You are on page 1of 66

PHẬT GIÁO

MIẾN ĐIỆN
Bài 5:

PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBAUNG


Năm 1752-1885
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
1. ALAUNGPAYA (1752 – 1760)
Vị vua sáng lập vương triều Konbaung.
là vị vua đầu tiên của triều Konbaung trong lịch sử
Myanmar, trị vì từ năm 1752 đến năm 1760. Ông
đã xây dựng Đế quốc Miến Điện thứ 3 đầu thế kỷ 18
tồn tại cho đến khi bị quân Anh thôn tính vào ngày 1
tháng 1 năm 1886. Ông đã qua đời vì bị thương
trong quá trình thúc quân xâm chiếm vương quốc
Ayutthaya.
Alaungpaya một tù trưởng người Miến ở làng
Moksobo (nay là Shniebo) ngay cạnh Innwa (thủ
phủ bang Mandalay) ở Thượng Miến đã phát triển
thế lực của mình. Alaungpaya đã liên tục đánh bại
người Môn và đồng thời thu hút được sự liên minh
của nhiều lực lượng người Miến.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
1. ALAUNGPAYA (1752 – 1760)
Năm 1757, Alaungpaya thống nhất được
Miến Điện. lấy chính quê mình Shniebo
làm kinh đô lập nên Vương Triều
Konbaung.
Tháng 5 năm 1754 ông đánh phá Dagon
đổi tên là Rangoon, có nghĩa là chiến
tranh đã chấm dứt. (nay là Yagon)
Sau đó Ông chỉ huy các võ tướng đến
thẳng tháp Phật Đức cung (Đại kim tháp)
làm lễ báo tin thắng trận và làm lễ tạ ơn
đức Phật.
A Não Phách Nhã là vị anh hùng dân tộc thứ 3 của Miến Điện. Hai vị trước
là A-nô-luật-đà và Mãng Ưng Long.
A Não Phách Nhã rất tin Phật giáo.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
1. ALAUNGPAYA(1752 – 1760)
Hàng ngày ông mời các sư Tăng tới vương
cung để cúng dường.
Mỗi tháng 4 ngày, ông cùng các quan đại
thần và cung nhân thụ trì ngũ giới.
Trong thời gian ông trị vì, vị Thượng tọa tên
là Atula được phong làm quốc sư là thuộc
phái mặc hở vai.
Năm 1757, ông trở thành vị vua hùng mạnh
nhất ở phương đông khi ông chinh phạt
được Pegu mặc dù người Môn ở đó được 
Pháp hỗ trợ.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
1. ALAUNGPAYA (1752 – 1760)

Nền văn hóa cao của người Môn bị phá hoại nghiêm trọng.
Từ đó, dân số người Môn ở Miến Điện giảm rất nhiều. 
Chưa đến một năm sau, người Môn lại nổi dậy; nhưng
Alaungpaya đã lập tức trấn áp được. Nghi ngờ Ayutthaya đã
ủng hộ người Môn, ông đã thẳng thừng tấn công vào tận
kinh đô Ayutthaya.
Tuy nhiên, trong cuộc chinh phạt này, ông đã bị trọng
thương do khẩu đại bác mà ông đứng gần bị nổ khi nạp
thuốc súng. Quân Miến Điện phải rút về nước. Alaungpaya
chết trước khi tới được sông Salween. Lúc ấy, ông mới
chưa đầy 46 tuổi và sự nghiệp của ông mới chỉ kéo dài có 8
năm.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Sau khi Alaungpaya qua đời, thượng tọa Chính


Trí (Nàna) thuộc phái mặc áo trùm cả hai vai
được phong làm quốc sư. Ngài có trí tuệ uyên
thâm, đã chú thích các sách Đề thị (Nỳasa),
Song luận, Đại phát thú luận (Mahàpatthàna)
bằng chữ Miến Điện.
Mộ của vua Alaungpaya
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
2. VUA HSINBYUSHIN (1763 – 1776)
Năm 1763 Mãnh Bác (Hsinbyushin; .1763-1776) lên nối ngôi
phong Chiêm-đà-bà-la (Candovara) làm quốc sư và xây ngôi
chùa Bhùmikiti atula để cúng dàng. Thời kỳ này một bộ phận tín
đồ Phật giáo trong nước nẩy ra tà kiến mà lại cho mình là đúng.
Nhà vua đã ra lệnh sửa đổi lại cho đúng. Năm 1774, nhà vua
men theo dòng sông Irrawady đi tuần các nơi, dọc đường ở các
vùng Pagan (Bồ Cam) và Pegu (Tỳ Mậu) ông đều tới lễ bái các
tháp Phật. Tháp Phật cung Thụy Đức (Swedagon) do trận động
đất năm 1769 một bộ phận bị phá hủy, nhà vua đã lệnh cho xây
lại, bỏ ra một số lượng vàng nặng bằng thân thể mình để dát
đỉnh tháp và trang sức kim luân trên đỉnh tháp bằng đá quý3.
3. a. - Giáo sử, chương 6
b- Lịch sử Miến Điện, tr. 182-183
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Văn hóa:
Hsinbyushin đã cử sứ sang Varanasi (Ấn Độ), mời 9 vị Bà
la môn làm tham mưu cho ông. Năm 1765 Hsinbyushin
sai quốc sư Maungdaung cộng tác với 9 vị này dịch sách
Vyākaraṇa, một cổ thư tiếng Phạn viết về văn phạm, y
dược, thiên văn học.
Năm 1771, ông lại sai đại thần Manu Wannana Kyawhtin
soạn bộ sách luật Manusarashwemin dhammathat dựa trên
sách luật các đời trước. Bộ sách này được viết bằng tiếng
Miến Điện. Trong việc biên soạn, Manu Wannana có sự giúp
đỡ của quốc sư Taungdwin cùng một số tỳ-kheo thông thái
khác
Năm 1774, nhà vua sai trùng
tu chùa Shwedagon, nâng độ
cao của chùa lên mức hiện
tại; ông còn dát thêm vàng
cho chùa và xây một ngọn
chóp nạm ngọc để thay thế
ngọn chóp cũ bị đổ do động
đất năm 1769.
Shwedagon pagoda in Myanmar
Không những là một nhà chinh phạt lớn, Hsinbyushin còn say mê
thơ phú. Thứ phi của ông là Ma Htwe cũng là một thi sĩ nổi danh.
Letwe Thondara, một vị quan cận thần của ông đã có thời bị
Hsinbyushin lưu đày ra đồi Meza (nay thuộc huyện Katha).
Thondara đã sáng tác bài thơ Meza Taung-Che, mô tả nỗi buồn
cô độc của mình, làm nhà vua cảm động và phục chức.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
3. Bodawpaya (1782 – 1819)
Bodawpaya (1782-1819), con trai thứ năm của Alaungpaya lên ngôi, là một vị vua
thông minh, đảm lược, giúp Phật giáo giải quyết sự tranh chấp giữa hai phái
Pàrupana và Ekamsika đã kéo dài trên 100 năm.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Vua Bodawpaya còn tiếp tay


giúp đỡ tổ chức đại giới đàn
thâu nhận những Sa di không
được Tích Lan cho phép thọ
Đại Giới. Số là vua Tích Lan
Kirti Sri Ràjasinha tuy là một
ông vua hộ đạo, nhưng chính
sách của ông đối với Tăng Già
có phần kỳ thị đối với hàng
bình dân, không phù hợp với
lối hành xử của Phật và truyền
thông Phật giáo Vua chỉ cho
chư tăng Tích Lan thuộc giai
cấp thượng lưu được thọ tỳ
kheo Giới, còn các sa di thuộc
giai cấp hạ lưu không được
thọ Cụ Túc Giới.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Một vị Sa di hiệu Ambagahapitiya Nànavimalatissa cùng


một số sa di khác đến Amarapura gần Ava năm 1799, thỉnh
cầu chư tăng Miến Điện truyền đại giới, được vua
Bodawpaya đón tiếp, giúp đỡ. Sau khi Vua Sãi (Sangharàja)
Miến Điện Nànabhivamsa truyền giới cho hàng Sa di Tích
Lan rồi, 5 vị tăng Miến Điện mang theo kinh sách cùng chư
tăng Tích Lan trở về Tích Lan, tổ chức đại giới đàn, truyền đại
giới cho Sa di Tích Lan không phân biệt giai cấp, thành lập hệ
phái Amarapura Sangha (Buramagàma, Hệ Phái Tăng Già
Miến Điện) tại Tích Lan.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Triều đại Bodawpaya đánh dấu khúc quanh trong liên hệ


lịch sử giữa Phật giáo Miến Điện và Phật giáoTích Lan: Từ thế
kỷ thứ 12 đến thế kỷ thứ 18, Tích Lan đóng vai trò trọng yếu
trong việc thiết lập hệ thống Phật giáo Nam Tông và hệ phái
Sihala Sangha trên nhiều quốc gia Đông Nam Á, nhưng vào
cuối thế kỷ thứ 18, Miến Điện đã giúp Tích Lan giải quyết vấn
đề thọ giới, thành lập hệ phái Tăng Già Miến Điện, tạo sự hòa
hợp giữa hàng tăng sĩ Tích Lan trước chính sách kỳ thị của
vương triều Tích Lan.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Trong thời gian vua Mạnh Vân (Bodowpaya; 1782-1891) trị vì, năm
1788, ngài Nhã Na Tỳ Sa Đà Xà (Nànà bhisàsana- dhaja) được phong
làm tăng vương. Ngài thụ tỳ khiêu giới 5 năm, viểt sách Đạo luận tân
sớ (Petakalankàra) và khi tuổi hạ là 8 tuổi thì ngài được phong làm
tăng vương, viết cuốh Trường bộ sớ (Sàđbujja- navilàsini) và rất nhiều
sớ cho các bộ kinh luận khác. Trong thời gian làm Tăng vương, việc
quan trọng nhất là ngài tổ chức Tăng nhân phái quốc vương đi Tích
Lan và mang theo cả một sô' văn hiến Pa-li, truyền bá Tăng phái
Amarapura-nikàya tới Tích Lan. Amarapura là một trong những thủ đô
của vương triều Konbuang. Tăng phái Amarapura có nghĩa là Tăng
phái Miên Điện. Tăng vương là vị đứng đầu Tăng phái hàng ngày dạy
dỗ đệ tử ở các nơi, tu đầu đà hạnh và mỗi ngày chỉ ăn một bữa2.
(2. Lịch sử Miến Điện)
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Vua Mạnh Vân (Bodawpaya) ở ngồi 38 năm, ông tin


vào vũ lực, muôn làm bá chủ thế giới. Ông còn là một
nhà mộng tưởng hoang đường, muốn làm vua trong
chư Phật. Khoảng năm 1797, ông đã đuổi bà hậu phi,
rồi đi đến Minh Hằng (Mingun) ở Pinya, triệu tập 2000
người Arakan (A Lạp Can), xây ngôi tháp Minh Hằng,
tự xưng là Phật Di-lặc tương lai (Arimittiya). Nhưng
chẳng bao lâu thì trút bỏ áo cà-sa trở lại làm quốc
vương. Ngôi tháp Minh Hằng bị bỏ dở, và cho đến nay
vẫn còn lại một chiếc chuông lớn thứ hai thế giới nặng
hơn 80 tấn.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Xây tháp Minigun Paya


Mingun Pahtodawgyi hay Minigun Paya ở thị trấn Mingun, cách
thành phố Mandalay khoảng 10 km về phía tây bắc miền trung
Myanmar, là di tích lịch sử lớn chưa xây xong trên bờ sông
Irrawaddy.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBAUNG
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
Minigun Paya
Di tích lịch sử này được vua Bodawpaya bắt đầu cho xây dựng vào năm
1790, nhưng phải dừng lại giữa chừng. Nếu công trình này hoàn thành, nó sẽ
là bảo tháp lớn nhất thế giới. Mặc dù chỉ có một phần ba cấu trúc (phần dưới
cùng của ngôi chùa) hoàn thành, tuy nhiên ngôi chùa còn dang dở này giống
như tòa lâu đài bằng gạch hùng vĩ, cao khoảng 50 m và rộng 70 m.
Cảnh quan Mingun Pahtodawgyi vô cùng ấn tượng. Tại trung
tâm của ngôi chùa hướng ra sông là lối vào được trang trí tỉ mỉ.
Bên trong lối vào là ngôi đền nhỏ thờ tượng phật. Phía trước
chùa đối diện với dòng sông là tàn tích của hai bức tượng sư
tử khổng lồ cao khoảng 29 m, canh giữ ngôi đền.
Mingun Pahtodawgyi bị hư hại trong trận động đất lớn năm
1838. Nhiều vết nứt lớn ngày càng nứt to, đầu của 2 bức tượng
sư tử khổng lồ bị vỡ lăn xuống sông Irrawaddy.
Vua Bodawpaya đã bắt hàng ngàn tù nhân chiến tranh và nô
lệ xây dựng bảo tháp, và trong bảy năm, chùa đã đạt tới độ
cao 50 mét rmột phần ba chiều cao dự định. Vì việc xây bảo
tháp quá tốn sức, nên gánh nặng xây dựng đã đổ lên đầu
người dân và nhà nước, từ đó xảy ra nhiều sự bất mãn trong
tầng lớp nhân dân - Lợi dụng bản chất mê tín của nhà vua,
người ta đã bịa đặt lời tiên tri để ngăn chặn dự án. Lời tiên tri
nói rằng ngay khi chùa hoàn thành, vương quốc sẽ chấm
dứt. Một số nhà sử học suy đoán rằng có thể có nhiều
nguyên nhân khác, chẳng hạn như khó khăn kỹ thuật, thiếu
nguồn lao động và thiếu kinh phí khiến nhà vua không thể
hoàn thành bảo tháp. Khi nhà vua qua đời vào năm 1819, dự
án bị dừng vô thời hạn và không ai trong số những người kế
vị của ông tiếp tục xây ngôi chùa.
Vua Bodawpaya hy vọng rằng bảo tháp sẽ được hoàn thành, vì
năm 1808, ông đã cho làm một chiếc chuông khổng lồ để đặt
trên đỉnh của bảo tháp. Đó là chiếc chuông lớn nhất thế giới 
trong gần hai thế kỷ cho đến khi nó bị lu mờ vào năm 2000 bởi
chiếc chuông may mắn nặng 116 tấn tại đền Foquan, Trung
Quốc.
Chuông Mingun cao 12 ft (3,66 mét) và đường kính 16 ft (5
mét) và nặng 90 tấn. Chuông được đặt trong sảnh đường kiểu
Miến Điện.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
3. Chiến thắng Arakan (A Lạp Can)
Vào thời kỳ vua Bodawpaya trị vì, ông ta đã từng
mang quân đi tiêu diệt Arakan (1784-1785). Arakan
có pho tượng một vị tôn giả tên là Maha Muni
Buddha được cả nước tôn kính. Pho tượng đó là
biểu tượng của vương quốc Arakan, và là báu vật
bảo vệ cho vương quốc. Bấy giờ pho tượng Phật
Đại Mâu Ni và một số pho tượng bằng đồng khác đã
trở thành chiến lợi phẩm của Miến Điện. Chúng đã
được chở tới Mandalay bằng thuyền, nhà vua và cả
cung nhân đều ra đón. Vua Mạnh Vân sai ngựòi
thống kê số bia trong các chùa Phật ở Arakan được
khoảng hơn 600 tấm và sai cho tăng nhân khảo
cứu, và sao chép để bảo tồn. Đây là vốn tư liệu
được các nhà sử học rất coi trọng1.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
4. VUA BAGIYIDAW (1819 – 1837)
Vào thời kỳ đầu vương triều Konbaung nhờ đất nước
cường thịnh, nên vẫn còn ngăn chặn được thế lực nước
ngoài xâm nhập. Thời vua Alaungpaya, Yangon đã được mở
mang thành hải cảng để thông thương.

Về sau, các vương quốc phương Tây theo đuổi việc phát
triển ra nước ngoài, liên tiếp sang phương Đông chiếm đất
làm thuộc địa. Năm 1823, nước Anh thường tăng thêm quân
đến vùng biên giới Ấn-Miến. Tháng 2 năm sau, lần đầu tiên
họ tuyên chiến với Miến Điện, dùng hải quân đánh phá
Yagon.
Năm 1826 thì giảng hòa, nước Anh giành được rất
nhiều điều khoản có lợi ở Miến Điện.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
4. VUA BAGIYIDAW (1819 – 1837)
Chiến tranh Anh – Miến lần thứ nhất.
Hòa ước Yandabo ký năm 1826, Miến Điện
nhường 2 tỉnh tại Arakan và Tenasserim
cho Hãng Đông Ấn.
Miến Điện bồi thường phí tổn chiến tranh 1
triệu bảng Anh trả thành 4 kỳ trong vòng 2
năm.
Nhận Quan Khâm sai trong cung đình Miến.
(Khâm sứ như là Quan toàn quyền, đại diện
cho 1 quyền lực chiến thắng Miến Điện)
Vua Bagiyidaw duy trì liên hệ thân hữu với Hãng Đông Ấn,
hy vọng Hãng này sẽ trả lại 2 tỉnh đã mất nhưng không
thành.
Bị Tharawaddy em vua Bagiyidaw đứng lên đảo chánh lên
làm vua năm 1837.
Hsinbyume or Myatheindan Pagoda được vua
Bagiyidaw xây dựng vào năm 1816 để tưởng niệm
hoàng hậu Hsinbyume
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
5. VUA THARAWADDY (1837 – 1846)
Quyết định chấm dứt quan hệ với Anh quốc.
Không thi hành điều khoảng được ghi trong
Hòa Ước Yandabo.
Năm 1840, Quan Khâm Sứ rút khỏi Miến Điện.
Chấm dứt giây liên hệ giao tế giữa chính phủ
Anh và chính Phủ Miến Điện.
Ra lệnh chặn đứng mua bán đồ gia vị, khám xét tàu buôn,
bắt thủy thủ chuyên chở đồ gia vị bất hợp pháp.
Vua Tharawaddy công bố gỗ lim là sản phẩm độc quyền của
Hoàng gia Miến làm cho thương gia Anh bất mãn.

Đây chính là những nguyên nhân đưa đến chiến tranh


Anh Miến lần 2.
Vào năm 1841, Vua Tharrawaddy đã tặng một quả chuông nặng 42 tấn
có tên là Maha Tissada Gandha Bell và 20 kg (44 lb) mạ vàng cho
chùa Shwedagon ở Yangon. Triều đại của ông đầy rẫy tin đồn về việc
chuẩn bị cho một cuộc chiến khác với người Anh, những người đã
thêm Arakan và Tenasserim vào quyền thống trị của họ. Tuy nhiên,
phải đến năm 1852, sau khi Tharrawaddy được kế vị bởi con trai
Pagan Min, Chiến tranh Anh-Miến Điện lần thứ hai bùng nổ.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
6. VUA MINDON (1853 – 1878)
Nhiều vụ đảo chính, nổi loạn xảy ra tại
Thượng Miến:
 Dân Shan
 Hai người con trai của vua nổi lên làm
loạn giết em vua, Đông Cung Thái tử
Kanaung.
 Quân đội đảo chính, ủng hộ hoàng
thân con trai của Đông Cung Thái Tử.
 Vua Mindon bối rối, yêu cầu người
Anh giúp đỡ.
Câu kết giảng hòa với nước Anh, cắt toàn bộ vùng hạ Miến
Điện, bao gồm cả các vùng duyên hải cho nước Anh cai trị,
kết thúc cuộc chiến tranh Anh-Miến lần thứ 2.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
6. VUA MINDON (1853 – 1878)
Nhiều vụ đảo chính, nổi loạn xảy ra tại
Thượng Miến:
 Hai người con trai của vua nổi lên làm
loạn giết em vua, Đông Cung Thái tử
Kanaung.
 Quân đội đảo chính, ủng hộ hoàng
thân con trai của Đông Cung Thái Tử.
 Vua Mindon bối rối, yêu cầu người
Anh giúp đỡ.
Câu kết giảng hòa với nước Anh, cắt toàn bộ vùng hạ Miến
Điện, bao gồm cả các vùng duyên hải cho nước Anh cai trị,
kết thúc cuộc chiến tranh Anh-Miến lần thứ 2.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
6. VUA MINDON (1853 – 1878)
Năm Phật lịch 2401(1857), vua Mindon
dời kinh đô về Mandalay.
Về mặt Phật giáo, nhờ nhà vua đức tin và nhiệt tình hộ pháp, nên Phật
giáo cũng được phát triển một bước. Năm 1871, vua Mindon triệu tập 2400
vị cao tăng cử hành ở Mandalay một cuộc kết tập Tam tạng lần thứ V mà
nhà vua là người hộ pháp. Lần kết tập này lấy Luật tạng làm trọng tâm, khảo
đính so sánh đốì chiếu chỗ đồng dị trong nguyên bản thánh điển, rồi cùng
nhau hợp tụng mất 5 tháng mới xong. Trong kỳ kết tập này còn kết tập cả
văn tự Tam tạng, phân biệt văn khắc ở trên 729 tấm bia đá Đại lý hình vuông
rồi cho dựng ở trong chùa tháp Cân Tha Đà (Kuthodw) dưới chân núi
Mandalay, xung quanh có 45 ngôi tháp Phật bảo hộ vòng ngoài. Bia đá
được khắc trong thời gian hơn 5 năm, cầu nguyện cho thánh giáo được lưu
truyềp mãi mãi. Thánh tích vĩ đại ấy đến nay vẫn còn ở cố đô Madalay
Kuthodw temple in Mandalay
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
Một trong những vị quốc sư của vua Mindon là ngài Bát Nhã
Tát-di (Pãnnã Sàmi) vốn là đệ tử của Tăng vương Y-da-đạt-ma.
5 năm sau khi thụ giới, ngài viết cuốn Âm nghĩa phân tích
(Saddatthabhedacintà) bằng chữ Miến, 10 năm sau, ngài dịch
cuốn Danh nghĩa minh đăng từ tiếng Pa-li ra chữ Miến và đưa
ra nhiều loại kinh luận để khảo đính. Sau đó ngài còn viết cuốn
Giáo sử (Sàsanavamsa) gồm 10 chương, là cuốn sách nổi tiếng
trong lịch sử Phật giáo, trong đó Phật giáo Miến Điện nằm ở
chương thứ 6, chiếm hơn nửa toàn bộ cuốn sách. Tăng vương
Y-da-đạt-ma viết cuốn Thiện vương chi đạo (Suràjamagadipani),
giảng dạy cho học tăng cuốn Trung A-hàm-chú. Cuốn sách đã
được ghi chép và phiên dịch trên lá bối. Tối Thắng Chủng dịch
bộ Kinh bản sinh ra chữ Miến.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Ngày 11 tháng 11 năm Phật


lịch 1885, cuộc chiến tranh Anh-Miến
lần thứ 3 nổ ra. Chỉ trong vòng hơn 10
ngày, tức đến ngày 28 cùng tháng, quân
Anh đã vây hãm thủ đô Mandalay, vua
Thibaw, (1878-1885) vua cuối cùng của
vương triều Konbaung bị bắt,
Nhà vua và hoàng hậu đều bị lên đảo Ratanagiri thuộc
Ấn Độ. Tết nguyên đán năm sau, nước Anh tuyên bố Miến Điện
là thuộc bản đồ do nữ hoàng Anh cai trị.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Sau khi vương triều Toungoo bị diệt
vong, cuộc tranh luận về mặc áo cà-sa
của Phật giáo vẫn chưa được giải quyết.
Đến thời kỳ vương triều Konbaung, cuộc
tranh luận lại nổ ra quyết liệt.
Vào năm 1752, sau khi vua
Alaungpaya xây dựng vương
triều Konbaung được ít lâu thì có vị thượng tọa Thiện Sinh
(Sulàta) thuộc phái mặc áo trùm cả 2 vai đến dâng thư cho
nhà vua trình bày rõ việc sa-di khi đi vào thành thị, thôn xóm,
theo đúng luật, phải khoác loại áo cà-sa trùm cả 2 vai. Nhưng
quốc sư Atula thuộc phái mặc áo hở vai phải cũng dâng thư
cho nhà vua nói rõ rằng sự việc này trước kia đã giải quyết
xong rồi, nay không nên tranh luận nữa.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Nhà vua không biết nên giải quyết thế
nào, bèn nói rằng, hiện nay việc nước rất
bận, công việc của Phật giáo sẽ giải quyết
sau. Nhưng sau đó, vua Alaungpaya ra
lệnh cho sư tăng trong toàn quốc phải
tuân theo vị quốc sư của nhà vua.
Như vậy, phái mặc áo trùm vai phải tuân theo lệnh của
quốc vương, mặc áo để hở vai phải. Nhưng có 2 vị thượng tọa
vẫn dạy đệ tử của mình khi vào thành thị, thôn xóm phải mặc
loại áo trùm cả 2 vai.
Sau khi vua Alaungpaya qua đời, Chính Trí(Nàra) thuộc
phái mặc áo trùm 2 vai được phong làm quốc sư. Khi ấy, phái
mặc áo trùm 2 vai cho rằng, tăng trưởng của phái mình là quốc
sư, vậy là đã có chỗ dựa rồi.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Họ bèn dâng thư lên nhà vua trình
bày về việc sa-di khi vào thành thị, thôn ấp
phải mặc áo trùm cả 2 vai. Quốc sư Atula
thuộc phái mặc áo hở vai bên phải cũng
dâng thư nói rõ việc này trước đây đã bị
bác bỏ rồi. Vì vậy 2 phái không nên
tranh luận nữa.
Sau năm 1776, có vị thượng tọa là Mandamàla dạy dỗ rất
nhiều học tăng, ông thường nói, sa-di khi ra khỏi chùa, nên
mặc áo trùm 2 vai mới là hợp pháp. Còn kiểu áo hở vai phải,
chưa từng thấy có trong thánh điển Tam tạng cũng như chú
sớ. Nhà vua lại phải triệu tập các nhà sư của 2 phái tới vương
cung để nghe họ trình bày ý kiến.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Phái mặc áo trùm cả 2 vai thì dựa vào
kinh luật, nêu ra dẫn chứng, như câu: "Tỳ
khiêu, sa-di đương học thì phải mặc áo
che kín thân thể". Chữ Pa-li trong kinh văn
Parimandala có nghĩa là che kín thân thể.
Phái mặc áo hở vai phải không đưa ra dẫn
chứng nào, mà chỉ nói rằng họ tuân thủ đúng theo như tiền nhân để
lại. Kết quả, phái mặc áo hở vai không bảo vệ được quan điểm của
mình, nhà vua liền ra lệnh cho tỳ khiêu, sa-di trong cả nước khi vào
chỗ thành thị, thôn ấp phải mặc áo trùm cả 2 vai, tức là phải thực
hành theo phái mặc áo trùm cả 2 vai. Nguồn tài liệu khác cho rằng
Sau này đến thời vua Bodawpaya, cuộc tranh luận về vấn đề mặc áo
cà-sa lại nổ ra. Là một vị vua thông minh, đảm lược, giúp Phật giáo
giải quyết sự tranh chấp giữa hai phái Pàrupana và Ekamsika đã kéo
dài 75 năm.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Vua cho thành lập một ủy ban đi khắp các chùa Miến Điện, thâu thập ý kiến, sưu
tập tài liệu, so sánh kinh, luật Phật từ trước đến thời bây giờ. Phái Ekamsika cho
biết phương thức hành trì của họ không dựa vào giới luật truyền thống. Sau thời
gian nghiên cứu, phân tích vân đề và dựa vào những dự kiện thâu thập được, vua
ban hành đạo dụ công bố phương thức hành trì của phái Pàrupana hoàn toàn đúng
theo giới luật Phật, châm dứt sự tranh chấp giữa hai phái.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG
CUỘC TRANH LUẬN VỂ MẶC ÁO CÀ-SA LẦN 2
Phái mặc áo hở vai dần dần suy vi, thậm chí không còn
tồn tại nữa. Đó là việc xảy ra vào năm 1783, kết thúc cuộc
tranh luận về mặc áo cà-sa kéo dài 75 năm.
PHẬT GIÁO VƯƠNG TRIỀU KONBUANG

Hết bài 5
Chân thành cám ơn

You might also like