You are on page 1of 9

Thành thất Ngọc Minh(Thất Giồng Bốm)

Ai qua Giồng Bốm hôm nay


Nhớ ngày khởi nghĩa chống Tây hôm nào…
Nằm bên dòng kênh êm đềm, thánh thất
Ngọc Minh (còn gọi là thất Giồng Bốm)
là một quần thể kiến trúc mang vẻ ngoài
giản dị, nhưng rất đặc trưng của Cao Đài
Minh Chơn đạo.

Kiến trúc của Thánh thất Ngọc Minh được xây dựng gồm
3 ngôi nhà: Hiệp thiên đài, Cửu trùng đài và Bát quái đài
được nối dài, bày trí thờ trong Thánh thất Ngọc Minh khá
giản đơn: Chánh giữa điện thờ “Thiên Nhãn” (mắt trời),
bên tả điện thờ Quan Thánh, bên hữu điện thờ Diêu Trì
Kim Mẫu.
Theo lời kể, tòa thánh thất Ngọc Minh năm xưa rộng lớn do hàng chục ngàn tín đồ góp công xây dựng hơn 3 năm ròng rã (1932 -
1935). Thánh thất có nhà Đông Thiên Phong, nhà Tây Thiên Phong và nhà Chánh Thiên Phong là nơi làm việc, sinh hoạt của
chức sắc Hội thánh. Tả hữu, tiền hậu đều có đào mương để ghe thuyền về đậu trong những ngày lễ lớn. Nếu đi từ xa chừng cây
số cũng có thể trông thấy lầu chuông gác trống nơi Hiệp Thiên đài nổi bật giữa nền xanh. Sự bề thế, đồ sộ ấy, giờ chỉ còn trong
ký ức. Tuy nhiên, thánh thất ngày nay cũng đã có đủ Tam đài thờ thánh thể của Đức Chí Tôn. Vào những ngày đại lễ, cả một
không gian tách biệt hẳn khỏi sự ồn ã, xô bồ bỗng nhộn nhịp, tấp nập xuồng ghe, tín hữu gần xa nô nức về hành lễ, tiếng kinh,
tiếng nhạc trầm hùng hòa quyện cùng lòng người.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định xếp hạng là di tích quốc gia Di tích lịch sử địa điểm trận Giồng Bốm (1946) xã Phong
Thạnh Tây, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.

Trận Giồng Bốm năm 1946 diễn ra tại khu vực Tòa thánh Ngọc Minh, thuộc ấp 7, xã Phong Thạnh Tây, huyện Giá Rai (nay là thị xã Giá Rai) tỉnh
Bạc Liêu. Trận Giồng Bốm năm 1946 do các chức sắc, chức việc, đạo tâm của toàn phái Cao Đài Minh Chơn Đạo, dưới sự lãnh đạo của ông Cao
Triều Phát đứng lên chống Pháp vào những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến. Đây là một trong những trận đánh lớn của Nam Bộ lúc bấy giờ.
Khi quân Pháp bắt đầu mở rộng khu vực chiếm đóng, tiến công Bạc Liêu, “gần 4.000 đồng bào tín đồ Cao
Đài yêu nước, có lực lượng vũ trang Cao Đài cứu quốc làm nòng cốt” [1], dưới sự lãnh đạo của cụ Cao Triều
Phát, đã lập mặt trận chống giặc tại tòa thánh Minh Chơn đạo ở Giồng Bốm, kiên quyết chống giặc.

\Sáng 6-4-1946, thực dân Pháp đưa một Trung đội đến thám thính Giồng Bốm. Nghĩa quân "áo trắng" do
chuẩn bị chu đáo, được canh phòng cẩn mật nên đã kịp thời phát hiện và chặn đánh từ xa. Chờ cho chúng
vào vị trí phục kích, nghĩa quân nổ súng tiêu diệt hai lính Pháp đi đầu. Quá bất ngờ, quân Pháp chống trả
yếu ớt và tháo chạy.

Ngày 12-4-1946, Pháp cho 3 máy bay oanh tạc mặt trận Giồng Bốm, khu vực chỉ huy của nghĩa quân bị trúng
bom, 11 người hi sinh, hàng chục người bị thương. Ngày 13-4-1946, quân Pháp cho 100 lính bộ binh từ Đầu
Sấu tiến công Giồng Bốm. Nghĩa quân có phòng bị từ trước, chủ động nổ súng phẩn công. Một lần nữa, quân
Pháp bị động, rối loạn đội hình, nghĩa quân thừa thế truy kích khiến chúng tháo chạy khỏi trận địa.
Sau hai thất bại liên tiếp, sáng ngày 15-4-1946, quân Pháp cho máy bay Nghĩa quân bám công sự, bắn tỉa từng viên chính xác, gây cho
ném bom, bắn pháo binh vào căn cứ để dọn đường đưa 2 tiểu đoàn quân địch một số thiệt hại, buộc chúng phải chững lại, tạm dừng tấn
viễn chinh, chia thành 3 mũi, tiến công vào Giồng Bốm. Mũi thứ nhất từ công. Mũi thứ hai, từ Bồn Bồn đánh ngang hông mặt trận
Đầu Sấu đánh thẳng vào Toà thánh Ngọc Minh. Chờ cho quân địch đi Giồng Bốm. Mũi thứ ba, từ kinh Hà Văn Cai tiến công trận
vào tầm đạn, nghĩa quân đồng loạt nổ súng vào đội hình địch, chúng địa Ngũ Hành toà. Cả hai mũi này đều bị nghĩa quân chặn
ngả rạp từng đợt, nhiều tên thương vong. đánh quyết liệt. Thế trận giằng co kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ,
địch thiệt hại nhiều và không thể tiến công như kế hoạch,
nghĩa quân cũng tổn thất không ít.

Toà thánh Ngọc Minh chìm trong khói đạn, nhiều nghĩa
quân quả cảm bắn súng đến bể nòng vẫn quyết không
rời vị trí. Một số pháo thủ như Huỳnh Văn Trọng,
Nguyễn Văn Truyền, Đặng Văn Kế… với khẩu đại bác
tự tạo, nòng là ống nước bằng gang, đạn là thuốc súng
nhồi mảnh vụn kim loại, thuỷ tinh, hoặc bằng chì đã
tiêu diệt nhiều tên giặc.
Cuộc chiến ác liệt, tương quan lực lượng ngày càng phân định rõ rệt, nghĩa quân với
trang bị vũ khí thô sơ lại chưa từng trải qua chinh chiến phải chống chọi với quân Pháp
thiện chiến được trang bị vũ khí hiện đại. Đến quá trưa, nhiều nghĩa quân đã anh dũng
hi sinh, vũ khí cạn kiệt, súng lớn bể nòng, súng nhỏ hết đạn. Quân Pháp tràn vào trận
địa Giồng Bốm, một trận đánh giáp lá cà diễn ra khốc liệt, nghĩa quân dùng xà beng,
gươm, kiếm, giáo mác, dao găm, gậy gộc…chiến đấu với quân thù, cầm vũ khí thô sơ
lao tới đâm chém, đánh tới tấp vào kẻ địch.

Với tinh thần "ăn đứng, nằm thua" không một nghĩa quân nào đầu hàng giặc và
chúng cũng không bắt được một nghĩa quân nào ở mặt trận Giồng Bốm. Để bảo tồn
lực lượng, Chỉ huy trưởng Cao Triều Phát ra lệnh lui quân về Cái Nước. Quân Pháp
điên cuồng đốt phá, chỉ trong phút chốc, cả ngôi Toà thánh rộng hơn 1 mẫu và Ngũ
Hành toà mà hàng vạn nhơn sanh dày công xây dựng bỗng chốc thành đống đổ nát.
Ấp Giồng Bốm vốn thanh bình, yên ả, đã trở nên điêu tàn, hoang phế bởi bàn tay
quân xâm lược.
Trận Giồng Bốm dẫu có thất bại nhưng có giá trị to lớn trong lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Bộ nói chung
và nhân dân Bạc Liêu nói riêng.

● Trước hết, trận Giồng Bốm là một trong những trận đánh lớn ở Miền Tây trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
● Hai là, Trận Giồng Bốm khẳng định con đường đấu tranh vũ trang chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp là đúng đắn
● Ba là, trận Giồng Bốm đã chứng minh tinh thần yêu nước bất khuất tín đồ Cao Đài Minh Chơn đạo
THANK YOU FOR WATCHING

You might also like