You are on page 1of 397

Sinh sản gia súc 2

Giảng viên: Ths Nguyễn Công Toản


Bộ môn Ngoại Sản, Khoa Thú y
Tel. 0981 044 890
Email. nctoan@vnua.edu.vn
Chương V
HIỆN TƯỢNG CÓ THAI

1. Khái niệm
Có thai là hiện tượng sinh lý đặc biệt của cơ thể
cái, nó được bắt đầu từ khi thụ tinh cho đến khi đẻ
xong.
Hiện tượng có thai được chia ra làm các loại chủ yếu:
-Loại chửa đẻ lần đầu
-Loại chửa đẻ lần sau
-Loại đơn thai
-Loại đa thai
2. Thời gian có thai
Trong thực tế, sự có thai của gia súc được tính ngay từ
ngày phối lần cuối.
Thời gian có thai phụ thuộc vào nhiều điều kiện và yếu
tố khác nhau như loài, giống gia súc, tuổi gia súc mẹ, lứa đẻ,
trạng thái dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe, tình trạng cơ quan
sinh dục, số lượng bào thai,…
Ví dụ:
Trong điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng tốt, nhất là lứa thứ
hai thì thời gian mang thai sẽ được rút ngắn lại.
Gia súc sớm thành thục, loài đơn thai lại có hai thai, thai
giống cái thì thời gian có thai thường ngắn
Khoảng
Thời gian có
thai trung trình dao động
Loài gia súc
(ngày)

282
Bò 271 – 291
(9 tháng 10 ngày)
Trâu 10 tháng rưỡi 310 – 320
336 ngày
Ngựa 320 – 346
(11 tháng)

150 ngày
Dê, Cừu 146 – 161
(5 tháng)
114 ngày
Lợn (3 tháng 3 tuần 3 110 – 118
ngày)
63 ngày
Chó 58 - 65
(2 tháng)

58 ngày
Mèo 56 – 60
(2 tháng)
Bảng thời gian có thai của một số
Thỏ 31 ngày
loài gia súc 30 - 33
(1 tháng)
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỜI GIAN MANG THAI
CỦA GIA SÚC

1. Giống (di truyền)


2. Lứa đẻ (tuổi của gia súc mẹ)
3. Tính biệt của bào thai
4. Đơn thai hay đa thai (với gia súc đa thai)
5. Mùa vụ
6. ….
1. Giống

Holstein Friesian Droughmaster

Brahman Red Angus

Một số giống bò nuôi phổ biến Senepol Wagyu


Giống lợn và giống dê phổ biến

Các giống lợn phổ biến Các giống dê phổ biến


Giống bò Số bò theo dõi Thời gian mang thai (ngày)

Sinh đơn
Holstein 24,376 278
Guernsey 5,849 282
Jersey 2,872 278
Ayrshire 1,667 280
Brown Swiss 406 286

Trung bình 25,162 279


Sinh đôi
Holstein 746 271
Guernsey 101 272
Jersey 45 269
Ayrshire 30 276
Brown Swiss 8 280

Trung bình 930 271


Foote và cộng sự, 1980
Các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian mang thai của dê cái
Yếu tố ảnh hưởng Số dê theo dõi T mang thai (ngày) SE

Theo Mellado. M và cs, 2000


2. Lứa đẻ
Thời gian mang thai của lứa 1 thường ngắn hơn
lứa 2 trở đi
Ví dụ: Nghiên cứu thời gian mang thai của bò
Brown Swiss lứa dạ thời gian mang thai dài hơn
lứa so 0,7 ngày (Foote R. H, 1980);
3. Tính biệt của bào thai
Khi bò cái mang thai bê đực thời gian mang thai
dài hơn mang thai bê cái
Theo Foote, 1980 thời gian bò mang thai bê đực
dài hơn mang thai bê cái từ 1-2 ngày;
4. Mang thai đơn hay đôi
Thời gian gia súc cái mang thai với sinh đôi hoặc
đa thai sẽ ngắn hơn là sinh đơn;

5. Ảnh hưởng của mùa vụ


Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi gia súc mang
thai vào mùa đông thời gian mang thai dài hơn,
tuy nhiên một số nghiên cứu chỉ ra rằng mùa vụ
không ảnh hưởng tới thời gian mang thai của gia
súc cái;
3. Số lượng bào thai
Số lượng bào thai của gia súc phụ thuộc vào nhiều điều
kiện và yếu tố khác nhau:
-Loài giống: Lợn thường đẻ trên dưới 10 con/lứa, trâu, bò,
ngựa đẻ 1 con, dê cừu 3-5 con/lứa,…
- Tuổi và lứa đẻ: Lứa đẻ đầu thường ít con hơn những lứa đẻ
sau.
- Nếu gia súc được nuôi dưỡng, chăm sóc, khai thác, làm việc
hợp lý, phối giống đúng thời điểm,..thì số lượng bào thai cũng
được tăng lên.
- Sức khỏe gia súc nói chung và tình trạng cơ quan sinh sản
bình thường thì số lượng bào thai cũng được tăng lên.
…………
4. Quá trình phát triển của phôi thai
Quá trình phát triển của bào thai được chia ra làm 3 thời
kỳ:
-Thời kỳ trứng:
Từ khi trứng được thụ tinh đến khi hình thành phôi
nang – túi phôi. Trung bình 8-10 ngày sau khi thụ tinh.
-Thời kỳ phôi thai:
Là thời kỳ hình thành nhau thai, hình thành các tế bào,
cơ quan hệ thống của cơ thể. Ở GS lớn thì từ ngày 11 - 40
-Thời kỳ bào thai:
Được tính từ cuối giai đoạn phôi thai – sinh đẻ
Bào thai bò 60 ngày Bào thai bò 90 ngày
Bào thai bò 115 ngày
Bào thai chó 8 tuần Bào thai ngựa ~ 3 tháng
Lợn

Gia súc nhai lại

Vị trí làm tổ của phôi


bên trong tử cung
Ngựa
Sự công nhận có thai ở gia súc mẹ

• Sự tồn tại và phát triển của phôi bên trong tử cung


của gia súc mẹ dẫn đến việc tiết ra một số chất
ngăn chặn tử cung tiết Prostaglandin (PG), điều này
dẫn đến việc thể vàng không bị thoái hóa và tiêu
biến, động dục không xuất hiện. Hiện tượng này gọi
là “sự công nhận có thai ở gia súc mẹ”
• Chất do phôi tiết ra ở gia súc nhai lại là Interferon
tau, ở lợn là oestrogen, ở ngựa là oestrogen,
uteroferrin, và có thể là sự di chuyển của phôi
ngựa,…
Loài Ngày Ngày phôi Chất tạo nên
công làm tổ sự xác nhận có
nhận có thai
thai
Sự công Bò 16-19 18-22 IFN-τ
nhận có (polypeptide
172 amino
thai và làm acid)
tổ ở một số
Dê 16-17 19-21 IFN-τ
loài gia súc
Cừu 12-21 16 IFN-τ
Lợn 11-15 18 Oestrogen
Ngựa 8-20 38-40 Oestrogen,
uteroferrin
5. Sự phát triển của bào thai trong thời gian gia súc mang
thai
5.1. Bào thai của bò
-Tháng thứ nhất:
Phôi thai 3 tuần đã có nếp nhăn ở miệng, má, mắt. Đến
ngày 25 chân trước đã nhú ra và đã có vết hai chân sau. Màng
nhung chưa có nhung mao và màng niệu chỉ có tính chất đệm.
Thai dài 0,1 – 1,1 cm
- Tháng thứ 2:
Phôi thai đã hình thành giống hình dáng con bò. Bụng thai
to và bắt đầu hình thành và phát triển các khí quan. Thai đã xuất
hiện đầu vú nhú ra. Ngày 40 thai dài 2 cm, ngày 50: 4,5cm, hai
tháng thai dài 6,7 cm.
-Tháng thứ 3:
Phân biệt được thai đực, cái. Thai 9 tuần dài 8cm, 11 tuần
-Tháng thứ 4:
Thai dài 22 – 26 cm, thân chưa có lông rõ nhưng đã có
lông tơ
-Tháng thứ 5:
Ở mép bào thai đã có lông, thai cái đã có đầu vú, thai
đực thì dịch hoàn đã đi vào âm nang. Thai dài 35-40 cm
-Tháng thứ 6:
Lông mép đã phát triển dày đặc, xung quanh gốc sừng
và đầu mút đuôi đã có lông nhỏ. Thai dài 45-60 cm
-Tháng thứ 7:
Xung quanh gốc sừng và mút đuôi đã có lông phát triển
dày đặc. Thai dài 60 – 75 cm
-Tháng thứ 8
Lông đã phát triển toàn thân, dày nhất ở sống lưng, đuôi
-Tháng thứ 9:
Toàn thân mọc lông dầy đặc. Xương sọ đã cứng. Bào thai đã
có răng, có con tới 8-12 răng. Thai dài 80-100cm.

6. Nhau thai
Nhau thai được hình thành từ phía mẹ và bào thai. Quá
trình trao đổi chất giữa mẹ và thai được tiến hành qua hệ thống
nhau thai.
Nhau thai được chia thành:
-Nhau thai mẹ
Là một dạng thay đổi đặc biệt của niêm mạc tử cung mẹ
khi có thai.
-Nhau thai con
Là sự tổng hợp toàn bộ các màng nhau thai con và các
nhung mao của màng nhung.
Hệ thống nhau thai có ý nghĩa sinh học và giữ vai trò vô
cùng quan trọng, thông qua hệ thống nhau thai cơ thể mẹ cung
cấp các chất dinh dưỡng để đảo bảo cho quá trình phát triển
của bào thai. Mặt khác, các sản phẩm của quá trình trao đổi
chất của bào thai cũng được đưa về cơ thể mẹ thông qua hệ
thống nhau thai để cơ thể mẹ đưa ra ngoài cơ thể.
Tuy nhiên, một số vi rus, độc tố vi khuẩn,…cũng có thể
từ cơ thể mẹ đi vào bào thai thông qua hệ thống nhau thai gây
nên quá trình bệnh lý cho bào thai.
Ngoài tác dụng trao đổi chất thì chính hệ thống nhau
thai cũng có chức năng như một tuyến nội tiết. Nó đảm bảo
cho bào thai phát triển trong tử cung và quá trình sinh đẻ được
diễn ra bình thường.
6.1. Các màng nhau thai
Gồm túi noãn hoàng, màng ối, màng niệu và
màng nhung (màng đệm, màng mạch quản)
6.1.1. Túi noãn hoàng
Thời kỳ đầu của quá trình phát triển phôi thai, túi
noãn hoàng được hình thành và trên chúng có hệ
thống mạch máu. Phôi thai dựa vào túi noãn hoàng để
lấy dĩnh dưỡng, O2 ,…từ cơ thể mẹ thông qua niêm
mạc tử cung.
Khi các màng nhau thai khác được hình thành và
phát triển thì túi noãn hoàng dần dần teo đi.
Các loại
màng
nhau thai
ở gia súc
Các dạng liên kết nhau thau-tử cung gia súc mẹ
6.1.2. Màng ối
Màng ối là màng trong cùng và bao quanh bào thai.
Màng ối rất mỏng, trong suốt và qua màng này có thể nhìn
thấy bào thai bên trong. Giữa bào thai và màng ối dần dần
chứa đầy dịch ối. Kỳ đầu dịch ối ít, kỳ giữa của thai kỳ lượng
dịch ối tăng lên, lúc này bào thai hoạt động tự do trong túi
màng ối.
Trong dịch ối chứa nhiều chất như albumin, đường, mỡ,
nước tiểu, Ca, P, Na, Kreatin, dịch nhày, hormone,…
Kích tố nhau thai có trong nước ối có tác dụng kích
thích tử cung co bóp.
Dịch ối có tác dụng bảo vệ ngăn không cho các tổ chức
xung quanh dính vào da của bào thai, tránh hiện tượng chèn ép
của dạ dày, ruột gia súc mẹ lên bào thai và những tác động cơ
giới từ ngoài thành bụng cơ thể gia súc mẹ.
Màng ối

Màng niệu
Màng niệu

Màng ối với bào thai


Nhau thai lợn
Thai bò
Khi gia súc sinh đẻ, dưới tác dụng co bóp của tử cung,
đè ép lên túi màng ối và dịch ối làm cho màng ối được lồi ra
cổ tử cung, có tác dụng kích thích cổ tử cung mở rộng. Sau khi
màng ối bị vỡ, dịch ối được thải ra ngoài có tác dụng làm trơn
đường sinh dục thuận lợi cho quá trình sổ thai.

6.1.3. Màng niệu


Màng niệu nằm giữa màng ối và màng nhung, nó được
xem như bàng quang của bào thai ở ngoài cơ thể.
Màng niệu mỏng trong suốt, phân ra nhánh và đi qua túi
rốn. Trong màng niệu chứa nước niệu. Lượng dịch niệu ở thời
gian có thai kỳ cuối: ngựa 1-10 l, bò 8-15 l, dê, cừu 0,5-1,5 l,
mèo 10 – 50 ml. Dịch niệu có phản ứng toan yếu hay kiềm yếu
và có thành phần gồm axit uric, urê, muối, glucose, kích tố
nhau thai.
6.1.4. Màng nhung (màng đệm, màng mạch quản)
Màng nhung bao phủ kín hết mặt ngoài màng niệu, phía
trong màng nhung dính sát với màng niệu và được gọi là màng
niệu nhung, phía ngoài thì tiếp xúc với niêm mạc tử cung gia
súc mẹ. Ở loài nhai lại thì màng này dễ dàng tách ra khỏi
màng niệu, nhưng ở ngựa thì hai màng này dính lại với nhau.
Trên mặt ngoài của màng nhung ở thời gian có thai kỳ
đầu được hình thành rất nhiều nhung mao, sau đó nhung mao
phát triển mạnh, từ dạng màng nhung nguyên thủy thành màng
nhung của nhau thai con, những nhung mao của màng nhung
ăn sâu xuống những chỗ lõm của tử cung gia súc mẹ. Các loài
gia súc khác nhau thì sự phân bố nhung mao trên màng nhung
và mối liên hệ giữa nhau thai con và niêm mạc tử cung cũng
khác nhau. Ở ngựa và lợn thì nhung mao được phân bố đều
khắp trên toàn bộ bề mặt của màng nhung. Niêm mạc tử cung
và những nhung mao trên màng nhung liên hệ với nhau theo
hình thức tiếp xúc.
Còn ở gia súc nhai lại, những nhung mao được tập trung
lại thành từng đám trên mặt màng nhung, hình thành những
núm nhau con. Tương ứng như vậy, trên niêm mạc tử cung
cũng được hình thành những núm nhau mẹ. Nhung mao của
núm nhau con được chui vào bên trong núm nhau mẹ nên
người ta gọi mối liên hệ giữa núm nhau con và nhau mẹ theo
hình thức cài răng lược.
7. Những biến đổi sinh lý chủ yếu của cơ thể gia súc khi có
thai
Cùng với quá trình phát triển của bào thai, nhau thai, thể
vàng thì cơ quan sinh dục nói riêng và toàn bộ cơ thể gia súc mẹ
nói chung xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau.
Những biến đổi đó tạo điều kiện cần thiết để bào thai
được hình thành và phát triển trong tử cung, quá trình sinh đẻ
được diễn ra bình thường.
7.1. Biến đổi toàn thân cơ thể gia súc mẹ khi có thai
Khi gia súc có thai, hormone của thể vàng và nhau thai
tiết ra làm thay đổi cơ năng hoạt động của một số tuyến nội tiết
khác.
Gia súc mẹ thường ăn uống, trao đổi chất,…được tăng
cường ở giai đoạn đầu mang thai nên gia súc mẹ thường béo
hơn, lông mượt hơn.
và nhanh chóng, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cao, nhất là
trong điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng kém thì cơ thể mẹ sẽ
gầy.
Trong giai đoạn sau, nếu khẩu phần ăn của mẹ không
bảo đảm đầy đủ các chất đạm, khoáng, vitamin, vi lượng, thì
không những bào thai không phát triển bình thường mà sức
khỏe gia súc mẹ cũng bị giảm sút. Trường hợp thiếu Ca, P
nghiêm trọng thì gia súc mẹ sẽ bị bại liệt trước khi đẻ, khung
xoang chậu bị lệch hay biến dạng, dẫn tới đẻ khó,….

7.2. Sự biến đổi của cơ quan sinh dục


7.2.1. Sự biến đổi buồng trứng
Khi gia súc có thai, kích thước hai buồng trứng to nhỏ
không đều nhau. Buồng trứng bên sừng tử cung có thai thường
BUỒNG

TRỨNG

MANG

THAI

CÁC

GIAI

ĐOẠN

KHÁC

NHAU
lớn hơn buồng trứng bên kia, trên bề mặt buồng trứng xuất
hiện nhiều thể vàng. Loại gia súc đơn thai số lượng thể vàng
thường tương ứng với số lượng bào thai, loài đa thai thì số
lượng thể vàng thường lớn hơn số lượng bào thai vì một số
trứng rụng nhưng không được thụ tinh.
7.2.2. Sự biến đổi của tử cung
Khi gia súc có thai, toàn bộ tử cung thay đổi về cấu tạo,
tính chất, vị trí, khối lượng, thể tích,….
Tuần hoàn tử cung được tăng cường, lượng máu cung
cấp đến cho tử cung rất nhiều nên niêm mạc phát triển dầy lên,
các tuyến được phát triển mạnh và tăng cường tiết dịch, niêm
mạc tử cung hình thành nhau mẹ.Khối lượng tử cung gấp 5-20
lần so với khi không có thai, kích thước và thể tích của nó tăng
hàng chục lần,….
Cổ tử cung khép kín hoàn toàn, niêm mạc và các nếp
Tử cung
của chó
mang thai
30 ngày
phát triển dày lên, các tế bào thượng bì đơn tiết niêm
dịch đặc, có tác dụng “đóng nút” cổ tử cung.
7.2.3. Những thay đổi hormone sinh dục
Bào thai được phát triển bình thường dưới tác
dụng điều hòa của các hormone do buồng trứng, nhau
thai và tuyến yên.
- Nửa thời kỳ đầu có thai (với bò từ tháng – tháng
5)
Nhau thai được hình thành và phát triển, tiết ra
Prolan B, có tác dụng giống LH của thùy trước tuyến
yên – kích thích thể vàng phát triển và tiết Progesterone
làm cho niêm mạc tử cung phát triển dầy thêm. Ngoài
ra, nhau thai còn tiết Progesterone và Folliculin
Biến thiên nồng độ các
hormone trong máu của
bò trong thời gian mang
thai
Biến thiên
nồng độ
các
hormone
trong máu
của Cừu
trong thời
gian mang
thai
Biến thiên nồng độ các
hormone trong máu của
Chó trong thời gian
mang thai
tuyến yên không tiết FSH, vì vậy trong buồng trứng không có
quá trình phát triển, trưởng thành của noãn bao, không có hiện
tượng rụng trứng trong suốt thời kỳ gia súc cái mang thai.
Nhau thai ngựa ngoài việc tiết Progesteron thì còn có cả
hormone sinh dục cái và cả Gonadotropin, lượng
Gonadotropin đạt cực đại khi ngựa mang thai được 80-90 ngày
sau đó giảm đi.
- Nửa sau thời kỳ có thai (với bò là từ tháng thứ 6 trở
đi)
Hàm lượng Progesterone giảm dần trong máu, ở cuối
thời kỳ có thai hàm lượng hormone này giảm rất thấp trong
máu. Ngược lại, hàm lượng hormone Follinculin lại tăng dần
trong máu có tác dụng co thắt tử cung, thuận lợi cho quá trình
sinh đẻ.
8. Vị trí, chiều, hướng và tư thế của bào thai trong tử cung
8.1. Vị trí
Vị trí làm tổ của hợp tử và phát triển thành bào thai
trong tử cung ở mỗi loài gia súc là khác nhau:
- Ngựa: Bào thai nằm giữa thân và gốc sừng tử cung
- Trâu, bò: Thai nằm ở sừng tử cung (thường là sừng tử
cung phải), nếu có hai thai thì mỗi thai nằm ở một bên sừng tử
cung.
- Gia súc đa thai: Thai nằm trong hai sừng tử cung.
8.2. Chiều của thai
Chiều của thai chỉ mối quan hệ giữa xương sống của
thai và xương sống của mẹ, gồm:
8.2.1. Thai dọc
Xương sống của thai song song với xương sống của mẹ
Thai dọc được chia thành hai loại:
-Thai dọc đầu: Đầu và hai chân trước của thai ra trước
Thai dọc
đầu sấp
-Thai dọc đuôi: Đuôi
và hai chân sau của
thai ra ngoài trước
8.2.2. Thai ngang
Xương sống của thai và xương sống của mẹ chéo nhau, gồm:
-Thai ngang hông: Hông của thai có hướng ra ngoài trước
- Thai ngang lưng: Lưng của thai có hướng ra ngoài trước
- Thai ngang bụng: Bụng của thai có hướng ra ngoài trước.
Thai ngang là trường hợp đẻ khó cần can thiệp kịp thời.
Thai ngang
8.2.3. Thai vuông thước thợ
Là trường hợp xương sống của thai và mẹ tạo
thành góc vuông
- Thai vuông thước thợ hông: Hông của thai có hướng
ra ngoài trước.
- Thai vuông thước thợ lưng: Lưng của thai có hướng
ra ngoài trước
- Thai vuông thước thợ bụng: Bụng của thai có hướng
ra ngoài trước.
Thai vuông
thước thợ
8.3. Hướng của thai
Hướng của thai chỉ mối quan hệ giữa lưng của thai và
lưng của mẹ.
- Thai sấp
Lưng của thai quay lên trên, cùng phía với lưng của mẹ
-Thai ngửa
Bụng của thai quay lên trên, hướng về phía lưng của mẹ và
bào thai nằm ngửa trong tử cung.
-Thai nghiêng
Lưng của thai quay sang một bên hông của mẹ
8.4. Tư thế của thai
Tư thế của thai chỉ mối quan hệ giữa các bộ phận: đầu,
cổ, thân và đuôi của thai. Bình thường đầu, cổ thẳng và chân
duỗi thẳng.
Trong thời gian có thai kỳ cuối, hướng và tư thế của thai
trong tử cung phải đạt những yêu cầu sau:
- Chiều dọc đầu hay dọc đuôi.
- Hướng thai sấp
- Tư thế:
+ Nếu thai dọc đầu sấp thì cổ và đầu của thai phải gác
lên hai chân trước, hai chân trước duỗi thẳng và bằng nhau.
+ Nếu thai dọc đuôi sấp thì đuôi bào thai phải nằm ở
giữa hai chân sau, và hai chân sau duỗi thẳng.
Nếu tư thế của thai không trong hai trường hợp trên thì
xuất hiện đẻ khó. Khi móng chân thai đã bộc lộ ra khỏi mép
âm môn, cần phải xác định chân trước hay chân sau, thai sấp
hay thai ngửa, thai dọc đầu hay dọc đuôi. Ví dụ:
+ Hai chân trước thò ra mà móng sấp: Thai dọc đầu sấp
+ Hai chân trước thò ra mà móng ngửa: Thai dọc đầu
ngửa
+ Hai chân sau thò ra mà móng sấp: Thai dọc đuôi ngửa
+ Hai chân sau thò ra mà móng ngửa: Thai dọc đuôi
sấp.
CHẨN ĐOÁN SỰ CÓ THAI
1. Ý nghĩa
Sau một thời gian phối giống, tùy từng loài gia súc mà
cần phải kiểm tra xem gia súc có thai hay không.
Trường hợp có bào thai có kế hoạch nuôi dưỡng,
chăm sóc, sử dụng, khai thác phù hợp nhằm đảm bảo cho thai
phát triển bình thường và sức khỏe cho gia súc mẹ. Ngoài ra,
còn có kế hoạch nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý gia súc sơ
sinh.
Trường hợp không có thai tìm nguyên nhân tại
sao: do phối giống, tình trạng cơ quan sinh dục, hiện tượng
động dục, rụng trứng, thời gian và phương pháp phối giống,
phẩm chất tinh dịch,….trên cơ sở đó tìm ra được biện pháp
thích hợp, phục hồi và nâng cao khả năng sinh sản của gia súc
đề phòng vô sinh.
Phương pháp quan sát và lâm sàng
• Phương pháp quan sát
Gia súc cái sau khi phối giống đến chu kỳ động
dục nhưng không xuất hiện động dục thì có thể
được coi là đã có thai
• Phương pháp khám lâm sang
Khám thai qua trực tràng là phương pháp được
sử dụng sớm nhất và rộng rãi nhất để chẩn đoán
có thai sớm ở bò sữa.
• Người ta có thể sử dụng khám thai qua trực
tràng để khám thai cho trâu, bò, ngựa, lạc đà
• Đây là phương pháp nhanh nhất, rẻ tiền nhất,
… trong chẩn đoán thai trên đại gia súc
Siêu âm
• Người ta có thể sử dụng khám
thai qua trực tràng để khám
thai cho trâu, bò, ngựa, lạc đà
• Đây là phương pháp nhanh
nhất, rẻ tiền nhất,… trong chẩn
đoán thai trên đại gia súc
X-quang
• Thường được sử dụng với
gia súc nhỏ: dê, cừu, chó,
mèo,…
Phương pháp phòng thí nghiệm
• Định lượng progesterone
• Định lượng estrone sulfate
• Định lượng Gonadotropin: hCG, eCG
• Định lượng Relaxin
• …
2. Phương pháp chẩn đoán
2.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng
2.1.1. Phương pháp chẩn đoán bên ngoài
Phương pháp này chủ yếu áp dụng với tiểu gia súc, ở
đại gia súc ít áp dụng phương pháp này, nó chỉ cho kết quả
tương đối chính xác khi gia súc có thai vào tháng thứ 5 trở đi.
-Phương pháp quan sát bên ngoài
Phát hiện sự thay đổi mức độ cân bằng và đối xứng ở
hai bên thành bụng, xuất hiện phù ở tứ chi, thành bụng, tuyến
sữa phát triển to lên, sự máy động của bào thai dựa theo sự
rung động của thành bụng,…
-Phương pháp sờ nắn
Dùng lòng bàn tay ấn vào phía trong và phía dưới thành
bụng (bò bên phải, ngựa bên trái). Nếu gia súc có thai thì có
thể cảm nhận được sự rung động của bào thai qua thành bụng.
Với lợn: Chẩn đoán bằng cách tìm và sờ bào thai qua một bên
thành bụng ở hai hàng vú sau cùng, phương pháp này có thể phát
hiện được bào thai khi lợn chửa ở cuối tháng thứ 3,….
-Phương pháp gõ, nghe:
Chủ yếu áp dụng với đại gia súc để phát hiện sự hoạt động
của tim thai.
-Chẩn đoán bằng máy siêu âm
2.1.2. Phương pháp chẩn đoán bên trong
Đối tượng áp dụng là đại gia súc, gồm hai phương pháp:
-Phương pháp chẩn đoán qua âm đạo:
Phát hiện sự thay đổi trong âm đạo và cổ tử cung qua quan
sát màu sắc, nếp nhăn niêm mạc, đặc tính chất tiết của niêm mạc
âm đạo và cổ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp
dụng trong thực tế sản xuất do độ chính xác thấp và dễ nhầm lẫn
Ví dụ: khi buồng trứng bị thể vàng tồn lưu thì niêm mạc âm
đạo biến đổi gần giống có thai, âm đạo bị viêm khi gia súc có
thai thì có biến đổi như khi gia súc không có thai, khi gia súc
có thai mà xuất hiện động dục giả thì lòng tử cung hơi mở khi
chẩn đoán rất dễ nhầm với không thai.
Ngoài ra, khám qua âm đạo không biết được tuổi thai và
nếu thao tác không đúng có thể gây sẩy thai, viêm âm đạo,…
-Phương pháp chẩn đoán qua trực tràng:
Phương pháp này được áp dụng rộng rãi và chủ yếu
trong thực tế sản xuất để chẩn đoán có thai của trâu, bò và
ngựa.
Qua phương pháp này xác định được đặc điểm, tính
chất, trạng thái và sự thay đổi của: cổ, thân, sừng tử cung,
buồng trứng, núm nhau, động mạch giữa tử cung, độ lớn và vị
trí của bào thai,…thông qua trực tràng.
Phương pháp này không những chẩn đoán được gia súc
có thai hay không mà còn biết được tuổi của bào thai.
- Phương pháp dùng siêu âm
Có thể dùng máy siêu âm để chẩn đoán gia súc có thai, ưu
điểm của phương pháp này là có thể chẩn đoán sớm: Bò sau
phối giống 28-30 ngày,…và rất chính xác.
Với đại gia súc như trâu, bò và ngựa đầu dò thường được
đưa vào trực tràng, còn với tiểu gia súc đầu dò thường qua da
vách bụng.
2.2. Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
Phương pháp này dựa trên sự thay đổi tính chất
sinh hóa của các chất tiết như sữa, niêm dịch âm đạo, hay sự
xuất hiện các loại hormone sinh dục trong máu và nước tiểu gia
súc,….
Phương pháp này ít được áp dụng trong thực tiễn sản xuất
Chương VI
QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ
Chương VI
QUÁ TRÌNH SINH ĐẺ
I. Khái niệm
Gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định
tùy giống loài, khi bào thai phát triển đầy đủ, gia súc mẹ
đẩy thai ra ngoài cùng với nhau thai, dịch thai gọi là quá
trình đẻ.
II. Cơ chế quá trình đẻ
1.Học thuyết áp lực
Thai sau khi sinh trưởng và phát triển đầy đủ, kích
thước lớn sẽ tiếp xúc chặt với tử cung gây kích thích thần
kinh ở tử cung, cổ tử cung gây hưng phấn và gây ra phản
xạ co bóp tử cung, quá trình đẻ được diễn ra.
2. Học thuyết hormone
Thời kỳ cuối có thai, thể vàng teo đi thành thể bạch,
do vậy hàm lượng Progesterone giảm đi trong máu, ngược
lại hàm lượng Oestrogen tăng lên, chính điều này làm tăng
tính mẫn cảm của các receptor với Oxytoxin trong tử
cung. Chính vì vậy, đã kích thích tử cung co bóp gây nên
quá trình đẻ
3. Học thuyết biến đổi nhau thai
Khi bào thai đã thành thục, quan hệ sinh lý giữa
bào thai và mẹ không còn cần thiết nữa. Vì vậy, nhau
thai bắt đầu sơ hóa, quan hệ dinh dưỡng giữa mẹ và
con không còn nữa, bào thai trở thành một vật lạ trong
tử cung nên bị tống ra ngoài.

III. Thời gian đẻ


Thời gian đẻ được tính từ khi cổ tử cung mở
hoàn toàn đến khi thai ra khỏi cơ thể mẹ và số lượng
bào thai ra hết ở gia súc đa thai
BẢNG THỜI GIAN ĐẺ CỦA MỘT SỐ LOÀI
Loài Thời gian
Ngựa 15 - 30'
Bò 20'- 3h
Lợn 2-6h
Cừu 15' - 2h
Chó 1 - 8h
Thỏ 15 - 20'
Dê 30' - 4h
III. Những biểu hiện của cơ thể gia súc mẹ thời
gian gần sinh đẻ
Quá trình sinh đẻ ở gia súc cái là quá trình sinh
lý bình thường. Cuối thời kỳ mang thai gia súc cái có
những biểu hiện của quá trình đẻ, chủ yếu ở đường
sinh dục và bầu vú.
Trước đẻ 1-2 tuần, nút niêm dịch cổ tử cung,
đường sinh dục lỏng, sánh dính và chảy ra ngoài.
Trước đẻ 1-2 ngày thì cơ quan sinh dục bên
ngoài có những thay đổi: âm môn phù to, nhão ra và
xung huyết nhẹ, đầu núm vú to, bầu vú căng to, tĩnh
mạch vú nổi rõ ràng. Thân nhiệt gia súc trước khi đẻ
thường tăng cao hơn bình thường.
Bên ngoài gia súc có hiện tượng sụt mông.
Căn cứ những biểu hiện bên ngoài để chẩn đoán
gia súc sắp đến ngày đẻ mà chuẩn bị phương pháp đỡ
đẻ. Ví dụ: Bò trước đẻ 10 ngày, ngựa trước 2 tháng,
lợn trước 10-15 ngày bầu vú căng to.
Ở bò sữa trước lúc đẻ 10 ngày bầu vú có thể vắt
được một ít sữa. Lợn nái trước đẻ 1 ngày có thể vắt
được vài giọt sữa màu trắng. Ở ngựa khi thấy sữa chảy
ra từng giọt thì thường trong ngày hoặc ngày hôm sau
ngựa sẽ đẻ.
IV. Các giai đoạn của quá trình đẻ
1. Giai đoạn mở cổ tử cung
Giai đoạn này được tính từ khi tử cung có cơn co
bóp đầu tiên đến khi cổ tử cung mở ra hoàn toàn.
Biểu hiện:
Ngựa cái rất mẫn cảm, đuôi đưa lên đưa xuống,
toát mồ hôi, chân trước cào đất, mạch nhanh 60
lần/phút (bình thường là 32-42 lần/ph)
Bò cái ăn uống nhai lại không có quy luật, mạch
nhanh 80-90 lần/phút (bth là 50-70 lần/ph).
Dê, cừu kêu rống, cào đất.
Lợn cái thường đứng nằm không yên, đi đi lại lại
Động lực thúc đẩy cho quá trình đẻ là sự co bóp
của cơ quan sinh dục từ mút sừng tử cung xuống thân
tử cung rồi cổ tử cung và âm đạo.
Thời gian co bóp có những khoảng cách nên gọi
là những cơn rặn. Những cơn rặn đầu tiên yếu về
cường độ, thời gian một cơn rặn ngắn thường chỉ
trong 2-3 giây, thời gian nghỉ giữa các cơn rặn lại dài
thường 20-30 phút, càng về sau thì thời gian cơn rặn
kéo dài, cường độ mạnh hơn và khoảng cách giữa các
cơn rặn được rút ngắn.
Nhờ những cơn rặn mà nước ở trong tử cung và
nhau thai dồn ép ra ngoài, cổ tử cung lúc này đã mở
ra, một phần nhau thai đã lọt ra ngoài. Cùng với sức
bóp của tử cung, nhau thai lại tiếp tục chui ra, ép vào
cổ tử cung làm cho cổ tử cung mở rộng, khi đó một
phần của thai chui ra, lúc này giữa cổ tử cung và âm
đạo không còn ranh giới nữa.
Cùng lúc thai ra ngoài là có hiện tượng vỡ ối,
màng ối và màng niệu vỡ ra giải phóng nước ối và
nước niệu. Chính nhờ nước ối và nước niệu làm trơn
đường sinh dục, giảm ma sát giúp cho thai ra ngoài
được dễ dàng.
2. Giai đoạn đẻ (hay còn gọi là sổ thai)
Thời kỳ này bắt đầu từ khi cổ tử cung mở hoàn
toàn và kết thúc khi thai lọt ra ngoài.
Bò đẻ
Ngựa đẻ
Ở thời kỳ này thai qua cổ tử cung và lọt vào âm
đạo, nếu đẻ bình thường (dọc đầu sấp) thì bộ phận ra
ngoài trước nhất là đầu thai và chân trước. Lúc này gia
súc cái bồn chồn, đứng nằm không yên, chân cào đất,
có con chân sau đá vào bụng, lưng cong lên mà rặn.
Khi bào thai đi vào đường sinh dục, thân của bào
thai tiếp xúc với niêm mạc âm đạo gây ra một ma sát
lớn làm tăng kích thích tạo nên những cơn co bóp, lực
co bóp lúc này là tổng hợp giữa co bóp của đường
sinh dục, của thành bụng và cơ hoành tạo thành một
lực mạnh tổng hợp đẩy thai ra ngoài.
Khi rặn đẻ gia súc cái thường nằm nghiêng, rặn
một vài cơn rồi lại nghỉ
Sau những cơn rặn như vậy thì thai ra khỏi
đường sinh dục, khi thai đã ra ngoài gia súc mẹ thôi
rặn, nghỉ một thời gian rồi quay lại liếm con.
Ở ngựa, thời gian sổ thai rất nhanh, thường chỉ
trong 15-30 phút, trường hợp sinh đôi thì thai sau ra
sau thai trước khoảng vài phút, chậm nhất là 20 phút.
Bò cái thời gian sổ thai từ 30 phút – 4 giờ, nếu
đẻ sinh đôi thì khoảng cách thời gian giữa hai thai là
từ 20 phút – 2 giờ.
Lợn thời gian sổ thai từ 3-4 giờ, thai đầu bao giờ
cũng ra chậm, các thai về sau ra cách nhau 5-10 phút,
thai cuối cùng thì lại ra chậm nhất so với các thai khác
Dê cái thời gian đẻ 30 phút – 4 giờ
3. Giai đoạn sổ nhau (bong nhau)
Sau khi thai lọt ra khỏi đường sinh dục một thời
gian, gia súc mẹ trở nên yên tĩnh nhưng tử cung vẫn
co bóp và tiếp tục những cơn rặn, mỗi lần co bóp từ
1,5-2 phút, thời gian giữa hai lần co bóp là 2 phút,
nhưng lúc này cường độ co bóp yếu hơn, cơn rặn lúc
này để đẩy nhau thai ra ngoài .
Sau khi sổ thai 2-3 giờ thì tử cung co nhỏ lại,
thành tử cung dày lên, trong khi đó nhau thai thì
không co lại, cùng với sự co bóp của tử cung nên nhau
thai bị đẩy ra ngoài.
Thời gian bong nhau của gia súc cái giữa các
loài là có khác nhau do đặc điểm cấu tạo của núm
nhau con và núm nhau mẹ trên tử cung.
- Ngựa sau khi thai ra ngoài khoảng 20-60 phút thì nhau
thai ra.
- Bò sau 4-6 giờ, muộn nhất là 12 giờ thì nhau thai ra,
bò thời gian ra nhau chậm nhất so với các loài gia súc
do đặc điểm cấu tạo của nhau thai mẹ và nhau thai con.
Nếu thời gian bong nhau 6-12 giờ gọi là bong nhau
chậm, nếu quá 12 giờ mà nhau thai không ra thì gọi là
bệnh sát nhau, cần can thiệp kịp thời.
- Lợn sau khi thai cuối cùng ra từ 10-50 phút thì nhau
thai mới ra, nhau thai của lợn thường là hai đống mỗi
đống là nhau thai của một bên sừng tử cung.
- Dê sau khi thai cuối cùng ra 30 phút – 2 giờ nhau thai
PHẦN BA
BỆNH SINH SẢN GIA SÚC

CHƯƠNG XI
NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN GIA SÚC
CÓ THAI
• Thường liên quan tới viêm nhau
thai, ở bò do Brucella abortus gây
ra, dẫn đến sảy thai hoặc đẻ non
• Phù màng thai thường xuất hiện
khi xoang ối và xoang niệu tích tụ
quá nhiều dịch thai
Bệnh dịch • Thường phù màng niệu phổ biến
hơn phù màng ối

thai quá
• Ngựa cũng có thể xuất hiện ở
tháng 7-9 của thai kỳ
• Dê cừu thì hiếm gặp hơn

nhiều • Ở bò phù màng thai có thể xuất


hiện sớm nhất ở tháng thứ 3 và
thứ 4 nhưng phổ biến là ở 3 tháng
cuối của thai kỳ
• Nguyên nhân của hiện tượng phù
này đến nay chưa rõ
Bò bị phù màng thai
• Ở bò thì sự sản sinh dịch thai rất mạnh mẽ ở
tháng thứ 6-7 và có thể rối loạn chức năng nhau
thai và sự sản sinh dịch thai bị mất kiểm soát dẫn
đến tình trạng dịch thai quá nhiều
Bệnh dịch • Biểu hiện của bò bị phù màng thai là thành bụng
căng to
thai quá • Nếu phù xuất hiện ở thời gian cuối của thời kỳ
mang thai thì con vật có thể không bị ảnh hường
nhiều (Phù •
nhiều
Nhưng nếu xuất hiện ở tháng thứ 6-7 lượng dịch
màng thai) thai dao động trung bình khoảng 270 lit sẽ chèn
ép hô hấp và giảm ăn , nhiều con có thể bị chết
• Một số thì gây sảy thai
• Số ca bị nhẹ có thể sinh đẻ nhưng cần sự can
thiệp đỡ đẻ
• Chẩn đoán phù màng thai ở bò bằng cách khám
qua trực tràng tử cung căng mọng và không thể
sờ thấy bào thai
Những trường hợp nặng thì loại thải (lò mổ)

Những trường hợp gần đến ngày đẻ thì mổ


đẻ, khi mổ đẻ lưu ý giải phóng dịch thai từ từ
không giải phóng đột ngột gây shock

Điều trị
Mổ đẻ trong trường hợp phù màng thai
thường kế phát sát nhau, viêm tử cung

Dùng thuốc: Dexamethasone (20mg) kết hợp


với truyền chậm oxytoxin cho 20 bò thì 17 bò
sau đó khỏi (Vandeplassche, 1973)
BỆNH PHÙ KHI CÓ THAI
(HYDROPS GRAVIDARUM)

I. Khái niệm
Phù khi có thai là quá trình bệnh lý xảy ra do sự
tích tụ dịch ở các tổ chức dưới da và trong da.
Bệnh thường xuất hiện vào thời gian có thai kỳ
cuối và hay gặp ở bò và ngựa.
II. Nguyên nhân
Do albumin thấm qua các vi ti huyết quản ra
ngoài. Đây cũng chính là phản ứng của cơ thể mẹ với
hiện tượng có thai (chứng nhiễm độc khi có thai).
hay khi gia súc mẹ bị bệnh tim làm rối loạn cơ năng
của hệ thống tĩnh mạch.
Ngoài ra, do gia súc mẹ bị viêm thận (Nepritis),
hư thận (Nepvosis), do chăm sóc nuôi dưỡng gia súc
mang thai kém, không đúng kỹ thuật, khẩu phần
không đầy đủ, kém phẩm chất,….
III. Triệu chứng
Xuất hiện trạng thái phù ở các bộ phận: vùng
bầu vú, mép âm môn, dưới thành bụng, hai chân sau.
Da lạnh, ấn tay lên trên da để lại vết lõm.
Biểu hiện toàn thân: Gia súc mệt mỏi, yếu sức,
các niêm mạc mắt, miệng, âm môn,…trắng nhạt, con
vật thở hổn hển nhất là khi vận động….
Khi phù nặng thì trong nước tiểu có albumin.
Bệnh xuất hiện trước thời gian đẻ một thời gian
ngắn thì bệnh sẽ mất đi khi đẻ xong, còn nếu bệnh
xuất hiện trước đẻ một thời gian dài thì gây lên tổn
thương mạch máu và mạch lympho, làm giảm khả
năng đề kháng của tế bào.
Nếu bốn chân phù nặng sẽ ảnh hưởng tới vận
động và dễ làm cho gia súc cái liệt, trường hợp phù
đầu vú thì thường dẫn tới viêm vú.
IV. Điều trị
Mục đích điều trị là làm sao ức chế không cho
hiện tượng phù phát triển.
Cho gia súc ăn thức ăn chất lượng tốt, dễ tiêu
hóa, giảm thức ăn tươi sống, nhiều nước và giảm
muối, hạn chế cho uống nước, tăng cường cho gia súc
vận động.
Ngoài ra, tiêm cafein, B1 , truyền glucose ưu
trương. Cho gia súc uống các loại thuốc nam có tác
dụng lợi tiểu như râu ngô, bông mã đề,…
BỆNH XUẤT HUYẾT TỬ CUNG

I. Khái niệm
Trong thời gian gia súc mang thai xuất hiện hiện
tượng máu chảy từ tử cung ra ngoài gọi là bệnh xuất
huyết tử cung.
Bệnh hay gặp ở bò và ngựa
II. Nguyên nhân
Khi tử cung bị chấn thương mạnh do gia súc bị
ngã đột ngột hay do phối giống nhầm khi gia súc đã có
thai.
Do nguyên nhân nào đó gây cho cơ thành bụng
Do cơ thể mẹ trong thời gian mang thai bị rối
loạn nội đặc biệt khi có sự tăng hàm lượng oxytoxin
và oestrogen trong máu làm tử cung co bóp mạnh gây
tổn thương đến nhau thai gây xuất huyết.
III. Triệu chứng
Triệu chứng điển hình là thấy máu chảy từ tử
cung qua cổ tử cung và âm đạo ra ngoài âm môn.
Do mất máu nên các niêm mạc mắt, miệng, âm
môn, hậu môn,… bị nhợt nhạt, tim đập nhanh và yếu.
Con vật run rẩy, đứng không vững.
Trường hợp máu chảy nhiều và liên tục, phát
hiện muộn điều trị không kịp thời con vật có thể bị
chết.
Ngoài ra, xuất huyết tử cung làm tổn thương mối
liên hệ giữa nhau thai con và nhau mẹ từ đó gây chết
thai.
Khi thấy màu chảy ra từ âm môn cần xác định
máu chảy ra từ bộ phận nào, nếu xuất huyết ở cổ tử
cung và âm đạo thì máu chảy ra có màu đỏ tươi và vẫn
chưa đông còn nếu máu chảy ra từ tử cung thì máu ra
ngoài đã đông thành từng cục màu nâu sẫm.
IV. Điều trị
Nguyên lý chung là nhanh chóng hạn chế và đi
đến cầm máu hoàn toàn cho con vật. Tuyệt đối không
được khám qua trực tràng hay âm đạo.
Cho gia súc đứng trên nền chuồng đầu thấp đuôi
Cao để hạn chế áp lực xoang chậu.
Dùng vải mềm nhúng nước lạnh đắp lên vùng
xương sống hông.
Dùng thuốc:
- Vitamin K
- Adrenalin 1% tiêm dưới da 5ml cho đại gia súc, 0,5
ml cho tiểu gia súc
- Truyền dung dịch glucose ưu trương.
- Với gia súc quý có thể truyền máu.
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ SỚM

I. Khái niệm
Rặn đẻ quá sớm là hiện tượng gia súc cái
đang mang thai xuất hiện cơn co bóp ở tử cung,
những cơn rặn đẻ nhưng trước thời gian đẻ bình
thường một vài tuần hay một vài tháng.
II. Nguyên nhân
Do thành bụng bị chấn thương
Khám âm đạo, trực tràng không đúng kỹ thuật
Do quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý,
khai thác và sử dụng gia súc có thai không hợp
lý,bắt
gia súc làm việc quá sức, khai thác quá độ, thức ăn kém phẩm
chất, mùa đông cho gia súc ăn thức ăn, uống nước quá lạnh.
Do rối loạn hormone khi gia súc mang thai, hoặc do kế
phát từ bệnh sa âm đạo. Do sử dụng thuốc điều trị khi gia súc
mang thai không đúng kỹ thuật,…
Tất cả các nguyên nhân trên làm cho tử cung co bóp
xuất hiện những cơn rặn.
III. Triệu chứng
Gia súc cái mang thai xuất hiện những cơn co bóp,
những cơn rặn khi chưa đến thời gian đẻ bình thường, trong
thực tiễn dân gian gọi là hiện tượng động thai.
Bò xuất hiện vào trước thời gian đẻ bình thường 3-4
tuần, ở ngựa vào giai đoạn mang thai kỳ giữa.
Gia súc đứng nằm không yên, chân cào đất hay đá
vào bụng, ở ngựa có hiện tượng vã mồ hôi giống hội
chứng đau bụng ngựa, trâu bò thì kêu rống, cong lưng,
cong đuôi mà rặn, có trường hợp do rặn mạnh mà trực
tràng, âm đạo lộn ra ngoài. Mạch nhanh, nhịp thở sâu và
mạnh.
Hiện tượng rặn đẻ quá sớm xuất hiện khi cơ thể mẹ
chưa xuất hiện những triệu chứng của quá trình sinh đẻ
bình thường: bầu vú chưa căng to, vắt chưa có sữa đầu,
âm môn chưa phù, chưa có hiện tượng sụt mông của gia
súc lớn, chưa có hiện tượng cắn ổ ở gia súc nhỏ,….
Ở ngựa hiện tượng rặn kéo dài 2-12 giờ, ở bò 2-3
ngày. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫn đến
hiện tượng chết thai và thai khô hóa.
IV. Điều trị
Trường hợp phát hiện thấy gia súc mẹ có những cơn
rặn cần xác định ngay con vật rặn đẻ quá sớm, rặn đẻ bình
thường hay rặn đẻ quá yếu.
Ngoài ra, cần xác định xem bào thai còn sống hay đã
chết bằng phương pháp quan sát bên ngoài hay khám qua
trực tràng, tuyệt đối không khám qua âm đạo. Từ đó đưa ra
phương án điều trị thích hợp.
Nếu bào thai đã chết, phải kịp thời dùng mọi biện
pháp, thủ thuật đưa thai ra ngoài cơ thể mẹ càng nhanh càng
tốt.
Nếu bào thai còn sống thì cần giữ cho con vật ở trạng
thái yên tĩnh, tuyệt đối không cho vận động, tránh mọi hoạt
động gây kích thích mạnh. Ức chế rặn đẻ và co bóp tử cung
+ Cố định con vật ở trạng thái đầu thấp, đuôi cao.
+ Tiêm atropin 0,2 g vào dưới da cho gia súc lơn,
ngựa có thể tiêm morphin 0,4 g, với trâu bò có thể cho
uống cồn hay rượu trắng 500 ml/
+ Gây tê lõm khum đuôi bằng Novocain 3%, bò 10-
15 ml
+ Ngoài ra có thể cho uống các loại thuốc Brommua
Theo dõi, phát hiện và điều trị kịp thời những biến
chứng nếu có.
BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ
(Paraplegia Gravidarum)

I. Khái niệm
Bại liệt trước khi đẻ là một quá trình bệnh
lý xuất hiện ở gia súc còn trong thời gian
mang thai, gây nên tình trạng con vật mất khả
năng vận động, chỉ nằm bẹp một chỗ.
Bệnh thường xuất hiện vào thời gian có
thai kỳ cuối, đặc biệt trước khi đẻ vài tuần
hoặc dưới 1 tháng.
Bệnh gặp nhiều ở bò, lợn và dê
Gia súc cái
bị bại liệt
trước khi đẻ
II. Nguyên nhân
- Chủ yếu là do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng,
quản lý, khai thác và sử dụng không đúng kỹ thuật,
đặc biệt khẩu phần ăn không đầy đủ, không phát
triển với sự phát triển của thai theo từng giai đoạn.
Do khẩu phần thức ăn thiếu Ca, P.
Gia súc mẹ trong thời gian mang thai ít được
chăn thả, ít được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ảnh
hưởng đến việc tổng hợp VTM D3 từ 7-
dehydrocholesterone, từ đó sẽ ảnh hưởng tới việc
hấp thu khoáng.
Do kế phát từ thiểu năng tuyến phó giáp, làm
thay đổi tỷ lệ bình thường giữa Ca và P, Ca tăng và P
giảm.
Một số tác giả cho rằng bệnh bại liệt trước khi
đẻ là do sự chèn ép thần kinh, rõ nhất là đám rối
hông khum.
Một số thì cho rằng nguyên nhân của bệnh này
còn do độc tố khi gia súc có thai gây nên.
III. Triệu chứng
Bệnh phát triển một cách từ từ hay xảy ra đột
ngột.
Trường hợp xảy ra từ từ thì lúc đầu con vật đi lại
khó khăn, đi tập tễnh, đứng không vững trong một
vài ngày sau đó nằm bẹp một chỗ không đứng dạy
được.
Trường hợp bệnh xảy ra đột ngột thì con vật
không có biểu hiện triệu chứng vận động khó khăn
mà con vật đang ở trạng thái bình thường, đột nhiên
Thời gian đầu của bệnh thì con vật còn bình
thường về phản xạ, tiêu hóa, hô hấp,…con vật tự trở
mình được nhưng con vật ăn dở, thích ăn những
thức ăn mà bình thường không ăn như ăn đất, gián,
gậm nền, tường, máng ăn,…
Sau đó khi bệnh nặng sẽ ảnh hưởng tới tình
trạng chung của cơ thể và có thể xuất hiện một số
tình trạng bệnh lý khác như sa âm đạo, viêm phổi,
viêm dạ dày ruột, chướng bụng đầy hơi, đẻ khó do
gia súc liệt làm khung xương chậu bị bẹp và biến
dạng.
Nếu bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tuần và
sức lực con mẹ bình thường thì tiên lượng tốt. Nếu
bệnh xảy ra trước khi đẻ một vài tháng thì tiên
lượng xấu, gia súc mẹ có thể bị chết do bại huyết và
IV. Điều trị
Nguyên lý: Kịp thời bổ sung khoáng và
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đồng
thời đề phòng kế phát.
1. Hộ lý
- Cho vật nằm trên nền độn chuồng nhiều
rơm rạ hay cỏ khô, luôn trở mình cho con vật
để tránh tụ huyết và bầm huyết. Với đại gia
súc tốt nhất dùng võng buộc dây mềm, bản to
để cố định con vật trong gióng.
Cho vật ăn thức ăn dễ tiêu hóa, giàu
đạm, VTM, tăng bổ sung khoáng bằng cách
cho ăn thêm bột xương, cua, ốc, cá,….
Luôn theo dõi kịp thời xử lý những kế
phát (nếu có)
2. Dùng thuốc
CaCl2 (truyền tĩnh mạch)
Gluconate Canxi (truyền tĩnh mạch hay
tiêm bắp).
Ngoài ra, có thể kết hợp với xoa bóp bằng
gừng giã nhỏ ngâm rượu, muối rang nóng với
ngải cứu hoặc xoa bóp bằng các loại dầu nóng
như cồn long não, cồn methyl salysilat,…
Bổ sung khoáng (Ca, P,...) cho bò dạng ăn,
uống
Canxi dạng tiêm và truyền
BỆNH ÂM ĐẠO LỘN RA NGOÀI
(Prolapsus vaginae)

1. Khái niệm
Âm đạo lộn ra ngoài là bệnh mà
thành của âm đạo bị lộn trái trở lại và bị
đẩy ra ngoài khỏi mép âm môn.
Phân loại:
- Thể không hoàn toàn
- Thể hoàn toàn
• Bệnh hay xảy ra với bò (1.0-
1.5%) và cừu (0.5-1%) trong
thời gian mang thai kỳ cuối,
thỉnh thoảng gặp sau khi đẻ,
và hiếm khi không mang thai
bò bị âm đạo lộn
Đặc điểm • Bệnh này ít xảy ra trên lợn
• Ở chó, vào thời kỳ động dục
của bệnh niêm mạc âm đạo tăng sinh
cũng có thể gây lồi niêm mạc
âm đạo ra, điều này đôi khi
gọi là sa âm đạo tuy nhiên
thì bản chất nó khác với sa
âm đạo trong các loài khác.
2. Nguyên nhân
Đối với bò, bệnh âm đạo lộn ra ngoài do:
* Do niêm mạc âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương
* Nguyên nhân có thể tổ chức liên kết và dây chằng âm đạo bị tích
tụ nhiều mỡ
* Bò ăn nhiều thức ăn chứa oestrogen thực vật (phytoestrogen): cỏ
cây, ngô, đậu lành, cỏ ba lá, yến mạch,…làm tăng tỷ lệ âm đạo lộn
ra ngoài
* Ăn nhiều thức ăn giàu oestrogen thì sẽ gây viêm tăng sinh âm hộ,
âm đạo phù thũng, giãn dây chằng xoang chậu, và cuối cùng là âm
đạo bị lộn ra ngoài.
* Bệnh hay xảy ra với bò thịt hơn so với bò sữa
* Đẻ khó, kéo thai mạnh quá gây tổn thương niêm mạc âm đạo,
viêm âm đạo, thường viêm do Fusobacterium necrophorum.
- Bò mang thai bị nhốt lâu trong chuồng có nền quá về phía đuôi hay
do hay phải leo dốc.
- Bào thai quá to hay sinh đôi
Nguyên nhân gây âm
đạo lộn ra ngoài ở cừu
• Rối loạn hormone
• Thiếu canxi (canxi huyết thấp)
• Nhiều bào thai
• Quá gầy hoặc quá béo
• Thiếu vận động
• Ăn nhiều cỏ cây và thức ăn chứa
phytoestrogen
• Âm đạo bị kích thích
• Lứa đẻ trước đẻ khó
• Xu hướng di truyền
3. Triệu chứng
-Thể không hoàn toàn
(Prolapsus vaginae
partialis):
Khi mới xuất hiện thấy
bộ phận âm đạo lộn ra
ngoài có màu đỏ, thấy
khi gia súc nằm, khi gia
súc đứng lên thì lại tụt
vào bên trong. Nếu
nặng hơn thì bộ phận
âm đạo lộn ra ngoài
càng to hơn, con vật
đứng bộ phận đó cũng
không tụt vào trong,
dưới thành âm đạo còn
bộc lộ cả ống dẫn liệu và
một phần bàng quang.
-Thể hoàn toàn (Prolapsus vaginae totalis)
Toàn bộ âm đạo lộn trái đẩy ra khỏi mép âm môn,
nhìn rõ cả cổ tử cung. Khi con vật đứng hay nằm âm
đạo đều lộ ra ngoài, vật luôn đau đớn, khó chịu, co
bóp, rặn, đôi khi cong lưng, cong đuôi rặn.
Bộ phận âm đạo lộn ra ngoài bị tiếp xúc với ngoại
cảnh dính đất, cát, rơm rạ, nước tiểu, phân,…niêm
mạc sây sát, bị rách, thủng, xuất huyết, nhiễm khuẩn,
viêm nên thể tích âm đạo ngày càng to lên.
Từ niêm mạc âm đạo tiết ra hỗn dịch: nước vàng,
máu, mủ, niêm dịch,…Nếu để lâu, tổn thương nặng
gây huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ. Ngoài ra, gây
sảy thai, đẻ non.
• ©m ®¹o lén ra
ngoµi thÓ hoµn
toµn
Bò bị âm đạo
lộn ra ngoài thể
hoàn toàn
•Cừu bị âm đạo lộn ra
ngoài
Chó bị ÂĐ lộn ra
ngoài
Lợn bị âm đạo lộn ra ngoài
4. Điều trị
Nguyên lý:
Nhanh chóng đưa bộ phận âm đạo bị lộn ra ngoài
về vị trị cũ sau khi đã vô trùng, đề phòng tái phát
và nhiễm trùng cho âm đạo nói riêng và cơ thể
nói chung nhằm hạn chế chấn thương âm đạo từ
đó bảo tồn được bào thai.
4.1. Hộ lý
-Giữ vật yên tĩnh, không vận động, để vật trong
giá cố định với tư thế đầu thấp, đuôi cao, buộc
đuôi sang một bên.
• 4.2. Vô trùng
Rửa âm đạo bằng một trong các thuốc: thuốc tím
0,1%, Rivanol 0,1%, Acid boric 3%
nước muối 5% hay các nước sắc của các lá chát như
búp sim, búp ổi, nước chè đặc,…
Sau khi rửa sạch, thấm khô, dùng các loại kháng sinh
mỡ như tetracyclin, penicillin,…bôi lên niêm mạc bị sây
sát.
Sau đó, tiến hành thủ thuật đưa âm đạo về vị trí cũ.
Khi đưa lưu ý đưa từ từ, chỉ đưa khi gia súc ngừng rặn.
Thuốc sát trùng phổ biến
Bò sau điều trị âm đạo lộn ra ngoài
Cừu sau điều trị âm đạo lộn ra ngoài
-Đề phòng tái phát:
+ Hạn chế rặn: phong bế lõm khum đuôi
bằng Novocain. Bò cho uống rượu trắng
500 ml, Lợn 100-200 ml.
Ngựa tiêm morphin 0,5g, chó 0,03-0,05 g.
Tốt nhất dùng chỉ mềm, bản to khâu 2/3
phía trên mép âm môn.
- Để tránh nhiễm trùng cần tiêm kháng sinh.
Ngoài ra trợ sức, trợ lực, tăng cường sức
đề kháng cho con vật.
Phong bế lõm khum đuôi bò bằng
Novocain
Khâu 2/3 âm hộ bò
CÓ THAI NGOÀI TỬ CUNG
(Gravilus extrauteriha)

1. Khái niệm
Có thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng
sau khi thụ tinh không di chuyển về làm tổ ở
TC mà di chuyển tới làm tổ ở vị trí khác.
Có 3 trường hợp có thai ngoài tử cung: có
thai trong buồng trứng, trong ống dẫn trứng và
trong xong bụng
1. Có thai trong buồng trứng
Thường xảy ra ngay trên chỗ noãn bao bị
vỡ. Nguyên nhân là do khi đường kính ỗng dẫn
trứng trên loa kèn không bình thường, ảnh
hưởng đến sự di chuyển của trứng xuống ống
dẫn trứng.
Biểu hiện:
Buồng trứng to dần, gia súc mất động dục,
biểu hiện đau đớn, viêm phúc mạc. Sau đó,
buồng trứng vỡ, bào thai chết.
Có thai trong buồng trứng chỉ được điều trị
2. Có thai trong ống dẫn trứng
Nguyên nhân là do nhu động của ống dẫn
trứng quá yếu, hoặc ống dẫn trứng quá dài, dị
dạng, biến hình, lòng ống dẫn trứng có chỗ gần
dính vào nhau, ống dẫn trứng quá cong, lòng ống
dẫn trứng quá hẹp,…nên hợp tử không di chuyển
về sừng tử cung làm tổ được mà nằm lại ống dẫn
trứng.
Biểu hiện:
Con vật mất động dục, thỉnh thoảng xuất hiện
cơn đau bụng, sau một thời gian ống dẫn trứng bị
vỡ ra gây xuất huyết vào xoang chậu và tử cung.
Phương pháp điều trị chỉ thực hiện được
bằng phẫu thuật.
3. Có thai trong xoang bụng
Là trường hợp sau khi trứng được thụ tinh
bị dính vào xoang bụng, hay dính vào một phần
tương mạc tử cung, hoặc tổ chức của phúc mạc
bao quấn lại.
Trường hợp này có thể bào thai sẽ tan ra và
bị hấp thu hoàn toàn hay thành một khối tế bào.
Ngoài ra, một bộ phận của bào thai có thể gây
tổn thương ruột, gây viêm phúc mạc.
MANG
THAI THẤT
BẠI Ở GIA
SÚC
Chết phôi giai đoạn sớm

Các dạng Chết phôi giai đoạn muộn


mang thai
thất bại Sảy thai

Thai khô hóa

Thai thối rữa


Rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi thai

Phôi thai chịu tác động của nhiều yếu tố có hại trong quá trình phát
triển: trước khi làm tổ, giai đoạn phôi và giai đoạn thai

Giai đoạn chết phôi sớm:

Chết Ngựa: Ngày 10-14 sau phối

phôi sớm Bò thịt: Trước ngày 15 sau phối

Bò sữa: Trước ngày 19

Cừu: Ngày 15-18

Lợn: GĐ phôi nang mở rộng (ngày 9) và giai đoạn làm tổ (ngày 13)
Sảy thai trên bò
Sảy thai trên lợn
Sảy thai
trên dê
Sảy thai trên
cừu
Thai khô hóa
Điều trị:
PGF2alpha
Oestrogen
Oxytocin
Thai thối rữa
• Điều trị:
• Oxytocin
• Oestrogen
• Kháng sinh
• Điều trị triệu trứng: hạ sốt, giảm đau,
• Trợ sức, trợ lực
1. Yếu tố không truyền lây

Khí hậu

Dinh dưỡng không đầy đủ, không cân bằng,...

Nguyên Stress

nhân gây Trục trặc khâu xác nhận có thai, môi trường tử cung nghèo nàn,

chết phôi Rối loạn hormone (thiếu progesterone),

sớm Độc tố: Aflatoxin, nitrate, nitrite, thực vật,...

Chấn thương

Di truyền (đột biến)


Sinh đôi

Stress

Chấn thương

Nguyên
nhân gây Thai thiếu oxy, dinh dưỡng,...

Sảy thai Độc tố: thực vật, nấm mốc, thuốc


không
truyền lây Rối loạn hormone (progesterone, oxytocin,…

Vitamin và các nguyên tố vi lượng: thiếu và


thừa Vit A, thiếu Iode, Selen, Vitamin E
Vi khuẩn

Nguyên Virus:

nhân gây
sảy thai Nấm

truyền lây Nguyên sinh động vật (protozoa)


Vi khuẩn

• Brucella abortus
• Campylobacter spp
• Brucella abortus
• Leptospira spp
• Trueperella pyogenes,
• Bacillus spp
• Listeria spp
• Histophilus somni
• Salmonella spp
• Mycoplasma bovis
• ....
Virus

Herpesvirus
Bovine viral diarrhea virus
(BVDV)
Bluetongue virus
PRRS virus
Nấm

Aspergillus spp
Zygomycetes (Absidia,
Mucor, Rhizopus,
Mortierella)
Candida
...
Protozoa
• Neospora caninum
• Tritrichomonas foetus
• ...
BỆNH PHÙ MÀNG THAI
(Polyhydramnion)

1. Khái niệm
Phù màng thai là quá trình bệnh lý xảy ra
khi gia súc có thai với đặc điểm là dịch thai
quá nhiều, một lượng lớn dịch thai tích lại bên
trong màng ối, đôi khi ở màng niệu hay cả hai
màng.
Bệnh thường gặp ở giữa thời kỳ mang thai
và ở bò và ngựa.
2. Nguyên nhân
-Do các tế bào biểu mô ở màng ối tăng sinh và
tiết dịch quá nhiều.
- Do rối loạn tuần hoàn nhau thai hoặc tử cung.
-Do gia súc mẹ bị bệnh thận khi mang thai.
3. Triệu chứng
Lượng dịch ối tăng gấp 4-5 lần bình
thường, tử cung căng to lên rất nhanh, thể tích
vùng bụng to lên rất nhiều so với có thai bình
thường gây rối loạn hoạt động của tim, phổi.
Gia súc thường nằm, tim đập nhanh, thở
mạnh. Khi khám qua trực tràng thấy tử cung
căng to, thành tử cung mỏng và mềm.
Bệnh kéo dài gây sẩy thai, tử cung, thành
cơ bụng có thể bị rách và làm cho gia súc mẹ
chết. Nếu bào thai được đẩy ra ngoài thường gây
nên xuất huyết tử cung, tử cung hồi phục không
hoàn toàn, viêm tử cung.
4. Điều trị
Giảm khẩu phần thức ăn đặc biệt thức ăn
tươi sống, nhiều nhựa, nhiều nước, cho vật uống
ít nước, dùng các thuốc có tính lợi tiểu như nước
râu ngô, bông mã đề cho gia súc uống.
Trường hợp nặng cần nhanh chóng dùng
thủ thuật mở cổ tử cung, sau đó chọc thủng
màng thai và cho dịch thai chảy ra ngoài từ từ.
Sau đó, dùng thủ thuật sửa cho bào thai có
tư thế chiều hướng bình thường rồi kéo thai ra
ngoài.
Tăng cường quá trình hồi phục tử cung thì
dùng các thuốc có tác dụng tăng cường co bóp
cơ trơn như oxytoxin hay PGF2α.
BỆNH DỊCH THAI QUÁ ÍT
(Oligohydramnion)

1. Khái niệm
Dịch thai quá ít là một quá trình bệnh lý
khi gia súc có thai với đặc tính là dịch thai trong
màng ối quá ít.
2. Nguyên nhân
Chủ yếu là do cơ năng hoạt động của các tế
bào tiết dịch ở màng ối bị trở ngại, số lượng dịch
tiết quá ít không đủ để đảm bảo an toàn cho bào
3. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ,
khi khám qua trực tràng thấy tử cung nhỏ hơn so
với tử cung chứa thai bình thường. Bào thai bị
biến thành thai khô hóa.
4. Điều trị
Dùng thủ thuật mở rộng cổ tử cung, bơm
các dịch nhờn vào tử cung rồi kết hợp dùng tay
và dụng cụ đưa bào thai ra ngoài.
Sau đó dùng các dung dịch sát trùng với
nồng đồ thích hợp thụt rửa tử cung rồi bơm
kháng sinh vào bên trong tử cung đề phòng
nhiễm trùng.
Chương XII

NHỮNG BỆNH TRONG THỜI GIAN


GIA SÚC SINH ĐẺ
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ YẾU
(Hypodynamia uteri)

1. Khái niệm
Rặn đẻ quá yếu là quá trình bệnh lý xảy ra trong
thời gian gia súc sinh đẻ với đặc điểm là cơ tử cung,
cơ thành bụng co bóp quá yếu không đẩy được bào
thai ra ngoài.
Căn cứ vào thời gian, bệnh có thể xuất hiện
ở hai thời kỳ:
-Thời kỳ thứ nhất (thể nguyên phát)
Xuất hiện vào thời kỳ đầu của quá trình đẻ.
-Thời kỳ thứ hai (thể thứ phát)
Ở giai đoạn đầu thì sự co bóp của thành
bụng, tử cung, sức rặn của cơ thể mẹ bình
thường nhưng giai đoạn sau những cơn co bóp,
sức rặn của gia súc mẹ yếu và giảm dần nên bào
thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ.
2. Nguyên nhân
-Rặn đẻ quá yếu thể nguyên phát là do chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý gia súc có thai
không hợp lý.
Ngoài ra, do cơ thể gia súc mẹ bị rối loạn
cơ năng nội tiết của thùy sau tuyến yên.
- Rặn đẻ quá yếu thể thứ phát là do chiều, hướng
và tư thế bào thai không bình thường, đường
sinh dục quá hẹp, thai quá to, hoặc quá nhiều
thai.
3. Triệu chứng, chẩn đoán
-Thể nguyên phát:
Căn cứ vào thời gian của quá trình đẻ bình
thường. Một số triệu chứng của quá trình đẻ đã
xuất hiện, quá nhiều lần rặn mà thai không ra
ngoài, thời gian đẻ kéo dài, kiểm tra qua âm đạo
thấy cổ tử cung đã mở to, các lần hoa nở đã
mềm, bào thai nằm ngay trước cổ tử cung nhưng
thai vẫn không chui ra ngoài được.
-Thể thứ phát
Lúc đầu sự co bóp của tử cung, sức rặn
bình thường, với gia súc đa thai thì có thể một
vài bào thai đã được đẩy ra ngoài. Sau đó, xuất
hiện rặn đẻ quá yếu, quá trình đẻ bị ngừng trệ
lại.
Bệnh rặn đẻ quá yếu dễ gây chết thai, con
mẹ bị bại liệt sau đẻ, tử cung hồi phục không
hoàn toàn.
4. Điều trị
Ở thời kỳ đầu nếu bào thai còn sống, cổ tử
cung chưa mở hoàn toàn, tư thế, chiều hướng
bào thai bình thường.
+ Với gia súc lớn thông qua trực tràng kích thích
tử cung co bóp mạnh hơn
+ Với gia súc nhỏ xoa bóp từ thành bụng tới
xoang chậu, dùng khăn vải mềm nhúng nước ấm
500 C buộc vào thành bụng hay thụt vào âm đạo.
Khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn, tư thế
chiều hướng của bào thai bình thường thì dùng
kích thích co bóp cơ trơn như Oxytocin:
Liều lượng Oxytocin cho các loài như sau:
- Ngựa: 50 IU (I.M)
- Bò: 30 – 60 IU (I.M)
- Dê-cừu: 10 IU (I.M)
- Lợn: 10-20 IU (I. M)
- Chó-mèo: 0,5 – 1,0 IU/kgP, chó tối đa là 20
IU/con; mèo tối đa là 15 IU/con (I.M)
Nếu cổ tử cung chưa mở hoàn toàn, chiều
hướng tư thế của thai chưa bình thường thì phải
can thiệp để cổ tử cung mở hoàn toàn (tiêm
PGF2α ) và sửa thai về chiều hướng, tư thế bình
thường rồi mới dùng thuốc.
Ngoài ra, có thể áp dụng thủ thuật kéo thai
ra khỏi cơ thể mẹ.
Bằng các thủ thuật trên mà không có kết
quả thì áp dụng biện pháp cắt bào thai thành
từng bộ phận nhỏ rồi đưa ra ngoài hoặc mổ bụng
gia súc mẹ lấy thai ra ngoài.
BỆNH RẶN ĐẺ QUÁ MẠNH
(Hyperdynamia uteri)

1. Khái niệm
Rặn đẻ quá mạnh là quá trình bệnh lý xuất
hiện trong quá trình đẻ với đặc điểm tử cung co
bóp rất mạnh hoặc tử cung co bóp liên tục.
Bệnh này hay gặp ở ngựa và trâu bò
2. Nguyên nhân
-Chủ yếu do tư thế, chiều hướng của thai không bình
thường, thai quá to.
- Sử dụng thuốc kích thích cơ trơn quá liều làm tử
cung co bóp dữ dội.
- Do rối loạn nội tiết, oxytoxin được tiết ra quá nhiều.
3. Triệu chứng
Gia súc rặn liện tục, khoảng cách giữa hai lần
rặn rất ngắn.
Nếu chiều hướng, tư thế thai bình thường
thì thai nhanh chóng được đẩy ra ngoài.
Ngược lại, chiều hướng, tư thế thai không bình
thường dễ dẫn đến rách, vỡ, thủng tử cung, sa âm đạo,
thai chết ngạt, tử cung xuất huyết.
Trường hợp thai đã ra ngoài mà tử cung vẫn co
bóp mạnh thì dễ dẫn đến tử cung lộn bít tất.
3. Điều trị
Để gia súc đứng hoặc nằm trên nền chuồng đầu
thấp đuôi cao để giảm áp lực xoang chậu.
Dùng các loại thuốc ức chế co bóp tử cung
như ngựa dùng Chloralhydrate, trâu bò cho uống cồn
hay rượu trắng.
Phong bế lõm khum đuôi bằng Novocain.
Sau đó, áp dụng phương pháp đỡ đẻ bình
thường.
VẶN TỬ CUNG
(Torsio uteri)

Khái niệm
Vặn tử cung là quá trình bệnh lý với đặc
điểm toàn bộ tử cung bị xoắn (ở đại gia súc)
hoặc chỉ một bên sừng tử cung bị xoắn (ở lợn)
Tử cung bình thường Tử cung bò bị vặn
Đặc điểm
• Tử cung bị vặn theo chiều dài ngay phần cuối
của âm đạo và đầu của cổ tử cung.
• Đa số các trường hợp vặn tử cung theo chiều
ngược kim đồng hồ khi đứng từ phía sau.
• Mức độ vặn từ 450 – 3600.
Nguyên nhân
• Các phần cuối của tử cung được cố định về
phía bên thành xoang chậu bởi các dây chằng
rộng.
• Phần thân tử cung nằm trên vách bụng không
được cố định chắc chắn bởi các dây chằng.
• Ở bò là gia súc đơn thai, thai nằm một bên
sừng tử cung cho nên bên sừng tử cung có
thai to và nặng hơn bên sừng còn lại không
có thai làm mất cân đối giữa hai sừng tử cung
Nguyên nhân
• Khi bò đứng lên nằm xuống, đầu thấp đuôi cao
tư thế không ổn định gây ra hiện tượng vặn tử
cung.
• Vặn tử cung xuất hiện khi bò hoặc bào thai đột
ngột chuyển động làm cho tử cung vặn theo
chiều dọc của nó.
Triệu chứng
• Bò bị vặn tử cung có biểu hiện bồn chồn
• Lưng trũng xuống, bốn chân choãi ra, như tư thế
của con “ngựa gỗ bập bênh” của trẻ em.
• Khám âm đạo thấy đường sinh dục không bình
thường, dùng tay cho vào âm đạo không thể đưa
thẳng tới cổ tử cung được.
• Âm đạo hẹp lại dạng hình nón
• Nếu góc vặn < 1800 thì tay của người khám có
thể sờ thấy bào thai
Triệu chứng
• Nhưng nếu góc vặn > 1800 âm đạo bị bít lại,
hình nón và không thể cho tay vào để khám cổ
tử cung được. Khi này cần phải khám qua trực
tràng để biết mức độ vặn của tử cung.
Tiên lượng
• Nhìn chung bệnh vặn tử cung nếu phát hiện và
điều trị kịp thời thì tiên lượng tốt
• Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì một
số mạch máu bị chèn ép, giảm lượng máu cung
cấp cho tử cung. Trường hợp này bê sẽ bị chết và
thành tử cung có thể bị hoại tử và phân giải. Tử
cung sau đó có thể bị vỡ một cách tự nhiên hoặc
trong quá trình điều trị mà tử cung bị vỡ ra.
• Ngoài ra, còn làm cho bò bị viêm phúc mạc,
nhiễm độc huyết và con vật có thể bị chết.
Điều trị Phương pháp 1: Xoay thai
và tử cung lại vị trí ban đầu
thông qua âm đạo:
• Phương pháp 2: Xoay bò xung quanh tử cung khi
các cơ quan khác vẫn ở vị trí bình thường
- Yêu cầu: cần 01 người thao tác chính và 3 người
phụ giúp.
- Bò sẽ được lật theo chiều vặn của tử cung, nên
khi tử cung bò bị vặn ngược chiều kim đồng hồ
thì bò sẽ được lật về phía bên trái, bốn chân của
bò buộc chụm lại với nhau, sau đó lật bò sang
phía bên trái một cách đột ngột. Sau khi lật thì
kiểm tra tử cung xem đã trở lại vị trí bình thường
chưa, nếu chưa được hoặc tử cung sau khi về
đúng vị trí thì lại bị vặn trở lại thì lặp lại 2-3 vài
lần tới khi tử cung trở lại đúng vị trí ban đầu của
nó thì thôi.
• Sau khi tử cung trở lại vị trí đúng
của nó thì nhanh chóng dùng thủ
thuật đưa bê ra ngoài.
Phương pháp 3: Phẫu thuật
• Bằng phương pháp xoay bò như trên mà
không được thì phải dùng phẫu thuật, mổ bụng
bên trái trong tư thế bò đứng và sau khi được
gây tê cục bộ. Sau khi mổ bụng thì xoay lại tử
cung ở vị trí bình thường rồi cho đẻ thường
hoặc đẻ mổ.
SÁT NHAU
(Fetal membrance retention)

1. Khái niệm
Trong quá trình đẻ bình thường, sau khi sổ
thai một thời gian nhất định nhau thai sẽ ra thời
gian phụ thuộc vào từng loại gia súc: trâu, bò 4-6
h (thường không quá 12h); ngựa 20-60 phút; lợn
10-60 phút; dê – cừu 30 phút đến 2h.
Nếu sau thời gian trung bình trên nhau thai
không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ thì gọi
• Ngựa: quá 3h
• Bò: Quá 12h
Cơ chế bong nhau ở bò
Cortisol thai tăng

Tổng hợp oestrogen thay


cho progesterone
Tăng estrogen

Tăng receptor
PGF2α tăng oxytocin

Thể vàng tiêu hủy Tử cung


co bóp
Relaxin

Progesterone
giảm

Tăng hoạt tính collagenase

Phá vỡ liên kết giữa nhau


mẹ và nhau con
Nhau bong ra
Dịch tễ học của bệnh
• Bệnh xảy ra với tất cả các loài gia súc. bò sữa tỷ lệ 4%,
bò thịt tỷ lệ thấp hơn bò sữa
• Ở các loài gia súc đa thai như lợn thì sát nhau thường đi
kèm với còn sót lại một hoặc một số thai.
• Khi gia súc bị sảy thai, đẻ khó, thiếu canxi (canxi huyết
thấp), sinh đôi, nhiệt độ môi trường cao (stress nhiệt),
tuổi gia súc mẹ cao, đẻ nhân tạo, viêm nhau thai và dinh
dưỡng không cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ sát nhau.
• Điều trị hiệu quả sát nhau sẽ hạn chế viêm tử cung và
trúng độc huyết ở gia súc cái.
Cơ chế bong nhau ở bò
Căn cứ vào mức độ của bệnh, có thể chia ra:
-Thể sát nhau hoàn toàn
Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với
niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung.
-Thể sát nhau không hoàn toàn
Phía sừng tử cung không có thai thì
nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc. Sừng
tử cung bên có thai thì nhau thai con còn
dính chặt với niêm mạc tử cung
-Thể sát nhau từng phần
Một phần của màng nhung hay một ít
núm nhau con còn nằm dính với niêm mạc tử
cung
còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm
mạc tử cung.
2. Nguyên nhân
-Sau khi sổ thai tử cung co bóp yếu không
đủ sức để đẩy nhau thai ra ngoài.
- Nhau thai không thể tách ra khỏi niêm
mạc tử cung: có thể nhau thai còn non,
hormone không cân bằng: Progesterone
tăng, Prostaglandin trước khi sinh tăng,
stress, hoạt động của bạch cầu giảm,…
- Đường sinh dục bị tắc nghẽn nhất là cổ tử
3. Triệu chứng
Với trâu bò:
Tỷ lệ sát nhau ở bò sữa khoảng 4% với
bò thịt thì tỷ lệ này thấp hơn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bò bị sát
nhau như đẻ sinh đôi, bò bị phù tử cung
làm cho tỷ lệ sát nhau lên tới 50%. Bò đẻ
khó sau đó thì tỷ lệ sát nhau cũng sẽ tăng
lên.
Bò bị thiếu Vit A, E, Se, Co, Cu.
Tỷ lệ sát nhau cũng tăng lên khi bò đẻ
• Triệu chứng:
Có thể quan sát thấy nhau thai treo bên
ngoài âm hộ, dần dần chúng bị phân hủy có
mùi hôi thối và dính phân và chất độn chuồng.
Thỉnh thoảng có những trường gợp không thể
quan sát thấy nhau thai thò ra ngoài âm hộ đặc
biệt trong trường hợp bò đẻ sinh đôi khi đó
phải dùng mỏ vịt kiểm tra âm đạo sẽ thấy nhau
thai trong âm đạo bò.
Khi mới bị bò không bị ảnh hưởng nhiều mà chỉ
giảm ăn và giảm nhẹ lượng sữa. Nhưng nếu
để lâu tử cung bị viêm nhiễm sẽ nguy hiểm cho
bò.
• Ảnh hưởng của bệnh sát nhau về sau
với bò:
- Tăng nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung
- Trì hoãn động dục trở lại sau khi đẻ
Với ngựa:
Đau bụng, rặn mạnh. Nếu sát nhau hoàn
toàn sau 16-18h thân nhiệt lên cao, con vật
giảm ăn, bỏ ăn, ngừng tiết sữa. Dịch viêm lẫn
máu, mủ,…chảy ra ngoài có màu hồng xám.
Sau đó, con vật cũng bị huyết nhiễm mủ,
nhiễm trùng, một vài ngày sau ngựa sẽ bị
chết.
Với lợn:
Thường biểu hiện trạng thái không rõ, lợn
mẹ không yên tĩnh, hơi đau đớn, thỉnh thoảng
rặn, thân nhiệt hơi tăng, thích uống nước và
4. Chẩn đoán
Quan sát trực tiếp qua âm đạo:
-Trường hợp sát nhau hoàn toàn chỉ nhìn thấy
một màng mỏng mà trong đó là màng ối và
màng niệu còn nằm trong âm đạo hay treo ở
mép âm môn.
- Trường hợp sát nhau không hoàn toàn thì thấy
một số núm nhau con (trâu bò) hay một ít nhung
mao trên mặt màng nhung (ngựa và lợn)
- Trường hợp sát nhau từng phần thì quan sát
nhau thai đã ra ngoài, trải lên trên mặt đất có thể
phát hiện những chỗ màng thai bị đứt, phần
màng thai còn lại nằm lại trong tử cung.
Sát nhau ở bò
Sát nhau ở ngựa
5. Điều trị
1. Đối với bò: có hai phương pháp
-Phương pháp 1: Dùng thủ thuật bóc nhau
Chuẩn bị:
Cố định gia súc chặt chẽ, cẩn thận, dùng
nước xà phòng pha ấm thụt vào trực tràng để
kích thích thải phân, rửa sạch âm môn, gốc đuôi
và hai bên mông, buộc đuôi sang một bên. Cắt
nhẵn ngắn móng tay, rũa bằng đề phòng làm
sây sát niêm mạc tử cung, sau đó vô trùng bàn
tay, làm trơn bằng vaselin.
Tiến hành thủ thuật:
Hình: Bóc nhau ở Bò

Hình: Bóc nhau ở Ngựa


nâng lên và kéo nhẹ. Tay phải luồn theo
cuống dây rốn luồn vào giữa màng nhau
thai và niêm mạc tử cung, khi tìm được chỗ
núm nhau mẹ và nhau con còn dính với nhau,
ngón trỏ và ngón giữa kẹp lấy núm nhau mẹ,
ngón cái tách dần núm nhau con ra khỏi núm
nhau mẹ.
Tiến hành như vậy từ từ, cẩn thận từ núm
nhau này sang núm nhau khác. Khi bóc cần
bóc từng núm một từ gần tới xa, từ trên
xuống dưới, bóc lần lượt tới khi hết.
Sau khi bóc hết nhau thai ra ngoài, rửa
niêm mạc tử cung bằng các dung dịch sát
trùng với nồng độ thích hợp, sau đó thông
qua trực tràng kích thích tử cung co bóp
đẩy hết thuốc sát trùng và các sản phẩm
trung gian trong tử cung ra ngoài, sau đó
thụt hoặc đặt trực tiếp kháng sinh vào tử
cung với liệu trình ngày 1 lần và trong 3
ngày liền.
• Phương pháp 2: Dùng vật nặng buộc
vào phần nhau thai và dây rốn thì ra
ngoài âm hộ.
Phòng sát nhau ở trâu bò:
• Những trâu bò khi sinh mà có nguy cơ sát nhau
cao như đẻ sinh đôi, đẻ khó,…thì sau khi sinh tiêm
Oxytocin hoặc PGF2α hoặc các dẫn xuất của nó để
làm cho tử cung co bóp đẩy nhau thai ra ngoài.
• Oxytocin (Liều 30 IU/lần, tiêm bắp): - Mũi 1: Ngay
sau khi sinh và Mũi 2: sau mũi 1 từ 2-4 giờ.
• PGF2α (dinoprost tromethamine) liều 25 mg, tiêm
bắp.
• Lưu ý: Với Oxytocin nên tiêm trong vòng 12h sau
khi trâu bò sinh, vì sau 12h thì độ nhạy của tử cung
với Oxytocin giảm đi rõ rệt.
-Với ngựa
Chủ yếu dùng thủ thuật bóc nhau, phương
pháp lấy nhau ngựa đơn giản hơn trâu bò. Tay
trái kéo nhẹ phần nhau thai hay cuống rốn bộc
lộ ra ngoài, tay phải luồn vào giữa màng thai và
niêm mạc tử cung dùng ngón tay nhẹ nhàng
tách màng thai ra khỏi niêm mạc tử cung.
Ngựa rất mẫn cảm và dễ bị nhiễm trùng do vậy
thủ thuật bóc nhau hết sức nhẹ nhàng, thận
trọng và tuyệt đối vô trùng.
Sau khi bóc nhau xong cũng cần tiến hành thụt
rửa tử cung rồi bơm hay đặt kháng sinh vào
trong tử cung.
Hình: Bóc nhau ở Bò

Hình: Bóc nhau ở Ngựa


Với Lợn
Nhau thai thường ra sau khi một lợn con
hoặc một vài lợn con ra ngoài trong quá trình sinh.
Phần màng niệu ra cuối cùng thường có màu đỏ
thẫm hơn.
Ở lợn sát nhau thường kèm với việc sót một
hoặc một số bào thai chưa ra hết.
Trong điều trị sát nhau ở lợn chủ yếu dùng
phương pháp bảo tồn, tiêm oxytocin 20 IU, tiêm
bắp tăng cường tử cung co bóp đẩy nốt bào thai và
nhau ra. Cần thiết thì tiêm Oxytocin mũi 2 với liều
tương đương mũi 1 và sau mũi 1 từ 20-30 phút.
• Sau đó thụt rửa tử cung bằng các loại thuốc sát
trùng với nồng độ thích hợp rồi bơm trực tiếp
kháng sinh hoặc đặt thuốc kháng sinh vào tử
cung.
TỬ CUNG LỘN BÍT TẤT
(Uterine Prolapse)

1. Khái niệm
Tử cung lộn bít tất là một quá trình bệnh lý
mà thành tử cung lộn trái trở lại và đẩy ra
khỏi mép âm môn.
Bệnh xảy ra trên tất cả các loài gia súc tuy
nhiên phổ biến ở bò và cừu, không phổ
biến ở lợn, dê và hiếm gặp ở ngựa.
Đặc điểm của bệnh
• Bệnh thường xảy ra trong lúc gia súc đẻ
hoặc sau khi đẻ xong một vài giờ.
• Là một bệnh lý nguy hiểm ở gia súc cái
sau khi đẻ, nếu không được điều trị kịp
thời gia súc có thể rất nhanh chết do bị
shock choáng.
• Tỷ lệ bệnh thấp: bò 0,002-0,6% số ca đẻ.
2. Nguyên nhân
- Đẻ khó làm kéo dài thời gian đẻ gây tổn
thương đường sinh dục, gia súc mệt mỏi.
- Bào thai quá to gây đẻ khó phải can thiệp
bằng cách kéo thai quá mạnh.
- Can xi huyết thấp.
- Do gia súc quá gày vào lúc sinh đẻ.
- Do một số bệnh cấp tính: chướng hơi dạ cỏ,

- Liệt nhẹ
3. Triệu chứng
Ở bò:
Tử cung bị lộn trái và đẩy ra ngoài khỏi mép âm
môn, có thể quan sát thấy một sừng tử cung
hoặc cả hai sừng tử cung ra ngoài, trên tử cung
bộc lộ ra các núm nhau mẹ và một phần nhau
thai còn dính trên niêm mạc tử cung.
Bò có thể ở trạng thái đứng và không tỏ ra đau
đớn hoặc bị shock và nằm nghiêng.
Tử cung có thể bị nhiễm bẩn bởi phân và chất
độn chuồng, có thể bị rách, ứ huyết và phù nề.
Triệu chứng

• Tử cung mới bị lộn trái và đẩy ra


ngoài thì sờ tay vào có cảm giác ấm,
nhưng để lâu thì sờ vào thấy lạnh và
màu niêm mạc nhợt nhạt.
• Bò bị bệnh này có thể chết do xuất
huyết gây shock choáng do mất máu.
Tiên lượng của bệnh
• Phụ thuộc vào:
- Thời gian từ khi bắt đầu bị.
- Mức độ tổn thương và nhiễm trùng của tử
cung
- Mức độ shock của bò
Bò bị tử cung lộn bít tất

Cừu bị tử cung lộn bít tất


Lợn bị tử cung lộn bít tất
Bò bị tử cung lộn bít tất

221
Phân biệt âm đạo lộn ra ngoài
và tử cung lộn bít tất ở cừu

Cừu bị âm đạo lộn ra ngoài Cừu bị tử cung lộn bít tất


Phân biệt âm đạo lộn ra ngoài và tử cung lộn bít tất ở

Bò bị tử cung lộn bít tất Bò bị âm đạo lộn ra ngoài


4. Điều trị
Nguyên lý của điều trị là phải nhanh
chóng dùng thủ thuật đưa tử cung trở lại
vị trí cũ đồng thời tránh gây tổn thương
niêm mạc tử cung, nhiễm trùng cho cơ thể
và đề phòng kế phát.
-Hộ lý:
Tử cung bị lộn ra ngoài cần được bảo
vệ tốt tránh những tổn thương, xây xát, nên
bọc tử cung bằng một tấm vải mềm, ẩm và
sạch. Nếu có thể thì nâng cao tử cung lên
ngang với âm hộ.
225
Điều trị
• Gây tê ngoài màng cứng cho bò bằng Novocain
3% ở đốt sống khúm 1 sau đó chờ 10 phút cho
thuốc tê phát huy tác dụng.
• Tư thế nằm của bò là nằm sấp và kéo hai chân
sau thẳng về phía sau.
• Cần 2-3 người hỗ trợ người tiến hành chính
• Rửa niêm mạc tử cung bằng nước muối sinh lý
hoặc các dung dịch sát trùng nhẹ như KMnO 4
0,1%, Rivanol 0,1%,…
• Bóc hết nhau thai còn sót lại
Điều trị bò bị tử cung lộn bít tất

Trước khi điều trị Sau khi điều trị


Điều trị
• Khâu những niêm mạc tử cung bị rách
• Nâng phần tử cung bị lộn trái lên ngang với âm
hộ rồi đẩy nhẹ từ phần âm đạo rồi tới thân tử
cung và cuối cùng là sừng tử cung trở lại vị trí
cũ. Do tử cung của bò sau khi đẻ rất lớn cho
nên cần người hỗ trợ người chính như thế sẽ
hữu ích hơn.
• Sau khi cho đường sinh dục vào vị trí cũ, thì cho
bò đứng lên, các sừng tử cung được đẩy lại vị
trí bình thường, nếu cần thiết dùng cái chai sạch
để đảm bảo toàn bộ sừng tử cung đã lộn lại hết.
Điều trị
• Thuốc sử dụng:
- Kháng sinh: Ceftiofur 2mg/kgP im
- Oxytocin: 15-20 IU im
- Kháng viêm: Dichlorphenac 2,5%: 10-15ml
- Dung dịch mặn ngọt đẳng trương (DNS):
1800-2000ml/bò i.v
- Calcigluconate: 450 ml/bò i.v
- Liệu trình: 3 ngày (trừ calcigluconate và
oxytocin chỉ tiêm ngày đầu)
Điều trị
• Đề phòng tái phát: khâu 2/3 mép âm môn
giống trong trường hợp bò bị âm đạo lộn ra
ngoài.
• Cắt chỉ khâu 2/3 mép âm môn sau 7-10 ngày.
• Hộ lý về sau phải tốt, hạn chế cho bò tiếp xúc
với ánh sang, cho vận động nhẹ nhàng.
NGUYÊN NHÂN ĐẺ KHÓ

Gia súc mẹ Bào thai

Quá to, nhiều thai Chiều, hướng, thư thế


Rặn quá yếu Cơ quan sinh dục

Chiều thai không


bình thường
Khung xương
Nguyên phát chậu hẹp, nhỏ
Hướng thai không
bình thương

Đường sinh dục


Thứ phát hẹp Tư thế thai không
bình thường

Tử cung bị xoắn Quái thai, dị dạng


vặn
Ngôi thai bình thường

Dọc đầu sấp Dọc đuôi sấp

232
Sinh đôi bình thường
Đẻ khó do gia súc mẹ
• Rặn đẻ quá yếu:
- Phổ biến ở loài đa thai: 37% các trường hợp
đẻ khó ở lợn, 48,9% ở chó, 36,8% ở mèo.
- Hiếm khi gặp ở bò, chủ yếu ở bò thiếu canxi,
phốt pho làm hàm lượng Ca, Mg trong máu
thấp
Đẻ khó do tư thế của thai không bình thường
Đẻ khó do tư thế của thai không bình thường
• Đẻ khó do tư thế của thai không bình thường
• Mõm của thai quay sang một bên
presentation
Đẻ khó do sinh đôi
Can thiệp bằng phương pháp kéo từng thai ra một đồng thời đẩy thai còn lại
vào sâu bên trong. Chú ý xác định hai chân là đúng của một thai
Đẻ khó do
quái thai
Trường hợp đẻ khó
do quái thai thì nên
cắt thai thành nhiều
phần rồi đưa ra
ngoài hoặc mổ bụng
lấy thai
CHƯƠNG XIV
MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP SAU ĐẺ
NHIỄM TRÙNG SAU ĐẺ
(Infectro puerperalis)

Trong quá trình sinh đẻ, các loại vi sinh vật


xâm nhập và phát triển gây nên các thể viêm
khác nhau ở âm môn, âm đạo, tử cung hoặc ở
các tổ chức xung quanh, sau đó gây nhiễm trùng
cho cơ thể.
Một số loại vi khuẩn thường gây nhiễm
trùng sau đẻ gồm Streptococcus,
Staphylococcus, E.coli,….
1. HUYẾT NHIỄM TRÙNG
1.1. Khái niệm
Huyết nhiễm trùng là quá trình bệnh lý xảy
ra sau khi gia súc đẻ với đặc điểm là con vật
xuất hiện trạng thái viêm nặng ở cơ quan sinh
dục, vi khuẩn và độc tố của chúng xâm nhập vào
máu gây nên những triệu chứng toàn thân điển
hình.
1.2. Nguyên nhân
Do trong quá trình sinh đẻ cơ quan sinh dục
bị sây sát, tổn thương do bào thai hay do can
thiệp các trường hợp đẻ khó, do phương pháp đỡ
đẻ không đúng kỹ thuật.
Do kế phát từ sát nhau, sẩy thai, viêm tử
cung,….
1.3. Triệu chứng
*Cục bộ cơ quan sinh dục
Con vật biểu hiện đầy đủ triệu chứng điển
hình của VIÊM
* Toàn thân:
Sốt đột ngột, có thể lên tới 40-410 C và duy
trì ở nhiệt độ này khá lâu.
Gốc tai, gốc sừng, bầu vú lạnh, mũi khô,
mạch nhanh, nhịp thở nhanh, nông
Bỏ ăn, ngừng nhai lại, uống nhiều nước.
Lượng sữa lúc đầu giảm đột ngột, sau đó
mất hẳn
Ở động vật ăn thịt như chó, mèo xuất hiện
nôn mửa.
Bệnh thường gây ra VIÊM PHÚC MẠC.
Con vật đau đớn, đại tiểu tiện nhiều lần
nhưng mỗi lần một ít, ấn tay vào thành bụng
thấy con vật đau đớn.
Đứng không vững, thích nằm, biểu hiện
trạng thái hôn mê
Ngựa thường biểu hiện cấp tính, trâu bò
1.4. Điều trị
Nguyên tắc: Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn
xâm nhập vào máu, đồng thời tăng cường sức đề
kháng cho con vật.
Cụ thể:
*Điều trị đặc hiệu với các thể viêm ở cơ quan
sinh dục.
* Ức chế VK xâm nhập và phát triển trong máu:
Tiêm bắp hay truyền tĩnh mạch kháng sinh
LIỀU CAO. Nếu viêm phúc mạc thì tiêm trực
tiếp kháng sinh vào xoang bụng.
* Tăng cường sức đề kháng:
Trợ tim bằng Cafein, tiêm truyền tĩnh mạch
Glucose ưu trương (40%), VTM C,….
2. HUYẾT NHIỄM MỦ
2.1. Khái niệm
2.3. Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra đột ngột, đa số gia súc
có ổ mủ ở gan, khớp chân,…
Khi mới xuất hiện ổ mủ, con vật
VIÊM ÂM MÔN, TIỀN ĐÌNH, ÂM ĐẠO
(Vulvitis, vestibuliti et vaginitis puerperalis)

1. Nguyên nhân
Trong quá trình đẻ, niêm mạc âm môn, tiền
đình và âm đạo bị sây sát, tổn thương vi khuẩn
xâm nhập và gây VIÊM
2. Triệu chứng
Con vật uể oải kém ăn, lượng sữa giảm,
thân nhiệt hơi tăng, luôn trong tình trạng cong
lưng, cong đuôi để rặn, tiểu tiện nhiều lần nhưng
mỗi lần một ít.
Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn
dịch gồm dịch viêm lẫn máu, mủ, tổ chức hoại
tử có màu vàng dính vào gốc đuôi, mép âm môn
và hai bên mông.
Trường hợp viêm màng giả thì trên niêm
mạc phủ một lớp màng mỏng có những tổ chứ
hoại tử màu trắng, vàng xám,…
3. Điều trị
Buộc đuôi con vật sang một bên, thụt rửa
âm đạo, âm môn, tiền đình bằng các dung dịch
sát trùng như thuốc tím 0,1%, Rivanol 0,1%,
nước Oxy già 1%,…
Khi thụt rửa cần chú ý không để dịch viêm
và thuốc sát trùng chảy vào tử cung gây viêm kế
phát
Trường hợp viêm màng giả thì không thụt
rửa vì thụt rửa có thể làm chỗ viêm phát triển
thêm
BẠI LIỆT SAU ĐẺ

1. Khái niệm
Bại liệt sau khi đẻ là một bệnh mà con vật
mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai.
Bệnh hay gặp ở trâu bò nhất là bò sữa.
2. Nguyên nhân
Do bào thai quá to, tư thế, chiều hướng của
bào thai không bình thường, thủ thuật kéo thai
quá mạnh hay không đúng thao tác,…làm gây
tổn thương thần kinh tọa hoặc đám rối hông
khum dẫn đến LIỆT
3. Triệu chứng
Con vật không có triệu chứng toàn thân khi
bệnh mới xuất hiện, không thấy vết thương cục
bộ.
Lúc đầu con vật đi lại khó khăn, về sau
không đứng lên được mà chỉ nằm bẹp một chỗ.
Sau đó, kế phát sang một số bệnh tiêu hóa,
hô hấp như chướng hơi, viêm phế quản cấp.
Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng
mảng da tiếp xúc với nền chuồng.
Sau 3 – 4 tuần con vật gầy dần và chết.
4. Điều trị
Để con vật nằm trên nền có đệm rơm rạ hay
cỏ khô sạch.
Hàng ngày trở mình cho con vật tránh bầm
huyết, tụ huyết, hoại tử da và kế phát viêm phổi,
chướng hơi.
Tăng cường thức ăn bổ sung vi lượng và
khoáng nhất là Ca, P.
Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh hai
chân sau
Tiêm Gluconat Canxi hay truyền CaCl2 , B1,
BỆNH LIỆT NHẸ SAU ĐẺ
(Peresis puerperalis)
(Tên khác: BỆNH SỐT SỮA)
(Tên tiếng Anh: Milk fever)

1. Khái niệm
Liệt nhẹ sau khi đẻ hay bệnh sốt sữa là một bệnh
nguy hiểm cho gia súc. Bệnh phát sinh đột ngột và
nhanh chóng.
Đặc điểm của bệnh là gây nên tình trạng con vật
mất cảm giác, tê liệt các chân, ruột, họng, và gây
rối loạn tất cả các phản xạ có và không điều kiện.
• Bệnh hay gặp nhất ở bò
sữa cao sản, thỉnh
thoảng mới gặp ở các
loài gia súc khác.
• Bệnh thường xảy ra
trong vòng 48h sau khi
bò đẻ, thỉnh thoảng thì
cũng gặp sau khi bò đẻ
48-72 giờ
• 2. Nguyên nhân
• Đây là bệnh xảy ra trên bò sữa cao sản, từ lứa
thứ ba tới thứ sáu vào thời kỳ sản lượng sữa
cao nhất.
• Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng
nguyên nhân gây bệnh là do sự giảm canxi
huyết xuất hiện khi lượng máu rât nhiều tập
trung vào bầu vú sau khi đẻ để tạo sữa.
3. Triệu chứng
• Bệnh phát triển rất nhanh, lúc đầu con
vật đi loạng choạng, đi thụt lùi, rung cơ và
những triệu chứng ban đầu mất đi nhanh
chóng
• Sau đó, khi bệnh phát triển con vật bỏ
ăn hoàn toàn, mất hẳn nhu động dạ cỏ, nhai
lại và đại tiểu tiện, thân nhiệt hạ dần có thể
xuống 35-360 C. Con vật thở sâu, chậm do
lưỡi và hầu bị liệt, nước bọt được tích lại
trong miệng nen thở khò khè,…
• Cuối cùng hai chân sau bị bại liệt, không
đứng lên được, phản xạ rất yếu hoặc mất hẳn, đồng
tử mắt mở rộng, con vật mất hết phản xạ, nằm ở tư
thế phủ phục, bốn chân đặt dưới bụng, đầu gục
xuống đất, về sau đầu lại quẹo sang một bên. Cũng
có con nằm nghiêng, bốn chân ruỗi thẳng và run
rẩy.
• Trường hợp nếu bệnh xảy ra nhẹ thì ngoài hiện
tượng bại liệt, con vật còn xuất hiện một số triệu
chứng đặc biệt khác, đặc biệt nhất là tư thế nằm
của con vật: đầu, cổ, vai và lưng con vật tạo thành
hình cong chữ S.
• Ngoài xảy ra trên bò sữa cao sản thì bệnh sốt sữa
4. Tiên lượng
• Bệnh tiến triển rất nhanh chóng, nếu điều trị
không kịp thời thì con vật có thể chết sau 12-
48h.
• Nếu can thiệp kịp thời và đúng phương pháp
thì con vật rất chóng khỏi.
5. Điều trị
• Trước đây, phương pháp điều trị đặc hiệu của
bệnh này là là BƠM KHÔNG KHÍ VÀO
TUYẾN VÚ bằng dụng cụ chuyện dụng.
• Trước khi bơm cần vắt kiệt sữa, sát trùng kỹ
kim thông vú và chọn kim thông vú phù hợp
với độ lớn của lỗ đầu vú.
• Sau đó, bơm không khí đầy cả vào 4 lá vú,
bơm tới khi nào da lá vú căng như bong bóng
là được
Sau khi bơm xong, dùng vải gạc mềm buộc
đầu vú lại để cho không khí không thoát ra
ngoài, để khoảng 1 giờ thì tháo ra.
Nếu điều trị kịp thời thì sau 30 phút con vật lại
trở lại trạng thái bình thường.
2. TRUYỀN KỊP THỜI DUNG DỊCH
CANXI vào tĩnh mạch cho con vật.

Liều lượng: Bò
2g Canxi/100kgP,
truyền chậm
(Calci clorua,
Canxi gluconate
(9,3% Ca), Canxi
borogluconate
(8,3% Ca))
VIÊM TỬ CUNG
(Metritis)

Khái niệm về bệnh


Đây là quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái
sinh sản. Bệnh thường xảy ra sau khi đẻ.
Đặc điểm của bệnh là quá trình viêm phá huỷ các tế
bào tổ chức của các lớp (các tầng) của tử cung gây ra
hiện tuợng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh
hưởng lớn thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia
súc cái
270
Nguyên nhân gây
viêm tử cung
• Actinomyces
• Fusobacterium necrophorum
• Bacteroides melaninogenicus
• Arcanobacterium pyogenes
• Pseudomonas aeruginosa
• Staphylococcus spp
• Streptococcus spp
• Clostridium spp.
• E. coli
Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tử cung

• Sát nhau
• Đẻ khó
• Sảy thai, thai chết lưu
• Sinh đôi (trâu, bò)
• Quá gầy, quá béo
• Chuồng trại vệ sinh kém
• …
• 2. Nguyên nhân
• + Do trong qúa trình sinh đẻ đặc biệt các trường hợp đẻ
khó phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ làm sây sát niêm
mạc đường sinh dục cái
• + Do kế phát từ một số bệnh như sát nhau không can thiệp
kịp thời làm cho nhau thai bị phân huỷ thối rữa trong tử
cung gây hiện tượng nhiễm trùng tử cung
• + Do công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ không đảm
bảo như nơi sinh, nền chuồng, dụng cụ đỡ đẻ không vô
trùng
Tất cả những nguyên nhân trên tạo điều kiện cho các
tập đoàn vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào tử cung rồi xâm
nhập qua những vết trầy sước của niêm mạc tử cung, chúng
sinh sôi nẩy nở tăng cường về số lượng và độc lực gây viêm.
273
274
Lợn nái chờ phối bị viêm tử cung

Lợn nái đang nuôi con bị viêm tử cung 275


3. Phân loại các thể viêm tử cung
Tuỳ vào vị trí tác động của quá trình viêm đối với tử cung
người ta chia ra 3 thể viêm khác nhau
Viêm nội mạc tử cung (Endometritis) đó là quá trình viêm xảy
ra ở trong lớp niêm mạc của tử cung đây là thể viêm nhẹ nhất trong
các thể viêm tử cung
Viêm cơ tử cung (Myometritis Puerperalis) đó là quá trình
viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung , có nghĩa là quá trình viêm đã xuyên
qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá huỷ tầng giũa (lớp cơ vòng
và cơ dọc của tử cung) đây là thể viêm tương đối nặng trong các thể
viêm tử cung
Viêm tương mạc tử cung (Perymetritis Puerperalis) đó là
quá trình viêm xảy ra ở lớp lớp ngoài cùng (lớp tương mạc của tử
cung) đây là thể viêm nặng nhất và khó điều trị nhất trong các thể
viêm tử cung

276
CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT CÁC THỂ VIÊM TỬ CUNG

Các triệu chứng Viêm nội mạc Viêm cơ Viêm tương mạc

Sốt (0 C) Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao


Dịch viêm
Mầu Trắng, xám Hồng, nâu đỏ Nâu rỉ sắt
Mùi Tanh Tanh thối Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau kèm theo triệu
chứng viêm phúc mạc

Phản ứng co nhỏ của tử Giảm nhẹ Yếu ớt Mất hẳn


cung

Phương pháp điều trị 1 hoặc 2 3 hoặc 4 3 hoặc 4

277
278
Điều trị viêm tử cung ở gia súc

Thụt tử cung
Kháng sinh toàn
(Bơm thuốc vào Hormone
thân
trong tử cung)

Thuốc sát trùng Penicillin G


Kháng sinh nồng độ thích Ceftiofur Oxytocin PGF2α
hợp Penicillin/streptomycin
Amoxycillin
Ampicillin,
Framycetin,
trimethoprim/sulpha
Lugol Iodine 2% (500ml) .
Oxytetracyclin Povidone Iodine 2% (50-
100ml/bò)
Một số thuốc dùng trong điều trị
viêm tử cung gia súc
• 4. Các phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung
• + Phương pháp 1:
• Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay
thuốc tím 0,1% ngày 1 lần sau khi thụt rửa đợi hay kích
thích cho dung dịch thụt rửa đẩy ra hết ra ngoài hết, sau đó
thụt kháng sinh vào tử cung ngày 1 lần liệu trình điều trị từ
3-5 ngày
• + Phương pháp 2:
• Dùng PGF2 hay các dẫn xuất của nó như Etrumat,
Oestrophan, Prosolvin, Hanprost …tiêm dưới da theo liều
chỉ dẫn tiêm 1 lần sau đó thụt vào tử cung 200 - 500ml
dung dịch Lugol thụt ngày 1 lần liệu trình điều trị từ 3-5
ngày

281
• + Phương pháp 3:
• Oxytocin 6 - 8ml tiêm dưới da, Lugol 200 - 500ml
hoặc kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng
kháng sinh thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1
lần liệu trình điều trị từ 3-5 ngày
• + Phương pháp 4:
• Dùng PGF2 hay các dẫn xuất của nó tiêm dưới
da theo liều chỉ dẫn tiêm 1 lần, Lugol 200 - 500ml hoặc
kháng sinh thụt vào tử cung đồng thời dùng kháng sinh
thích hợp tiêm bắp hay tĩnh mạch tai ngày 1 lần liệu
trình điều trị từ 3-5 ngày

282
• Lưu ý:
• Phương pháp 1 chỉ dùng điều trị bệnh viêm nội mạc
tử cung tử cung còn các thể viêm khác như viêm cơ hay
viêm tương mạc tử cung lúc này sự co bóp của tử cung là
rất yếu hoặc bị mất hoàn toàn do đó tuyệt đối không thụt
rửa vì nếu thụt rửa thì dung dịch thụt rửa và các chất bẩn
không được đẩy hết ra ngoài mà nó sẽ tích lại tại các vết
loét sâu trên thành tử cung làm cho bệnh càng nặng thêm
hoặc các chất bẩn và dung dịch thụt rửa bị đẩy vào phía
cuối của sừng tử cung gây ra hiện tượng viêm tắc ống dẫn
trứng và dễ dàng dẫn tới tình trạng rối loạn sinh sản thậm
chí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái

283
287
• Các công trình nghiên cứu đã chứng minh được rằng
phương pháp dùng PGF2 điều trị bệnh viêm tử cung cho
kết quả điều trị cao thời gian điều trị ngắn, gia súc cái
chóng hồi phục khả năng sinh sản bởi vì PGF2 tạo ra
những cơn co bóp nhẹ nhàng đẩy hết các dịch viêm và chất
bẩn ra ngoài đông thời PGF2 có tác dụng làm nhanh
chóng hồi phục cơ tử cung.
• Ngoài ra PGF2 còn có tác dụng phá vỡ thể vàng kích
thích nang trứng phát triển làm gia súc cái động dục trở lại,
Lugol có chứa nguyên tố Iod có tác dụng sát trùng đồng
thời thông qua niêm mạc tử cung cơ thể hấp thu được
nguyên tố Iod có tác dụng kích thích cơ tử cung hồi phục
nhanh chóng và giúp cho buồng trứng hoạt động, noãn bao
phát triển làm xuất hiện lại chu kỳ động dục
288
CHƯƠNG XV
BỆNH Ở TUYẾN VÚ

• I. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH Ở TUYẾN VÚ


• Phương pháp chẩn đoán lâm sàng:
• Dựa vào những biến đổi trên lâm sàng ở cục bộ
tuyến vú cũng như những biến đổi trên toàn thân con vật
để xác định bệnh của tuyến vú thông qua việc quan sát tình
trạng chung của cơ thể cũng như cục bộ tuyến vú (hình
dáng, độ cân đối, sự nguyên vẹn của da lá vú...) tiến hành
sờ nắn cẩn thận tuyến vú thông qua cảm giác của da tay
người khám cũng như phản ứng của con vật để xác định
bệnh, ngoài ra cần kết hợp với việc
289
• Giảm sản lượng sữa của bò
• Giảm chất lượng sữa
• Sữa bị loại bỏ do bò bị viêm
và trong quá trình điều trị
Tác hại • Chi phí thuốc men và thú y
• Tăng công lao động hộ lý,
của viêm chăm sóc, điều trị bệnh viêm
vú bò sữa vú
• Tăng tỷ lệ bò loại thải và thay
thế, dẫn đến mất đi một số
nguồn gen quý
• Bò bị chết do viêm vú
Ảnh hưởng của tăng tế • Giảm sản lượng sữa:
Khi tế bào Soma trong
bào Soma trong sữa sữa tăng thêm 100.000
TB/ml sữa thì sản
lượng sữa sẽ giảm
2.5%
• Giảm thành phần
Bảng. Ảnh hưởng của số lượng tế bào Soma tới casein, lactose,
thành phần của sữa bò calcium và tăng các
enzyme plasmin và
Thành phần
Soma Soma % so với lipaza trong sữa:
thấp Cao bth
• - Khi giảm canxi trong
sữa sẽ làm giảm sự
đông tụ của pho mát,
giảm bơ, và lượng ẩm
giữ lại nhiều hơn
NGUYÊN NHÂN
VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA

Vi sinh vật từ môi Vi khuân cơ hội Một vài vi sinh vật


Vi khuẩn truyền lây Tạp khuẩn khác
trường trên da ít gặp khác

Staphylococcus Coliform
aureus E. coli, Klebsiella, Baccilus spp
Streptococcus Enterobacter Coagulase- Pseudomonas Clostridium
agalactiae Arcanobacterium negative aeruginosa perfringens
Mycoplasma spp pyogenes staphynococci Pasteurella spp Nấm và nấm men
Corynebacterium Streptococci
spp trong môi trường
NGUYÊN NHÂN
VIÊM VÚ Ở BÒ SỮA

VI KHUẨN VI SINH VẬT Vi khuân Một vài vi


Tạp khuẩn
TRUYỀN TỪ MÔI cơ hội trên sinh vật ít
TRƯỜNG khác
LÂY da gặp khác

Vi khuẩn có
trong môi
trường
Lây từ bò bị
bệnh sang bò Vi khuẩn từ Baccilus spp
môi trường Vi khuẩn cư
lành trong Pseudomona Clostridium
là nguyên trú trên da
quá trình vắt s aeruginosa perfringens
nhân phổ bò khi có cơ
sữa: máy vắt
biến gây hội sẽ gây Pasteurella Nấm và nấm
sữa, tay
viêm vú thể viêm vú cho spp men
người vắt
lâm sàng khi bò
sữa, vải lau
vú, bệnh viêm vú
truyền lây
được kiểm
soát tốt
Triệu chứng viêm vú thể lâm sàng

Viêm vú thể lâm


sàng

Biến đổi của sữa Biến đổi bầu vú Biến đổi toàn thân

Sưng to hơn, cứng


Sốt, mệt mỏi,
hơn, sờ vào cảm
giảm ăn, bỏ ăn,
giác nóng hơn lá
giảm sữa
vú bên cạnh
Triệu chứng viêm vú thể lâm sàng

Viêm vú thể lâm sàng

Quá cấp tính Cấp tính Á cấp tính

Quá trình viêm thể


Sưng, nóng, đỏ, đau Biến đổi toàn thân rõ hiện rõ nhưng không Viêm nhẹ, nhưng sữa
rõ rệt rệt, bò có thể bị chết có nhứng biến đổi biến đổi kéo dài
toàn thân rõ ràng
Hậu quả viêm vú lâm sàng
• Giảm sản lượng sữa
• Giảm thời gian cho sữa
• Tăng tỷ lệ bò bị loại thải
• Gây thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi:
27-50 $/bò/năm tại Mỹ
Tế bào soma
trong sữa của
bò khỏe mạnh
• Bạch cầu trung
tính (<11%) Đại thực bào

• Đại thực bào Tế bào biểu mô


(66-88%)
• Lâm ba cầu (10-
27%)
• Tế bào biểu mô
nang sữa (0-7%)

Lâm ba cầu Bạch cầu trung tính


Tế bào soma trong sữa của bò bị viêm vú

• Khi bò bị viêm vú thì Bạch cầu trung tính tăng


lên ≥ 90% số bạch cầu trong sữa bò (thực bào
và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh)
• Ở bò khỏe mạnh số lượng tế bào Soma ≤
100.000 TB/ml sữa nhưng khi tuyến vú bị
nhiễm mầm bệnh thì số lượng tế bào soma có
thể lên trên 1.000.000 tế bào/ml sữa trong
vòng một vài giờ sau khi nhiễm mầm bệnh
• + Phương pháp CMT (California Mastitis Test)
Nguyên lý của phương pháp CMT:
Khi sữa tác dụng với dung dịch CMT là một dung dịch
có tính kiềm có tác dụng dính kết các tế bào nhu mô
trong sữa lại với nhau tuỳ thuộc vào mức độ gắn kết
của các tế bào nhu mô ở mức ±, +, ++, +++ mà người
ta đánh giá được mức độ viêm vú

300
Dụng cụ:
- Thuốc thử CMT
- Khay thử CMT
(có 4 ô riêng biệt)

301
Tỷ lệ sữa và dung dịch CMT là 1:1.
Cách tiến hành:
• Bước 1: lau sạch núm vú trước khi vắt sữa.
• Bước 2: vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa khác
nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa.
• Bước 3: cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa.
• Bước 4: xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nền
hơi tối để quan sát.
• Bước 5: đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và
thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
303
THANG MẪU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CMT
Khoảng tế bào
Điểm CMT Trạng thái biến đổi của hỗn hợp soma trong Trung bình
sữa- thuốc thử
sữa (TB/1ml)
Trạng thái sữa không đổi, hỗn
Âm tính hợp dạng lỏng đồng nhất, chưa 0 - 200.000 100.000
có kết tủa
Sữa hơi có vệt nhớt khi nghiêng
Nghi ngờ đĩa song tiếp tục nghiêng và xoay 150.000- 400.000
đĩa thì vệt nhớt mất đi 500.000

Sữa hơi dính nhớt, nhưng vẫn 400.000-


1 chưa chuyển thành dạng gel 1.500.000
800.000

Sữa quánh lại nhưng khi nghiêng


đĩa vẫn trôi. 800.000- 1.600.000-
2 5.000.000 3.200.000

Sữa đóng quánh lại như gel,


3 không bị trôi khi nghiêng đĩa. >5.000.000 6.400.000
304
Chẩn đoán viêm vú ở bò
sữa

Viêm vú lâm Viêm vú cận


sàng lâm sàng

Nuôi cấy phân


Triệu chứng
lập vi khuẩn từ Viêm vú trên Trên cá thể bò
lâm sàng sữa cả đàn

Phân lập vi khuẩn


Gián tiếp
từ sữa
Xác định tế bào Phân lập vi khuẩn
Soma tank sữa từ sữa từ tank

Tăng độ dẫn điện


Tăng hoạt tính tế
Soma tổng số của sữa (tăng ion
bào và enzyme
Na+, Cl-)

Đếm tự động điện


CMT
tử
ĐIỀU TRỊ VIÊM VÚ

Kháng viêm Truyền dịch


Kháng sinh (nhóm (Nước và
NSAIDs) điện giải)

Cục bộ
Giảm đau Muối đẳng Muối ưu
Toàn thân Bơm vào lá
Hạ sốt trương trương
vú bị viêm

Ketoprofen:
Tối thiểu 3 ngày
2g/bò/ngày
Thường từ 5-8
Phenylbutazone:
ngày liên tục
4g/bò/ngày
Kết hợp tiêm bắp kháng
sinh và kháng sinh bơm
Phương vào bầu vú sẽ cho hiệu
pháp quả điều trị cao hơn;
điều trị
viêm vú Hoặc sử dụng kháng
sinh bơm vào bầu vú
bò trong thời gian 4-8
ngày;
Các loại kháng sinh sử dụng trong điều trị
viêm vú bò sữa
Staphylococcus aureus: Streptococcus agalactiae
• Cloxacillin • Penicillin
• Ampicillin • Erythromycin
• Tetracycline • Cloxacilin
• Cephapirin • Các cephalosporin
Mycoplasma spp: Coliform (VK có trong môi trường):
• Cephalosporin thế hệ 3 (Ceftiofur)
• Spectinomycin • Cephalosporin thế hệ 4 (Cefquinome)
• Tylosin • Gentamycine
• Amikacin
• Oxytetracycline • Trimethoprim-Sulfonamide
• Oxytetracycline
Các sản phẩm kháng
sinh bơm vào vú bò
bị viêm vú
Bơm kháng sinh
vào vú bò bị viêm
Phòng viêm vú bằng liệu pháp Dry Cow

• Liệu pháp Dry cow đó là sử


dụng kháng sinh tác dụng kéo
dài (long-acting) bơm vào
trong lá vú của bò ngay sau
khi lần vắt sữa cuối cùng của
chu kỳ trước khi cạn sữa
• Đây là một phương pháp hiệu
quả trong kiểm soát bệnh
viêm vú ở bò sữa, nó giúp:
• Giảm số lượng mầm bệnh
hiện có trong tuyến vú đồng
thời khống chế không cho
mầm bệnh mới xâm nhập vào
trong tuyến vú gây viêm vú
Liệu pháp
Blanket dry
cow
• Giống Liệu pháp Dry cow
nhưng Dry cow therapy chỉ
điều trị cho lá vú bị viêm
thể cận lâm sang và trong
trường tỷ lệ viêm vú trong
đàn là rất thấp, còn trường
hợp tỷ lệ viêm vú trong
đàn cao thì áp dụng
Banket dry cow therapy
với cả 4 lá vú
• Tỷ lệ khỏi bệnh cao hơn so với điều trị
viêm vú trong thời gian khai thác sữa;
Lợi ích • Liều của thuốc kháng sinh có thể dung
cao hơn nhiều lần nhunwg vẫn an toàn

của áp • Thời gian lưu lại của kháng sinh bên trong
lá vú lâu hơn

dụng Liệu • Tỷ lệ của mầm bệnh mới trong thời kỳ


cạn sữa được giảm

pháp Dry
• Tổn thương của tổ chức gây ra do viêm vú
sẽ được tái sinh trước khi bò đẻ
• Làm giảm tỷ lệ viêm vú lâm sang sau khi
cow đẻ
• Nguy cơ ô nhiễm do tồn dư kháng sinh
trong sữa sẽ giảm
Phòng viêm vú truyền nhiễm
• 2. Phương pháp chẩn đoán thí nghiệm:
• Dựa trên những thay đổi về tính chất lý học, hóa học, sinh
vật học của sữa để chẩn đoán bệnh của tuyến vú. Bằng
phương pháp chẩn đoán thí nghiệm cho phép phát hiện
sớm hiện tượng viêm vú

• a. Xác định tính chất lý học của sữa


• + Quan sát bằng mắt thường: Vắt sữa vào lòng bàn tay hay
vào ống nghiệm rồi quan sát nếu trong sữa có những cục
lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì lá vú đó bi viêm

315
• + Vắt sữa qua miếng vải mầu đen hay màu
xanh rồi quan sát nếu trên bề mặt vải có
những cục lợn cợn hay mảnh tổ chức chết thì
lá vú đó bi viêm
• + Đun sôi sữa trong ống nghiệm: sau khi đun
sôi nếu sữa biến mầu hoặc đông vón thành
cục lắng xuống dưới thì lá vú đó bị viêm
• b. Xác định độ tăng của men Catalaza và Peroxydaza
• Tuỳ vào mức độ viêm của tuyến vú mà hàm lượng 2 men
trên trong sữa tăng nhiều hay ít. 2 men trên là do quá
trình phân huỷ tế bào tổ chức giải phóng ra. Trên cơ sở
phản ứng

• catalaza
• 2H2O2 peroydaza 2H2O + O2

• Do phản ứng giải phóng ra oxy nên trong sữa có bọt khí
nổi lên tuỳ theo mức độ tăng của 2 men trên nhiều ít mà
lượng bọt khí nổi lên nhiều ít khác nhau.

317
d. Xác định số lượng bạch cầu, tế bào nhu mô
trong sữa
+ Dùng phương pháp ly tâm sữa lấy cặn xem
kính phát hiện số lượng bạch cầu và tế bào nhu
mô trong sữa nhiều hay ít

318
• + Phương pháp CMT (California Mastitis Test)
Nguyên lý của phương pháp CMT:
Khi sữa tác dụng với dung dịch CMT là một dung dịch
có tính kiềm có tác dụng dính kết các tế bào nhu mô
trong sữa lại với nhau tuỳ thuộc vào mức độ gắn kết
của các tế bào nhu mô ở mức ±, +, ++, +++ mà người
ta đánh giá được mức độ viêm vú

319
Dụng cụ:
- Thuốc thử CMT
- Khay thử CMT
(có 4 ô riêng biệt)

320
Tỷ lệ sữa và dung dịch CMT là 1:1.
Cách tiến hành:
• Bước 1: lau sạch núm vú trước khi vắt sữa.
• Bước 2: vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa khác
nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa.
• Bước 3: cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa.
• Bước 4: xoay tròn đĩa, đặt đĩa Pétri trên nền
hơi tối để quan sát.
• Bước 5: đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và
thay đổi màu sắc của hỗn hợp.
321
THANG MẪU CHUẨN CHẨN ĐOÁN CMT
Khoảng tế bào
Điểm CMT Trạng thái biến đổi của hỗn hợp soma trong Trung bình
sữa- thuốc thử
sữa (TB/1ml)
Trạng thái sữa không đổi, hỗn
Âm tính hợp dạng lỏng đồng nhất, chưa 0 - 200.000 100.000
có kết tủa
Sữa hơi có vệt nhớt khi nghiêng
Nghi ngờ đĩa song tiếp tục nghiêng và xoay 150.000- 400.000
đĩa thì vệt nhớt mất đi 500.000

Sữa hơi dính nhớt, nhưng vẫn 400.000-


1 chưa chuyển thành dạng gel 1.500.000
800.000

Sữa quánh lại nhưng khi nghiêng


đĩa vẫn trôi. 800.000- 1.600.000-
2 5.000.000 3.200.000

Sữa đóng quánh lại như gel,


3 không bị trôi khi nghiêng đĩa. >5.000.000 6.400.000
322
d. Phương pháp chẩn đoán vi sinh vật học
Lấy mẫu sữa của lá vú nghi ngờ viêm vú sau đó nuôi
cấy, phân lập, xác định thành phần, số lượng vi khuẩn
trong đó từ đó xác định lá vú đó có bị viêm hay
không

323
Viêm vú thể thanh dịch
(Mastitis Serosa)
Khái niệm:
Viêm vú thể thanh dịch là thể viêm mà dịch rỉ viêm,
nước vàng thải ra nhiều ở dưới da và những tế bào trung gian.
Bệnh thường xuất hiện vào thời gian sau khi đẻ 1-2 tuần
• 2. Nguyên nhân:
• - Do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác sữa không
đúng kỹ thuật làm cho tập đoàn vi khuẩn từ bên ngoài xâm
nhập vào tuyến sữa thông qua lỗ đầu vú hoặc thông qua chỗ
sây sát của da lá vú các vi khuẩn thường là Staphylococus,
Streptococcus và E.coli.
• - Do kế phát từ một số bệnh viêm nội mạc tử cung, viêm tử
cung hoá mủ, bại liệt sau khi đẻ, sốt sữa, trúng độc thức ăn
hay nước uống 324
• 3.Triệu chứng:
• Lá vú bị viêm lớn lên về thể tích và có hiện
tượng sung huyết, sờ vào có cảm giác nóng, ấn
mạnh gia súc biểu hiện đau đớn, sữa loãng, trong
sữa lẫn nhiều những lợn cợn những tế bào biểu mô
và các cục sữa đông vón, lượng sữa giảm rõ rệt.
• Bề ngoài gia súc biểu hiện trạng thái mệt mỏi,
thân nhiệt hơi tăng.
• Bệnh viêm vú thể thanh dịch có thể được
chữa khỏi trong vòng 5-7 ngày nếu nuôi dưỡng và
chăm sóc tốt, điều trị kịp thời nếu không thì sẽ
chuyển sang thể viêm khác nặng hơn
325
326
327
• 4. Phương pháp điều trị:
• + Hộ lý:
• Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều
nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhằm
giảm quá trình tạo và tiết sữa
• Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong
ngày
• * Dùng thuốc:
• Norsulfazol 6-8 g cho uống 2 lần/ngày, liên tục trong
3- 4 ngày liền

328
• Để đề phòng viêm lan sang vú khác có thể dùng
Norsulfazol Natri 10% lượng từ 150 -200ml tiêm
vào tĩnh mạch
• Xoa khắp lên da lá vú bị viêm các loại dầu nóng
hoặc cao tiêu viêm như Ichthyol, Najatox,
Mastitis hoặc dùng phương pháp chườm nóng,
hay dùng phương pháp áp paraphin

• Khi sữa đã có biến đổi rõ thì dùng kháng sinh


bơm trực tiếp vào lá vú thông qua lỗ đầu vú bằng
kim thông vú thích hợp sau khi đã vắt kiệt sữa
Viêm vú thể ca ta
(Mastitis Catarhalis)
• Khái niệm:
Viêm vú thể cata là thể viêm chủ yếu làm
tổn thương những tế bào biểu mô niêm mạc bể
sữa, ống dẫn sữa và tế bào tuyến ở nang sữa
hậu quả của nó là làm cho những tế bào thượng
bì bì biến dạng và tróc ra
• Tuỳ vào vị trí viêm mà người ta chia ra 2 thể
viêm:
• + Viêm ca ta bể sữa và ống dẫn sữa

330
• 2. Nguyên nhân:
• + Loại viêm vú thể cata bể sữa và ống dẫn sữa chủ
yếu do Staphylococcus, Streptococus và E.coli từ
bên ngoài xâm nhập vào tuyến vú khi niêm mạc lỗ
đầu vú không được khép kín hay do sữa bị tích
nhiều trong bể sữa rồi liên tục rỉ ra ngoài từ đó vi
khuẩn xâm nhập vào thông qua lỗ đầu vú hoặc
thông qua những chỗ sây sát của da lá vú

331
• - Do công tác vệ sinh trong quá trình khai thác sữa
không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật như nền
chuồng, chất độn chuồng quá bẩn, lưu cữu lâu ngày,
dụng cụ vắt sữa , khăn lau bầu vú, tay người vắt sữa
mất vệ sinh, hoặc có thể do thao tác vắt sữa không
đúng kỹ thuật làm trầy xước làm sây sát da lá vú...
cũng có thể do sự bội sinh và phát triển nhanh
chóng của tập đoàn vi khuẩn có sẵn trong bể sữa và
ống dẫn sữa khi gặp điều kiện thuận lợi và sức đề
kháng của cơ thể bị giảm sút

332
• + Loại viêm cata nang sữa chủ yếu kế phát từ
viêm bể sữa và ống dẫn sữa hay những tế bào
tổ chức xung quanh dẫn đến
• 3.Triệu chứng:
• + Loại viêm vú thể cata bể sữa và ống dẫn sữa
thường xuất hiện vào thời gian 2-3 tuần sau khi đẻ
hay 1-2 tuần trước khi cạn sữa.
• Đầu tiên lá vú bị viêm có hiện tượng sung huyết,
phù nề, thể tích tuyến vú tăng lên, sờ vào có cảm
giác nóng đôi khi sờ được những cục sữa đông. Khi
vắt sữa thì những tia sữa đầu chứa rất nhiều những
cục sữa đông vón càng về sau số lượng những cục
lợn cợn đông vón càng ít đi và những tia sữa cuối
cùng sữa gần như bình thường

334
• + Loại viêm cata nang sữa:
• Đặc điểm của thể viêm này là trong nang sữa
chứa rất nhiều dịch rỉ viêm, do dịch rỉ viêm tác động
làm cho các nang sữa ngày càng vỡ ra với số lượng
nhiều lên. Bên ngoài nhìn thấy thể tích toàn tuyến
vú tăng cao sờ vào có cảm giác nóng và cứng hơn
bình thường. Trong sữa chứa rất nhiều cục sữa
đông kể cả ở những tia sữa cuối cùng

335
• 4. Phương pháp điều trị:
• + Hộ lý:
• * Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa
nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh
dưỡng cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa
• * Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong
ngàycứ 2-3 giờ thực hiên 1 lần không để sữa ứ đọng
trong tuyến vú. Trường hợp sữa quá đặc ta dùng
Bicarbonat Natri 1-2 % lượng từ 40 -50 ml bơm vào
tuyến vú thông qua lỗ đầu vú bằng kim thông vú
sau đó xoa nhẹ để sữa loãng ra rồi vắt kiệt sữa ra.

336
• * Dùng thuốc:
• Bơm dung dịch sát trùng như Rivanol 0,1% hay
Norsulfasol Natri 2% từ 150 -200ml vào lá vú bị
viêm rồi xoa nhẹ để dung dịch thấm đều sau đó vắt
kiệt hết dung dịch ra ngoài rồi bơm trực tiếp kháng
sinh vào. Ngoài ra có thể dùng các loại dầu nóng,
cao tiêu viêm xoa khắp lên bề mặt da lá vú bị viêm
hay dùng phương pháp áp parafin.
• Để điều trị thể viêm này có kết quả cần kết
hợp điều trị cục bộ với điều trị toàn thân đồng thời
tăng cường trợ sức, trợ lực và giải độc cho con vật

337
Mastijet Fort (Do hãng Intervet- Hà Lan sản
xuất) với thành phần gồm:
Tetracyclin HCl 200mg
Neomycin base 250mg
Bacitracin 2000UI
Prednisolon 10mg
Tá dược vừa đủ 8g

338
Viêm vú thể Fibrin
(Mastitis Fibrinosa)

Khái niệm:
`Viêm vú thể fibrin là loại viêm
mà tế bào tổ chức liên kết ở
nang sữa và ống dẫn sữa chứa
rất nhiều fibrin
2. Nguyên nhân:
Do kế phát từ những thể viêm
thanh dịch hay viêm cata hoặc từ
những trường hợp viêm phúc
mạc do chấn thương mạnh, viêm
tử cung tích mủ sau khi đẻ
339
• 3. Triệu chứng:
• Thể viêm này thường xuất hiện ở 1 lá vú. Thời
gian đầu của bệnh trong lá vú chứa nhiều nước
vàng và sợi Fibrinogen và những TB chết, về sau
dưới tác dụng của các men do tế bào bị tổn thương
giải phóng ra làm Fibrinogen biến thanh Fibrin
chúng bao phủ kín niêm mạc ống dẫn sữa và nang
sữa từ đó làm thay đổi cấu trúc của nang sữa,
những tế bào tuyến của nang sữa bị phá huỷ một
phần hay toàn bộ.

340
• + Bên ngoài quan sát thấy lá vú bị viêm sưng to sờ
vào có cảm giác nóng và cứng hơn bình thường, khi
xoa bóp lá vú có thể nghe thấy những tiếng lạo xạo
do sự va đập của những sợi Fibrin. Từ lá vú bị viêm
có thể vắt được một ít dịch mầu vàng chứa đầy
những mảnh vụn Fibrin và cục Casein đông vón.
• Biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng con vật sốt cao
40 -41oC, con vật mệt nhọc luôn tỏ ra đau đớn, ăn
uống kém có khi ngừng nhai lại đôi khi kế phát
chướng bụng đầy hơi, sản lượng sữa giảm nhiều có
khi lá vú ngừng tiết sữa

341
• 4. Phương pháp điều trị:
• + Hộ lý:
• - Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều nhựa nhiều
nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng
cao nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa
• - Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu vú trong
ngày không để sữa ứ đọng trong tuyến sữa

342
• * Dùng thuốc:
• Bơm trực tiếp các loại kháng sinh vào
trong lá vú bị viêm thông qua lỗ đầu vú bằng
kim thông vú sau khi đã vắt kiệt sữa.
• Với thể viêm này phải kết hợp điều trị
cục bộ và toàn thân đồng thời tăng cường trợ
sức trợ lực và giải độc cho con vật
VIÊM VÚ THỂ CÓ MỦ
(Mastitis Purulenta)
• Khái niệm:
• Viêm vú thể có mủ là loại viêm bắt đầu xuất hiện
mủ lẫn với dịch rỉ viêm ở trong nang sữa và ống
dẫn sữa
• 2. Nguyên nhân:
• - Do sự xâm nhập của vi khuẩn từ ngoài vào hay do
sự bội sinh và độc lực quá mạnh của tập đoàn vi
khuẩn có sẵn trong tuyến sữa trong bể sữa và ống
dẫn sữa
• - Do kế phát từ những thể viêm thanh dịch, viêm
cata hay thể viêm Fibrin 344
• 3. Triệu chứng:
• Loại viêm này thường xuất hiện dưới 2 trạng thái
cấp tính và mãn tính
• Viêm vú Cata mủ cấp tính (Mastitis Purulenta
Acuta).
• Đặc điểm của thể viêm này là niêm mạc bể sữa
và ống dẫn sữa bị sung huyết, phù thũng, các tế bào
bị phân giải thoái hoá, đôi khi xuất hiện trạng thái
xuất huyết, trong nang sữa và ống dẫn sữa chứa đầy
hỗn hợp các thành phần hữu hình của máu, mủ và tổ
chức tế bào chết, từng đám nang sữa bi phân hủy.
Thể tích tuyến vú tăng cao, da lá vú có mầu hồng
biểu hiện
• trạng thái xung huyết, sờ vào lá vú bị viêm có cảm
giác nóng cục bộ rõ rệt, con vật có phản xạ đau đớn,
sữa loãng vị đắng trong sữa chứa nhiều cục sữa
đông vón và một ít máu

– b. Viêm vú Cata mủ mãn tính (Mastitis Purulenta


Chromica)
• Thể viêm này biểu hiện triệu chứng không
điển hình cả ở cục bộ và toàn thân. Biểu hiện dễ
nhận thấy là sữa mầu vàng lẫn mủ và những mảnh
tổ chức bị phân giải đôi khi gặp trường hợp các tế
bào tuyến sữa bị phân giải dần dần gây lên tình
trạng teo lá vú và các tổ chức liên kết tăng sinh 346
• 4. Phương pháp điều trị:
• + Hộ lý:
• Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều
nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm
lượng dinh dưỡng cao nhằm giảm quá trình
tạo và tiết sữa
• Tăng cường số lần vắt sữa và xoa bóp bầu
vú trong ngày cứ 2-3 giờ vắt sữa một lần

347
• * Dùng thuốc:
• Dùng các dung dịch sát trùng ở nồng độ thích
hợp bơm vào trong lá vú thông qua lỗ đầu vú bằng
kim thông vú, xoa nhẹ để 10 -15 phút sau đó vắt kiệt
thuốc và dich rỉ viêm ra sau đó tráng lại bằng nước
sinh lý, vắt kiệt ra rồi bơm kháng sinh vào với thể viêm
này tránh không chườm nóng vì nó sẽ tăng cường lưu
thông huyết quản đưa vi khuẩn đến các nơi khác trong
cơ thể
• - Bằng các biện pháp trên mà điều trị không có kết quả
thì ta dùng Nitrat bạc 1% 150 -200ml hay cồn Iod 5%
khoảng 50ml bơm thẳng vào lá vú bị viêm. Cần chú ý
rằng để điều trị có kết quả thể viêm này cần kết hợp
điều trị cục bộ và toàn thân, tăng cường trợ sức, trợ
lực và giải độc cho con vật
VIÊM VÚ THỂ ÁP XE
(Mastitis Uberis)
• Khái niệm
• Viêm vú thể áp xe là loại viêm mà bên trong tuyến sữa có
nhiều bọc mủ to nhỏ khác nhau ở những vị trí khác nhau có khi
nhiều bọc mủ nhỏ tập trung thành bọc mủ lớn
• 2. Nguyên nhân
• - Thể viêm này chủ yếu do lá vú bị nhiễm khuẩn. Các vi khuẩn
thường gặp là Tụ cầu trùng, liên cầu trùng, E.coli. Bọc áp xe thường
được hình thành khi tuyến vú bị tổn thương mạnh hoặc bị nhiễm
khuẩn từ đường máu
• - Do kế phát từ những thể viêm cata mủ hay thể viêm Fibrin ở mức
độ nặng, thời gian lâu các ống dẫn sữa bị tắc nghẽn

349
• 3. Triệu chứng
• Trong lá vú xuất hiện nhiều bọc áp xe to nhỏ khác
nhau ở những vị chí khác nhau có thể nằm ngay ở
dưới da lá vú hoặc nằm sâu trong tuyến sữa.
Trường hợp bọc áp xe nằm ngay ở dưới da, lúc đầu
các bọc áp xe còn nhỏ làm cho nhiệt độ của lá vú
tăng cao, dần dần bọc mủ phát triển to lên và nổi rõ
ở dưới da sau đó tạo thành lỗ dò và tự vỡ ra và mủ
tự thoát ra ngoài.

350
• + Trường hợp bọc áp xe nằm sâu trong lá vú, làm
cho thân nhiệt tăng cao, gia súc đi lại khó khăn. Khi
sờ vào lá vú có cảm giác rất căng, thể tích lá vú tăng
cao. Nếu lỗ dò của các bọc mủ ở sâu trong tuyến vú
thông với ống dẫn sữa thì khi vắt sữa tuyến vú thải
ra một hỗn hợp bao gồm sữa, mủ, máu và các cục
casein đông vón, nếu trong tuyến vú có nhiều bọc
áp xe lớn thường dẫn đến trạng thái huyết nhiễm
trùng, huyết nhiễm mủ.

351
• 4. Phương pháp điều trị
• + Cách ly gia súc ốm, giảm thức ăn nhiều
nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm
lượng chất dinh dưỡng cao, nhằm giảm quá
trình tạo và tiết sữa.
• + Viêm vú thể áp xe trong quá trình điều trị
không nên xoa bóp tuyến vú. Thời gian đầu có
thể chườm nóng hoặc áp parafin, xoa các loại
cao tiêu viêm lên lá vú bị viêm, đối với các ổ
áp xe ở ngay dưới lá vú thì dùng phương pháp
ngoại khoa điều trị tránh hiện tượng hình
thành lỗ dò. 352
• + Đối với trường hợp ổ mủ nằm sâu trong tuyến vú dùng
kim dài chọc thẳng vào ổ mủ, hút hết mủ ra ngoài. Nếu mủ
quá đặc thì dùng dung dịch Bicacbonat Natri5% 20-50ml
bơm vào ổ mủ, xoa nhẹ để cho máu mủ chảy hết ra ngoài.
Dùng các dung dịch sát trùng như Rivanol 0.1%, thuốc tím
0.1% rửa sạch ổ mủ, rồi bơm kháng sinh vào Trường hợp
trong tuyến sữa có nhiều bọc mủ, điều trị lâu không có kết
quả thì áp dụng phương pháp ngoại khoa cắt bỏ tuyến vú.
• - Cần chú ý rằng để điều trị có kết quả thể viêm này cần kết
hợp điều trị cục bộ và toàn thân, tăng cường trợ sức, trợ
lực và giải độc cho con vật.

353
Hội chứng viêm
tử cung – viêm vú
– Mất sữa (MMA)
ở lợn

• Hội chứng MMA thường


xuất hiện ở lợn nái sau khi
sinh từ 12-48 h (đôi khi tới
72h) với các triệu chứng
đặc trưng như lợn mệt
mỏi, ủ rũ, chán ăn, bồn
chồn, sốt (>390C), không
quan tâm tới lợn con, xưng
ở bầu vú và mất sữa. Đồng
thời, có dịch viêm chảy ra
từ âm hộ (viêm tử cung)
Nguyên nhân gây
hội chứng MMA
• E. coli
• Klebsiella
pneumoniae
• Staphylococcus spp
• Streptococcus spp
• Coliform
Điều trị MMA ở lợn

Kháng sinh Oxytocin


Kháng viêm
(3-5 ngày) (hỗ trợ thải sữa)

Ampicillin
30-40 IU tiêm bắp
Tetracycline Dexamethasone
Hoặc 20-30 IU truyền
Trimethoprim- 20mg/ngày x 3 ngày
ven
sulphonamide liên tục
Enrofloxacin
CHƯƠNG XVI
HIỆN TƯỢNG KHÔNG SINH SẢN Ở GIA SÚC CÁI
Khái niệm:
Gia súc cái đến tuổi sinh sản hoặc sau khi đẻ xong đến
thời kỳ hưng phấn và động dục trở lại nhưng không xuất hiện
chu kỳ sinh dục sinh lý hoặc gia súc biểu hiện các trạng thái
bệnh lý trong quá trình sinh lý sinh dục được gọi là hiện tượng
không sinh sản.
Hiện tượng này do rất nhiều nguyên nhân gây ra và
cũng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau gây tổn
thất lớn về kinh tế trong chăn nuôi gia súc sinh sản

357
• B. PHÂN LOẠI HIỆN TƯỢNG KHÔNG SINH SẢN:
• 1. Không sinh sản do nuôi dưỡng và chế độ sử dụng
• Không sinh sản do nuôi dưỡng: khả năng sinh sản của gia
súc cái có mối quan hệ khăng khít với chế độ dinh dưỡng.
Chế độ dinh dưỡng tốt và thích hợp sẽ làm tăng cừơng
khả năng sinh sản của gia súc cái và ngược lại
• b. Không sinh sản do chế độ sử dụng: Việc sử dụng và
khai thác quá độ gia súc sinh sản sẽ làm suy nhược cơ thể
gây ảnh hưởng tới hoạt động sinh sản của gia súc
• 2. Không sinh sản do già yếu
• Những gia súc cái đã sinh sản nhều lứa đến tuổi già, chức
năng sinh lý của toàn bộ cơ thể nói chung và CQSD nói
riêng bị giảm sút, cơ năng hoạt động sinh sản bị ngừng
chệ hoặc ngừng hẳn đây là quy luật bình thường
358
• 3. Không sinh sản do bẩm sinh
• Hiện tượng không sinh sản do bẩm sinh xuất hiện khi
một số bộ phạn của CQSD không phát triển hay phát triển
không bình thường
• 3.1.Bệnh ấu trĩ:
• Đó là hiện tượng khi gia súc đã đến tuổi thành thục
nhưng không xuất hiện chu kỳ sinh dục sinh lý. Kiểm tra
toàn bộ cơ quan sinh dục sẽ phát hiện được các bộ phận
phát triển không bình thường, hai sừng tử cung nhỏ, hai
buồng trứng cũng rất nhỏ và cứng, âm đạo và âm môn cũng
rất nhỏ cho nên không thể phối giống dược. Nguyên nhân
dẫn tới bệnh này là do tuyến yên phát triển không hoàn
chỉnh hay chức năng sinh lý của tuyến giáp trạng hay các
tuyến khác bị rối loạn
359
• 3.2. Lưỡng tính dị dạng:
• Đây là trường hợp trên một cơ thể có cả
2 tuyến sinh dục dực và cái. Về ngoại hình âm
hộ nhỏ mép âm môn không phát triển nhưng
âm vật lại rất to, kiểm tra qua trực tràng có
thể phát hiện thấy trong xoang chậu một bên
là dịch hoàn bên kia là buồng trứng, tử cung
hầu như không phát triển hoặc phát triển
không hoàn toàn.
• Loại gia súc này hoàn toàn mất khả năng
sinh sản
360
Lưỡng tính dị dạng
• 3.3. Hiện tượng Free - Martin:
Là hiện tượng gia súc cái đã đến tuổi trưởng thành
nhưng không xuất hiện chu kỳ sinh dục, khi kiểm tra
thấy mép âm môn rất nhỏ, âm đạo bé không có cổ tử
cung hay chỉ là một lỗ nhỏ, bầu vú không phát triển có
khi không có tuyến sữa mà chỉ là một khối mỡ, không
có lỗ đầu vú. Kiểm tra qua trực tràng không tìm thấy
cổ tử cung, hai sừng tử cung nhỏ như hai sợi dây, hai
buồng trứng nhỏ như hai hạt đậu cove rất khó phát
hiện, có khi kiểm tra trong thân tử cung có hai thỏi dài
giống như 2 dịch hoàn đã bị sơ cứng.
Hiện tượng Free - Martin thường xuất hiện trong các
trường hợp đẻ sinh đôi 1 cái, 1 đực ở bò 362
Đường
sinh dục
của bò cái
bị Free-
Martin
4. Không sinh sản do các quá trình bệnh lý:
Tất cả các quá trình bệnh lý của cơ thể nói chung hay
cục bộ cơ quan sinh dục nói riêng đều có thể là
nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản thậm
chí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái: Bệnh ở
buồng trứng, bệnh ở tử cung, tiền đình, âm đạo, ống
dẫn trứng và một số bệnh truyền nhiễm có thể làm rối
loạn quá trình sinh sản trên gia súc cái.

365
Bệnh lý cơ quan sinh dục gia súc cái

Ung thư buồng trứng Viêm buồng trứng


Viêm dính tử cung U nang tử cung

U xơ cổ tử cung U xơ tử cung

Một số bệnh lý tử cung


Một bên sừng tử cung
không phát triển

Một bên sừng tử cung Tử cung có 2 cổ tử cung Một bên sừng tử cung
không phát triển không phát triển

Một số dạng bệnh lí và dị dạng của tử


cung
BỆNH THIỂU NĂNG VÀ TEO BUỒNG TRỨNG
(Hypofunctio et Atrophya Ovariorum)

Khái niệm:
Thiểu năng và teo buồng trứng là quá trình bệnh lý
xảy ra ở gia súc cái sinh sản. Đặc điểm của bệnh là làm
giảm hay rối loạn chức năng hoạt động sinh lý của
buồng trứng gây ra hiện tượng rối loạn hoạt động sinh
sản ở gia súc cái biểu hiện là gia súc cái không có chu
kỳ sinh dục (không xuất hiện động dục).
• b. Nguyên nhân:
• - Do chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không hợp lý gây hiện
tượng suy nhược toàn thân
• - Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống dẫn
trứng

370
• c. Triệu chứng:
• Triệu chứng đặc thù của bệnh là gây ra hiện tượng
rối loạn chu kỳ sinh dục, thời gian của một chu kỳ
sinh dục kéo dài, các giai đoạn của chu kỳ tính biểu
hiện không rõ nhất là giai đoạn động dục.
• Kiểm tra qua trực tràng thấy vi trí và hình dáng của
buồng trứng không thay đổi nhưng bề mặt của
buồng trứng nhẵn bóng không tìm thấy noãn bao và
thể vàng, nếu buồng trứng bị teo thì thể tích của
buồng trứng nhỏ lại như hai hạt đậu và rất cứng.

371
Thiểu năng buồng trứng Teo buồng trứng

372
c. Phương pháp điều trị
• Cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng nhằm nâng cao
sức khoẻ cho gia súc cái đặc biệt chú ý bổ sung các
loại chất khóang, vitamin A,B, D, E
• Dùng các phương pháp và thuốc đặc hiệu để điều trị
có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân kế
phát
• Thường xuyên thả chung với gia súc đực để kích
thích gia súc cái xuất hiện chu kỳ sinh dục nếu gia súc
động dục thì nên cho phối bằng phương pháp nhảy
trực tiếp
• Thông qua trực tràng tiến hành masage cẩn thận
buồng trứng 2 ngày một lần mỗi lần 5-10 phút và 373
Sử dụng hormone điều trị
• Ovsynch (GnRH+PGF2α + GnRH)
• Ovsynch + progesterone
• Progesterone đặt âm đạo + eCG (GnRH+PGF2α)
• Oestradiol + Progesterone đặt âm đạo
(GnRH+PGF2α)

374
Phác đồ cơ bản điều trị buồng trứng không hoạt động ở bò cái
Các dạng
vòng tẩm
Progesterone
phổ biến

Vòng CIDR
eCG (Huyết thanh ngựa chửa) PGF2α

hCG
GnRH (kích tố nhau thai người)
Bệnh thể vàng tồn lưu
(Persistent Corpus Luteum)
1. Khái niệm:
Trong quá trình hoạt động sinh lý bình thường gia súc sau
khi đẻ xong hoặc sau hiện tượng động dục chưa phối
giống hoặc phối giống không có kết quả mà thể vàng vẫn
tồn tại trên buồng trứng hàng tháng hay hàng năm thì
được gọi là bệnh thể vàng tồn lưu.
2. Nguyên nhân:
- Do hậu quả của chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không
hợp lý gây hiện tượng suy nhược toàn thân
- Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống
dẫn trứng như viêm tử cung viêm ống dẫn trứng,378sát
c. Triệu chứng:
• Triệu chứng đặc thù của bệnh là gia súc hoàn toàn
không xuất hiện chu kỳ sinh dục sinh lý, kiểm tra
qua trực tràng có thể phát hiện được 1 hay cả 2 bên
buồng trứng có thể vàng nổi rõ trên bề mặt của
buồng trứng.
• Để kết luận chúng ta phải kiểm tra nhiều lần vào
những thời điểm khác nhau kết hợp với việc theo
dõi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài

379
Thể vàng tồn lưu trên buồng trứng bò
c. Phương pháp điều trị
• Cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng khai thác và sử
dụng nhằm nâng cao sức khoẻ cho gia súc cái đặc
biệt chú ý bổ sung các loại chất khoáng, vitamin A,B,
D, E
• Dùng các phương pháp và thuốc đặc hiệu dể điều trị
có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân kế
phát
• Sử dụng các hormon nhân tạo hay huyết thanh ngựa
chửa giống như bệnh thiểu năng và teo buồng trứng
• Dùng PGF2 (25mg) hay các dẫn xuất của nó như
Ertrumat. Oestrophan, Prosolvin tiêm dưới da 2ml
(25mg) hoặc Hanprost tiêm 1 lần 381
Điều trị thể vàng tồn lưu

Chẩn đoán thể vàng tồn lưu

Thụ tinh nhân tạo

Động dục

PGF2α
Điều trị thể vàng tồn lưu

Thể vàng tồn lưu

Thụ tinh nhân


tạo

Động dục
PGF2α GnRH
Thuốc điều trị thể vàng tồn lưu
Bệnh u nang buồng trứng

(Ovarian Cystic)

1. Khái niệm:
• Trong quá trình hình thành và phát triển
của noãn bao (nang trứng), các tế bào
thượng bì của noãn bao dần dần bị thoái
hoá và biến đổi, các tổ chức liên kết của
nang noãn bào tăng sinh làm cho màng
noãn bao dày lên noãn bao không vỡ ra
được, tế bào trứng bị chết dịch noãn bao
được chứa đầy trong bao noãn. Hiện
tuợng này được gọi là u nang buồng trứng

385
Quá trình phát triển của nang trứng

n g
th ườ
h
Bì n

Rụng trứng
Và hình thành thể vàng

Khô
ng
b ìn
ht

ờn
g
Nang trứng phát triển trên buồng
trứng

Không rụng trứng


Nang trứng tiếp tục phát triển hình thành u nang
U nang
buồng
trứng ở

U nang
buồng
trứng ở
trâu
U nang buồng trứng ở lợn
Hình ảnh
siêu âm u
nang
buồng U nang (Ø=32mm) trên buồng trứng bò

trứng
trên bò

Buồng trứng bình thường Buồng trứng có u nang


• 2. Nguyên nhân:
- Do hậu quả của chế độ CSNDQLKTSD gia súc cái không hợp lý như
thức ăn đơn điệu, gia súc bị khai thác quá độ gây hiện tượng suy
nhược toàn thân
- Do kế phát từ một số quá trình bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng
như viêm tử cung viêm ống dẫn trứng, sát nhau, thai thối rữa
- Do rối loạn cơ năng của hệ thống thần kinh và hormon trong cơ thể
dặc biệt khi chức năng sinh lý của tuyến yên bị trở ngại
- Do trong quá trình phát triển của noãn bao gia súc gặp phải điều
kiện khí hậu, nhiệt độ của môi truờng thay đổi quá đột ngột
- Do gia súc cái động dục nhiều lần mà không được phối giống

391
Triệu chứng của bệnh
u nang buồng trứng

Triệu chứng đặc thù của bệnh là gia


súc mắc động dục kéo dài, động
dục không theo quy luật, bỏ ăn,
chạy trên bãi chăn, luôn nhảy lên
lưng con khác hoặc để cho con
khác nhảy lên lưng mình, thích gần
đực, khi gần đực thì luôn đứng ở
tư thế sẵn sàng chụi đực, đuôi
cong lên lệch sang một bên, 2 chân
sau hơi dạng ra và khụy xuống, gia
súc cái sẵn sàng cho gia súc đực
phối giống bất kỳ lúc nào
Một số bò thì không có biểu hiện
động dục
Triệu chứng lâm sàng: động dục
kéo dài,…

Chẩn đoán Khám buồng trứng qua trực tràng


u nang
buồng Siêu âm buồng trứng: phát hiện
trứng một hoặc nhiều nang trứng lớn và
không có sự có mặt của thể vàng
• c. Phương pháp điều trị
• Trước tiên phải cải tiến chế độ chăm sóc nuôi
dưỡng khai thác và sử dụng nhằm nâng cao sức
khoẻ cho gia súc cái đặc biệt chú ý bổ sung các loại
chất khóang, vitamin A,B, D, E
• Dùng các phương pháp và thuốc đặc hiệu để điều
trị có kết quả các quá trình bệnh lý là nguyên nhân
kế phát
• Nhiều trường hợp gia súc cái bị u nang buồng trứng
có thể tự khỏi mà không cần điều trị (~20% ở bò)

394
Dùng thuốc

Điều trị u nang


buồng trứng bò

GnRH
(Gonadotropin LH hoặc hCG Ovsynch
Releasing
Hormone)
Điều trị u nang buồng trứng trên bò

(GnRH 100-250μg) (PGF2α)


(hoặc hCG)
Quy trình Ovsynch ở bò
Thụ tinh nhân
tạo sau 8-20h

Gây thoái hóa u nang, Gây thoái hóa tiêu biến Rụng trứng của nang
chuyển thành thể vàng thể vàng trứng mới
Một số
thuốc dùng
trong điều
trị u nang
buồng
trứng
• Tiểu luận:
• 1. Tìm hiểu về bệnh thiểu năng buồng trứng?
• 2. Tìm hiểu về bệnh thể vàng tồn lưu?
• 3. Tìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng?

You might also like