You are on page 1of 22

CÁCH KHÁM THANH QUẢN

GVHD: Nguyễn Lê Uyên Chi

Học viên: Dương Thanh Hoàng Thạnh


Lê Chí Đại
Phùng Quang Duy
Mục tiêu
• Biết khai thác bệnh sử, tiền căn
• Biết chuẩn bị dụng cụ, tư thế bệnh nhân, kĩ thuật khám
• Nhận biết hình ảnh bình thường của thanh quản
• Nhận biết hình ảnh bệnh lý của thanh quản
Sơ lược giải phẫu
 Cấu tạo:
• XƯƠNG : xương móng
• SỤN : Sụn giáp, sụn thanh thiệt,
sụn phễu, sụn vừng
• MÀNG SỢI ĐÀN HỒI : nón đàn
hồi và màng tứ giác
• CÁC CƠ
 Về phương diện bệnh học
Thanh quản chia làm 3 tầng:
• Thượng thanh môn: bắt đầu từ
bờ tự do 2 dây thanh lên trên
• Thanh môn: khoảng giữa 2 dây
thanh
• Hạ thanh môn: bờ dưới 2 dây
thanh đến bờ dưới sụn nhẫn
 Niêm mạc
Niêm mạc bao phủ phần lớn đường hô hấp trên là niêm mạc biểu mô hô
hấp với nhiều tuyến nhầy
• Biểu mô : tế bào trụ giả tầng có long chuyển ngoại trừ biểu mô dây thanh và
phần trên của thanh thất Morgani là biểu mô vảy lát tầng
• Tuyến nhầy: phân bố khắp niêm mạc ngoại trừ dây thanh không có tuyến tiết
nhầy

 Niêm mạc dây thanh hoàn toàn không tiết dịch nhầy, niêm mạc được làm trơn
bởi các tế bào tiết nhầy xung quanh
 Cấu tạo dây thanh
Gồm 5 lớp:
• Lớp niêm mạc: biểu mô vảy lát tầng
• Lớp Lamina Propria chia làm 3 lớp nhỏ
Lớp nông hay khoảng Reinke: chất nền
ngoại bào như là: hyaluronic acid, collagen,
elastin, lipid, cacbohydrat => quan trọng
trong rung động dây thanh
Lớp giữa: Elastin
Lớp sâu: Collagen
• Lớp cơ
Hỏi bệnh
• Các triệu chứng chính cần lưu ý:
- Đau họng: là triệu chứng chính của họng, thời gian và
mức độ đau có liên quan đến thời tiết.
- Khàn tiếng: những biến đổi về giọng nói, về âm lượng,
âm sắc, thời gian kéo dài và có liên quan tới nghề nghiệp
hay thói quen,…
- Nuốt vướng.
- Khó thở.
Tiền căn
• Nghề nghiệp: ca sĩ, giáo viên, nhân viên bán hàng, … (lưu
ý các nghề phải sử dụng giọng nói nhiều).
• Thói quen: hút thuốc lá, ăn nhiều đồ chiên xào, ăn no nằm
ngay, …
• Các bệnh lý khác kèm theo: lao phổi, ung thư tuyến giáp
(đã có phẫu thuật cắt tuyến giáp chưa), ung thư phổi-trung
thất, trào ngược dạ dày thực quản, ….
Dụng cụ
• Đèn clar
• Que đè lưỡi
• Gương soi thanh quản
• Thuốc tê (Lidocain 10% dạng xịt)
• Bộ nội soi (ống cứng hay ống mềm)
Cách khám
• Bệnh nhân ngồi ngay ngắn đối diện với thầy thuốc.
• Thầy thuốc tay trái cầm gạc kéo lưỡi bệnh nhân, tay phải cầm
cán gương soi thanh quản (tùy tuổi mà dùng các cỡ khác nhau),
tốt nhất là gây tê trước khi soi.
• Sau khi hơ nóng gương soi thanh quản, tay trái kéo lưỡi tay phải
luồn gương qua màn hầu bảo bệnh nhân kêu ê. ê. để thấy được
sự di động của dây thanh.
Khám nội soi (ống cứng)
• Bệnh nhân ngồi thẳng đối diện thầy thuốc.
• Thầy thuốc một tay cầm gạc nắm lưỡi bệnh nhân, một tay cầm ống nội
soi đưa vào vùng họng, tránh va chạm các vị trí gây nôn như lưỡi gà,
màn hầu, thành sau họng (có thể gây tê nếu bệnh nhân quá kích thích
nôn).
• Cùng lúc đưa ống nội soi vào họng bảo bệnh nhân phát âm ê, i, và hít
thở theo hiệu lệnh để tiến hành quan sát.
 Mục tiêu: phải quan sát được đáy lưỡi, amydan đáy lưỡi, hố lưỡi thanh
thiệt, nẹp họng, nẹp phễu thanh thiệt, xoang lê, sụn phễu, dây thanh và
đánh giá mức độ di động của dây thanh bằng cách bảo bệnh nhân phát
âm và hít vào.
Hình ảnh thanh quản bình thường
Băng thanh thất

Thanh thất Morgagni


Dây thanh

Thanh môn

Sụn phễu

Hình ảnh nội soi ống mềm


(a) Thanh quản bình thường ở tư (b) Thanh quản bình thường ở tư
thế khép khi phát âm thế mở khi thở

Hình ảnh nội soi ống cứng


Hình ảnh thanh quản bất thường

Hạt xơ dây thanh


U hạt dây thanh trái U nhú thanh quản
Ung thư thanh quản Polip dây thanh
Khi soi thanh quản thấy chỉ
có dây thanh bên phải di
động, còn dây thanh bên
trái đứng yên ở chính giữa,
khép không kín khi phát âm.

Liệt dây thanh trái


Soi hoạt
nghiệm dây
thanh
THANK YOU FOR LISTENING!

You might also like