You are on page 1of 17

1

Nhóm 4 Thuyết trình về Lò Vi Sóng


Thực tập điện tử 2

Văn Thành Thuận


Nguyễn Nam Duy
I. Phát minh 2

 Percy spencer, trong khi thử nghiệm trên máy phát sóng tần số cao
thì phát hiện ra điều đặc biệt đã làm thanh socola trong túi của ông
tan chảy.
 Sau khi tìm hiểu và thử nghiệm với những món khác thì đưa ra kết
luận rằng những luồng điện tử phân cực ngắn phát ra từ ống
Magnetron đã tác động lên socola và những thực phẩm khác.
 Như vậy các luồng sóng này có khả năng làm nóng thực phẩm. Thế
là ông mày mò sáng chế ra một lò nấu bằng sóng cực ngắn
3

II. Cấu tạo


1. Ngăn nấu
2. Magnetron (nguồn phát sóng
vibar)
3. Mạch điều khiển
4. Ống dẫn sóng
5. Cánh tản sóng
6. Quạt tản nhiệt
7. Đĩa quay
4

1. Ngăn nấu
 Ngăn nấu là một lồng Faraday có lưới kim
loại bao quanh. Mắt tấm lưới này đủ nhỏ để
vi sóng không thể thoát ra nhưng cũng đủ lớn
để ánh sáng lọt qua được, nhờ đó ta có thể
nhìn thấy được thức ăn đang nấu bên trong.
  Ngăn chứa thức ăn phải đảm bảo "độ kín" để
sóng không lọt ra ngoài.
5
2. Magnatron
Bộ phận cốt lõi của lò vi sóng với
tác dụng tạo sóng để tạo nhiệt cho
thức ăn.
Nó là một ống kiểm soát điện từ,
giúp biến điện năng thành sóng. Để
cung cấp năng lượng cho magnetron,
lò vi sóng có một máy biến thế với
chức năng thay đổi dòng điện trong
nhà với hiệu điện thế tiêu chuẩn
120V/220V lên điện áp 4000V hoặc
cao hơn. Điện áp này làm nóng sợi
dây tóc (filament) đặt ở giữa Electron bắn ra khi sợi filament bị làm nóng
magnetron, làm bắn ra các electron.
6

Các electron sẽ bắn ra theo đường


thẳng tới một anod, hay cực
dương, bao xung quanh sợi dây
tóc, nhưng hai vòng nam châm ở
trên và dưới anod sẽ bẻ dòng
electron ngược trở lại sợi dây tóc
và làm chúng bay theo đường
tròn.

Nam châm bẻ cong dòng electron ngược trở lại


7

Sóng vi ba sẽ được phát ra khi các


tia electron quét qua các lỗ hổng
trên a nốt.

Các hốc trên cực a nốt hình tròn tạo


ra vi sóng khi bị dòng electron quét
qua
8

3. Mạch điều khiển

Mạch điều khiển gồm các núm xoay vật lý (đối với lò cơ học) hoặc nút cảm ứng và
màn hình điện tử (đối với lò điện tử). Thông qua bảng điều khiển, người sử dụng sẽ
điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu nướng của lò.
9

4. Ống dẫn sóng


Dẫn sóng vibar phát ra từ magnetron ra ngăn nấu
10

5. Cánh tản sóng

Tản sóng ra xung quanh trong khoang nấu, để sóng được phân bổ đều đặn hơn, đảm
bảo thức ăn trong khoang được làm nóng nhiều vị trí nhất.
11

6. Quạt tản nhiệt

Làm mát các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng (biến thế cao áp và nguồn phát
sóng)
12

7. Đĩa quay
Thức ăn được quay trên
đĩa để hấp thụ được nhiều
sóng hơn.
13
III. Nguyên lý hoạt động

 Năng lượng sóng viba từ nguồn phát Megnatron được truyền theo
ống dẫn sóng đến quạt phát tán để đưa sóng ra mọi phía. Ở giữa lò
các sóng phân tán đều đặn nhờ sự phản xạ vào thành lò.
14
Sóng vibar thường ở tần số
2,450 MHz.
Ở tần số này nó dễ dàng bị phản
ứng bởi nước và các chất hữu
cơ có trong thực phẩm. Các
sóng bên trong lò có thể đi sâu
vào trong thức ăn và truyền
năng lượng cho nước bên trong
thực phẩm, sinh ra ma sát lớn
giữa các phân tử và từ đó sản
sinh nhiệt năng làm thức ăn
nóng lên.

Nhiệt sinh ra do ma sát của sự chuyển động giữa các


phân tử thức ăn dưới tác động của từ trường
15

IV. Sử dụng
Nhựa, thủy tinh, gốm sứ không hấp thụ sóng
vi ba nên không bị làm nóng trong lò vi
sóng. Chúng là dụng cụ chuyên dụng nấu ăn
trong lò vi sóng. Nhưng không dùng các loại
nhựa dẻo, vì chúng bắt nhiệt cao, nhiệt từ
thức ăn được làm nóng có thể khiến nhựa
chảy, biến dạng.
Kim loại phản xạ lại sóng vi ba dễ gây tia
lửa điện kèm theo nguy cơ cháy nổ nên
không dùng được trong lò vi sóng.
 Nếu lò vi sóng có chức năng nướng, thì khi chuyển sang chế độ nướng, nhiệt cấp
cho lò sẽ là từ dây điện trở hay đèn halogen, nên khi đó có thể dùng dụng cụ kim
16
loại, còn với các chức năng nấu khác thì tuyệt đối không dùng kim loại trong lò.

 Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn; sóng không được hấp thụ bởi thức
ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò.

 Lưu ý: Luôn cần tạo độ hở cho các món nấu trong lò để khi thức ăn bị nấu chín
tăng thể tích do nhiệt sẽ không bị bể, phát nổ trong lò.

 Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo
và mực in nhãn bao có thể thổi sang thức ăn khi đun nấu bằng lò vi sóng. Do đó
cần tách bao bì khỏi thức ăn trước khi cho vào lò.
17

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe

You might also like