Trang: Hồn nhiên, sôi nổi, hơi vội vàng.
+ Trinh: Đằm thắm, kín đáo, hiền lành.
+ Thanh: Nhanh nhẹn, tinh ý
- Diễn biến câu chuyện:
+ Ngày sinh nhật của Trang, các bạn đến mừng rất đông vui. (Mở đầu)
+ Trinh đến muộn làm Trang giận, nhưng khi hiểu ra là vì Trinh phải
đi bộ thì Trang không giận nữa mà còn hối hận vì đã trách lầm Trinh.
+ Trinh tặng Trang một món quà đó là chùm ổi.
+ Trang nhớ lại mấy tháng trước khi đến nhà Trinh chơi, Trinh đã chỉ
cho Trang xem chùm hoa ổi và hứa sẽ giành cho Trang một sự bất
ngờ. Bây giờ hiểu ra điều bất ngờ mà Trinh đã giành cho mình nên
Trang vô cùng xúc động (Đỉnh điểm câu chuyện).
+ Trang thầm cảm ơn Trinh vì Trinh đã giành cho mình một món quà
đặc biệt có ý nghĩa. (Kết thúc)

- Điều tạo nên sự bất ngờ là tình huống Trinh đến muộn trong ngày
sinh nhật Trang và điều bất ngờ Trinh hứa sẽ giành cho Trang.
- Thứ tự kể: Thời gian từ đầu đến cuối buổi sinh nhật, có xen sự hồi
tưởng. (Nhớ lại mấy tháng trước, lúc đến nhà Trang chơi)
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm làm nổi bật tình bạn sâu sắc.
2. Dàn ý của bài văn tự sự

a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu
chuyện.
b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
Kết hợp miêu tả sự vật, sự việc, con người và thể hiện tình cảm,
thái độ.
c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc
*Ghi nhớ : SGK trang 95
II, Luyện tập
Bài tập 1/ sgk trang 95
- Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”.
a. Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của
nhân vật chính- cô bé bán diêm.
b. Thân bài:
- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi
nép bên tường.
- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...( 5 lần quẹt
diêm gắn với 5 mộng tưởng)
* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em
bé quẹt diêm mộng tưởng hiện lên → tác giả miêu tả rất sinh động
kèm theo đó là những suy nghĩ, tâm trạng nhân vật
c. Kết bài:Em bé chết vì rét, mọi người không ai biết về những điều kì
diệu mà em đã trông thấy, thái độ của người qua đường.
Bài tập 2/ sgk trang 95
- Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ
khiến em xúc động và nhớ mãi.
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em
xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).
b. Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?
- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các
biểu hiện xúc động đó).
c. Kết bài: suy nghĩ gì về kỷ niệm đó và người bạn.
Hướng dẫn học:
Học ghi nhớ/95.
Chuẩn bị tiết tiếp theo: ôn tập giữa kì.
Xem lại các văn bản đã học từ tiết 1.

You might also like