You are on page 1of 30

Áp xe thành sau họng

BS CKII HOÀNG ĐÌNH NGỌC


1.Định nghĩa
Đó là sự viêm tấy mủ của hạch Gilet ở trước cột sống
cổ
2.Dịch tễ học:
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi vì hạch Gilet bắt
đầu thoái triển ở trẻ trên 2 tuổi và thoái chuyển hoàn
toàn ở khoảng 5 tuổi. Theo thống kê ở TP HCM 70% số
ca ở trẻ dưới 2 tuổi, tỷ lệ này ở Hà Nội là 82%. Áp xe
thành sau họng ở trẻ lớn và người lớn rất hiếm gặp và
có 1 bệnh sinh khác: Đây là viêm tổ chức liên kết lỏng
lẻo ở thành sau họng mà chúng ta có thể gặp trong
những trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc chấn thương
3.Nguyên nhân:
Thường gặp là do viêm VA, viêm mũi
họng thông thường, do tụ cầu, liên cầu
hoặc là viêm đặc hiệu (cúm, sởi, bạch
hầu...). Những nguyên nhân do chấn
thương thì rất hiếm (đặt xông thực quản
hoặc nạo VA...).
• Triệu chứng
• Trẻ bị viêm mũi họng VA cấp
• Khó nuốt xuất hiện trước và bao giờ cũng
có trẻ đói mà không ăn được, không bú
được và cứ ngậm vài giây thì bỏ ra và
khóc. Khóc làm sữa tràn ra ngoài miệng
mũi và sặc vào thanh quản.
• Trẻ đói mà không ăn được, không bú được và
cứ ngậm vài giây thì bỏ ra và khóc. Khóc làm
sữa tràn ra ngoài miệng mũi và sặc vào thanh
quản.
• Khó thở xuất hiện sau khó nuốt, trẻ càng nhỏ thì
càng khó thở nhiều. Lúc đầu thì ngủ ngáy, sau
thì xuất hiện khó thở do túi mủ chèn vào thanh
quản làm xuất hiện khó thở thanh quản rõ: khó
thở chậm, thì thở vào, thở có tiếng rít, co kéo cơ
hô hấp. Thỉnh thoảng có cơn co thắt làm cho
bệnh nhi ngạt thở tím tái. Trẻ khóc nhỏ, giọng
mũi kín, cổ quay khó và đau.
• Khám họng :
Niêm mạc họng đỏ, thành sau phồng ở
ngang tầm với nền luỡi hoặc thanh thiệt.
Lúc đầu thì túi mủ thường ở 1 bên sau thì
xuất hiện lan vào giữa
Khi khám họng không nên đè lưỡi lâu vì
có thể gây ra phản xạ co thắt làm trẻ
ngừng thở
• Chụp X-Quang cổ nghiêng thấy cột sống
mất độ cong sinh lý, phần mềm trước cột
sống cổ dày, có thể thấy mức nước
• Chọc dò ổ áp xe hút được mủ ra ngoài
• Chẩn đoán phân biệt
1. Áp xe thành sau họng ở hài nhi có thể chẩn đoán
nhầm với: Bạch hầu, viêm thanh quản hạ thanh môn,
dị vật thanh quản. Nhưng trong những trường hợp
này trẻ không khó nuốt và thành sau họng không
phồng.
2. Viêm tấy hạch bên họng, trẻ cũng có triệu chứng
khó nuốt nhưng không khó thở, hạch sưng chủ yếu ở
góc hàm, có khi đẩy dồn Amidal vào đường giữa
3. Ở trẻ lớn cần phân biệt với áp-xe lạnh do lao cột
sống cổ: Bệnh tiến triển từ từ, không sốt cao, thành
sau họng có phông nhưng niêm mạc nhợt nhạt. Chụp
X-Quang thấy bệnh tích lao cột sông cổ
• Điều trị
Rạch dẫn lưu mủ qua đường miệng
• Đối với hài nhi nên để bệnh nhân nằm ngửa,
đầu ở ngoài bàn và thấp hơn mặt bàn. Dùng
dao lá lúa rạch túi mủ ở đường giữa, khi rạch
xong, mủ trào ra, người phụ phải hút bằng ống
hút nhanh hoặc nhấc chân bệnh nhân lên để mủ
chảy ra ngoài qua mồm và mũi, không để chảy
vào đường thở tránh ngạt thở.
• Sau đó dùng kháng sinh toàn thân và một tháng
sau thì nạo VA
Viêm tấy chung quanh AMYDAN

• ĐỊNH NGHĨA:
Viêm tấy chúng quanh amydan là sự
mưng mủ của tổ chức liên kết lỏng lẻo ở
bên ngoài bọc amydan
Bệnh này thường thấy ở thiếu niên và
người trẻ. Tuy vậy người có tuổi cũng có
thể mắc bệnh này.
• Nguyên nhân gây bệnh :
1. Nguyên nhân ngẫu nhiên: bệnh thường xảy ra
nhân dịp có một ổ viêm nhỏ bên cạnh như viêm
amydan khe, viêm lợi, viêm ổ răng...Sự mệt
nhọc quá mức, cảm lạnh cũng có thểlà yếu tố
thuận lợi cho bệnh.
2. Nguyên nhân quyết định: viêm maydan mạn
tính do liên cầu nhấtlà loại viêm cầu tan huyết
3. Bệnh sinh:
Bệnh xuất phát từ một ổ viêm trong khe
amydan rồi lan ra ngoài bằng đường bạch huyết
hoặc bằng cách thâm nhập dần. Có một cái khe
thường hay bị nhiễm trùng và gây ra viêm tấy
chung quanh amydan đó là khe tuôctuan (sinus
de Tuortua) ở cực trên của amydan ăn sâu đến
tận hốc của amydan.
Viêm nhiễm ở lợi, ở răng khôn hàm dưới cũng
có thể gây ra viêm tấy chung quanh amydan
bằng đường bạch huyết
4. Cơ thể bệnh học; Chúng ta phân bệnh nhân ra làm ba loại:
a) Loại viêm tấy trước trên: mủ chiếm tấtcả khoảng cách lỏng lẻo giữa
bọc amydan và cơ khít họng trên. Túi mủ đẩy dồn amydan vào
trong, xuống dưới và ra sau, đồng thời nó cũng đẩy trụ trước về
phía trước.
b) Loại viêm tấy sau: ở đây khoảng cách lỏng lẻo xung quang amydan
bị ngăn chia bơỉ sẹo dính. mủ không đổ ra phía trước được, chỉ khu
trú ở phần sau. Túi mủ làm phồng trụ sau lên và đẩy amydan về
phía trước.
c) Loại viêm tấy ngoài: Loại này không phải là ở chung quanh amyđan
nữa mà ở ngoài họng. Nhiễm trùng bắt đầu từ khe amydan lan ra
khoảng cách chung quanh amydan rồi vượt qua cơ khít họng trên
và xâm nhập vào ngăn trước trâm (loge préstylien) mà người ta còn
gọi là ngăn cạnh amydan (logè para amygdalien). Túi mủ làm sưng
một bên cổ ở vùng sau góc hàm. Đây là viêm tấy bên họng.
1. Động mạch cảnh tro
2. Cơ siết họng trên
3. Cơ trước sống
4. Cơ mút
5. Thần kinh lưỡi
6. Cơ cắn
Mũi tên: Đường đi của các dây thần k
• Triệu chứng
1. Giai đoạn đầu: viêm họng trong vài ngày
rồi bớt đi nhưng không dứt hẳn. Mấy
hôm sau lại đau họng trở lại. Lần này
đau hẳn một bên, đau nhiều có lan lên
tai
2. Nhiệt độ ở khoảng 38 – 39
3. Khám họng thấy một bên amyđan đỏ,
trụ trước và màn hầu bên cạnh hơi sưng
• 2. Giai đoạn toàn phát.
• đau là triệu chứng chính . Bộ dạng người bệnh
rất đặc hiệu: bệnh nhân dùng một tay nâng đầu
và nghiêng cổ về một bên đỡ đau. Còn tay kia
cầm một cái khăn để chùi miệng vì nước bọt
luôn luôn chảy tràn ra.
• giọng mũi ngột ngạt như có một dị vật to trong
họng
• Hơi thở có mùi thối
• Triệu chứng toàn thân xấu: da mặt xạm,
nhiệt độ khoảng 390, người có vẻ bơ
phờ, mệt nhọc nhiều
• Triệu chứng thực thể :
- há mồm được nhưng rất đau
- một nửa màn hầu và phần ba trên của
trụ trước sưn phồng lên to bằng quả
mận, không di động
- Lưỡi gà bị mọng nước
• . Amydan sưng vừa, có giả mạc trắng bị
đẩy dồn về phía trong sau và dưới. Trụ
sau bị amydan che lấp
• Hạch ở góc sau làm sưng to và đau.
• Bạch cầu trong máu tăng (12.000)
• Chọc và hút bằng bơm tiêm thấy có mủ.
• 3. Biến diễn.
• Có điều trị, bệnh sẽ lui khá nhanh, sau khi trích
bệnh nhân, nhưng thời kỳ bình phục có hơi
chậm.
• Không điều trị túi mủ sẽ tự vỡ vào ngày thứ sáu,
bảy. Lỗ vỡ thường ở phần trên của trụ trước
hoặc ở gần màn hầu, mủ khá thối. Sau đó bệnh
nhân hết sốt, hết đay nhưng ổ viêm kéo dài khá
lâu.
• Bệnh có xu hướng tái phát
• Thể lâm sàng
• 1. Loại sau: Mủ khu trú ở phía sau amydan làm căng
phồng trụ sau.Bệnh nhân hầu như không nuốt được và
đau tai rất nhiều
• Soi họng thấy trụ sau đỏ, to phồng hình thoi dựng đứng
sau amydan. Amy - dan và trụ trước bị đẩy dồn về phía
trước. Lưỡi gà không bị phù nề nhưng thanh quản họng
bị phù nề (sụn phễu - tiền đình).
• Thể này hay gây ra biến chứng nặng: phù nề thanh quản
(khó thở). Mủ có thể tràn lan vào ngăn động mạch cảnh
trong. Khi trích mủ cần thận trọng vì có động mạch cảnh
trong ở cách mặt sau maydan độ 15mm.
2. Loại dưới: viêm tấy amydan lưỡi.
Khó nuốt là triệu chứng chính. Mỗi lần nuốt rất đau nên bệnh nhân
để nước bọt tràn ra miệng. Đau ở vùng xương móng, đau khi cử
động lưỡi hoặc đau khi ấn vào xương móng. Bệnh nhân không thè
lưỡi ra được. tiếng nói giống như tiếng người ngọng bị cứng lưỡi.
Đôi khi có khó thở.
Nhiệt độ thường không cao lắm.
Lúc khám; bệnh nhân há miệng dễ dàng nhưng khi đặt cai dè lưỡi
thì bệnh nhân kêu đau. Soi thanh quản thấy một bên nền lưỡi sưng
to, căng, đỏ, từ rãnh lưỡi amydan đến thung lũng lưỡi thanh thiệt.
Thanh thiệt bị bẻ cúp xuống che lấp thanh quản. Hạch hai bên cổ bị
sưng. túi mủ sẽ vỡ vào ngày thứ tám (xem thêm phần viêm maydan
lưỡi).
Điều trị
1) Trước khi túi mủ hình thành: tiêm pênixilin phối hợp với streptômixin
tiêm prôpiđông (văcxin).
2. Khi túi mủ hình thành nên điều trị bằng cách tháo mủ.
Gây tê bằng cách bô Bônanh vào màn hầu và trụ trước. Nếu bệnh
nhân không há mồm to, chúng ta nên tiêm 5ml nôvôcain 1% vào cơ
chân bướm cho bớt đau. Dùng dao con rạch dọc niêm mạc ở chỗ
phồng nhiều nhất tức là ở trụ trước và trụ sau rồi dùng kìm Lubê -
Bacbông (Lubet - Barbon) chọc thủng túi mủ và banh mép rạch ra,
mủ thối trào ra miệng. Phải theo dõi vết rạch trong vài ngày, nếu nó
đóng lại thì banh nó ra để tháo mủ.
Nên tiếp tục tiêm pênixilin sau khi chích mủ.
Bệnh này có xu hướng tái phát, chúng ta nên cắt Amydan cho
bệnh nhân. Phẫu thuật có thể tiến hành trong vòng mười lăm hôm
sau khi chích tháo mủ. Có một số tác giả đề nghị nên cắt amydan
vài hôm sau tháo mủ dưới sự bảo vệ của kháng sinh.
Xin trân trọng cám ơn

You might also like