You are on page 1of 34

TẬP HUẤN

VỀ LAO ĐỘNG TRẺ EM


Từ Sơn, ngày 02/11/2022

1
2

Lao động trẻ em là gì?

Ở Việt Nam, theo Bộ LĐ-TB-XH,


“Lao động trẻ em” được hiểu là trẻ em và người chưa thành
niên làm các công việc trái quy định pháp luật về lao động,
cản trở hoặc tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất, trí
tuệ, nhân cách của trẻ em.
3
Lao động trẻ em là gì?(tiếp)

 Các yếu tố cấu thành LĐTE


theo định nghĩa của ILO:
Dưới 18 tuổi

Trực tiếp hoặc gian tiếp LĐ nặng


nhọc,độc hại hoặc nguy hiểm

Hoặc phải làm việc quá nhiều ở độ


tuổi quá nhỏ
Lao động trẻ em: vấn đề toàn cầu
Đầu 2020: 160 triệu trẻ em (63 triệu
nữ, 97 triệu nam) – trẻ em trên toàn
thế giới rơi vào hoàn cảnh lao động trẻ
em. Trong đó 79 triệu trường hợp lao
động trẻ em làm công việc nguy hại.

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng


đói nghèo – dự đoán có thêm 8,9
triệu trẻ em rơi vào hoàn cảnh
lao động trẻ em cho đến cuối
2022 Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế - Tổng cục Thống kê –
Bộ LĐTBXH, Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2018, tr. 8

Nguồn: ILO và UNICEF (2021), Child Labour: Global Estimates, Trends and the Road Forward.
CÁC TIÊU
BUSINESS MODELCHÍ
CANVASNHẬN DẠNG LAO ĐỘNG TRẺ EM, TRẺ EM CÓ5

NGUY CƠ LAO ĐỘNG TRÁI QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

CĂN CỨ VÀO ĐỘ TUỔI


Căn cứ tính chất công việc và điều kiện làm việc, bao gồm 6

LOẠI HÌNH CÔNG VIỆC ĐANG LÀM

NƠI LÀM VIỆC

THỜI GIAN LÀM VIỆC


7

Căn cứ về hoàn cảnh của trẻ, ảnh


hưởng của lao động với sự phát triển
về thể lực, trí lực, tâm lý, đạo đức và
việc học tập của trẻ mà từ đó trẻ có
nguy cơ trở thành LĐTE
8

THỨ NHẤT
LOẠI CÔNG VIỆC VÀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC
9

1.Trẻ em dưới 13 tuổi


*Về việc làm: Người sử dụng LĐ không được tuyển dụng và sử dụng người
chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao
nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của
người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về LĐ
thuộc UBND tỉnh như:
-Diễn viên múc, hát, xiếc, điện ảnh, sân khấu, kịch, tuồng, chèo, cải
lương, múa rối (trừ muối rối nước)
-Vận động viên năng khiếu: Thể dục dụng cụ, điền kinh, bơi lội (trừ tạ
xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ,
đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền”
*Về thời gian: Kể cả khi làm các công việc được phép thì trẻ em dưới 13
tuổi vẫn bị xem là lao động trẻ em nếu thời gian làm việc vượt quá 04
giờ/ngày và tổng cộng vượt quá 20 giờ/tuần.
10

2.Trẻ em từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi:

*Về việc làm: Chỉ được làm những công việc nhẹ bao gồm:
» Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn
mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống,
dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh
đa Kế.
» Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng,
đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
» Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự
nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình.
» Nuôi tằm.
» Gói kẹo dừa.
*Về thời gian làm việc: 04 giờ/ngày, tổng 20 giờ/tuần
3.Trẻ em từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi: 11

Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm


công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc:
*Về việc làm: Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể
trạng của người chưa thành niên;
•Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác
động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
•Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất
nổ Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; Phá dỡ các công
trình xây dựng; Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
• Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
• Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí
lực, nhân cách của người chưa thành niên.
12

THỨ 2: NƠI LÀM VIỆC

*Nơi làm việc: Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi


đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường
hầm;
- Công trường xây dựng; Cơ sở giết mổ gia súc;
- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách
sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh
xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí
lực, nhân cách của người chưa thành niên.
1. Tiếp xúc với các
COMPETITOR yếu tố vệ sinh môi trường
MATRIX 3. Tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh 13
lao động không đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn vệ truyền nhiễm;
sinh cho phép theo quy định của pháp luật hiện
hành: điện từ trường, rung, ồn, nhiệt độ, bụi
silic, bụi không chứa silic, bụi bông, bụi amiăng;

2. Tiếp xúc với các loại chất, tia phóng xạ; bức 4. Thời gian làm việc trên 04 giờ/ngày trong
xạ bởi tia X và các tia có hại khác không đạt quy không gian làm việc gò bó, chật hẹp, công việc

HIGH VALUE 1
có khi phải quỳ gối, nằm, cúi khom;
LOW VALUE 1

chuẩn, tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo qui


định của pháp luật hiện hành;

5. Trên giá cao hay dây treo cao hơn 3 m so với


mặt sàn làm việc; địa hình đồi núi dốc trên 30 0.

LOW VALUE 2
NGUYÊN NHÂN CỦA LAO ĐỘNG TRẺ EM
(n Vă
già ghè n h l ao đ ộ n g hấp
số u n o đó oá, lượng
, đ gh i, TE là lực dẫn
iều èo kh xã h , d ễ bị lợi
kiệ , th oản ội ả o v ệ
t tự b
n, iên g c (chưa biế ụng, sai bảo, dễ
nh ta ác d
ận i, d h dụng, lạm công thấp …
thứ ân quản lý,
c…
LAO ĐỘNG
TRẺ EM
(b Gi
th ạo a đì
tru iếu lực nh
ật tậ yền sự , bấ và t
Pháp lu p, q t r
kh thố uan bìn ẻ em
ả ng tâ h đ
b iế t v ề PL, nă , c m ẳ
t h iế u hi ể u , thiếu
n g h i , n ng
( sự
ưa đủ m ạ n h họ ph gh ,
c hế tà i c h
k i ể m tra… ct íh ề
sát , ập ọc
sự giám …
NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM,
LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
 1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với
sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
 2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có
trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao
động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
 3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động
phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi
riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm,
kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
 4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành
niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
(Điều 144, Bộ Luật lao động 2019)
15
NGUYÊN TẮC KHI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRẺ EM, 16
LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
* Khi sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử
dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa
đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của
người chưa đủ 15 tuổi;
c) Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi
phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít
nhất một lần trong 06 tháng;
d) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp
với lứa tuổi.
*Ngoài ra phải thông báo bằng văn bản về Sở Lao động-TB và
TÌNH HUỐNG 1: TRƯỜNG HỢP CỦA EM HỒNG
Hồng năm nay vừa tròn 13 tuổi 5 tháng. Nhà Hồng có nghề làm nón xuất
khẩu. Mỗi chiều, sau khi học bài xong Hồng thường phụ giúp bố mẹ vẽ
hoạ tiết lên nón. Công việc rất thú vị nhưng mỗi ngày Hồng cũng chỉ
dành 2 giờ để làm việc này bởi Hồng còn phải dành thời gian cho vệ
sinh cá nhận, vận động thể thao và học bài, xem ti vi. Thứ 7 và Chủ Nhật
Hồng về thăm và ở lại nhà ông bà ngoại ở xã bên cạnh.

TRƯỜNG HỢP NÀY CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 1

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM HỒNG KHÔNG PHẢI LÀ LAO


ĐỘNG TRẺ EM VÌ:
- + Hồng trên 13 tuổi;
- +Thời gian làm việc không vượt quá 4h/ngày và 20h/tuần- Phù hợp
với quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật lao động năm 2019
- +Hồng làm công việc phù hợp với quy định tại “Danh mục công
việc nhẹ được phép sử dụng người dưới 15
TÌNH HUỐNG 2: TRƯỜNG HỢP CỦA EM MAI
Mai sinh ra tại một miền quê nghèo ở huyện ngoại thành Hà Nội. Nhà
Mai có 3 chị em. Mai là chị cả trong gia đình, còn ba tháng nữa là Mai
tròn 15 tuổi. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên Mai phải nghỉ
học để đi làm cho một gia đình chuyên sản xuất bàn, ghế mây để xuất
khẩu ở xã bên cạnh gần nhà. Hàng ngày, Mai đi làm từ 7h30 đến 11h30
và buổi chiều bắt đầu vào làm từ 13h30 đến 17h00. Buổi trưa Mai được
nghỉ 2 tiếng nên thường về nhà ăn cơm trưa. Hàng tuần Mai chỉ nghỉ mỗi
ngày chủ nhật.

TRƯỜNG HỢP CỦA MAI CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 2

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM MAI LÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM


VÌ: (Vi phạm thời giờ làm việc)

- + Mai chưa đủ 15 tuổi (còn thiếu 3 tháng nữa mới đủ 15 tuổi)


nhưng đã phải làm việc vượt quá 4h/1ngày và trên 20h/tuần (trái
với quy định tại điều 147 Bộ Luật lao động năm 2019)
- Mặc dù công việc lao động của Mai phù hợp với quy định tại Danh
mục công việc nhẹ được phép sử dụng người dưới 15 tuổi theo
Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11/6/2013 của Bộ
LĐTBXH nhưng do phải làm việc vượt thời giờ quy định nên vẫn
là lao động trẻ em;
TÌNH HUỐNG 3: TRƯỜNG HỢP EM MẠNH

Mạnh năm nay vừa tròn 16 tuổi. Nhà Mạnh ở một huyện ngoại thành
thành phố Hồ Chí Minh. Do nhà nghèo nên sau khi học xong lớp 9 thì
em nghỉ học để đi làm. Nhờ người quen biết, em đi làm cho một cơ sở
đúc đồ thờ cúng bằng đồng ở huyện bên cạnh. Do nhà cách cơ sở làm
việc hơn chục cây số nên mạnh xin làm ca chiều, từ 14h đến 22h hàng
ngày, trong các ngày từ thứ 2 đến thứ sáu

TRƯỜNG HỢP CỦA MẠNH CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 3

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM MẠNH LÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM


VÌ: (Do làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm)
- + Mạnh 16 tuổi là thuộc nhóm “Người chưa thành niên” nhưng
Mạnh làm việc tại cơ sở liên quan đến việc nấu, thổi, đúc, cán, dập,
hàn kim loại, trái với quy định tại:
- -Mục e, khoản 1 điều 147 Bộ Luật lao động 2019 và Danh mục
công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa
thành niên theo Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ
LĐTBXH.
TÌNH HUỐNG 4: TRƯỜNG HỢP EM HÙNG

Còn một tuần nữa là tới sinh nhật bước vào tuổi 15 của Hùng. Em đang
háo hức chờ đợi ngày vui đến. Gia đình Hùng thuộc diện nghèo ở huyện.
Nhà Hùng ở gần ngay chợ đầu mối hoa quả nên cứ từ 22h đêm đến 4h
sáng ngày hôm sau là xe từ khắp các tỉnh khác chở hoa quả đến tập kết
để phân phối đi các nơi trong thành phố. Để phụ giúp bố mẹ kiếm sống,
Hùng thường ra chợ đầu mối làm bốc vác. Mỗi bao hàng nặng khoảng từ
20-30kg tuỳ loại nên Hùng chỉ làm việc đến khoảng 12h đêm thì về nghỉ
để hôm sau thì về nghỉ để hôm sau còn đi học. Mỗi đêm, Hùng cũng
kiếm được 250 nghìn cho gia đình nên chỉ trừ khi người mệt hay bị ốm
đau Hùng mới nghỉ làm.

TRƯỜNG HỢP CỦA HÙNG CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 4

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM HÙNG LÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM


VÌ: (Do làm công việc nặng nhọc và làm việc sau 22h đêm)

- Hùng chưa đủ 15 tuổi nhưng phải lao động kiếm sống sau 22h đêm
mỗi ngày. Điều này là trái với quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật
lao động năm 2019.
TÌNH HUỐNG 5: TRƯỜNG HỢP EM HOA

Hoa năm nay vừa tròn 14 tuổi, Hoa ở cùng ông bà ngoại do cha mẹ ly
hôn. Để có tiền giúp đỡ ông bà ngoại trang trải cho cuộc sống hàng ngày,
Hoa đã nghe lời một người hàng xóm đi làm dọn phòng cho một nhà
nghỉ ở phố huyện, nơi cách nhà Hoa chỉ 1,5km. Để vẫn có thể đến
trường, Hoa chỉ làm việc vào các buổi chiều, từ 13h đến 16h các ngày
trong tuần, trừ ngày chủ nhật là Hoa nghỉ ở nhà

TRƯỜNG HỢP CỦA HOA CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 5

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM HOA LÀ LAO ĐỘNG TRẺ EM


VÌ: (Do làm việc tại nơi bị cấm)

- Hoa là trẻ em dưới 15 tuổi


- Mặc dù số giờ làm việc của Hoa không vượt quá 4h/ngày hoặc trên
20h/tuần nhưng nơi lao động kiếm sống tại nhà nghỉ - là nơi làm
việc có nguy cơ bị dụ dỗ, xâm hại, cưỡng bức tình dục, ảnh hưởng
đến sức khoẻ, đạo đức, nhân phẩm của Hoa. Điều này trái với quy
định tại mục d, khoản 2 điều 147 Luật lao động năm 2019
TÌNH HUỐNG 6: TRƯỜNG HỢP EM THẮNG

Thắng mới vừa đủ 15 tuổi, Thắng bỏ nhà ra thành phố làm đánh giầy
được gần một năm nay. Nơi Thắng làm việc là ở cạnh một quán cà phê,
gần Bộ X. Nhờ làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm nên Thắng có nhiều
khách hàng, vì vậy thu nhập của Thắng ổn định, khoảng 200.000đ/ngày.
Gần đây, có một nhóm thanh niên gặp Thắng để nói chuyện. Họ nói rằng
nếu Thắng muốn làm việc ở nơi này thì mỗi buổi chiều tầm 15h, Thắng
phải đi giao một gói hàng cho một ông chủ quán Karaoke ở phố. Nếu
Thắng không đồng ý sẽ bị đánh và đuổi đi nơi khác, không được làm ở
đây nữa. Do sợ bị mất thu nhập và sợ bị đánh nên Thắng đành đồng ý
làm. Sau vài lần giao hàng, Thắng biết đó là “hàng đá” và “thuốc lắc”
nhưng Thắng vẫn không dám từ chối

TRƯỜNG HỢP CỦA HÙNG CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ EM


KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 6

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM THẮNG LÀ LAO ĐỘNG TRẺ


EM VÌ: (Do làm các công việc tồi tệ nhất)

- Thắng vừa đủ 15 tuổi thuộc nhóm “Người chưa thành niên” nhưng
bị cưỡng bức vào đường dây buôn bán ma tuý Điều này trái với các
quy định tại khoản c, điều 3 công ước 182 của ILO về nghiêm cấm
các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất
TÌNH HUỐNG 7: TRƯỜNG HỢP EM QUANG

Quang là một cậu bé 12 tuổi sống với cha mẹ ở vùng nông thôn. Gia
đình Quang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Cha mẹ em bị bệnh hiểm
nghèo đã nhiều năm. Để có tiền chữa trị cho bố Quang, mẹ em đã phải
vay nợ khoản tiền 100 triệu đồng của một người cùng xã. Ông ta là chủ
thầu chuyên nhận phá dỡ các công trình xây dựng. Tuy còn nhỏ nhưng
Quang đã bỏ học và tự nguyện làm việc cho ông chủ thầu với mức lương
5 triệu đồng/tháng để trừ nợ dần cho gia đình. Việc ăn uống hàng ngày
do người chủ thầu này thu xếp. Công việc của Quang là cùng các công
nhân khác phá dỡ nhà ở, công trình cũ để xây lại.

TRƯỜNG HỢP CỦA QUANG CÓ PHẢI LAO ĐỘNG TRẺ


EM KHÔNG? TẠI SAO?
ĐÁP ÁN TÌNH HUỐNG 7

- TRƯỜNG HỢP CỦA EM QUANG LÀ LAO ĐỘNG TRẺ


EM VÌ: (Do làm các công việc tồi tệ nhất)

- Mặc dù là làm việc tự nguyện, nhưng thực chất Quang làm việc
dưới hình thức lao động gán nợ, là một trong những hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất theo pháp luật quốc tế (Điều 3, Công ước
182, 1999 của ILO), vi phạm tiêu chí thứ 3 về các hình thức lao
động trẻ em tồi tệ nhất.
- Quang phải làm công việc phá dỡ nhà ở, công trình cũ để xây lại là
những công việc nguy hiểm, nặng nhọc trái với quy định tại Mục đ,
khoản 1, Điều 147 Bộ luật lao động năm 2019
TỔNG KẾT
Trẻ em và người chưa thành niên tham gia lao động đúng quy định pháp
luật gồm:
-Trẻ em và người chưa thành niên làm những công việc mà pháp luật
không cấm
-Trẻ em và người chưa thành niên làm công việc phù hợp với quy định
của Pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế (Công ước 138, 182
của tổ chức lao động quốc tế ILO về độ tuổi, về thời gian làm việc, về
loại công việc và nơi làm việc; các công việc không ảnh hưởng xấu tới
nhân cách của trẻ em
-Tại Việt Nam: công việc phù hợp với quy định của pháp luật có thể xác
định theo nhóm tuổi, cụ thể
+Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi: các công
việc hợp pháp phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam và
công ước số 138 về tuổi tối thiểu. Tuy nhiên, thời gian phải trong
khoảng từ 6h00 sáng tới 22h00 tối và không được làm quá 8h/ngày
TỔNG KẾT
+Đối với người chưa thành niên từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi: Những công
việc nhẹ được quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH về Ban
hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc.
Thời gian trong khoảng từ 6h00 sáng tới 22h00 tối và không được làm
việc quá 4h/ngày và 20 giờ/tuần.
+Đối với trẻ em dưới 13 tuổi: Một số công việc quy định tại Thông tư số
11/2013/TT-BLĐTBXH về ban hành danh mục công việc nhẹ được sử
dụng. Thời gian không quá 4h/ngày và không quá 20 giờ/tuần. Các công
việc hợp pháp phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam và
công ước số 138 về tuổi tối thiểu. Tuy nhiên, thời gian phải trong khoảng
từ 6h00 sáng tới 22h00 tối và không được làm quá 4h/ngày.
Dấu hiệu nhận biết lao động trẻ em trong thực tế: Lao động trẻ em
được thể hiện dưới nhiều hình thức, diễn ra ở nhiều nơi, cả trong gia
đình và ngoài xã hội, cả trong khu vực kinh tế chính thức và phi chính
thức, có tính công khai hoặc không công khai, tập trung hoặc phân tán
CỘNG ĐỒNG HÀNH ĐỘNG ĐỂ GIẢM THIẾU
VÀ XOÁ BỎ LAO ĐỘNG TRẺ EM

Gọi ngay TỔNG ĐÀI QUỐC GIA BẢO VỆ TRẺ


EM 111 khi thấy trẻ em bị bóc lột sức lao động hoặc
bị xâm hại dưới mọi hình thức

33
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE

34

You might also like