You are on page 1of 7

Bài Thuyết Trình của tổ 3

LẶNG LẼ SA
PA
-Nguyễn Thành Long-
1. Tác giả
‐ Tác giả: Nguyễn Thành Long
- Sinh ngày 16 tháng 6 năm 1925 - Ông có các bút danh Lưu Quỳnh, Phan Minh
Thảo
- Ông sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình
Định, con một gia đình viên chức nhỏ
- Năm 18 tuổi ông chuyển ra học ở Hà Nội và có viết cho báo Thanh Nghị (1943).
Trước cách mạng tháng Tám, ông có tham gia sáng tác theo xu hướng lãng mạn
nhưng nhìn chung tác phẩm của ông chưa để lại dấu ấn cho người đọc. Sau Cách
mạng Tháng Tám, Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những
năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ và bắt đầu viết văn vào
thời gian này.
- Sau 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Thành Long chuyển về sáng tác và biên tập ở các
báo chí, nhà xuất bản. Có thời gian ông còn tham gia dạy ở trường viết văn Nguyễn
Du. Ông mất ở Hà Nội ngày 6 tháng 5 năm 1991 vì bệnh ung thư đại trực tràng
-
2. Tác Phẩm

• Xuất xứ, vị trí : Lặng lẽ Sapa là kết quả của chuyến công tác ở Lào Cai trong mùa hè
năm 1970, sau này được in trong tập ‘ giữa trong xanh ‘ ( 1972 ). Đây là truyện ngắn
tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc.
• Ngôi kể: Truyện được kể từ ngôi thứ ba, chủ yếu được trần thuật từ điểm nhìn và ý
nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ.
• Thể loại: Truyện ngắn.
• Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
• Bố cục: 3 phần

‐ Phần 1: Từ đầu đến “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Hình
ảnh anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
‐ Phần 2: Tiếp theo đến “có vật gì như thế”. Cuộc gặp gỡ và trò
chuyện giữa anh thanh niên, cô kĩ sư và bác họa sĩ.
‐ Phần 3. Còn lại. Cuộc chia tay của ba nhân vật.
• Tóm tắt truyện : Lặng lẽ Sapa kể về nhân vật chính là 1 thanh niên 27 tuổi sống một
mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh
là công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có
tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm nay anh chưa về nhà 1 lần. Trong 1 lần anh
làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe
trong đó có ông họa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ
anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình –
những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát
hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, đáng quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức
chân dung. Qua lời kể của anh, vị khách còn được biết thêm rất nhiều về tấm
gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây
dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về
anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn
tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại
thăm anh.
• Nghệ thuật và nội dung :
+ Nghệ thuật : Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện : tạo ra một cuộc gặp gỡ bất
ngờ giữa anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn với ông
họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và những hành khách trên một chuyến xe. Từ cuộc gặp ấy
tính cách nhân vật được bộc lộ, chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện. Nghệ
thuật xây dựng nhân vật ; sử dụng những chi tiết tiêu biểu khắc họa chân dung các
nhân vật với những nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống. Từ nhân vật chính đến
nhân vật phụ đều không có tên riêng để truyện có sức khái quát cao hơn. Chất trữ
tình toát lên phong cảnh thiên nhiên đẹp và thơ mộng, trong tâm hồn các nhân vật
với suy nghĩ về cuộc sống, về con người và về nghệ thuật trong sáng, đẹp đẽ. Ngôn
ngữ truyện trong sáng, giàu sức biểu cảm, giảu chất thơ.

+ Nội dung : Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh con người lao động bình thường mà tiêu
biểu là anh thanh niên công tác khí tượng một mình trên đỉnh Yên Sơn. Qua đó truyện khẳng
định và ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của công việc thầm lặng họ đã làm.

• Ý nghĩa nhan đề : Nhan đề lặng lẽ Sapa sử dụng cách nói đảo ngữ, tính từ “ lặng lẽ’
đảo lên trước để nói đến một Sapa yên bình thơ mộng, nhan đề còn gợi hình ảnh
những con người Sapa âm thầm làm việc, cống hiến cho đổi thay của đất nước.
tham gia làm bài: Tạ Linh, Gia Linh, Dương Linh, Minh
Quang, Bảo Ngọc

Thuyết trình: Xuân Phương


Làm Powerpoint: Duy Lợi

You might also like