You are on page 1of 10

Ánh sáng trong kiến trúc – nhân tố không thể thiếu

tạo nên không gian kiến trúc

Khi không gian kiến trúc được tạo nên, ánh sáng, cũng theo cùng
đó sinh ra kiến trúc ấy. Ở bên trong bóng tối, tất cả nghệ thuật đều
ẩn nấp, chỉ khi có sự xuất hiện của ánh sáng, ta mới có thể nhận ra
những điều kì diệu mà kiến trúc mang lại. Những cảm thụ xúc cảm
giữa bóng tối và ánh sáng tạo nên một tính thẩm mĩ sâu sắc cho
không gian. Ánh sang điều khiển cảm nhận của ta về sự mở rộng
hay thu nhỏ của không gian, nó khiến các khối hình kiến trúc trở Ánh sang trong không gian kiến trúc thư viện
nên đầy mĩ cảm. Một kiến trúc sư lớn đã phát biểu rằng ’Kiến trúc Khai thác ánh sáng tự nhiên
là chơi đùa với ánh sang’.
Một đặc điểm của ánh sang tự nhiên đó chính là bản thân nó mang
gian kiến trúc mất đi sự thoải mái cho con người. Vì vậy, cân bằng
Thẩm mĩ ánh sáng trong các công trình thư viện thiết kế của các thư viện. Khi đó, chính những giải pháp che nắng ấy
Thư viện là một thể loại công trình có những yêu cầu vô cùng thú viện.
vị về ánh sang. Nhằm phục vụ cho hoạt động đọc và lưu trữ sách,
ánh sang tự nhiên là yếu tố hang đầu được khai thác khi thiết kế
kiến trúc thư viện, những yêu cầu khác nhau trong từng khu đọc
của tạo nên những giải pháp chiếu sang vô cùng đa dạng. Điều đó
đã tạo nên những cá tính riêng biệt cho vô vàn những thiết kế thư
viện khác nhau trên thế giới. Không chỉ khai thác ánh sang tự
nhiên, theo sự phát triển của công nghệ thông tin, các thư viện
hiện nay còn cung cấp thông tin ở đa dạng các loại hình, không
còn chỉ là sách báo truyền thống nữa. Hệ thống ánh sang nhân tạo
cũng vô cùng quan trọng trong các phòng đọc công nghệ cao, tạo
nên những không gian vô vùng kì ảo.
THƯ VIỆN KANAZAWA UMIMIRAI (NHẬT
BẢN)
Thư viện Kanazawa Umimirai được thiết kế bởi KTS Satoshi Asakawa,
với ý tưởng dùng một hệ bao che đặc biệt với những lỗ tròn nhằm lọc
lấy ánh sang tự nhiên, biến không gian đọc của thư viện như một khu
vườn ánh sang dịu nhẹ và êm ái. Các lỗ lấy sang trên vỏ bao che được
xử lí nhằm tạo ra những chùm sáng tán một cách nhẹ nhàng chứ
không tạo cảm giác chói chang và oi bức.

Ánh sáng trong thư viện Kanazawa còn được nhấn mạnh khi toàn bộ
thư viện đều lấy tông màu trắng làm chủ đạo. Mặc dù dụng ý của KTS
khi sử dụng màu trắng nhằm tạo ra một không gian yên tĩnh và dễ chịu
cho người đọc nhưng thủ pháp đó cũng đã đông thời khiến cho ánh
sang trong thư viện như bao trùm toàn bộ không gian, hòa lẫn vào
từng vật thể trong thư viện.
Hai thủ pháp khác cũng được sử dụng nhằm tạo nên không gian
ánh sang của thư viện. Đó là giảm thiểu tường ngăn và sử dụng
các vách kính.
Không gian phòng đọc lớn gồm một lõi bê tông ở giữa và mở
thoáng ở tất cả các phía, không có sự xuất hiện của bất cứ một
mảng tường đặc nào. Bằng cách này, thư viện tạo cho người
đọc một cảm giác choáng ngợp khi vừa bước vào, khi không
gian được mở rộng hết cỡ và phủ tràn ánh sang.
Không chỉ tối giản các mảng tường, mà còn là tất cả các vách
đứng bên trong không gian thư viện, ngay cả đồ nội thất, tất cả
đều được tạo thành từ các loại vật liệu trong suốt, bán trong
suốt và phản quang. Các lan can kính, các bức vách kính, những
dãy tủ sách bằng nhựa mờ, những chi tiết nội thất và kết cấu
bằng kim loại. Tất cả cùng nhau tạo nên vô vàn những cảm nhận
khác nhau của ánh sang, khi chúng lấp lánh qua những cạnh kim
loại, mờ ảo qua những vách tủ hay đổ bóng lên những vách kính
vô hình
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT
MUSASHINO, NHẬT BẢN
Thư viện Đại học Nghệ thuật Musashino được thiết kế
bởi KTS Sou Fujimoto. Thư viện được thiết kế với ý
yưởng về một không gian mà con người được bao bọc
và cuốn quanh bởi sách. Vì vậy một mặt bằng hình
xoắn ốc đã được tạo nên, với những kệ sách kéo cao từ
sàn đến trần cuộn tròn trong mặt bằng thư viện. Sau
đó, các kệ sách đã được đục khoét và dẫn dắt tạo nên
những lớp không gian vô cùng thú vị, hấp dẫn cho
phòng đọc. Vẻ đẹp của thư viện đến từ những không
gian dường như vô tận bao trùm bởi những kệ sách
trùng điệp. Nhưng nếu chú ý kĩ, ta sẽ thấy ánh sang
đóng một vai trò gần như quyết định cho vẻ đẹp ấy.

Vì những lớp kệ dày đặc bao phủ, nên ánh sang bên
trong thư viện chủ yếu được lấy từ trần mái. Chỉ riêng
phần mái thư viện với những khe sáng trùng điệp chạy
khắp đã mang cho riêng mình vẻ đẹp kì ảo. Thế nhưng
khi ánh sang ấy rọi vào không gian bên dưới, một kiệt
tác thư viện mới thật sự ra đời. Những lớp không gian
giao cắt nhau được vẽ nên nhờ ánh sang, những mặt
sang tối xen kẽ nhau tạo nên những sự chuyển biến liên
tục vô cùng thú vị và đẹp mắt.
Hàng trăm kệ sách với hàng ngàn những ngăn kệ trải phủ
khắp không gian đều đượcvẽ nên rõ nét nhờ ánh sang.
Ta có thể cảm nhận được độ sâu của từng ngăn hộp, sự
xa gần, to nhỏ của vô vàn những vách gỗ giao cắt, chính
nhờ hiệu ứng đổ bóng của từng vách ngăn đó đã khiến
cho không gian thư viện dường như trở nên vô thực và
đầy choáng ngợp. Chính ánh sang chính là hoạ sĩ đã vẽ
nên điều đó, nếu không có ánh sang bao trùm, chúng chỉ
là những hộp gỗ nhàm chán.
THƯ VIỆN TRUNG TÂM
SEATLE, MỸ
Với điều kiện khí hậu lạnh và âm u của thành phố
Seatle, thư viện được thiết kế với khả năng tận dụng tối
đa nguồn ánh nắng ban ngày. Chính nhiệm vụ thiết kế
này đã tạo nên một trong những thiết kế thư viện đẹp
nhất thế giới cho tới nay.

Cả toà thư viện được bọc hoàn toàn bằng kính giúp thu
nhận ánh sang một cách tốt nhất. Nhưng điều đã tạo
nên kiệt tác thư viện trung tâm Seatle chính là hệ lam
thép bao phủ bên trong lớp kính ấy. Hệ lam thép được
đan lưới hình mắt cáo đã tạo hình cho ánh sang tự
nhiên khi soi rọi vào không gian thư viện. Khi đi qua lớp
lam, ánh sang như biến thành những hoa nắng phủ đầy
khắp thư viện, kết hợp cùng những chi tiết kính phủ và
lam thép lấp lánh tạo nên một khoảng không đầy kì vĩ
và choáng ngợp.

Sử dụng cùng một thủ pháp như thư viện Kanazawa


Umimirai, nhằm phủ tràn ánh sáng khắp không gian
phòng đọc, các bức tường ngăn trong thư viện Seatle
cũng được giản lược hết mức nhờ sử dụng hệ kết cấu
thép đặc biệt. Ngoài ra, nội thất trong thư viện cũng
được tăng cường sử dụng các chi tiết kim loại cùng các
kệ sách có vách nhựa trong mờ. Nhưng khác biệt với
thư viện Umimirai khai thác ánh sang một cách mờ ảo
và trong trẻo. Ánh sang của thư viện Seatle mang một
vẻ đẹp mạnh mẽ và sắc nét hơn rất nhiều, khi cường độ
của ánh sang tự nhiên gần như được giữ lại nguyên
vẹn, tạo nên một không gian mở mãnh liệt hơn, ranh
giới giữa thư viện và bầu trời tưởng như bị xoá mờ và
biến mất.
THƯ VIỆN CỔ ĐẠI HỌC TRINITY

Là một thư viện cổ đã 300 năm tuổi, gần như tòa bộ thư
viện không hề được trang bị hệ thống đèn mà thiết kế
chiếu sang hoàn toàn dựa trên ánh sang tự nhiên. Thư
viện có bố cục chạy dài gồm một hành lang đọc rộng lớn ở
chính giữa, hai bên là hai dãy kệ sách được xếp vuông góc
thành từng ô nhỏ. Khi đi vào thư viện, ta có thể cảm nhận
được vẻ ấm áp dưới ánh sang nâu vàng tán xạ nhẹ nhàng
qua các lớp gỗ. Mỗi ô kệ sách được bố trí một cửa sổ lấy
sang, không chói chang mà vô cùng êm dịu. Do là hệ
thống lấy sang cổ, nên lượng ánh sang vào thư viện là
không nhiều, những phần khuất tối tạo cho thư viện một
không gian tĩnh mịch, sang trọng và có phần sâu hút. Do
không bố trí hệ cửa mái nên phần mái vòm cao vút của
thư viện luôn có vẻ tối tăm, tĩnh mịch, và như vậy, mỗi ô
kệ lấy sang như một ánh đèn nhỏ chiếu rọi vào lớp không
gian thăm thẳm bên trong, tạo nên một khung cảnh hết
sức kì diệu.

You might also like