You are on page 1of 7

ON TAP

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội
dung (chủ đề, cảm hứng) giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? Cõi lá,
Trăng sáng trên đầm sen.

Trả lời:

Điểm tương đồng hoặc gần gũi về nội dung giữa các văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng
sông? Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen là:

- Chủ đề: Nói về thiên nhiên.

- Cảm hứng: lấy cảm hứng từ vẻ đẹp giản dị, trong trẻo của thiên nhiên, từ đó gửi
gắm tư tưởng, tình cảm của bản thân vào văn bản.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Từ ba văn bản Ai đã đặt tên cho dòng
sông? Cõi lá, Trăng sáng trên đầm sen, hãy lập bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự
sự và trữ tình theo gợi ý sau: dấu hiệu nhận biết sự kết hợp, nội dung tự sự, yếu tố trữ
tình, tác động của sự kết hợp ấy đến người đọc.

Trả lời:

Bảng tổng hợp về sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình

1. Dấu hiệu nhận biết - Sử dụng ngôn ngữ tự sự, trữ tình.
sự kết hợp.
- Diễn biến sự việc.

-…

2. Nội dung tự sự - Có sử dụng các yếu tố tự sự: yếu tố kể chuyện, thuật lại các sự việc
diễn ra xung quanh, diễn biến sự việc…

3. Yếu tố trữ tình - Có sử dụng các từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Thể hiện cái tôi của tác giả qua cách thể hiện từ ngữ trong văn bản.
-…

4. Tác động của sự - Giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.
kết hợp.
- Thể hiện được hoàn chỉnh, sâu sắc vẻ đẹp thiên nhiên mà tác giả
muốn nhắc đến.

- Bộc lộ được rõ nét về tư tưởng, tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm
trong văn bản.

-…

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tìm đọc thêm một số tùy bút, tản
văn viết về đề tài thiên nhiên. Liên hệ với những văn bản trong bài học để
thấy cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn.

Trả lời:

- Một số tùy bút, tản văn viết về đề tài thiên nhiên là:

+ Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân

+ Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt – Vũ Bằng

- Cách tiếp cận riêng của mỗi nhà văn:

+ “Ai đã đặt tên cho dòng sông” – Hoàng Phủ Ngọc Tường tiếp cận theo
từng góc độ: địa lý, văn hóa, lịch sử… để lột tả được hết vẻ đẹp của dòng
sông Hương.

+ “Người lá đò sông Đà” – Nguyễn Tuân tiếp cận theo góc độ: từ trên máy
bay xuống và khi ngồi trực tiếp trên thuyền tham gia hành trình; để thấy được
vẻ đẹp độc đáo của dòng sông Đà.

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Giải thích nghĩa của những từ sau
và xác định cách giải thích đã dùng: phẳng lặng, nhấp nháy, cổ thi, chật chội.

Trả lời:
- Phẳng lặng: tĩnh lặng, bình lặng…

Cách giải thích: Dùng một số từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.

- Nhấp nháy: Lóe sáng rồi tắt ngay, một cách liên tiếp.

Cách giải thích: Dựa vào nghĩa gốc – nghĩa ban đầu của từ.

- Cổ thi: cổ - xưa; thi: thơ, cổ thi có nghĩa là bài thơ xưa.

Cách giải thích: Giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

- Chật chội: chỉ không gian chật hẹp, diện tích nhỏ đến mức khó có thể xoay
sở.

Cách giải thích: Phân tích nội dung nghĩa của từ

Câu 5 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Cho đề bài: Hãy viết văn bản
thuyết minh (có lồng ghép một số yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm) về
một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm.

Yêu cầu:

- Lập dàn ý cho đề bài trên.

- Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài.

Trả lời:

* Lập dàn ý:

a) Mở bài:

- Một loại bánh không thể nào thiếu được trong ngày Tết Trung thu đó chính
là chiếc bánh trung thu.

- Một loại bánh chất chứa hạnh phúc đầm ấm của gia đình.

b) Thân bài:

1. Nguồn gốc, xuất xứ


- Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được gọi là bánh Nguyệt.

- Theo sử sách ghi chép từ thời Ân, Chu ở vùng Triết Giang đã có loại bánh
kỷ niệm Thái Sư Văn Trọng gọi là bánh Thái Sư. Bánh này có thể coi như là
thuỷ tổ của bánh Trung Thu.

- Vào thời Tây Hán, Trương Thiên đi Tây Vực mang về Trung Quốc hạt Mè,
hạt Hồ đào, dưa hấu làm nguyên liệu cho bánh Nguyệt thêm dồi dào.

- Thời đó hồ đào là nguyên liệu chính của bánh Nguyệt nên còn gọi là bánh
hồ đào.

- Đến thời Đường trong dân gian có những ngưòi hành nghề làm bánh, ở
thành phố Trường An có những tiệm bánh trứ danh.

- Tương truyền có một đêm Trung Thu Đường Huyền Tông và Dương Quý
Phi ăn bánh hồ đào, thuởng ngoạn trăng rằm, Đường Huyền Tông chê tên
bánh Hồ nghe không hay nên đặt tên là Bánh Nguyệt cho thơ mộng hơn, nên
từ đó về sau thứ bánh này có tên là bánh Nguyệt (tên người Trung Quốc đặt)
và trở thành bánh Trung Thu khi du nhập vào Việt Nam.

2. Cách làm bánh

- Bánh có hai phần: Phần áo và phần nhân.

- Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc
Giang.

- Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng
ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do
một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm.

- Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm.

- Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa
nở 8 cánh hoặc 10 cánh.

- Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh
nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết
nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh
nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

3. Các loại bánh Trung thu

- Bánh dẻo làm bằng bột nếp trắng tinh nhồi với đường với nước hoa bưởi
thơm lừng, đúc trong khuôn gỗ thường hình tròn, nhân làm bằng hột sen hay
đậu xanh tán nhuyễn là chiếc bánh Trung Thu mang sắc thái Việt Nam hơn
bánh nướng.

- Theo khẩu vị Hà Nội, bánh dẻo thường ngọt sắc hơn trong Nam.

- Đường kính của bánh thường rất lớn, có thể gần bằng chiếc mâm, để thể
hiện hình dáng của vầng trăng thu lớn và trắng ngà trong biểu tượng của ý
nghĩa “đoàn viên của gia đình” và nhất ià tình yêu khắng khít vợ chồng.

- Bánh nướng Trung Thu hầu như vẫn trong bí quyết chế biến của dân Việt
gốc Hoa.

- Hình dáng bánh nướng thường vuông hay tròn, thường đựng vừa khít bốn
chiếc trong một cái hộp giấy vuông.

- Vỏ bánh làm bằng bột mì dậy men trộn vói trứng gà và chút rượu, nhân thì
có thể thuần tuý thường làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hột sen tán
nhuyễn bao bọc lấy một hay hai tròng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu
riêng hoặc là nhân thập cẩm gồm đủ thứ như dăm bông, thịt quay, vi yến,
dừa, hạt dưa, vỏ quít, ngó sen, bí đao.

- Một điểm cần biết là những chiếc bánh nướng Trung Hoa mà chúng ta
quen ăn ở Việt Nam hay mua tại những tiệm Hoa đại đa số ở hải ngoại chính
là thoát thai từ kiểu thức và khẩu vị của vùng Quảng Đông bên Trung Hoa
với những đặc điểm sau: vỏ bánh có vị ngọt, bánh đúc từ khuôn gỗ, còn về
nhân thì thập cẩm bao gồm đến 200 loại vô cùng phong phú.

4. Cách thưởng thức

- Về mặt thưởng thức, bánh nướng mới ra lò ăn không ngon vì vỏ khô cứng
mà phải chờ ba ngày sau, mỡ trong lớp nhân mới rịn ra làm bánh ăn mềm và
thơm ngon.
- Mặc dù người ta quảng cáo bánh có thể bảo quản lâu đến một tháng nhưng
điều kiện khí hậu bình thường thì bánh chỉ nên ăn trong vòng hai tuần là tối
đa nếu không thì ngửi khét dầu và làm sình bụng.

c) Kết bài:

- Có chiếc bánh trung thu vào ngày Tết Trung thu thể hiện sự sum họp, hạnh
phúc gia đình.

- Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

* Đoạn văn mở bài:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng
giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán và quy trình
làm ra chiếc bánh Trung thu cũng thật đáng chú ý.

* Một đoạn văn phần thân bài:

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo
nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay,
hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương
bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề”
đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào.
Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm
nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn,
bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán
xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ
vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương
cho nhân…

Câu 6 (trang 35 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để giới thiệu một tác phẩm văn
học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của
người nói hiệu quả, bạn cần lưu ý những điều gì?

Trả lời:
Để giới thiệu một tác phẩm văn học/ nghệ thuật cũng như nắm bắt nội dung
thuyết trình và quan điểm của người nói hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những
điều sau:

- Xác định được đặc điểm nổi bật của một tác phẩm văn học (nội dung, vị
trí…).

- Tìm hiểu rõ thể loại.

- Lắng nghe và ghi chép nội dung thuyết trình.

- Trình bày và trao đổi ý kiến nếu chưa hiểu hoặc bổ sung.

You might also like