You are on page 1of 62

CHƯƠNG 3

VẬN TẢI TRONG


LOGISTICS
NGUYỄN HÀ QUÁCH THỊ
VŨ MINH ÁNH PHAN THỊ HÀ
MY CẢM NHUNG
CHỦ ĐỀ
3.1 Khái quát chung về vận tải

3.2. Các hình thức hoạt động của hệ


thống vận tải.

NỘI DUNG 3.3 Vận tải đa phương thức

3.4 Dịch vụ vận tải


3.1 Khái quát
chung về vận tải
3.1.1. Định nghĩa và đặc điểm sản xuất của ngành vận tải.
3.1.1.1. Định nghĩa vận tải
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí hàng hóa
và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải. Vận tải hàng hóa
được coi là sự di chuyển hàng hóa trong không gian bằng sức người hay phương tiện
vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh
doanh. Vận tải để cung ứng hàng hóa tới khách hàng đúng thời gian và địa điểm yêu
cầu, đảm bảo an toàn hàng hóa với mức chi phí hợp lý.
3.1.1.2. Đặc điểm của vận tải.

- Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di
động chứ không cố định như trong các ngành khác
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt
không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác
động về mặt kĩ thuật do đó không làm thay đổi hình
dáng, kích thước của đối tượng lao động.
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức là vật
thể và khi sản xuất ra là nó được tiêu dùng ngay.
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản
phẩm vật chất mới mà chỉ làm thay đổi vị trí của hàng
hóa và qua đó cũng làm gia tăng giá trị của hàng hóa.
3.1.2. Chức năng, nguyên tác và đối tượng tham gia
3.1.2.1. Chức năng vận tải.
a. Chức năng vận chuyển hàng hóa.
- Bất kể dưới dạng nguyên vật liệu, các chi tiết, bán thành phẩm hay thành phẩm, giá trị cơ bản mà
vận tải tạo ra là vận chuyển hàng hóa tới địa điểm cụ thể nào đó.
- Vận tải có vai trò quan quyết định đối với các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng
- Vận tải có hạn chế là các mặt hàng nhìn chung khó tiếp cận trong suốt quá trình vận chuyển liên
tục.
- Vận tải cũng sử dụng đến các nguồn lực tài chính.
- Vận tải tác động trực tiếp và gián tiếp lên các nguồn tài nguyên môi trường.
b. Dự trữ hàng hóa
- Chức năng dự trữ hàng hóa. Tuy nhiên hoạt động này không ưu tiên trong vận tải.
- Một ý nghĩa khác của phương thức vận chuyển liên quan tới việc lưu kho hàng đó là sự chuyển
hướng.
3.1.2. Chức năng, nguyên tác và đối tượng tham gia
3.1.2.2. Nguyên tắc vận tải.

- Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải: là chi phí cho mỗi đơn vị giảm đi khi quy mô hàng
hóa tăng lên
- Tính kinh tế nhờ cự ly: là chi phí vận tải cho mỗi khối lượng hàng khi khoảng cách vận
chuyển tăng lên.
Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận chuyển khác nhau. Mục
tiêu là tối đa hóa lượng hàng hóa và quãng đường hành hóa được vận chuyển trong khi vẫn
đáp ứng được yêu cầu dịch vụ khách hàng.
3.1.2.3. Các đối tượng tham gia vận tải.

- Người gửi và người nhận

- Hãng vận tải và đại lý

- Các cơ quan quản lý nhà nước

- Cộng đồng
3.1.3. Phân loại vận tải
3.1.3.1. Phân loại theo đặc trưng sở hữu

Vận chuyển riêng Vận chuyển hợp đồng

Vận chuyển công cộng


3.1.3. Phân loại vận tải
3.1.3.2. Phân loại theo phương thức vận tải.
3.1.3.3. Phân loại theo đối tượng vận 3.1.3.4. Phân loại theo khả năng phối hợp
chuyển của các phương tiện vận tải.

- Vận tải hàng hóa - Vận tải đơn phương thức


- Vận tải hành khách - Vận tải đa phương thức
- Vận tải đứt đoạn
3.1.4. Vai trò của vận
tải trong nền kinh tế
quốc dân 2
Hệ thống vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể con người, nó phản ánh trình độ
phát triển của một nước.
- Tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
- Đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hóa và hành khách trong xã hội.
- Góp phần khắc phục sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, mở rộng
giao lưu, trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế.
- Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị, nông thôn và các vùng miền.
- Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài
- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước
- Vận tải là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống Logistics của các doanh nghiệp và
chiếm nhiều chi phí nhất trong hệ thống đó.
3.1.5. Chi phí
vận tải
3.1.5.1. Chi phí vận tải trong tổng chi phí
Logistics và trong tổng doanh thu
Chi phí vận tải thường chiếm tới
khoảng 50% trong tổng chi phí Logistics
của quốc gia.

Sở dĩ tỷ lệ này không cao như thống kê


thông thường vì thói quen kinh doanh
của các doanh nghiệp là mua hàng theo
điều kiện CIF và bán hàng theo điều kiện
FOB do đó trách nhiệm vận tải do đối
tác đảm nhiệm.
3.1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chi phí vận
tải màu quá đà của khách hàn G
a. Nguồn nhân lực vận tải
Nguồn nhân lực hay nói một cách khác là chi phí nhân công là một trong các yếu tố có
tác động đáng kể tới chi phí vận tải của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong hoạt động
vận tải là những cá nhân trực tiếp điều khiển đến các phương tiện vận tải, các nhà quản
lý phương tiện vận tải...giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, thành
phẩm được tiến hành một cách hợp lý và tối ưu nhất.
b.Chi phí xăng dầu
Sự thay đổi giá xăng dầu có tác động mạnh tới chi phí vận tải của doanh nghiệp.
c. Chi phí bảo dưỡng
Cùng với chi phí xăng dầu, chi phí bảo dưỡng đối với phương tiện vận chuyển cũng là
một khoản chi phí không nhỏ trong chi phí vận tải của các doanh nghiệp.
d. Cách thức tổ chức vận tải
Cách thức tổ chức vận tải ảnh hưởng tới tổng chi
phí vận tải, các doanh nghiệp đã biết tận dụng lợi
thế của riêng mình về vị trí, về nhân lực và về
phương tiện vận tải sẵn có trong việc tự tiến
hành vận tải để có thể tối ưu hóa chi phí vận tải
của doanh nghiệp.
3.2.Các hình thức
hoạt động của hệ
thống vận tải.
Logistics gồm 4 yếu tố cơ bản: Vận tải, Marketing, Phân phối,
Quản lý. Trong 4 yếu tố trên, vận tải là khâu quan trọng nhất
Việc vận tải phải bảo đảm thời hạn giao hàng, phải đảm bảo
cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kịp thời, đúng lúc (Just-
In-Time), hàng hóa kịp thời cho người tiêu dùng, từ đó giảm
đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho tồn đọng sản
phẩm (Inventory Costs) để làm giảm toàn bộ chi phí Logistics
3.2.1. Vận tải bằng đường sắt
3.2.1.1. Vị trí, vai trò của vận tải đường sắt
Vận tải đường sắt là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước hoặc giữa
nước này và nước khác bằng đường sắt. Vận tải đường sắt là một trong những phương
thức có năng lực vận chuyển lớn.
3.2.1.2.Vận tải đường sắt tại Việt Nam
Mật độ đường sắt Việt Nam thấp và phân bố không đều nên hạn chế phạm vi phục vụ
của vận tải đường sắt, công nghệ lạc hậu, thiếu an toàn do sử dụng khổ đường sắt hẹp,
hạ tầng không đồng bộ và không kết nối với hệ thống cảng biển nên việc sử dụng
đường sắt để vận chuyển hàng hóa là rất khó khăn
3.2.1.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của vận tải đường sắt

Quy trình vận tải hàng hóa bằng đường sắt là một hình thức vận chuyển hiện đại
tiện lợi và hàng hóa được vận chuyển an toàn mang lại những hiệu quả như: chi phí
thấp, giá cả ổn định, hàng hóa vận chuyển an toàn, điều đặc biệt là khối lượng vận
chuyển hàng hóa lớn và thời gian giao nhận chính xác theo lịch trình của tàu.
Dịch vụ vận tải đường sắt bao gồm:
+ Dịch vụ vận chuyển hàng từ kho tới kho hoặc từ ga tới ga.
+ Có toa xe chuyên dụng để vận chuyển ô tô và chuyển nhà an toàn.
+ Vận tải trọn gói.
+ Vận chuyển bằng các toa tàu chuyên dụng phù hợp với hàng rời và hàng siêu trường.
+ Lưu kho và phân phối hàng.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt gồm:
+ Tiếp nhận thông tin từ khách hàng.
+ Khảo sát lượng hàng cần vận chuyển
+ Báo giá vận chuyển, sau khi thống nhất kí hợp đồng vận chuyển.
+ Xác định tiến độ giao hàng, bốc xếp chuyển hàng từ kho đến tàu.
+ Hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm theo ý kiến của khách hàng.
+ Sau khi khách hàng nghiệm thu, đề nghị khách hàng thanh toán theo hợp đồng. Giao
hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu.
Ưu điểm vận tải bằng đường sắt:
+ Vận tải đường sắt có tính chất thường xuyên và liên tục không bị gián đoạn, không bị
ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.
+ Vận tải đường sắt đủ năng lực đảm nhận khối lượng vận chuyển lớn: mỗi toa xe có thể
chở 20-50 tấn hàng. Sức chở trung bình của một đoàn: 4000-5000 tấn hàng, cá biệt có
thể lên tới 10.000 tấn.
+ Dung tích toa xe rộng, thuận tiện cho việc tiếp nhận hàng hóa.
+ Vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở loại hàng siêu trường, siêu trọng, máy móc,
hàng công trình... trong vận chuyển hàng hóa đường dài.
+ Tốc độ vận chuyển cao, liên tục và đều đặn. Trung bình tàu chở hàng có tốc độ
100km/h.
+ Giá thành tương đối thấp. Giảm dần khi tăng khoảng cách vận chuyển.
trên đường riêng và ít bị ảnh hưởng của thiên nhiên đây là yếu tố đặc biệt
+ Đặc biệt ngành vận tải đường sắt có hệ thống an toàn cao do chạy cho
vận chuyển hành khách và hàng hóa. đường sắt gây cảm giác thoải mái, dễ
chịu hơn so với phương tiện vận chuyển.
+ Đối với vận chuyển hành khách, phương tiện vận chuyển bằng đường sắt
gây cảm giác thoải mái, dễ chịu so với phương tiện vận chuyển khác.
+ Vận chuyển bằng đường sắt có độ an toàn cao hơn, giá cước lại phù hợp
và thời gian đi tàu tương đối nhanh chóng.
Nhược điểm vận tải bằng đường sắt:

+ Chi phí đầu tư và xây dựng khá cao. Việc xây dựng tuyến đường sắt tốn nhiều công
sức, thời gian, đi qua những vùng địa hình phức tạp, bất lợi.
+ Tính linh hoạt kém: hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đường ray sẵn có.
+ Việc mở rộng phạm vi vận chuyển đòi hỏi việc xây dựng các ga đường sắt, các tuyến
đường sắt mới nối vào mạng đường sắt quốc gia hoặc quốc tế.
3.2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật
của vận tải đường sắt

a. Tuyến đường sắt

b. Ga đường sắt

c. Đầu máy tàu

d. Toa xe
3.2.2.1. Vị trí, vai trò của vận tải đường bộ
Vận tải đường bộ là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di
chuyển trên bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe fooc, xe container, rơ moóc, sơ mi
rơ moóc kéo theo ô tô,...
Vận tải đường bộ giúp cho việc vận chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Vận tải
đóng vai trò quan trọng trong hoạt động lưu thông hàng hóa góp phần phát triển của
xã hội và là lựa chọn hàng đầu với nhiều chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành,
liên tỉnh.
3.2.2.1. Vị trí, vai trò của vận tải đường bộ

Vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng nền kinh tế của quốc gia. Nó
còn đóng góp lớn cho ngân sách qua nhiều loại thuế và nhờ những dịch
vụ đi theo được phát triển như kho bãi, bốc xếp hàng hóa, bảo dưỡng,
sửa chữa... tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động
3.2.2.2.Vận tải đường bộ tại Việt Nam
Ở Việt Nam, phát triển nhất là mạng lưới đường bộ với tổng chiều dài 256.684 km,
trong đó có 17.288 km tỉnh lộ tạo thành mạng lưới đường bộ trải rộng toàn bộ lãnh thổ.
3.2.2.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của vận tải đường bộ
Vận tải bằng đường bộ là một loại hình vận tải được nhiều người ưa chuộng. Vận tải bằng
đường bộ là hình thức vận tải hàng hóa phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải.
Ưu điểm của vận tải đường bộ
- Tiện lợi, dễ thích nghi với mọi loại địa hình.
- Hiệu quả kinh tế cao trên các cự ly đường ngắn và trung bình.
- Có thể hoạt động được trong các điều kiện thời tiết khác nhau.
- Luôn chủ động trong thời gian.
- Vận chuyển hàng hóa đa dạng với khối lượng nhỏ hoặc không quá lớn.
- Khá linh động trong quá trình vận chuyển.
- Đáp ứng tốt yêu cầu hàng hóa thị trường.
Nhược điểm của vận tải đường bộ
- Cước phí cao so với các loại hình vận chuyển.
- Không chở được những hàng hóa có khối lượng quá lớn.
3.2.2.3. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của vận tải đường bộ

Phương tiện vận tải


của đường bộ:
+ Xe tải thùng
+ Xe container
+ Xe bồn
+ Xe fooc
3.2.3. Vận tải bằng đường thủy
3.2.3.1. Vị trí và vai trò của vận tải đường thủy
Đường thủy là hình thức vận tải cổ xưa nhất.
Lợi thế chủ yếu của vận tải đường thủy là khả năng chuyển hàng cực
kỳ lớn. Vận tải thủy cần hai loại động cơ cho di chuyển.
Bất lợi chủ yếu của vận tải thủy là phạm vị hoạt động giới hạn và tốc
độ thấp. Mặc dù điểm đi và điểm đến của lộ trình nằm trên đường
nước đường thủy vẫn cần bổ sung vận tải bằng đường sắt hoặc xe tải.
3.2.3. Vận tải bằng đường thủy
3.2.3.2. Vị trí, vai trò của vận tải đường biển
Vận tải đường biển là việc chuyên chở hàng hóa hay hành khách trong nước hoặc giữa
nước này và nước khác bằng đường biển.
Vai trò của vận tải đường biển trong việc phục vụ hàng hóa xuất, nhập cấu hàng hóa
xuất khẩu của mỗi nước không giống nhau. Điều này được quyết định bởi vị trí địa lý,
khả năng phát triển đội tàu biển, khối lượng, cơ nhập khẩu của mỗi nước.

3.2.3.3. Vận tải đường thủy tại Việt Nam


Mạng lưới vận tải đường thủy nội địa phục vụ vận tải có chiều dài hơn 17.000 km chủ
yếu tập trung ở Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long. Mạng lưới thủy
nội địa có vai trò quan trọng trong việc kết nối các khu vực sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và thành phố.
3.2.3.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển

Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán
quốc tế. Vận tải đường biển thích hợp chuyên chở trên cự ly dài, khối lượng lớn.
Ưu điểm của vận tải đường biển
Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần mười so với
đường hàng không). Trong chuyên chở hàng hóa, giá thành vận tải đường biển chỉ cao
hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải
khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển lớn, cự ly chuyên chở trung bình dài,
năng suất lao động cao
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường hoạt động,
thời tiết, điều kiện thuỷ văn trên mặt biến luôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở.
Những rủi ro thiên tai, tai biến thường gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hóa
và sinh mạng con người. nan bất ngờ trên
3.2.3.4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển

Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải
đường biển thích hợp chuyên chở trên cự ly dài, khối lượng lớn.
Ưu điểm của vận tải đường biển
Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp (bằng một phần mười so với đường hàng không).
Trong chuyên chở hàng hóa, giá thành vận tải đường biển chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống còn thấp
hơn rất nhiều so với các phương thức vận tải khác. Nguyên nhân chủ yếu là trọng tải tàu biển lớn, cự ly
chuyên chở trung bình dài, năng suất lao động cao
Nhược điểm của vận tải đường biển:
- Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường hoạt động, thời tiết, điều kiện
thuỷ văn trên mặt biến luôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở. Những rủi ro thiên tai, tai biến thường gây
ra những tổn thất rất lớn cho tàu, hàng hóa và sinh mạng con người. nan bất ngờ trên
Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển thích hợp
với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao
hàng nhanh chóng.
3.2.3.5. Cơ sở vật chất của vận tải đường biển

a. Tàu buôn.
b. Khái niệm về cảng biển Cảng biển gắn liền với sự phát triển của ngành hàng hải. - Chức
năng của cảng biển Cảng có hai chức năng chủ yếu:
Cảng phục vụ các công cụ vận tải đường thuỷ, trước hết là tàu biển. Với chức năng này,
càng phải đảm bảo cho tàu bè ra vào và neo đậu an toàn. tâm dân cư đông đúc.
Cảng có chức năng phục vụ hàng hóa. Tại cảng biển, quá trình chuyên chở hàng hóa có thể
được bắt đầu, kết thúc hoặc tiếp tục hành trình. Chức năng này được tập trung ở nhiệm vụ
phục vụ xếp dỡ hàng hóa lên xuống các công cụ vận tải.
c) Trang thiết bị của cảng
Ranh giới của một cảng biển thường gồm hai phần: Phần mặt nước và phần đất liền. Cảng
biển là một công trình có hàng loạt thiết bị kỹ thuật để phục vụ tàu và hàng hóa.
3.2.4. Vận tải bằng
đường hàng không
3.2.4.1. Vị trí, vai trò của vận tải hàng không
Vận tải hàng không mặc dù có lợi thế rất lớn nhưng vẫn ở dạng tiềm năng hơn là tính thực
tiễn.
Vận tải hàng không có vai trò quan trọng trong việc mở mang và thiết lập nhiều vùng kinh
tế khác nhau. Nó cùng góp phần không nhỏ trong việc tạo bước phát triển chung cho nền
kinh tế thế giới.
Vận tải hàng không là cầu nối của nền văn hóa giữa các dân tộc, có vị trí đặc biệt quan
trọng trong việc giao lưu giữa các nước đồng thời cũng là phương tiện chính của du khách
quốc tế.
Đáp ứng được các nhu cầu cả về chính trị, xã hội.
3.2.4.2.Vận tải hàng không Việt Nam.
Hiện tại ở Việt Nam, ngoài các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, BamBoo
Airway; VASCO, Tổng công ty Bay dịch vụ (SFC) còn 43 hãng hàng không nước ngoài
khai thác đến Việt Nam.
3.2.4.3 Ưu nhược điểm của vận tải hàng không
- Tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng.
- Tốc độ của vận tải hàng không rất cao: Gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với ô tô và
8 lần so với tàu hoả.
- Vận tải hàng không an toàn và đều đặn: so với các phương thức vận tải khác thì vận tải
hàng không ít tổn thất nhất, do thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị phục vụ vận
chuyển hiện đại nhất.
- Giá cước cao: gấp 8 lần vận tải đường biển, gấp từ 2-4 lần vận tải ô tô và vận tải đường
sắt;
- Không thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn và
cồng kềnh;
- Đòi hỏi vốn đầu tư xây dựng lớn.
Các loại hàng hóa được vận chuyển trong vận tải hàng không là:
- Airmail: thư từ, bưu phẩm, đồ kỷ niệm,...
- Express: chứng từ, tài liệu, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp,...
- Air Freight: bao gồm các loại hàng hóa khác như:
+ Hàng có giá trị cao (có giá trị từ 1000 USD/kg trở lên);
+ Vàng, bạch kim;
+ Tiền, séc, thẻ tín dụng;
+ Kim cương, đá quý, đồ trang sức;
+ Hàng dễ hỏng như hoa, quả tươi, hàng phục vụ các ngày lễ, hội,...;
+ Hàng cứu trợ khẩn cấp;
+ Động vật sống.
3.2.4.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải hàng không
a) Cảng hàng không
Là một tổ hợp công trình bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình bao gồm sân
bay, nhà ga và trang thiết bị, công trình mặt đất cần thiết khác khi được sử dụng cho máy
bay đi đến, thức hiện dịch vụ vận chuyển hàng không.
Sân bay là một phần xác định trên mặt đất hoặc trên mặt nước được xây dựng để bảo đảm
cho máy bay cất cánh, hạ cánh và di chuyển.
b. Máy bay
Máy bay gồm 3 loại chủ yếu:
- Máy bay chở khách
- Máy bay chở hàng
- Máy bay kết hợp
c. Thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
Bao gồm 2 loại thiết bị: thiết bị xếp dỡ tại sân bay và các thiết bị xếp hàng theo đơn vị.
Các loại thiết bị chủ yếu bao gồm:
+ Xe vận chuyển container/pallet trong sân bay;
+ Xe nâng hàng (forklift/truck);
+ Thiết bị nâng container/pallet (high loader);
+ Băng chuyền hàng rời (self propelled conveyor);
+ Giá đỡ (Dolly).
3.2.5. Vận tải đường ống
Đường ống là phần quan trọng của hệ thống vận tải Hoa Kỳ.
Đường ống có định phí cao nhất và biến phí thấp nhất trong các hình thức vận tải.
Bất lợi rõ ràng của đường ống là không linh hoạt và bị hạn chế về chủng loại hàng hóa có
thể được vận chuyển, vì chỉ hàng hóa dưới dạng khí, dạng lỏng hay dạng hồ mới có thể vận
chuyển.
Bảng 3.2. cho thấy, mỗi phương thức vận tải có chi phí cố định và chi phí biến đổi khác

nhau. Có thể dễ dàng nhận thấy, vận tải bằng đường ống có chi phí cố định cao nhất, tiếp

đến là đường sắt, đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Ngược lại, vận tải bằng

đường hàng không có chi phí biến đổi cao nhất, tiếp đến là đường bộ và đường sắt, đường

thủy, đường ống là phương thức vận tải có chi phí biến đổi thấp nhất.
.
Bảng 3.3 cũng cho thấy tầm quan trọng của vận tải đường bộ được phần nào giải thích bởi

sự xếp hạng tương đối cao của loại hình này qua năm đặc tính kể trên. Vận tải đường bộ

thường được xếp đầu hoặc thứ hai trong tất cả đặc tính trừ đặc tính về năng lực vận tải.
3.2 Các hình thức hoạt động của hệ thống vận tải
3.3 Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức là phương pháp vận tải mới với sự tham gia của nhiều phương thức
vận tải nhưng do một người điều hành duy nhất chịu trách nhiệm.Trên cơ sở vận dụng
những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ trong ngành vận tải và thông tin cũng
như hệ thống luật lệ và thủ tục hoàn thiện.
Đặc điểm
Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển
Sự vận chuyển của các đơn vị xếp dỡ tiêu chuẩn trong một chuỗi vận chuyển door-to-door
liên tục.
Bao bì hàng hóa không được mở khi thay đổi phương tiện vận tải mặc dù sử dụng một số
phương thức vận tải khác nhau trong quá trình vận chuyển.
Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa
trong một quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng
cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến
Một người tổ chức vận tải, một giá, một chứng từ vận tải (đơn giản hóa)
Vận tải hàng hóa từ điểm xuất phát ở 1 nước đến điểm giao hàng ở 1 nước khác thì gọi là
VTĐPT quốc tế, hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như
container, trailer,…
Đảm bảo vận chuyển hàng hóa liên tục ở các tuyến tốt nhất, với chi phí hiệu quả, đáp ứng
nhu cầu của chủ hàng, trên cơ sở đơn giản hóa chứng từ, tăng cường sử dụng EDI
(electronic data interchange)
3.3.2 Các hình thức vận tải của đa phương thức
Vận tải đa phương thức là sự kết hợp của 2 hoặc nhiều phương thức vận tải sao
cho thuận tiện và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn vận tải đa phương
thức quốc tế thường có các hình thức kết hợp hoặc theo các hệ thống sau đây.
a) Vận tải biển/Vận tải hàng không b) Vận tải hàng không, vận tải ô tô
c) Vận tải đường sắt, ôtô d) Vận tải đường sắt, ôtô, vận
tải thủy nội địa, vận tải biển
e) Land Bridge f) Mini Bridge g) Micro Bridge
3.4 Dịch vụ vận tải
Dịch vụ vận tải là hoạt động vận chuyển hàng hóa mang tính kinh tế, diễn ra giữa người
vận tải, cung cấp dịch vụ (chủ thể) và người có hàng hóa cần vận chuyển, sử dụng dịch vụ,
chịu trách nhiệm thanh toán (khách thể). Dịch vụ này được thực hiện bằng nhiều phương
thức vận chuyển khác nhau như: vận chuyển đường hàng không, đường sắt, đường thủy,
đường bộ và đường ống.
3.4.1 Vận tải truyền thống.
Loại vận tải cơ bản nhất mà doanh nghiệp vận tải đã cung cấp là dịch vụ chỉ liên quan đến
một trong 5 hình thức vận tải cơ bản, việc tập trung vào một hoạt động duy nhất cho phép
hãng vận tải chuyên môn hóa cao
Hãng hàng không là một ví dụ về hình thức đơn dịch vụ đối với cả dịch vụ vận tải hàng hóa
và hành khách mà trước kia đã hạn chế dịch vụ vận tải. Từ sân bay này đến sân bay khác.Kể
từ khi nới lỏng chính sách quản lý, hầu hết các hãng vận tải đã phát triển dịch vụ để tạo điều
kiện cho việc kết hợp các hình thức vận tải.
3.4.2.Dịch vụ vận chuyển kiện hàng.
Dịch vụ vận tải hàng hóa trong gói là một phần quan trọng của giao vận và ảnh hưởng của
hãng vận tải trong phân khúc này đang tăng dần do kích cỡ, năng lực vận tải đa phương
thức. Sự xuất hiện của thương mại điện tử và nhu cầu đáp ứng định hướng khách hàng đã
tăng đáng kể nhu cầu cho vận tải theo gói hàng hóa kết hợp, trong khi vận tải trọn gói đang
mở rộng nhu cầu khách hàng không chỉ giới hạn ở các loại dịch vụ vận tải truyền thống như
trước đây. Các gói hàng được vận chuyển thông thường bằng cách sử dụng các dịch vụ
chuyên chở của đường sắt, đường bộ và hàng không, dịch vụ vận tải trọn gói cung cấp tất cả
các dịch vụ thông thường và cao cấp.
3.4.3 Các trung gian trong hệ thống vận tải.
Ngành vận tải bao gồm cả những loại hình kinh doanh mà không sở hữu hay
vận hành các thiết bị vận tải, các trung gian không kinh doanh vận tải này
nhằm môi giới dịch vụ giữa các doanh nghiệp, một doanh nghiệp môi giới vận
tải gần tương tự như một nhà bán buôn trong kênh phân phối các trung gian
trong hệ thống vận tải có thể tìm thấy sự chênh lệch, mang lại lợi ích kinh tế
giữa việc đưa ra tỷ lệ phí vận chuyển thấp hơn hơn phí được hãng đưa ra nếu
thực hiện trực tiếp.
Do mỗi hãng có một cơ cấu phí có nét đặc trưng riêng, ví dụ như phí hàng hóa tối thiểu, phí hàng
hóa tải thêm nên các trung gian này tiết kiệm tiền cho chủ hàng dựa trên việc khai thác từng điều
kiện cụ thể. Đặc biệt là có những trường hợp mà trung gian thu phí cao hơn phí để sản xuất của hãng
vận tải. Sự chênh lệch đối với mức phí cao hơn này dựa trên khả năng sắp xếp, vận chuyển hàng hóa
nhanh hơn và các dịch vụ vận tải.Giá trị gia tăng khác các trung gian về cơ bản bao gồm các đại lý
vận tải, hiệp hội, đơn vị xuất hàng và nhà môi giới.
3.4.3.1 Đại lý vận tải.
Đại lý vận tải là các đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận gom các kiện hàng nhỏ từ rất nhiều hành
khách.Khác nhau thành kiện lớn và sau đó tối ưu hóa bằng hoặc.Vận tải hàng không để vận
chuyển.Tại điểm đến, đại lý đã chia các kiện hàng đã gộp lại thành các kiện hàng nhỏ hơn ban đầu.
Công việc chuyển phát tiếp theo có thể.Có hoặc không cần đến các đại lý vận tải.Lợi thế chính các
đại lý là cước vận chuyển thấp hơn trong mỗi đơn vị khối lượng từ một kiện hàng quy mô lớn và
trong hầu hết trường hợp vận chuyển các kiện hàng nhanh hơn so với từng kiện hàng mà khách hàng
yêu cầu riêng lẻ đối với các hãng vận tải.Các đại lý vận tải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc
vận chuyển.
3.4.1.2. Hiệp hội các doanh nghiệp vận tải
Hiệp hội các đơn vị xuất hàng có chức năng tương tự như các đại lý vận tải ở chỗ, hiệp hội này sẽ
tập hợp hàng hóa quy mô nhỏ, thành chuyển hàng quy mô lớn để đạt tính kinh tế và chi phí. Hiệp hội
các doanh nghiệp vận tải là tổ chức phi lợi nhuận tự nguyện mà nơi các thành viên trong bất kỳ một
ngành nào phối hợp với nhau để tiết kiệm chi phí có liên hoan.Quan tới tiêu thụ hàng hóa quy mô
nhỏ.
Nhìn chung, các thành viên hiệp hội tiêu thụ hàng hóa từ một người bán hoặc từ một nguồn
cung đạt tại một khu vực. Hiệp hội yêu cầu một nhóm các chủ hàng đặt văn phòng hành
chính của mình. Hoặc sắp xếp một nhân viên đại diện tại khu vực mua bán hàng hóa tập
trung đại lý này sẽ chịu trách nhiệm sắp xếp các hàng hóa riêng lẻ để vận chuyển tới những
bộ phận tại các địa phương. Khi khối lượng hàng hóa tích lũy vừa đủ. Chuyến hàng sẽ được
sắp xếp để di chuyển. Một vài hiệp hội tương tự kiêm cả chức năng vẫn tỏa liên thành phố.
Mỗi thành viên hiệp hội được hạch toán cổ phần theo tỷ lệ dành cho hoạt động vận tải và cổ
phần dành cho chi phí cố định của hiệp hội.
3.4.3.3. Môi giới vận tải.
Nhà môi giới là trung gian phối hợp việc sắp xếp, vận chuyển đối với bên gửi hàng bên
nhận hàng và hàng vạn tả. Môi giới cũng tham gia hoạt động vận tải đối với các hãng vận tải
và vận tải tư nhân, sở hữu xe tải riêng mà được miễn phí các loại phí.Môi giới nhìn chung
hoạt động dựa trên sự ủy thác các bên liên quan. Trước đây, thời kỳ nới lỏng quản lý môi
giới chưa đóng vai trò quan trọng trong gia vận do bị hạn chế về dịch vụ. Ngày nay, môi
giới cung cấp nhiều dịch vụ quy mô lớn như kết nối vận tải giữa cung cầu, thỏa thuận cước
phí, hạch toán hóa đơn. Và theo dõi quãng đường vận chuyển toàn bộ lĩnh vực hoạt động
của môi giới thích ứng rất cao đối với các giao dịch qua internet và có tầm quan trọng ngày
càng tăng. Do quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.
CẢM ƠN THẦY CÔ
VÀ CÁC BẠN ĐÃ
LẮNG NGHE!

You might also like