You are on page 1of 93

CHƯƠNG 2: NGUỒN CỦA

LUẬT QUỐC TẾ
NGUỒN TÀI LIỆU HỌC TẬP

A. Sách, giáo trình:


1- Đạ i họ c Luậ t Tp. Hồ Chí Minh (2013), Giá o trình Cô ng phá p
quố c tế - Quyển 1, Nxb. Hồ ng Đứ c.
2- PGS.TS Nguyễn Bá Diến (chủ biên) (2014), Giá o trình Cô ng
phá p quố c tế, Nxb Đạ i họ c Quố c gia Hà Nộ i.
3- Trườ ng Đạ i họ c Luậ t Hà Nộ i (2017), Giá o trình Luậ t Quố c tế,
Nxb. Cô ng an nhâ n dâ n.
4- TS. Ngô Hữ u Phướ c (2010), Luậ t Quố c tế, Nxb. Chính trị
quố c gia
NGUỒN TÀI LIỆU HỌC TẬP

B. Các văn kiện quốc tế:


1- Cô ng ướ c Viên về Luậ t Điều ướ c quố c tế nă m 1969
2- Quy chế Tò a á n Cô ng lý quố c tế

C. Các văn bản khác:


1- Hiến phá p 2013
2- Luậ t Điều ướ c quố c tế 2016
3- Phá p lệnh về ký kết và thự c hiện thỏ a thuậ n quố c tế 2007
BỐ CỤC CHƯƠNG 2

• KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ


1
• NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU
2 ƯỚC QUỐC TẾ
• NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN VỀ TẬP
3 QUÁN QUỐC TẾ
• CÁC PHƯƠNG TIỆN BỔ TRỢ NGUỒN CỦA
4 LUẬT QUỐC TẾ

• THẢO LUẬN
5
KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA
LUẬT QUỐC TẾ
BỐ CỤC

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA


LUẬT QUỐC TẾ

1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH


NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

 NGUỒ N LÀ GÌ???

 NGUỒ N CỦ A PHÁ P LUẬ T LÀ


GÌ???
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

NGUỒN CỦA
PHÁP LUẬT

NGHĨA VẬT
NGHĨA PHÁP LÝ
CHẤT
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Theo nghĩa vật chất, nguồn của pháp luật được hiểu là nền
tảng vật chất xã hội mà tương ứng với nó, một hệ thống
pháp luật có thể hình thành, tồn tại và phát triển.

Theo nghĩa pháp lý, nguồn của pháp luật là hình thức biểu
hiện sự tồn tại của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

KHÁI NIỆM NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

Nguồn của luật quốc tế là những hình thức biểu hiện sự


tồn tại của những quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ
thể của luật quốc tế xây dựng nên hoặc thừa nhận trên cơ
sở tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ
quốc tế giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau.
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ

ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ


NGUỒN THỰC ĐỊNH
TẬP QUÁN QUỐC
TẾ

NHỮNG TƯ TƯỞNG
NGUỒN HÌNH
THỨC CHÍNH TRỊ- PHÁP
LÝ QUỐC TẾ
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH NGUỒN CỦA LQT

CƠ SỞ PHÁP LÝ: Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án Công


lý quốc tế quy định:
“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc
tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về
những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung,
được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÁC ĐỊNH NGUỒN CỦA LQT

c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh
thừa nhận;

d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học
thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật
quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương
tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”

??? Nhận xét quy định trên


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN

VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ


BỐ CỤC
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ
THÀNH NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG
QUA VĂN BẢN ĐƯQT
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH
HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT
2.4 BẢO LƯU ĐƯQT

2.5. GIA NHẬP ĐƯQT

2.6. HIỆU LỰC ĐƯQT


2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

KHÁI NIỆM

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH


NGUỒN LUẬT QUỐC TẾ

PHÂN LOẠI
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

KHÁI NIỆM

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điểm a, Khoản 1,
Khoản 1, Điều 2, Luật
Điều 2, Công Điều ước
ước Viên quốc tế năm
năm 1969 2016
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

• “Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng
văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều
chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc
trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể
tên gọi riêng của nó là gì”. (Công ước Viên 1969)
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

• “Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết
nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế,
không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm
trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”. (Luật ĐUQT 2016)
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

KHÁI NIỆM

ĐUQT là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết giữa các chủ
thể của luật quốc tế (chủ yếu là các QG), trên cơ sở tự nguyện
và bình đẳng nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các
quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể của LQT.

HÌNH NỘI
CHỦ THỂ Ý CHÍ
THỨC DUNG
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

ĐIỀU KIỆN

1. ĐƯỢC XÂY 3. CÓ NỘI


DỰNG TRÊN DUNG PHÙ
CƠ SỞ TỰ 2. ĐƯỢC KÝ HỢP VỚI
NGUYỆN, BÌNH KẾT PHÙ HỢP NHỮNG
ĐẲNG GIỮA VỚI QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC
CÁC CHỦ THỂ CỦA PLQG CƠ BẢN CỦA
LQT (ĐIỀU LQT
51,52)
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

PHÂN LOẠI

SỐ LƯỢNG CHỦ THỂ KÝ KẾT

ĐƯQT ĐƯQT
SONG ĐA
PHƯƠNG PHUONG
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

PHÂN LOẠI

NỘI DUNG

ĐƯQT ĐƯQT ĐƯQT


ĐƯQT VỀ
VỀ CHÍNH VỀ KINH VỀ MÔI
THƯƠNG
TRỊ TẾ TRƯỜNG
MẠI

…………….VV……
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

PHÂN LOẠI

MỤC ĐÍCH

ĐƯQT ĐỂ ĐƯQT ĐỂ THIẾT


LẬP MỐI QUAN HỆ …VV….
THÀNH LẬP
TỔ CHỨC GIỮA CÁC CHỦ THỂ
2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LUẬT
QUỐC TẾ CỦA ĐƯQT

PHÂN LOẠI

CHỦ THỂ KÝ KẾT

ĐƯQT ĐƯQT ĐƯQT


GIỮA QG – ……
GIỮA QG - GIỮA 2
HOẶC
TCQT LIÊN QG NHIỀU
CP TCQT LIÊN
CP
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN ĐƯQT

ĐÀM PHÁN

XÂY DỰNG
VĂN BẢN SOẠN THẢO
ĐƯQT

THÔNG QUA
KÝ KẾT
ĐƯQT

LÀM PHÁT
TRAO ĐỔI VĂN
SINH HIỆU
KIỆN
LỰC

PHÊ CHUẨN HOẶC


PHÊ DUYỆT
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN ĐƯQT

ĐÀM PHÁN

CHỦ THỂ THỜI GIAN

KHÁI NIỆM HÌNH THỨC


ĐÀM
PHÁN
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN
ĐƯQT

• KHÁI NIỆM:

“Đàm phán” là những hành vi và quá trình, trong đó các


bên tham gia sẽ cùng tiến hành trao đổi, thảo luận những
điều kiện và các giải pháp để cùng nhau thỏa thuận và
thống nhất về một nội dung nào đó.”
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN ĐƯQT

• CHỦ THỂ TIẾN HÀNH:

Các cá nhân, phái đoàn đại diện hoặc các cơ quan có thẩm
quyền của các quốc gia hoặc các chủ thể khác của luật quốc
tế theo thoả thuận của các bên ký kết.

• THỜI GIAN ĐÀM PHÁN: LINH HOẠT


• HÌNH THỨC ĐÀM PHÁN: LINH HOẠT
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN
ĐƯQT

Pháp luật Việt Nam


quy định về vấn đề
này như thế nào?
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN ĐƯQT

SOẠN THẢO

• Soạn thảo là hoạt động nhằm cụ thể hoá những cam kết,
nội dung thoả thuận mà các bên đã đạt được trong quá
trình đàm phán.

• Trên thực tế, thường việc soạn thảo văn bản có thể được
thực hiện trước.
2.2. ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO VÀ THÔNG QUA VĂN BẢN ĐƯQT

THÔNG QUA

ĐIỀU 9 CÔNG
ƯỚC VIÊN 1969

SỰ ĐỒNG Ý NGUYÊN
CỦA TẤT CẢ
THÀNH TẮC
VIÊN HOẶC CONSENS
2/3 SỐ
PHIẾU US
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

LÀM PHÁT SINH HIỆU


TRAO ĐỔI VĂN KIỆN
LỰC

PHÊ CHUẨN HOẶC PHÊ DUYỆT


2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

KHÁI NIỆM KÝ TẮT


HÌNH THỨC KÝ
ADREFERANDUM

KÝ ĐẦY ĐỦ

CÁCH THỨC KÝ VÀO VĂN


BẢN
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA ĐUQT

Ký là hành vi của cá nhân có thẩm quyền đại diện cho các


bên ký kết ký vào văn bản điều ước quốc tế. Việc ký vào điều
ước quốc tế thể hiện sự đồng ý của các bên đối với điều ước
mà mình tham gia đàm phán, soạn thảo hoặc mong muốn
tham gia.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

HÌNH THỨC KÝ

 Ký tắt là hành vi đại diện của các bên tham gia đàm phán, soạn thảo điều ước
ký vào văn bản điều ước nhằm xác nhận văn bản điều ước chính là văn bản đã
được đại diện của các bên ký kết đàm phán, thông qua. Ký tắt không làm
phát sinh hiệu lực của điều ước quốc tế
 Ký ad referendum cũng như ký tắt. Tuy nhiên, khác với ký tắt, ký
adreferendum có thể là việc ký cuối cùng vào điều ước đó nếu việc ký như thế
được các quốc gia xác nhận. Về nguyên tắc, hành vi ký ad referendum cũng
không làm phát sinh hiệu lực của điều ước, tuy nhiên hình thức ký này cũng
có thể làm phát sinh hiệu lực cho điều ước nếu cơ quan có thẩm quyền của
quốc gia tỏ rõ sự chấp thuận chữ ký này và khi các quốc gia tham gia đã thoả
thuận như vậy.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

HÌNH THỨC KÝ

 Ký chính thức
Ký chính thức cũng là hành vi ký của đại diện vào văn bản
điều ước quốc tế, tuy nhiên nếu điều ước không quy định phải
tiến hành các thủ tục khác như phê chuẩn hoặc phê duyệt thì
điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực sau khi các bên ký
chính thức.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

CÁCH THỨC
KÝ VÀO VĂN
BẢN

ĐUQT đa phương, trường


hợp các bên thỏa thuận soạn ĐƯQT song phương, văn bản
thảo bằng một ngôn ngữ điều ước được soạn thảo bằng
chính thức thì vị trí của chữ ngôn ngữ của nước nào thì
ký sẽ theo ngôn ngữ đó, chữ chữ ký của vị đại diện nước
ký của các vị đại diện các đó sẽ kí ở hàng thứ nhất bên
bên ký kết sẽ được sắp xếp trái, vị đại diện nước kia sẽ ký
theo vần chữ cái tên của thấp hơn một hàng ở phía bên
từng quốc gia. phải
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA ĐUQT

Hiệp định thúc đẩy


và bảo vệ đầu tư
giữa Brunei,
Indonesia, Malaysia,
Philippines,
Singapore và Thái
Lan.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

Hiệp định đầu tư được ký


kết giữa Cộng hòa Síp
Và Iran

Tiếng Ba Tư

Tiếng Hy Lạp
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

TRAO ĐỔI
VĂN KIỆN
 Trao đổi văn kiện của điều ước cũng là một trong những
hình thức biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của ĐƯQT
 Việc đồng ý của quốc gia chịu sự ràng buộc của điều ước
bằng việc trao đổi các văn kiện với nhau được thể hiện khi
các văn kiện quy định rằng việc trao đổi sẽ có giá trị ràng
buộc hoặc khi có sự thể hiện bằng hình thức khác rõ ràng
rằng những quốc gia này đã thoả thuận việc trao đổi văn
kiện sẽ có giá trị ràng buộc đó.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA ĐUQT

Khái niệm: Điểm b, khoản 1, điều 2 Công ước Viên 1969


Phê chuẩn hoặc phê duyệt đều là hành vi quốc gia xác nhận
sự đồng ý của mình và chịu sự ràng buộc với một điều ước
quốc tế. Đối với một điều ước quốc tế, tuỳ theo quy định
của pháp luật mỗi quốc gia sẽ quy định điều ước đó cần phê
chuẩn hay phê duyệt. Nếu điều ước quốc tế đã được cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia đó phê chuẩn thì không
cần đợi phê duyệt và ngược lại. Phê chuẩn và phê duyệt
khác nhau ở chủ thể có thẩm quyền phê chuẩn hoặc phê
duyệt.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA ĐUQT

PHÊ CHUẨN
LOẠI
ĐƯQTTHẨM
LÝ DO QUYỀN
KHÁI CẦN PHÊ
CHUẨN PHÊ
NIỆM
CHUẨN
PHÊ
CHUẨ
N
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

KHÁI NIỆM

KHÁI NIỆM:
“phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch
nước thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước
quốc tế đã ký đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam” (Khoản 8 Điều 2 Luật Điều ước quốc tế 2016).
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

PHÊ CHUẨN

LÝ DO PHÊ CHUẨN:

Phê chuẩn là cơ hội cuối cùng để các quốc gia rà soát


lại nội dung điều ước mà quốc gia đã ký trước khi
chính thức chấp nhận sự ràng buộc của điều ước với
quốc gia mình.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

PHÊ CHUẨN

LOẠI ĐƯQT CẦN PHÊ CHUẨN:


- Các quốc gia sẽ thoả thuận và ghi nhận trong chính điều
ước.
- Trong thực tiễn, thường các điều ước có nội dung đặc biệt
quan trong đối với quốc gia trong các lĩnh vực như hoà
bình, an ninh, lãnh thổ biên giới…sẽ phải được phê
chuẩn.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

PHÊ CHUẨN

THẨM QUYỀN PHÊ CHUẨN:


- Do pháp luật của từng quốc gia quy định.

- Các quốc gia trên thế giới thường trao quyền phê chuẩn
cho cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước hoặc nguyên
thủ quốc gia.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA ĐUQT

PHÊ DUYỆT
THẨM
QUYỀNLOẠI
KHÁI PHÊ ĐƯQT
NIỆMDUYỆT
CẦN PHÊ
DUYỆT

PHÊ
DUYỆT
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

KHÁI NIỆM

KHÁI NIỆM:

“Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để


chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Khoản 9, Điều
2, Luật ĐƯQT 2016)
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

PHÊ DUYỆT

THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT:


- Pháp luật của các quốc gia hầu hết quy định thẩm quyền
phê chuẩn điều ước quốc tế thuộc cơ quan quyền lực cao
nhất của nhà nước.
2.3. CÁC PHƯƠNG THỨC LÀM PHÁT SINH HIỆU LỰC CỦA
ĐUQT

PHÊ DUYỆT

LOẠI ĐƯQT CẦN PHÊ DUYỆT:


- Các quốc gia sẽ thoả thuận và ghi nhận trong chính điều
ước.
- Thông thường những điều ước cần phê duyệt sẽ có tầm
quan trọng thấp hơn những điều ước cần phê chuẩn.
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT
BẢO LƯU ĐƯQT
ĐỊNH NGHĨA

MỤC ĐÍCH

HỆ QUẢ PHÁP LÝ

ĐIỀU KIỆN
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

ĐỊNH NGHĨA

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điểm d, Khoản 15,


Khoản 1, Điều 2, Luật
Điều 2, Công về Điều ước
ước Viên quốc tế năm
năm 1969 2016
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

ĐỊNH NGHĨA

Bảo lưu là tuyên bố đơn phương của thành viên điều


ước nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của
một hoặc một số điều khoản của điều ước quốc tế đa
phương khi áp dụng đối với thành viên đó.
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

MỤC ĐÍCH

Tạo điều kiện thuận lợi


Giúp quốc gia có thể
cho các bên tham gia,
gia nhập điều ước quốc thực hiện chính sách
tế đa phương theo ý
đối ngoại của mình
muốn của mình, từ đó
thực hiện điều ước một một cách nhất quán.
cách tốt nhất
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

TUYÊN BỐ BẢO LƯU TÁC ĐỘNG TỚI

HỆ QUẢ PHÁP
QUAN LÝCÁC THÀNH VIÊN TUYÊN BỐ BẢO LƯU
HỆ GIỮA

QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÔNG TUYÊN BỐ BẢO LƯU

QUAN HỆ GIỮA THÀNH VIÊN BẢO LƯU VÀ THÀNH VIÊN KHÔNG BẢO LƯU
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

HỆ QUẢ PHÁP LÝ

Bảo lưu chỉ có Bảo lưu không Nếu có thành viên


hiệu lực pháp lý phản đối bảo lưu thì
làm thay đổi các
đối với mối quan bảo lưu sẽ không
hệ giữa quốc gia điều khoản của được áp dụng trong
bảo lưu và quốc quan hệ giữa các
ĐƯQT đối với
gia chấp nhận thành viên này với
bảo lưu khi thực các bên tham gia thành viên tuyên bố
thi ĐƯQT bảo lưu.
khác của ĐƯQT.
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

ĐIỀU KIỆN BẢO LƯU


NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG
ĐƯỢC BẢO LƯU

ĐƯQT SONG PHƯƠNG

ĐƯQT NGĂN CẤM VIỆC BẢO LƯU

Điều 19 CôngNHỮNG
ước ĐIỀU KHOẢN NGOÀI SỰ
Viên 1969 CHO PHÉP CỦA ĐƯQT
2.4. BẢO LƯU ĐƯQT

Theo pháp luật Việt Nam,


cơ quan nào có thẩm quyền
đưa ra tuyên bố bảo lưu?
2.5. GIA NHẬP ĐƯQT

ĐỊNH NGHĨA

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Điểm b, Khoản 10,


Khoản 1, Điều 2, Luật
Điều 2, Công về Điều ước
ước Viên quốc tế năm
năm 1969 2016
2.5. GIA NHẬP ĐƯQT

ĐỊNH NGHĨA

Gia nhập là một trong những hành vi thể hiện sự xác nhận
và đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế của
một quốc gia. Gia nhập là hành vi đơn phương được quốc
gia thực hiện trên cơ sở tự nguyện và thể hiện mong muốn
trở thành thành viên của điều ước quốc tế của quốc gia
2.5. GIA NHẬP ĐƯQT
GIA NHẬP NỘI
THẨM
THỜI ĐIỀU DUNG
QUYỀN
ĐIỂM KIỆN VÀ VĂN BẢN
QUYẾT
XIN THỦ TỤC QUYẾT
ĐỊNH
ĐỊNH

KHI THỜI HẠN


KÝ KẾT ĐƯQT
ĐÃ KẾT THÚC
HOẶC KHI DO ĐUQT
ĐƯQT ĐÃ PHÁT DO PHÁP LUẬT QUỐC
QUY ĐỊNH
SINH HIỆU LỰC GIA QUY ĐỊNH
2.5. GIA NHẬP ĐƯQT

Thẩm quyền quyết định


việc gia nhập ĐUQT
theo PLVN?
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN CÓ HIỆU LỰC


CỦA ĐƯQT

CHẤM DỨT HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT


ĐƯỢC
2.6. HIỆU LỰC CỦA KÝ
ĐƯQT
KẾT PHÙ HỢP
VỚI
ĐƯQT CÓTRÌNH
HIỆU LỰC CÓ NỘI
ĐƯỢC KÝ TỰ, THỦ TỤC, DUNG PHÙ
TRÊN CƠ SỞ THẨM HỢP VỚI CÁC
TỰ NGUYỆN, QUYỀN THEO NGUYÊN TẮC
BÌNH ĐẲNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
CỦA PHÁP LQT
LUẬT CÁC
BÊN KÝ KẾT
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

• * Thời điểm có hiệu lực của ĐUQT:

- Mỗi ĐƯQT sẽ được các thành viên thỏa thuận một thời điểm riêng.
- Thực tiễn cho thấy, thời điểm có hiệu lực sẽ được xác định như sau:
+ Nếu là điều ước song phương, hai bên thường lựa chọn thời điểm
phát sinh hiệu lực là thời điểm hai bên trao đổi văn kiện phê chuẩn
hoặc phê duyệt.
+ Nếu là điều ước đa phương, các bên ký kết sẽ xác định thời điểm
điều ước phát sinh hiệu lực bằng cách quy định một số lượng thành
viên cần thiết phê chuẩn hoặc phê duyệt hay quy định một thời gian
sau khi đạt được số lượng thành viên theo thoả thuận.
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

Điều 110 khoản 3 Hiến Chương


Liên Hợp quốc quy định:
“Hiến chương này sẽ có hiệu lực
sau khi có thư phê chuẩn của các
quốc gia Cộng hoà Trung hoa, Cộng
hoà Pháp, Liên bang Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Xô-viết, Liên hiệp
Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Hợp
chủng quốc Hoa kỳ và đa số các
quốc gia ký kết khác.”
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

Khoản 1 Điều 30.5 của TPP:


“TPP có hiệu lực sau 60 ngày
kể từ ngày mà tất cả các thành
viên TPP thông báo cho New
Zealand (nước đóng vai trò cơ
quan lưu chiểu của Hiệp định)
về việc đã hoàn tất các thủ tục
pháp lý (phê chuẩn) nội bộ
của mình.”
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

* Thời gian có hiệu lực của ĐƯQT: được các bên thoả
thuận và quy định ngay trong điều ước đó.

* Không gian có hiệu lực của ĐƯQT: trên lãnh thổ của
quốc gia thành viên hoặc vùng lãnh thổ thuộc quyền chủ
quyền hoặc các vùng lãnh thổ quốc tế hoặc cả quốc gia thứ
ba.
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

CHẤM DỨT
HIỆU LỰC ĐƯQT

ĐƯQT CÓ ĐƯQT VÔ
THỜI HẠN THỜI HẠN
2.6. HIỆU LỰC CỦA ĐƯQT

* Đối với những điều ước quốc tế có thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực được ghi nhận trong nội dung của ĐƯQT đó.
* Đối với những điều ước vô thời hạn, thời điểm chấm dứt
hiệu lực không được ghi nhận trong ĐƯQT mà thực tế được
xác định như sau:
- Điều ước quốc tế hết hiệu lực theo ý chí của các bên
- Điều ước quốc tế tự động hết hiệu lực
2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT

Các quốc gia có nghĩa vụ phải tuân thủ những điều ước
quốc tế mà mình là thành viên dựa trên nguyên tắc pacta
sunt servanda.

Trong trường hợp có sự xung đột giữa giữa quy định của
điều ước quốc tế và quy định của các văn bản trong nước,
các thành viên phải ưu tiên áp dụng điều ước.
2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT

Khoản 1, Điều 6 Luật ĐƯQT


2016:
“1. Trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật và điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp
dụng quy định của điều ước quốc tế
đó, trừ Hiến pháp.”
2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT

KHÔNG
ĐƯQT PHÁP LUẬT
PHÙ HỢP QUỐC GIA

SỬA BẢO LƯU ĐIỀU

CHỮA CHỈNH
2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT

THỰC HIỆN
THỰC HIỆN TRỰC TIẾP
ÁP DỤNG TRỰC TIẾP

THỰC HIỆN GIÁN TIẾP


NỘI LUẬT HÓA

CHUYỂN HÓA
2.7. THỰC HIỆN ĐƯQT

Khoản 2, Điều 6 Luật ĐƯQT 2016:


“2. Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc
tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp
nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định
áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế đó
đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định
của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; quyết
định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn
bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó.”
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN

VỀ TẬP QUÁN QUỐC TẾ


BỐ CỤC

3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH


NGUỒN LQT

3.2. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC ÁP


DỤNG

3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT VÀ TQQT


3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LQT

Năm 1957, Liên bang Nga đã


tiến hành phóng thành công
Sputnik 1- vệ tinh nhân tạo đầu
tiên vào quỹ đạo Trái Đất.
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LQT

*Khái niệm:
Tập quán quốc tế là hình thức biểu hiện các nguyên tắc
ứng xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và
được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là
những quy phạm pháp luật quốc tế để điều chỉnh quan hệ
quốc tế.
3.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LQT

ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NGUỒN LQT


ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG MỘT THỜI
GIAN DÀI

ĐƯỢC THỪA NHẬN RỘNG RÃI

NỘI DUNG PHÙ HỢP CÁC NGUYÊN


TẮC CƠ BẢN CỦA LQT
3.2. GIÁ TRỊ PHÁP LÝ VÀ PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG

• Các quy phạm pháp luật quốc tế cho dù là quy phạm điều
ước hay quy phạm tập quán đều có giá trị pháp lý như nhau.

• Trong cùng một vấn đề tồn tại, có trường hợp tồn tại cả
ĐUQT và TQQT điều chỉnh. Về nguyên tắc, việc chọn áp
dụng nguồn nào là do các bên thỏa thuận lựa chọn áp dụng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, nếu có sự xung
đột pháp luật giữa hai loại nguồn này, các bên hữu quan
thường sẽ thỏa thuận để áp dụng các quy phạm điều ước.
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT VÀ TQQT

So sánh ĐƯQT và TQQT


trên cơ sở các kiến thức đã
học???
3.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐƯQT VÀ TQQT

ĐƯQT TQQT

GÓC ĐỘ SỰ TÁC GIÁ TRỊ

LỊCH SỬ ĐỘNG PHÁP


QUA LẠI LÝ
CÁC PHƯƠNG TIỆN BỔ TRỢ
NGUỒN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
Khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định:
• “1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế
các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những
nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được
thừa nhận như những quy phạm pháp luật
c. Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn mình thừa
nhận
d. Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết
của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của
các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các
quy phạm pháp luật.”
Phương tiện bổ trợ nguồn:
Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán
quyết của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật
chung, nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, hành
vi pháp lý đơn phương của các quốc gia, các học thuyết của
các học giả danh tiếng về Luật quốc tế.
BỐ CỤC

4.1. CÁC NGHỊ QUYẾT XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN


QUỐC TẾ

4.2. NGHỊ QUYẾT CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ

4.3. CÁC HỌC THUYẾT VỀ LUẬT QUỐC TẾ


4.1. CÁC NGHỊ QUYẾT XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ

Thuật ngữ “nghị quyết xét xử” tại Khoản 1 Điều 38 Quy
chế Tòa án Công lý quốc tế có thể được nhận định là
những nghị quyết xét xử của ICJ (Tòa án Công lý quốc
tế).
Những phán quyết này có giá trị bắt buộc thi hành đối với
các bên tranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử của Tòa
và có thể được Tòa viện dẫn trong các vụ xét xử tranh
chấp tiếp theo
4.1. CÁC NGHỊ QUYẾT XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ

VAI TRÒ
CỦA ÁN LỆ

làm sáng tỏ nội hàm là cơ sở vật chất làm nền


của một khái niệm tảng xây dựng các quy
pháp lý trong luật phạm mới của luật quốc tế
quốc tế
NGUYÊN TẮC HỮU HIỆU – NOTTEBOHM CASE

1951
1949
1946
1943
1941
1940
1939
QT nhập
1905
Nơi sống
1881
QT gốc
4.2. NGHỊ QUYẾT CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ

- Khi Tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung của Quy
chế pháp viện thường trực đã được chuyển tải vảo Quy chế
của Tòa là các nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính
phủ. Trong đó gồm có các nghị quyết có tính quy phạm và
các nghị quyết có tính khuyến nghị.

- Các nghị quyết hình thành ngày càng nhiều và có vai trò
quan trọng trong việc làm cơ sở viện dẫn, hình thành, áp dụng,
giải thích, làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế.
4.3. CÁC HỌC THUYẾT VỀ LUẬT QUỐC TẾ

- Các học thuyết về Luật quốc tế là những tư tưởng, quan


điểm thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và
kết luận của các tác giả về những vấn đề lý luận cơ bản của
luật quốc tế.
- Các học thuyết này được coi là nguồn bổ trợ của luật quốc
tế vì những ảnh hưởng tích cực của chúng đến quá trình
phát triển của luật quốc tế và quá trình nhận thức của con
người về khoa học luật quốc tế.

You might also like