You are on page 1of 119

NGÔN NGỮ CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

NGỮ HỆ NAM ĐẢO

(AUSTRONESIAN)
I. NGUỒN GỐC - PHÂN BỐ
II. PHÂN LOẠI
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ:
- NGỮ ÂM
- CẤU TẠO TỪ
- NGỮ PHÁP
IV. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÔN NGỮ ĐẶC TRƯNG
- Tetum
- Chăm
I. NGUỒN GỐC

Họ ngôn ngữ Nam Đảo phân tán


rộng rãi trên khắp các hòn đảo ở
khu vực Đông Nam Á- Thái Bình
Dương, với một vài thành viên nói
tiếng châu Á lục địa.
Cũng như họ ngôn ngữ Ấn- Âu, Phi- Á
và Ural, họ Nam Đảo là một trong những họ
ngôn ngữ cổ xưa nhất.
• Tên Austronesien = “auster” (Latin- “south
wind”) + “nêsos” (Hy Lạp- “island”)
Trong ngữ hệ Nam Đảo có nhiều
ngôn ngữ có số lượng người sử dụng rất
lớn (hàng chục triệu người). Một trong số
đó đã trở thành ngôn ngữ chình thức trong
các quốc gia. Bên cạnh đó, một số lượng
không nhỏ các ngôn ngữ trong ngữ hệ này
được dùng rất hạn chế.
• Họ Nam Đảo có 1268 ngôn ngữ (1/5
ngôn ngữ trên thế giới).
• Họ Nam Đảo có vài nhánh nguyên thủy,
một trong số đó được tìm thấy ở Đài
Loan.
• Quê hương của các ngôn ngữ Nam Đảo là
hòn đảo chính của Đài Loan, còn gọi là
“Formosa” .
• Theo Robert Blust, nhóm ngôn ngữ
Formosan (ngôn ngữ chính của người bản
địa Đài Loan) hình thành nên 9 trong 10
nhánh chính của họ Nam Đảo (1999).
• Tuy nhiên, có 1 số nhà nghiên cứu cho rằng
số lượng nhánh của họ Formosan có thể ít
hơn 9.
• Để đưa ra ý kiến về cội nguồn của người
Nam Đảo, các nhà nghiên cứu đã xem xét
các bằng chứng khảo cổ và di truyền học.
Các ý kiến chưa được thống nhất.
• Một số học giả tìm thấy bằng chứng cho rằng:
quê hương của proto - Austronesian là lục địa
châu Á.
• Các chứng cứ khảo cổ học khẳng định: tổ tiên của
người Nam Đảo di chuyển từ miền Nam Trung
Hoa đến Đài Loan cách đây 8000 năm. Trong khi
đó các nhà ngôn ngữ học lịch sử lại cho rằng: cư
dân di cư từ đảo Đài Loan đến các vùng đất mới
cách đây 6000 năm.
II. PHÂN LOẠI

Theo quan điểm của Robert A. Blust trong


“ Austronesian Root Theory- An essay on
the limits of morphology” (1988)
Formosan

Austronesian Western Malayo -


Polynesian

Malayo - Central - Malayo


Polynesian Pelynesian

Central- Eastern South Halmannera –


Malayo-Polynesian West New Guinea
Eastern Malayo
Polynesian

Oceanic
Ngữ hệ Nam Đảo chia thành 2 nhánh lớn:
Formosan và Malayo- Polynesian.

Formosan: Là ngôn ngữ của các dân tộc ở


Đài Loan. Theo các nhà nghiên cứu, đây
là nơi có bắt nguồn của ngữ hệ
Austronesian.
Malayo- Polynesian: Các ngôn ngữ thuộc
nhánh này phân tán rộng rãi trên khắp các
hòn đảo của khu vực Đông Nam Á và
Thái Bình Dương. Đây cũng là nhánh có
lượng ngôn ngữ lớn nhất trong ngữ hệ
Nam Đảo (khoảng 1248 ngôn ngữ).
• Nhánh Malayo- Polynesian được chia
thành 2 nhánh chính : Tây Malayo-
polynesian và Trung Đông Malayo-
Polynesian
• Tây Polynesian
- Số lượng ngôn ngữ: Có khoảng 200 -> 400
ngôn ngữ, với số người sử dụng gần 210 triệu.

- Phân bố: Madagascar, Malaysia, Indonesia,


Philippin, một phần ở Việt Nam…

- Các ngôn ngữ chính: tiếng Indonesia, tiếng


Java, tiếng Melayu, tiếng Sundan, tiếng Bali,
tiếng Madagascar, tiếng Chăm…
Ở Việt Nam, chỉ có 5 ngôn ngữ thuộc nhánh trên:
• Chăm
• Êđê
• Gia rai
• Raglai
• Ch’ru
CHĂM
• - Tên gọi khác: Chàm,
Chiêm, Chiêm Thành,
Chăm pa, H’roi.
• - Phân bố: Ninh Thuận,
Bình Thuận, ngoài ra còn
có ở các tỉnh An Giang,
Bình Định, Đồng Nai, Phú
Yên, Tây Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh.
• - Dân số: ước tính khoảng
148.021 người
• -Tên gọi khác: Anăk Ê đê,
Ra đê, Ê đe Êgar, Đê, K’pa,
ÊĐÊ Ruê, B’lô…

• -Dân số: ước tính 306.353


người

• -Địa bàn cư trú: Phần lớn là


Đắk Lắk, một bộ phận ở phía
Nam Gia Lai, Kon Tum;
phía Tây 2 tỉnh Khánh Hòa,
Phú Yên
• -Tên gọi khác: Chơ ru,
CH’RU K’ru, Ru, Thượng

• -Dân số: ước tính 16.972


người

• -Địa bàn cư trú: tập trung


phần lớn ở Đơn Dương
(Lâm Đồng ), số ít còn lại
ở Bình Thuận.
• - Tên gọi khác: Giơ Rai,
Ch’Rai, T’Buăn, H’bau,
GIA RAI H’drung…

- Dân số: khoảng 350.766

• - Đia bàn cư trú: Gia Lai,


Kon tum, Đăk Lăk. Ngoài ra,
dân tộc Gia-rai còn cư trú rải
rác ở các tỉnh Bình Định,
Ninh Thuận, Bình Thuận....
• - Tên gọi khác: Ra Glây, Hai,
RAGLAI Noana, La Vang 

• - Dân số: khoảng 108.442


người

• - Đia bàn cư trú: huyện Ninh


Sơn tỉnh Ninh Thuận, huyện
Bắc Bình tỉnh Bình Thuận và
một số nơi thuộc Phú Yên,
phía nam tỉnh Khánh Hoà,
Lâm Đồng.
TRUNG ĐÔNG MALAYO- POLYNESIAN:

Chia ra 2 nhánh ngôn ngữ chính:


• Trung Tâm Malayo - Polynesian
• Đông Malayo - Polynesian: gồm 2 nhánh
nhỏ
– Nam Halmahera- Tây New Guinea
– Nhóm Đại dương
Trung Đông Malayo – Polynesian còn
được gọi là Bandanesian, có khoảng 700 ngôn
ngữ:

Các ngôn ngữ của Malayo - Polynesian phân


bố ở quần đảo Lesser Sunda, kéo dài từ đảo Bima
ở phía Đông Sumbawa đến vùng trung tâm và phía
Nam của quần đảo Molucas ( bao gồm vùng đảo
Aru và Sula Archipelago), thuộc lãnh thổ
Indonesia.
Nhánh Trung tâm Malayo-
Polynesian Phân bố khá rộng, bao gồm các
nhóm ngôn ngữ sau đây:

a/ Nhóm ngôn ngữ Bima-Sumba ( Vùng


Sumbawa, Sumba): tiếng Kambera,
Ngadha, Palu’e…
• Kambera: được dùng ở quần đảo Lesser
Sunda, với khoảng 235. 500 người nói.

• Ngadha: được sử dụng ở đảo Flores của


Indonesia, khoảng 60.000 người nói.

• Palu’e: ngôn ngữ chính ở đảo Palu, có


10.000 người sử dụng.
b/ Nhóm ngôn ngữ Timor (vùng Flores và Timor) bao
gồm tiếng Tetum, Kemak, Romang, Sika,
Tocodede,Waimoa,Wetar, Leti…

• Tetum: được sử dụng rộng rãi ở Đông Nam Á (Đông


Timor, Indonesia…), có khoảng 800.000 người nói.

• Kemak: phân bố ở Đông Timor(chủ yếu ở phía Bắc),


có hơn 100.000 người sử dụng.

• Romang: được dùng ở đảo Romang thuộc quần đảo


Barat Daya- Indonesia.
c/ Nhóm ngôn ngữ Tây Damar: Là ngôn ngữ của
khoảng 5000 người ở đảo nhỏ Barba thuộc quần
đảo Malay.

d/ Nhóm ngôn ngữ Babar (bao gồm: Dawera-


Daweloor) : Ở đảo Maluku- Indonesia, có 1500
người nói.
 
e/ Nhóm ngôn ngữ Đông Nam Maluku
 
f/ Nhóm Teor và Kur : Là ngôn ngữ được sử
dụng ở địa bàn đảo Maluku, thuộc Indonesia.

g/ Nhóm ngôn ngữ Aru (Aru): Nhóm ngôn


ngữ này cũng được sử dụng ở đảo Maluku.
h/ Nhóm Kowiai ( thuộc quần đảo Bomberai
- New Guinea)  

i/ Nhóm ngôn ngữ Bắc Bomberai (phân bố


ở quần đảo Bomberai)

j/ Nhóm ngôn ngữ trung tâm Maluku


(thuộc Bobot)
ĐÔNG MALAYO- POLYNESIAN: gồm có 2 nhánh

• Nam Halmahera- Tây New Guinea

• Nhóm Đại dương


Nam Halmahera- Tây New Guinea: 39 ngôn ngữ.

Halmahera là một đảo lớn trong quần đảo Maluku


(phía Bắc Maluka), thuộc Indonesia. Có diện tích khoảng
17.780 Km2. Những ngôn ngữ của nhánh Nam Halmahera
có khoảng 6 ngôn ngữ. Trong đó tiếng Taba, Biak, Sawai
là những ngôn ngữ phổ biến ở đây.
BIAK
Tiếng Biak có khoảng
30.000 người sử dụng.
Biak là một đảo nhỏ ở
vịnh Cenderawasih.
TABA

• Còn tiếng Taba là


ngôn ngữ ở đảo
Makian, Kayoa, có
khoảng 20.000
người sử dụng.
Nhánh ngôn ngữ phía Tây New Guinea thuộc
ngữ hệ Nam Đảo được sử dụng ở Indonesia,
có khoảng 33 ngôn ngữ. Nó được tìm thấy
chủ yếu ở đảo Raja Ampat và một số đảo dọc
vịnh Cenderawasih, ở tỉnh Papua.

Các ngôn ngữ Papuan là ngôn ngữ được sử


dụng nhiều ở đảo New Guinea.
NHÓM NGÔN NGỮ ĐẠI DƯƠNG
(còn gọi là nhóm Đông)

* Gồm 3 nhánh: MELANESIA, MICRONESIA,


POLYNESIA

* Nhánh ngôn ngữ này có khoảng 450 ngôn ngữ.

* Tổng số người sử dụng hơn 2 triệu người. Phân bố


phần lớn ở các vùng thuộc New Guinea, và trên 10.000
đảo thuộc Melanesia, Micronesia, Polynesia.
NHÁNH MELANESIA
• Khoảng 200 ngôn ngữ

• Phân bố: chủ yếu Fiji- phía Nam vùng xích


đạo, New Guinea, New Britian, New Ireland,
quần đảo Solomon, quần đảo New Hebrides,
và đảo New Caledonians,…
• Các ngôn ngữ chính: Gồm có tiếng Fiji, tiếng
Motu, tiếng Kerabuto, Saá….
NHÁNH POLYNESIA
Gồm có khoảng 16 ngôn ngữ.

Phân bố: Hawaii, Đảo Pacua, New Zealand, Đảo Phục


Sinh.

Ngôn ngữ chính: Tiếng Maori, tiếng Samoa,


tiếng Tonga, tiếng Tahiti, tiếng Uvean(còn gọi là tiếng
Wallisian), tiếng Hawaii, tiếng Niue, tiếng Rarotonga,
tiếng Tuamotuan, tiếng Marquesan…
NHÁNH MICRONESIA

• Gồm khoảng 10 ngôn ngữ.

• Phân bố phía Bắc Melanesia, nằm giữa Philippin và


khu tam giác Polynesia.
• Các ngôn ngữ chính: tiếng Gilber, tiếng Marshal, tiếng
Truk, tiếng Ponapean, tiếng Nauru…. Tiếng Chamoro
sử dụng ở đảo Guam và tiếng Palau sử dụng ở quần
đảo Palau.
• Các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo được sử dụng
ở các nước Đông Nam Á cụ thể như sau:

• Brunei có 75% dân số được Hiến pháp 1959 thừa


nhận là thuộc 7 cộng đồng ngôn ngữ Malay, ngôn
ngữ chính thức là Bahasa Melayu. Cùng quan hệ
họ hàng với nhóm này có nói những phương ngữ:
Brunei Muara, Tutong, Belait, Dusun, Bisaya,
Murút.

• Campuchia có khoảng 100.000 người Chăm, có


ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Chăm.
• Bahasa Indonesia là ngôn ngữ chính thức
của Indonesia, cơ sở là tiếng Riau Melayu.
Thực tế có những cộng đồng cư dân có
tiếng nói mẹ đẻ được dùng như ngôn ngữ
thứ nhất: Java, Sudan, Milangkabau,
Madurat…
• Hiến pháp Malaysia cũng như các văn
kiện pháp lí như: “Đạo luật về ngôn
ngữ” ghi rõ tiếng Malay – Bahasa
Malaya là ngôn ngữ quốc gia.
• Từ năm 1898 Hiến pháp Biabma – Balo quy
định tiếng Tagalog (từ năm 1959 đổi thành
Filipion) là ngôn ngữ chính thức của Philipin,
thuộc nhánh phái Tây của ngôn ngữ Malayo.

• Singapore có 3 triệu dân thì có khoảng 14,1%


nói tiếng Malay.
• Đông Timor có khoảng 16 ngôn ngữ bản địa, trong đó
tiếng Tetum (ngôn ngữ chính thức), Galole, Mambae
và Kemak được nhiều người sử dụng nhất. Ngoài ra,
tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức), tiếng
Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng
• Thái Lan một bộ phận người dân sử dụng tiếng
Malayu, tiếng Moklen thuộc ngữ hệ Nam Đảo.
• Ở Việt Nam, trong 54 dân tộc thì có 5 dân
tộc Êđê, Chăm, Ch’ru, Raglai, Giarai sử
dụng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

• Myanmar có tiếng Moken thuộc ngữ hệ


Nam Đảo được sử dụng trong một bộ phận
người dân ở nước này.
III. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ
1. NGỮ ÂM

Đặc điểm ngữ âm nổi bật của một ngôn


ngữ đều nằm ở đơn vị âm thanh hay
thường gọi là âm tiết. Những đặc điểm đó
thể hiện qua diện mạo, cấu trúc âm tiết.
-Nhóm Malayopolynesia hải đảo (đại diện
là tiếng Malay và tiếng Tagalog) là loại
hình ngôn ngữ đa tiết - chắp dính.

- Nhóm Malayo lục địa (Chăm, Êđê,


Raglai,..) thuộc loại hình đơn tiết – đơn lập.
- Các từ của nhóm Malayo hải đảo thường rất dài,
chứa nhiều âm tiết.

VD: +Tiếng Tagalog: bu-lak-lak (3 âm tiết); ka-


bu-ki-ran (4 âm tiết); ka-lu-val-ha-ti-an (6 âm
tiết)

+Tiếng Malay: ber-ge-lin-di-ngan (5 âm


tiết); nem-ba-ha-gi-a-kan (6 âm tiết).
- Đa tiết là bản chất, đặc trưng của các ngôn
ngữ Malayo hải đảo. Sự chắp nối liên tục các phụ tố
là nhân tố chính tạo ra từ đa tiết. Đa tiết tính của các
ngôn ngữ Malay-Tagalog một phần do đa tiết tính
của gốc từ song phần lớn là do sự kết nối các phu tố.
Ví dụ: trong tiếng Malay:
ajar = teach
ajaran = teachings
belajar = to learn
- Trong từ đa tiết của các ngôn ngữ chắp
dính như tiếng Malay và Tagalog, các âm tiết
được phát âm khúc chiết, rõ ràng, rành mạch
gần giống như âm tiết trong các ngôn ngữ đơn
lập.

So với các ngôn ngữ đa tiết hòa kết Châu


Âu thì ở các ngôn ngữ Nam Đảo có thể dễ dàng
xác định ranh giới âm tiết.
- Phụ tố trong cấu tạo âm tiết của các
ngôn ngữ Nam Đảo hoàn toàn không thay
đổi, về cơ bản, bộ mặt ngữ âm của từ và
âm tiết vẫn được “bảo toàn”, trừ một số
trường hợp nhược hóa nguyên âm.
- Các ngôn ngữ ở nhóm Malayo-
Polynesia hải đảo thì tỉ lệ từ đa tiết cao
hơn nhóm lục địa.

Theo Phú Văn Hẳn, từ đa tiết ở


tiếng Malay chiếm 95,2%, ở tiếng
Chăm chỉ 34%
Nguyên nhân:
• Từ đa tiết ở các ngôn ngữ Malayo lục địa xảy
ra hiện tượng đơn tiết hóa những tổ hợp song
tiết bao gồm: âm tiết phụ (âm tiết mờ) và âm
tiết chính (âm tiết tỏ). Nó không chỉ rụng đi
nguyên âm mờ mà còn có thể rụng luôn cả tiền
âm tiết.
VD: +Tiếng Raglai (rụng nguyên âm và cả tiền âm tiết)

Kơra –> kra : Con khỉ

Pala –> pla : Trồng

Mata -> mta : Mắt

+ Tiếng Chăm: + Tiếng Êdê:

Pơra –> pra : giàn Talang –> lang : xương Pơla –> la :
trồng Harai –> hrai : ngày
- Trong các từ đa tiết của các ngôn ngữ
Malayo hải đảo thường có: Âm tiết mạnh mang
trọng âm, âm tiết yếu không mang trọng âm.
Giống như nhiều ngôn ngữ ở ĐNA, âm tiết yếu
thường chứa nguyên âm [ơ] và có thể đọc lướt.
Ví dụ:

Kelantan [kơlantan] tên bang Malaysia -> klantan

Kelang [kơlang] tên cảng biển -> klan

Tuy nhiên việc rụng nguyên âm mờ [ơ]


không làm cho các ngôn ngữ Malayo hải đảo trở
thành loại hình đơn tiết tính
- Trong khi đó nhóm ngôn ngữ Malayo
lục địa từ đa tiết phần lớn là song tiết ,
nên khi âm tiết yếu mất đi thì âm mạnh
thành từ đơn tiết.
* Cấu tạo âm tiết của các ngôn ngữ hải đảo
thường có 4 kiểu chính:

Malay Talagog
- V o - rang (người) ta - o
- CV cin - ta (yêu) I - sa (số 1)
- VC ma - af (xin lỗi) is - da (cá)
- CVC ma - kan (ăn) man – sa - nas (táo)
- So với mô hình cấu tạo âm tiết của
các ngôn ngữ lục địa thường phức tạp hơn
hải đảo. Tiếng Êđê có 22 kiểu âm tiết;
Raglai có 8 kiểu; Chăm có 6 kiểu. Trong
khi đó tiếng Malay và Tagalog chỉ có 4
kiểu âm tiết.
- Hệ thống phụ âm:

* Hệ thống phụ âm của các ngôn ngữ Malayo – Polynesia


hải đảo đơn giản hơn so với các ngôn ngữ Malayo lục địa.

Tiếng Malay có tất cả 22 phụ âm. Tiếng Tagalog có 16 phụ


âm. Riêng với âm tắc thanh hầu ở trong tiếng Tagalog là
một âm vị độc lâp thì tiếng Malay ở vị trí cuối âm tiết là
một biến thể của âm vị /k/.

C:\Users\DANG VAN\Desktop\P.POINT NAM ĐẢO\


Table of consonant phonemes of Malay.docx
* Trong các ngôn ngữ Malayo lục địa, hệ thống
phụ âm phức tạp hơn. Ở tiếng Êđê, tại vị trí đầu
âm tiết có 26 phụ âm, 140 tổ hợp 2 phụ âm và
73 tổ hợp 3 phụ âm rất phức tạp về mặt cấu âm
và âm học.
Trong tiếng Raglai có 24 phụ âm. Tiếng
Chăm có số phụ âm đầu là 30. Trong hai ngôn
ngữ này có hàng loạt tổ hợp phụ âm xuất hiện
do hiện tượng rụng nguyên âm trong quá trình
đơn lập hóa âm tiết.
- Hệ thống nguyên âm:
* Ở các ngôn ngữ Malayo hải đảo có hệ
thống nguyên âm thống nhất ở mức cao và tương
đối đơn giản.
Tiếng Malay có 6 nguyên âm đơn, 3 nguyên
âm đôi. Tiếng Tagalog có 5 nguyên âm đơn.

C:\Users\DANG VAN\Desktop\P.POINT NAM


ĐẢO\Table of vowel phonemes of Malay.docx
* Hệ thống nguyên âm của các ngôn ngữ Malayo lục
địa phức tạp hơn Malayo hải đảo.
Tiếng Êđê có 9 nguyên âm đơn dài, 6 nguyên âm
đơn ngắn được phân bố đều ở 3 hàng.

Tiếng Raglai có 9 nguyên âm đơn. Và có sự mũi


hóa nguyên âm- một hiện tượng gắn với sự biến đổi
của các phụ âm mũi ở cuối từ sang phụ âm tắc vô
thanh tương ứng.

Tiếng Chăm có 9 nguyên âm đơn dài, 6 nguyên


âm đơn ngắn và 2 nguyên âm đôi.
- Về thanh điệu: phần lớn các ngôn
ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo đều không thấy
sự có mặt của thanh điệu. Nhưng trong các
ngôn ngữ Nam Đảo lục địa bắt đầu có xu
hướng xuất hiện thanh điệu (tiếng Chăm).
2. PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ

Phương thức chủ yếu để cấu tạo từ trong các


ngôn ngữ Nam Đảo lục địa là phương thức ghép,
láy; còn trong ngôn ngữ Nam Đảo hải đảo chủ yếu
là phương thức thêm phụ tố.
Trong ngôn ngữ Melayu ở các quốc gia
Đông Nam Á hải đảo ( như: Inđônêxia,
Malaysia, Brunei, Singapore) thì phương
thức thêm phụ tố là nổi trội hơn cả, đây là
một ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ
chắp dính. Trong tiếng Malayu có 3 loại
phụ tố: tiền tố- trung tố- hậu tố.
Căn tố trong tiếng Malayu thì không biến đổi hình
thái. Và có thể hoạt động độc lập với tư cách là 1 từ
khi không có phụ tố đi kèm.
Ví dụ:
(1) Besar (to, lớn) + tiền tố “Mem--” => Membesar
(trưởng thành)
(2) Membesar+ hậu tố “—kan”=> Membesarkan
(làm to ra)
(3) Besar + hậu tố “-an” => Besaran (quy mô lớn)
(4) Besar + tiền tố “pem-“ => Pembesar (người
đứng đầu)
=> Như vậy, căn tố “besar” ở đây còn đóng vai trò
là một từ độc lập. Ngoài ra, trong các ngôn ngữ
Nam Đảo hải đảo, phương thức láy hay ghép
cũng được sử dụng rộng rãi, như trong ngôn ngữ
Bahasa Inđônêxia có phương thức ghép như:

Rumal (nhà) + Makan (ăn)=> Rumal makan


(nhà hàng)
Trong tiếng Malayu, số lượng từ
được tạo ra bằng phương thức ghép, láy
cũng khá lớn:

Mata (mắt) => Mata mata (gián điệp)

Kaki (chân) + tangan (tay) => Kakitangan


(tay chân, tay sai)
Trong ngôn ngữ Nam Đảo lục địa
(đại diện là tiếng Chăm) thì hai phương
thức cấu tạo từ quan trọng nhất là ghép và
láy.

- Bạng (ăn) + anguy (mặc) => Bạng


anguy (của cải)

- Anguy bạng (ăn mặc)


- Krah tàh (thông minh) = krah (nhanh
nhẹn) + tàh (sáng sủa)

- Cwah rwah (chọn lọc) , trong đó: rwah


có nghĩa là “lựa, chọn”

- Tati tatạng (cứng cáp), trong đó: tatạng


có nghĩa là “cứng”.
• ..\Documents\BANG TU VUNG.docx

• ..\Documents\BANG DAI DANH TU.docx


3. PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP

- Một trong những phương thức ngữ pháp quan


trọng của ngôn ngữ Nam Đảo là phương thức trật
tự từ.

Ví dụ: trong tiếng Malayu, trật tự từ thường là :


chủ ngữ- vị ngữ- bổ ngữ

Saya makan nasi. (Tôi ăn cơm)

CN VN BN
Trong tiếng Chăm cũng tương tự:

Rimong bôh athạw. (Hổ thấy chó)

Athạw bôh rimong. (Chó thấy hổ)

Riêng với nhóm Polynesien thì trật tự thường


là:

Vị ngữ- chủ ngữ- bổ ngữ


Ngoài ra, phương thức ngữ điệu cũng
được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ Nam
Đảo.

Ví dụ: Trong tiếng Chăm:

- Nàw ô (không đi à?- Câu nghi vấn)

- Nàw ô (không đi- Câu khẳng định)


IV. TÌM HIỂU MỘT SỐ NGÔN NGỮ ĐẶC TRƯNG
1.Tiếng Tetum ở đất nước Đông Timor:
1.1.Giới thiệu:
- Đông Timor (hay còn gọi là Timor-Leste) là một đất nước
nhỏ bé với diện tích (15.410 Km2) chiếm nửa hòn đảo
Timor về phía đông, dân số gần một triệu người. Từ
“Timor” trong tiếng Malaysia và “Leste” trong tiếng Bồ
Đào Nha đều có nghĩa là “phiá đông”. Tên gọi Đông
Timor rất thích hợp cho quốc gia này vì đảo Timor cũng
nằm ở cực đông thuộc quần đảo Indonesia.
- Đông Timor có khoảng 16 ngôn ngữ
bản địa, trong đó tiếng Tetum (ngôn ngữ chính
thức), Galole, Mambae, Kemak được nhiều
người sử dụng nhất. Ngoài ra tiếng Bồ Đào
Nha (cũng là ngôn ngữ chính thức), tiếng
Indonesia, tiếng Anh cũng được sử dụng.
- Tiếng Tetum có bốn phương ngữ với sự phân bố
như sau:
• Tetun-Dili , hay là Tetun-Prasa ("Thành phố
Tetum"), được nói ở Dili, và các khu vực xung
quanh và vùng phía bắc của đất nước.
• Tetun-Terik được nói ở phía Nam và Tây Nam
khu vực ven biển.
• Tetun-Belu, hoặc phương ngữ Belun, được nói
ở dải trung tâm các hòn đảo của Timor từ
Ombai Strait đến các biển Timor, và được
phân chia giữa Đông Timor và Tây Timor,
• Các phương ngữ Nana'ek được nói tại các ngôi
làng làng ở Metinaro, trên con đường ven biển
giữa Dili và Manatuto.
2.2.Tìm hiểu tiếng Tetum ở Đông Timor:

2.2.1.Ngữ âm:
• Có rất nhiều biến thể chính tả trong tiếng
Tetum, thể hiện qua các bảng sau đây:

..\..\Documents\Bảng chữ cái Tetum.docx

..\..\Documents\Cách phát âm tiếng


Tetum.docx
2.2.2.Từ vựng:

a/ Từ gốc tiếng Tetum:


• belun - "người bạn"

• boot - "big" khởi động - "lớn"

• di'ak - "good" di'ak - "tốt"

• domin - "love" domin - "tình yêu"

• ema - "person, people" ema - "người, con người"

• fatin - "place" fatin - "nơi"


b/ Từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha:
• adeus - "tạm biệt"

• ajuda - "giúp đỡ"

• aprende - "học hỏi", từ aprender

• demais - "quá nhiều"


c/ Từ ngữ bắt nguồn từ Mã Lai bao gồm:

• atus - "trăm", từ ratus

• barak - "nhiều", từ banyak

• bele - "có thể", từ boleh

• besi - "sắt", từ besi

• malae - "người nước ngoài", từ Melayu "Mã Lai"


d/ Số đếm trong tiếng Tetum:
• Ida - "một"
• rua - "hai"
• tolu - "ba"
• haat - "bốn"
• lima - "năm"
• neen - "sáu"
• hitu - "bảy"
• ualu - "tám"
• sia - "chín"
• sanulu - "mười"
2.2.3.Ngữ pháp:

a/ Danh từ:
• Danh từ trong tiếng Tetum thường không có sự phân
biệt số nhiều và số ít. Nhưng trong một số trường
hợp để nhấn mạnh thì có thêm yếu tố “sira” (họ) vào
sau danh từ đó.

Ví dụ:

fetu "woman/women" → fetu sira "women"


• Tuy nhiên, có trường hợp do ảnh hưởng từ tiếng Bồ
Đào Nha nên danh từ ở hình thức số nhiều có hậu tố
“s” hoặc “es”.

Ví dụ:

Estadus Unidus — United States (từ Estados Unidos)

Nasoens Unidas — United Nations (từ Nações Unidas)


b/ Động từ:

- Từ “ka” hoặc “ka lae” được sử dụng trong câu hỏi:

Ví dụ:
• O bulak ka? — Are you crazy?

• O gosta ha'u ka lae? — Don't you like me?


- Hình thức chuyển đổi từ danh từ và tính từ sang
động từ:
+ Ngoại động từ được hình thành bằng cách thêm
tiền tố “ha” hoặc “hak” vào danh từ và tính từ đó.
Ví dụ:
• klibur "công đoàn" → haklibur "để đoàn kết"
• mahon "bóng" → hamahon "để bóng", "để
trang trải"
• manas "nóng" → hamanas "để nóng lên"
+ Nội động từ được tạo thành bằng cách thêm
tiền tố “na” hoặc “nak” vào danh từ hoặc tính
từ.

Ví dụ:
• naklibur - (phái) đoàn

• namahon - (được) tô bóng, bảo hiểm namanas -


(để trở thành) nước nóng lên
• c/ Tính từ:

• - Hình thức chuyển từ danh từ và động từ sang


tính từ
• +Danh từ sang tính từ: thêm yếu tố “oan” vào sau
danh từ đó.
• Ví dụ: malae "người nước ngoài" → malae-oan
"nước ngoài"
• + Động từ sang tính từ: thêm hậu tố “dor” (bắt
nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha) vào sau động từ.
• Ví dụ: hateten "nói" → hatetendór "nhiều
chuyện".
• d/ Trạng từ

Trạng từ có thể được hình thành từ tính từ


hoặc danh từ bằng cách lặp lại một phần của danh
từ hoặc tính từ đó.
• Ví dụ:

di'ak "tốt" → didi'ak "tốt"


• foun "mới", "gần đây" → foufoun "mới",
"trong thời gian gần đây"
• kalan "đêm" → kalakalan "đêm"

• lais "nhanh" → lailais "một cách nhanh


chóng
• loron "ngày" → loroloron "hàng ngày"
2.Tiếng Chăm:

2.1.Đặc điểm ngữ âm:

- Có những biến thể ngữ âm của một bộ phận từ vựng.


Vì:

+ Phân biệt giới tính

Ví dụ: Trày => Tjày( mình)

Hrợy => Hjợy (ngày)

+ Do đơn âm tiết hóa và phát triển âm vực

Ví dụ: Likợy => Lkợy = > Kợy ( đàn ông)


• - Có hiện tượng rụng mất nguyên âm trong âm
tiết tiền trọng âm.
• - Sự phân bố lại hệ thống âm vị: Sự phát triển
của các âm tiền thanh hầu hóa, sự gia tăng các
phẩm chất nguyên âm trong âm tiết mang trong
âm, sự giản lược hệ thống âm cuối từ.
*) Về cấu trúc âm tiết:

- Âm tiết tồn tại dưới dạng từ đơn tiết hoặc bộ


phận cấu thành của từ đa tiết nguyên gốc, chủ yếu
là song tiết.

- Đa số hình vị trùng với từ đơn tiết.


- Âm tiết gồm 1 đến 6 yếu tố đoạn tính sắp xếp
thành 3 vị trí
- Âm tiết có tổ hợp âm cuối ( ví dụ: htìwq)
*) Nguyên âm và nguyên âm đôi
- Nguyên âm và nguyên âm đôi bắt buộc có mặt
trong mọi loại hình âm tiết.

- Tiếng Chăm có 17 âm vị: 15 nguyên âm đơn và 2


nguyên âm đôi (ie, uo).

i/ i ư/ ư u/ u ie uo

ê ơ ô

e/ e a/ a o/ o
*) Phụ âm đầu âm tiết
- Tiếng Chăm có 22 phụ âm
*) Âm cuối
- Phụ âm cuối trong tiếng chăm thường là
+ Phụ âm tắc vô thanh
+Phụ âm mũi
+ Phụ âm xát thanh hầu
+Bán nguyên âm
*) Tổ hợp âm
- Có vị trí đầu hoặc cuối âm tiết
VD: Đầu: klah (sổng, thoát đi), hja (khóc), kra
(con khỉ)…
Cuối : htìwq, Prộjq, mnujh.

*) Đặc trưng về biến điệu;


- Sự đối lập về âm vực (cao, thấp) là dấu hiệu giúp
phân biệt sự khác nhau về nghĩa của các cặp từ có
thành phần âm vị tuyến tính giống nhau.
2.2. Từ và phương thức cấu tạo từ:
- Từ = hình vị. Có hai loại hình vị:
+ Hình vị gốc:. Hình vị định danh
. Hình vị công cụ ý nghĩa ngữ pháp
+ Hình vị không gốc
(1) Hình vị hạn định
Ví dụ: “Pa” trong “Pathaw”( thưa, báo tin)
(2) Hình vị láy
Ví dụ: Tôy cà ngồy: (khách khứa)
*) Phương thức cấu tạo từ;
- Phương thức ghép;
+ Hình vị định danh (1)+ Hình vị hạn định (2)
. Danh từ:
2-1 Ja (mờ nghĩa) + hray (ngày) =>Jahray (mặt trời)
1-2 Jalan (đường) + ja (mờ) => jalanja (đường cái)
. Động từ: 2 – 1: mơnưq (đẻ con)
+ HV định danh + HV định danh (kết hợp mang tính
thành ngữ)
Ví dụ: Prọng bạng (tham ăn)
. (lớn) (ăn)
+ HV định danh + HV định danh (2 HV gần
nghĩa, đây là phương thức ghép đẳng lập)

Ví dụ: tong poh (đánh đập)

+ HV định danh + HV định danh (ghép phụ kết)

Ví dụ: Krù pàyq (Giáo viên)


- Phương thức láy;

Ví dụ:

Hrợq Hrơm: rác rưởi, cỏ rả

(cỏ)

Tarụng tarạng: Bối rối

(rối)

Thu laku: khô ráo

(khô)
TỪ LOẠI

Tiếng Chăm có 5 nhóm thực từ: Danh từ,


Đại từ xưng hô, Đại từ chỉ định, Tính từ, động
từ.

6 nhóm hư từ: liên từ, giới từ, từ nghi vấn,


chỉ tố ngữ pháp,kết từ và từ đệm.
CÂU

- Câu đơn:

Ví dụ; Nhu naw pchờ.

Nó đi rồi.

- Câu ghép:

+ Ghép đẳng kết;

Ví dụ: Nhu tòq sit, nạn ameq nhu mtay

Nó đang còn bé thì mẹ nó qua đời


+ Ghép phụ kết:

VD: Nhu dôm layjq hrạy hatạ’y amư nhu may

Nó nói rằng hôm sau cha nó tới

- Câu chia theo mục đích phát ngôn thì trong


tiếng Chăm có câu hỏi, câu mệnh lệnh và câu
cảm thán.

You might also like