You are on page 1of 3

BÀI 2.

THỰC HÀNH VIẾT BÀI VĂN TỰ SỰ

Đề bài. Kể lại một câu chuyện đáng nhớ mà em đã trải qua.

* Nhắc lại form bài văn tự sự ở buổi học trước

Mở bài
Giới thiệu vấn đề được chọn kể (sự kiện, sự việc, nhân vật ...)
Thân bài
Bước 1. Kể diễn biến sự việc.
Hãy chú ý, quân tâm đến ba vấn đề sau:
- Diễn biến điều muốn kể theo một trật tự nhất định, phù hợp
+ Trình tự thời gian: Bắt đầu – diễn biến theo trục thời gian – kết thúc
+ Trật tự không gian: Xa – gần (gần – xa); Cao – thấp (thấp – cao); Chi
tiết – tổng thể (tổng thể - chi tiết)
+ Trật tự bố cục: Khái quát – cụ thể (cụ thể - khá quát)
- Trong quá trình kể lại sự việc, hãy chọn một hoặc hơn một sự việc, hiện tượng,
chi tiết ấn tượng – đặc biệt (tạo dramma) nhằm tạo sự hấp dẫn.
- Mẹo vặt: Có thể đảo trật tự thời gian (đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước,
sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc
đó xảy ra trước đó) gây chú ý.
Bước 2. Kết thúc truyện
Kết bài
Bày tỏ, chia sẻ suy nghĩ & cảm xúc về câu chuyện.

* Thực hiện các bước sau:


Bước 1. Tìm ý tưởng
Câu chuyện đáng nhớ phải là câu chuyện có tình huống cao trào, gay cấn; xung đột
cần tháo gỡ; mâu thuẫn cần giải quyết. Nó không thể là một sự việc bình thường. Cái bình
thường nhanh trôi trong trí nhớ => tìm kiếm/ hồi tưởng/ tưởng tượng ra một sự việc có
tình huống.
Ví dụ:
- Những sự việc vui, hạnh phúc: bất ngờ được học bổng Ngoại Ngữ; giải thưởng thể
thao; một việc có kết thúc tốt đẹp: cứu người đuối nước; cứu một con vật bị thương; hóa giải
một sự hiểu lầm với bạn bè, người thân; làm một việc có ích cho cộng đồng, những người
xung quanh hay làm một việc tốt, có ích cho chính gia đình, người thân của mình; bất ngờ
gặp Idol trong chuyến đi du lịch; được crush quan tâm chú ý và trò chuyện v.v…
- Những sự việc không vui: chơi net bị bố mẹ bắt gặp; nói dối bị phát hiện; làm một
việc xấu để lại hậu quả nghiêm trọng; làm hỏng một đồ vật có giá trị trong gia đình; tỏ tình
bị thất bại; có hành động làm tổn thương người thân, bạn bè, những người xung quanh; thất
vọng về bản thân sau một sự việc diễn ra không như ý v.v…

1. Cho cô biết: Em chọn tình huống nào?

Bước 2. Hình dung các yếu tố bao bọc xung quanh sự việc
- Diễn ra trong thời gian, không gian địa điểm nào?
- Liên quan tới những ai?
- Sự việc chuyển động bắt đầu cho tới kết thúc ra sao?
- Điểm cao trào trong câu chuyện kể là chi tiết nào?
2. Cho cô biết: em đã ghi nháp được những gì?

Bước 3. Lập dàn ý cho bài viết


Dựa vào gợi ý sau đây để lập dàn bài cho câu chuyện của mình:
A. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện em muốn kể: ……………..
B. Thân bài
- Câu chuyện diễn ra vào …. Tại….
- Tình huống dẫn tới sự việc đáng nhớ: ………….
- Ban đầu ………………
Sau đó …………………
Cuối cùng ……………..
- Cảm xúc của em về sự việc xảy ra
C. Kết bài
- Cảm xúc của em khi nhớ và kể lại câu chuyện này
- Điều mà em nhận được sau trải nghiệm là gì?
3. Hãy trình bày dàn ý mà em ghi nháp được
Bước 4. Bắt tay thực hiện từng phần của bài viết

4. Hãy chia sẻ bài viết của em với các bạn

You might also like