You are on page 1of 11

TRƯỜNG TRUNG CẤP QUỐC TẾ MEKONG

BỘ MÔN : BÀO CHẾ- CND

KỸ THUẬT NGHIỀN TÁN


– RÂY – TRỘN ĐỀU
DS. Lê Thành Cát

1
MỤC TIÊU HỌC TẬP

1
Trình bày được ý nghĩa của việc
nghiền, tán, rây, trộn đều.

2
Biết lựa chọn đúng các cối chày
để nghiền tán.

3
Phân biệt được 5 cỡ bột và định
nghĩa cỡ bột
1. NGHIỀN TÁN

1.1 Định nghĩa


 Nghiền tán là quá trình làm giảm kích thước các tiểu phân của các chất rắn
nhằm
 Giúp cho việc hòa tan dễ dàng.
 Giúp cho việc trộn bột dễ đồng nhất.
1.2 Nguyên tắc nghiền bột đơn
 Dược chất có khối lượng lớn thì nghiền trước
 Dược chất có tỷ trọng lớn cần phải nghiền mịn hơn dược chất có tỷ trọng nhỏ.
2. TRỘN

 Thực hiện như nghiền nhưng không cần tác động lực mạnh lên khối bột.
 Nguyên tắc trộn bột kép:
 Nguyên tắc đồng lượng: lượng bột cho vào phải tương đương với lượng bột có sẵn
trong cối
 Chất có khối lượng nhỏ cho vào trước, khối lượng lớn cho vào sau.
 Chất có tỉ trọng nhẹ cho vào sau để tránh bay bụi
 Chất có màu, dược chất độc khối lượng nhỏ: lót cối bằng chất không màu, không
độc
 Khi nghiền hay trộn,thỉnh thoảng phải dùng vảy mica vét để bột không dính
vào cối.
3. CÁC DỤNG CỤ NGHIỀN TÁN

 3.1. Cối chày


 Cối chày bằng kim loại(đồng,sắt) tán các chất là thảo mộc,động
vật,khoáng vật rắn.
 Cối chày bằng sành sứ tán trộn các chất là hóa chất.
 Cối chày thủy tinh tán các chất có tính oxy hóa,chất ăn mòn,hấp phụ.
 Cối chày làm bằng mã não nghiền tán các chất cần có độ mịn cao
3. CÁC DỤNG CỤ NGHIỀN TÁN

 3.2 Thao tác


 Nghiền tán: cho chày di chuyển rộng trong lòng cối,có thể bắt đầu từ tâm
của đáy cối rồi lan rộng ra thành cối hoặc từ thành cối đi vào đáy cối,đồng
thời phải tạo một lực mạnh lên khối bột.
3. CÁC DỤNG CỤ NGHIỀN TÁN

 3.3 Các máy nghiền tán


 Được sử dụng trong sản xuất công nghiệp,bao gồm:
 Máy nghiền bi
 Máy búa, máy xay búa
 Máy xay vòng đinh
4. RÂY

 Để có được những loại bột cùng kích cỡ.


 Rây có nhiều cỡ (số) khác nhau,thành rây thường làm bằng sắt hay bằng đồng,lưới rây có
thể làm bằng kim loại (thép không gỉ,đồng…) hoặc bằng sợi tổng hợp (nilon, capron…)
 DĐVN IV phân ra 12 cỡ rây(kim loại) và 6 cỡ bột:
 Bột thô (1400/355) là bột mà không ít hơn 95% phần tử qua được rây số 1400 và không quá
40% qua được rây số 355.
 Bột nửa thô (710/250)
 Bột nửa mịn (355/180)
 Bột mịn (180/125)
 Bột rất mịn (125/90)
5. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Trả lời ngắn


Câu 1:Hai loại dụng cụ để nghiền tán:
A B.
Câu 2:Bốn loại cối chày với vật liệu khác nhau:
A C.
B. D.Cối chày bằng đá mã não
Câu 3:Ba loại máy nghiền trong sản xuất công nghiêp:
A. B. C.
Câu 4:Năm cỡ bột theo DĐVN
A.Bột thô D.Bột nửa mịn
B. E.
C.
5. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

Chọn một trả lời đúng nhất


Câu 5:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất là thảo mộc,động vật,khoáng vật rắn
A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh
B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ
Câu 6:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất tính oxy hóa,chất ăn mòn,hấp phụ
A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh
B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ
Câu 7:Loại cối chày sử dụng nghiền tán các chất cần có độ mịn cao
A.Cối chày kim loại C.Cối chày thủy tinh
B.Cối chày mã não D.Cối chày sành sứ
Ds. Lê Thành Cát 11

You might also like