You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

KHOA RĂNG HÀM MẶT

KHÁM & QUẢN LÝ


SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG

ThS. BSCKII. Phạm Nữ Như Ý


MỤC TIÊU
- Trình bày được ý nghĩa và qui trình lập kế
hoạch quản lý sức khỏe răng miệng.
- Xây dựng được kế hoạch của các chương
trình chăm sóc răng miệng cộng đồng.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
11/1/2019: Ngộ độc do súc miệng Fluor tại
Trường Tiểu học 1 Khánh Bình (xã Khánh
Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau)
https://thanhnien.vn/giao-duc/45-hoc-sinh-nhap
-vien-sau-khi-suc-mieng-bang-dung-dich-fluor-1
042548.html
https://dantri.com.vn/suc-khoe/vu-hoc-sinh-ngo
-doc-do-suc-mieng-fluor-ky-luat-2-can-bo-y-te-2
0190224160826090.htm
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Theo bạn, các nguyên nhân
nào đưa đến hậu quả trên?
Làm sao để tình trạng trên
không xảy ra ở nơi khác?
LẬP KẾ HOẠCH

Tại sao cần Lập kế hoạch?


- Sự quyết định về một quá trình hoạt động.
- Quá trình: phác thảo, thực hiện, đánh giá dự
án cộng đồng /lâm sàng → nhu cầu cộng đồng
- Lựa chọn hợp lý dựa trên các thông tin hiện
có, các kinh nghiệm của việc thực hiện trước
đây và các ưu tiên của cộng đồng.
- Quyết định sự thành công của dự án.
CÂU HỎI THẢO LUẬN

- Các thuận lợi, khó khăn khi triển khai các


chương trình chăm sóc răng miệng cộng
đồng hiện nay tại nước ta?
- Tại sao việc lập kế hoạch quyết định sự
thành công của các chương trình chăm sóc
răng miệng cộng đồng? Cho ví dụ.
LẬP KẾ HOẠCH
CÁCH SỬ DỤNG MỤC ĐÍCH

- Chủ động ra quyết định ≠ - Phù hợp với nguồn lực


liên tục phản ứng với áp lực hạn chế với nhiều trở ngại.
và nhu cầu? - Sử dụng nguồn lực có lợi
- Cho phép các ưu tiên nhất.
được thiết lập. - Phát triển quá trình
- Xác định nơi tài nguyên có hoạt động một cách tốt
thể được hướng dẫn để có nhất để hoàn thành mục
tác động lớn nhất. tiêu đã định.
QUI TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH

- Đánh giá nhu cầu


- Xác định các ưu tiên
- Xác định mục đích,
mục tiêu.
- Đánh giá nguồn lực
- Triển khai thực hiện
- Đánh giá
CÂU HỎI
THẢO
LUẬN

Theo bạn, cần xác định các nội dung gì ở


giai đoạn đánh giá nhu cầu khi lập kế hoạch
các chương trình chăm sóc răng miệng
cộng đồng? Ý nghĩa của các nội dung đó?
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU
Ý nghĩa
Nội dung → Cung cấp cái nhìn toàn cảnh
- Tình trạng SKRM
→ Xác định vấn đề (phạm vi,
- Đánh giá chương trình độ trầm trọng).
SKRM hiện có?
→ Xác định nguyên nhân của
- Thông tin về nhân sự, cơ vấn đề.
sở vật chất, tài nguyên, → Hình thành mục đích, mục
quỹ… tiêu thích hợp
- Yếu tố xã hội, văn hóa? → C/cấp thông tin ban đầu để
- Tình trạng giáo dục? đánh giá hiệu quả của chương
trình.
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU/ NHA HỌC ĐƯỜNG

Thu thập và phân tích


- Tình hình SKRM của học sinh
- Tình hình dân số địa phương
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương
- Tình hình nhân lực, cơ sở vật chất, chính sách
y tế, giáo dục, tình trạng căng tin, quà vặt...
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU/ NHA HỌC ĐƯỜNG

Nhận định
→ Yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
→ Yếu tố có khả năng gây trở ngại cho chương trình.
→ Yếu tố ảnh hưởng tốt sức khỏe răng miệng
→ Vấn đề nguồn lực
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU/ NHA HỌC ĐƯỜNG

Nhận định
→ Nhu cầu điều trị khẩn.
→ Nhu cầu điều trị sớm: nhổ, trám, lấy cao
răng.
→ Nhu cầu dự phòng: giáo dục nha khoa, súc
miệng Fluor, chải răng, trám sealant.
→ Yêu cầu của phụ huynh về chăm sóc răng
miệng cho con em.
XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN

Đánh giá nhu cầu


→ Vấn đề ưu tiên
-Ảnh hưởng đến số lượng lớn dân chúng.
-Vấn đề nào nghiêm trọng hơn?
→ Đối tượng ưu tiên: trẻ trước tuổi đến
trường, đang theo học, người già, người
khuyết tật, mắc bệnh mãn tính....
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Với việc đánh giá nhu cầu Nha học đường ở
trên, bạn có đồng ý với đối tượng và nội
dung ưu tiên của chương trình Nha học
đường đang được thực hiện ở nước ta?
XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN/ NHA HỌC
ĐƯỜNG
Lựa chọn ưu tiên theo các tiêu chuẩn
- Tỷ lệ bệnh toàn bộ, tỷ lệ bệnh mới.
- Mức độ trầm trọng.
- Đối tượng học sinh có nguy cơ, răng có
nguy cơ.
- Biện pháp hữu hiệu, an toàn, đơn giản.
- Sự đồng ý, hợp tác của nhà trường.
XÁC ĐỊNH ƯU TIÊN / NHA HỌC ĐƯỜNG

→ Đối tượng & môi trường ưu tiên:


Trẻ em (hs mẫu giáo & tiểu học)
Nông thôn > Thành thị
→ Nội dung ưu tiên:
1. Giáo dục nha khoa
2. Súc miệng với NaF 0,2% hàng tuần
+ Chải răng.
3. Khám & điều trị sớm
4. Trám bít hố rãnh
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Sự khác nhau
giữa mục đích
và mục tiêu?
MỤC ĐÍCH - MỤC TIÊU
Mục đích: vấn đề bao trùm
các mục tiêu cần đạt được.
-Đơn giản, ngắn gọn.
-Bao hàm:
+ Nhắm đến đối tượng nào?
+ Điều thay đổi nào sẽ xảy ra sau chương
trình?
“Nâng cao sức khỏe răng miệng của trẻ em tỉnh
Thừa Thiên Huế”
.

MỤC TIÊU: các bước để đạt đến mục đích


SMART: Đến năm 2018:
- Specific: đặc hiệu - 95% HS mẫu giáo và tiểu
học được giáo dục SKRM
- Measure: có thể đo
- 95% HS tiểu học súc
lường được miệng với dung dịch NaF
- Attainable: khả thi 0,2%
- Relevant: liên quan, - 90% HS mẫu giáo chải
phù hợp răng
-Timely: có thời hạn - 40% HS mẫu giáo và tiểu
học được khám và điều trị
Ai - vấn đề gì - Phạm sớm, trám bít hố rãnh.
vi - Thời điểm nào - -40% HS tiểu học được
Ở đâu? trám bít hố rãnh.
MỤC TIÊU
Đến năm 2018: → Cung cấp nền tảng để thiết lập
- 95% học sinh mẫu điểm chuẩn.
giáo và tiểu học được → Hoạt động đặc hiệu để đạt được
giáo dục SKRM “Mục đích”.
- 95% học sinh tiểu học → Rõ ràng về các kết quả mong
đợi.
súc miệng với dung
→ Cân nhắc yếu tố thời gian và
dịch NaF 0,2%
nguồn lực: hướng dẫn để hành
- 90% học sinh mẫu động + đo lường công việc sau khi
giáo chải răng thực hiện dự án.
- 40% học sinh mẫu Mụctiêu:ngắnhạn/dài hạn.
giáo và tiểu học được
khám và điều trị sớm
- 40% học sinh được
CÂU HỎI THẢO LUẬN

Tại sao trước khi


thực hiện chương
trình, cần có giai
đoạn xác định
nguồn lực?
XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC
- Nhận ra phạm vi của các nguồn lực sẵn có cho việc
thực hiện chương trình (nhân lực, vật liệu, trang thiết
bị).
- Nguồn lực phải được xác định cho từng mục tiêu và
hoạt động. Người tổ chức phải kiểm tra cẩn thận để
bảo đảm có nguồn lực thích hợp để thực hiện các hoạt
động nhằm hoàn thành các mục tiêu của chương trình.
-Nguồn lực: nhân lực, không gian, thời gian, vật tư,
trang thiết bị, phương tiện di chuyển, tiền bạc, hiện vật
đóng góp.
XÁC ĐỊNH NGUỒN LỰC
- Đánh giá nguồn lực
→ Nhận ra sớm các trở ngại
→ điều chỉnh kịp thời chương trình
→ lựa chọn chiến lược thay thế.
- Các trở ngại từ:
+ Hạn chế về nguồn lực.
+ Chính sách của chính phủ
+ Hệ thống vận chuyển
+ Đặc điểm về giáo dục, văn hóa, kinh tế xã hội
của cộng đồng.
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Giai đoạn chuyển kế
hoạch thành hành
động.
- Người lập kế hoạch
phải biết mỗi hoạt
động đặc hiệu được
thực hiện để phát
triển chiến dịch thực
hiện.
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Lưu ý;
-Xác định vai trò & nhiệm vụ.
-Vật liệu, phương tiện truyền thông, phương pháp và kỹ
thuật được sử dụng.
-Tuyển chọn, đào tạo, thúc đẩy và giám sát nhân lực
liên quan đến chương trình
-Trình tự của các hoạt động.
-Tổ chức và truyền thông.
Các sai sót thường xảy ra ở giai đoạn này. Kế hoạch
thực hiện phụ thuộc vào việc tổ chức hiệu quả.
THỰC HIỆN & TRIỂN KHAI
CÁC NỘI DUNG THEO ƯU TIÊN
- Giáo dục nha khoa
Nội dung - phương pháp - giáo cụ
Tập huấn giáo viên
Triển khai tại trường - lớp
- Chải răng
Vật dụng
Cách thực hiện
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
NỘI DUNG 2: SÚC MIỆNG FLUOR & CHẢI RĂNG
TẠI TRƯỜNG.
THỰC HIỆN & TRIỂN KHAI
CÁC NỘI DUNG THEO ƯU TIÊN
Súc miệng với NaF 0,2% hàng tuần
- Vật dụng, hóa chất
- Cách pha & phân phối thuốc
- Cách súc miệng
- Cách tổ chức cho HS súc miệng
- Biện pháp cấp cứu ngộ độc Fluor
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
NỘI DUNG 2: SÚC MIỆNG FLUOR & CHẢI RĂNG
TẠI TRƯỜNG.

- Pha 2g NaF/ 1 lít nước.


- Mỗi học sinh: 7-10ml.
- Thời gian súc miệng: 2
phút.
- Súc kỹ để dung dịch tiếp
xúc tất cả mặt răng.
- Tuyệt đối không được
nuốt/ăn uống/ súc lại
trong vòng 30 phút.
THỰC HIỆN & TRIỂN KHAI
CÁC NỘI DUNG THEO ƯU TIÊN
Khám & điều trị sớm
- Phòng khám Nha học đường (vị trí địa lý, cơ sở
vật chất, kinh phí, nhân sự, lịch khám)
- Phạm vi điều trị:
Khám định kỳ, lập hồ sơ nha bạ
Điều trị sớm: trám R sâu ngà, nhổ R sữa
không thể bảo tồn, R sữa lung lay đến tuổi thay.
Phát hiện, điều trị sớm bệnh nha chu ở thiếu
niên. Điều trị tủy.
- Loại điều trị: khẩn, đơn giản, phức tạp.
THỰC HIỆN & TRIỂN KHAI
CÁC NỘI DUNG THEO ƯU TIÊN
Trám bít hố rãnh
- Nhân lực, vật liệu
- Tập huấn khám, thực hiện thủ thuật
Chỉ định TBHR:
+ Hố/ rãnh sâu 2-3 mm
+ Đã mọc hoàn toàn/ 2/3 thân răng.
+ Chỉ số SMT = 3.
- Sắp xếp lịch hẹn
GIÁM SÁT KẾ HOẠCH

- Nội dung giám sát


+ Ch. trình phòng bệnh
+ Ch. trình điều trị
- Phương pháp giám sát
Dựa vào: mục tiêu, tiêu chí phấn đấu, tổn
phí.
+ Giám sát chất lượng & hiệu quả
+ Giám sát số lượng & hiệu năng
GIÁM SÁT – THEO DÕI – ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH NHA HỌC ĐƯỜNG
- Giáo dục nha khoa + Súc miệng với NaF 0,2%
+ Chải răng → Mức độ - Chất lương triển khai
-Khám & điều trị sớm → Mức độ triển khai & thực
hiện + Hiệu quả điều trị + Quản lý, vệ sinh vô trùng
-Trám bít hố rãnh → tỷ lệ đáp ứng, chất lượng.
ĐÁNH GIÁ
Mục đích: để đảm bảo rằng chương trình đang được
thực hiện đúng mục đích.
Lý do cần phải đánh giá:
-Quyết định có tiếp tục chương trình theo kế hoạch
hiện tại không?
-Xác định chương trình có đạt được hiệu quả mong
đợi không?
-Đánh giá việc sử dụng nguồn lực có thích hợp
không?
- Cải thiện phương pháp thực hiện?
ĐÁNH GIÁ
4 tiêu chuẩn của đánh giá:
1.Hiệu lực: có đạt được mục tiêu đã định không?
2.Hiệu quả: chi phí nhân lực, tiền bạc so với đầu
ra của chương trình.
3.Thích hợp: chương trình được chấp nhận bởi
cộng đồng lẫn nhà đầu tư không? Các ưu tiên
có phản ánh được các nhu cầu của cộng đồng?
4.Đầy đủ: đã bao trùm được nhóm dân số đã
định theo chương trình?
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
- Đánh giá quá trình thực hiện
Phải xây dựng chỉ số cụ thể cho từng
công việc
- Đánh giá kết quả: Cần so sánh các chỉ số
trước & sau khi thực hiện chương trình.
ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH SAU
THỜI GIAN THỰC HIỆN.

- Đối tượng đánh giá


- Cơ sở đánh giá
Sau 3 - 5 năm thực hiện chương trình
Trước & sau kết thúc quá trình triển khai.
Điều tra xã hội học + Điều tra dịch tễ học
bệnh răng miệng.
→ RÚT KINH NGHIỆM & TÁI LẬP
PHƯƠNG ÁN HÀNH ĐỘNG.
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
NHA HỌC ĐƯỜNG: Giáo dục nha khoa

GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ


- Dự giờ giảng - Đánh giá tiết giảng
- Lập sổ giáo dục - Đánh giá số lượng
nha khoa: nội dung, - Đánh giá kiến thức,
tỷ lệ HS tham gia. thái độ, hành vi.
-Đánh giá hiệu quả
→ Mức độ - Chất lương
triển khai
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH NHA
HỌC ĐƯỜNG: Chải răng – Súc miệng Fluor
GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

- Cách pha, phân phối, Biểu mẫu đánh giá:


bảo quản thuốc. phiếu đánh giá súc
- Cách súc miệng của HS miệng Fluor, chải răng,
- Cách chải răng của HS chỉ số OHI - S, CPITN.
- Lập sổ theo dõi súc Khám đánh giá: OHI -
miêng – chải răng. S, CPITN, số sang
thương sâu mới.
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH NHA
HỌC ĐƯỜNG: Khám, điều trị sớm, lập nha bạ
GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

- Sổ theo dõi điều trị. - SMT


- Hồ sơ nha bạ của HS. -OHI - S
- Biểu mẫu kiểm tra hàng -CPITN
năm của bộ phận quản lý → Mức độ triển khai &
Nha học đường. thực hiện + Hiệu quả điều
trị + Quản lý, vệ sinh vô
trùng
GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
NHA HỌC ĐƯỜNG: Trám bít hố rãnh
GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ

- Sổ theo dõi trám bít hố - Độ bám dính


rãnh - Vấn đề sâu răng
- Phiếu kiểm tra của bộ của răng đã TBHR.
phận quản lý Nha học → Tỷ lệ đáp ứng, chất
đường. lượng.
- Báo cáo sơ kết, tổng kết
Bài tập: Trình bày mối liên quan giữa các giai
đoạn trong chu trình lập kế hoạch?
Bài tập
Anh (chị) sắp tiếp xúc với các em bé tuổi
mẫu giáo ở một địa phương trong đợt thực
hành Nha cộng đồng sắp đến. Hãy chuẩn bị
kế hoạch để giáo dục sức khỏe răng miệng
cho các cháu.
Chúc các bạn hiểu bài và áp dụng tốt
trong cuộc sống và nghề nghiệp.
https://www.slideshare.net/abrish777/plann
ing-implementation-monitoring-and-evaluati
on-of-health-education-programsnning

You might also like