You are on page 1of 29

Bài 5

CHIẾN LƯỢC VÀ KẾ HOẠCH


THƯƠNG MẠI TRONG NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN

I. Chiến lược thương mại trong nền KTQD


II. Kế hoạch phát triển thương mại của nền KTQD
III. Kế hoạch phát triển thương mại của địa phương
(Tỉnh, thành phố)
I. CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

1.1.
1.1. Khái
Khái niệm
niệm và
và hệ
hệ thống
thống chiến
chiến lược
lược thương
thương mại
mại
trong
trong nền
nền kinh
kinh tế
tế quốc
quốc dân
dân

1.2.
1.2. Đặc
Đặc tính
tính và
và vai
vai trò
trò của
của chiến
chiến lược
lược thương
thương mại
mại
quốc
quốc gia
gia

1.3.
1.3. Quy
Quy trình
trình xây
xây dựng
dựng chiến
chiến lược
lược thương
thương mại
mại

1.4.
1.4. Định
Định hướng
hướng chiến
chiến lược
lược thương
thương mại
mại của
của Việt
Việt Nam
Nam
giai
giai đoạn
đoạn 2010-
2010- 2020
2020
I.1. Khái niệm và hệ thống chiến lược
thương mại trong nền kinh tế quốc dân
 "Ý nghĩa khoa học về hoạch định
và điều khiển các hoạt động quân
sự".
 Boston (BCG) đã khẳng định:
“Chiến lược Marketing, chiến lược
con người và chiến lược tài chính
chứ không phải là công tác quản lý
đã làm cho Nhật Bản trở thành
người dẫn đầu thế giới về kinh tế".
 Chiến lược đã thực sự trở thành hệ
thống lý thuyết về quản lý vĩ mô
nói chung, quản lý ngành, vùng
lãnh thổ nói riêng.
Khái niệm chiến lược thương mại
 Chiến lược thương mại là định
hướng phát triển thương mại quốc
gia cho một thời kỳ tương đối dài
với các mục tiêu tổng quát và hệ
thống các giải pháp nhằm huy động
tối ưu các nguồn lực và tổ chức thực
hiện trong thực tiễn để đẩy mạnh
phát triển thương mại với nhịp độ
ngày càng cao.
Hệ thống chiến lược thương mại trong
nền kinh tế quốc dân
2. Chiến lược
thương mại
vùng lãnh thổ

1.Chiến lược 3. Chiến lược


thương mại HỆ THỐNG thương mại của
quốc gia CHIẾN tỉnh (thành phố)
LƯỢC
THƯƠNG
MẠI

4. Chiến lược
kinh doanh
thương mại của
doanh nghiệp
Hệ thống chiến lược thương mại trong
nền kinh tế quốc dân (tiếp)
 Chiến lược thương mại quốc gia: Do Bộ Công Thương xây
dựng và trình Chính phủ thông qua. Nó thể hiện những quan
điểm chỉ đạo chung của ngành thương mại, mục tiêu tổng
quát của ngành thương mại và các giải pháp vĩ mô. Chiến
lược thương mại quốc gia còn được cụ thể hóa thành chiến
lược thương mại nội địa và chiến lược xuất nhập khẩu.
 Chiến lược thương mại vùng lãnh thổ: Là bộ phận của
chiến lược phát triển kinh tế vùng lãnh thổ. Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Bộ Công Thương và các địa phương thuộc vùng
lãnh thổ phối hợp nghiên cứu xây dựng. Chiến lược này dựa
vào định hướng chung phát triển kinh tế - xã hội vùng lãnh
thổ và khai thác lợi thế của vùng để xây dựng.
Hệ thống chiến lược thương mại trong
nền kinh tế quốc dân (tiếp)
 Chiến lược thương mại của tỉnh (thành phố): Do Sở Công
Thương nghiên cứu xây dựng và Ủy ban nhân dân Tỉnh/
Thành phố thông qua. Nó là bộ phận của Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Tỉnh/ Thành phố.
 Chiến lược kinh doanh thương mại của doanh nghiệp:
Chiến lược này do chính doanh nghiệp xây dựng và tổ chức
thực hiện. Các doanh nghiệp sản xuất xây dựng chiến lược
tiêu thụ sản phẩm; Các doanh nghiệp thương mại xây dựng
chiến lược kinh doanh
I.2. Đặc tính và vai trò của chiến lược
thương mại quốc gia
Những đặc tính của Chiến lược TM quốc gia

TÍNH ĐỊNH HƯỚNG TÍNH LỰA CHỌN TÍNH KHOA HỌC


TÍNH TỔNG QUÁT
VÀ THỰC TIỄN

Chiến lược thương Chiến lược thương Chiến lược thương Chiến lược được xây
mại quốc gia vạch mại quốc gia nêu ra mại quốc gia không dựng trên cơ sở lý
ra lộ trình phát triển các mục tiêu tổng phải là mô hình thuyết về hoạch định
thương mại của đất quát định lượng và phát triển cụ thể mà và thực thi chiến
nước cho thời kỳ định tính là để lựa chọn từ lược, sử dụng các
10 năm, 20 năm. mục tiêu, các phương pháp khoa
nguồn lực đến giải học để phân tích và
dự báo thực trạng
pháp
môi trường trong
nước và quốc tế, bảo
đảm chiến lược có
tính khả thi cao.
Vai trò của chiến lược thương mại quốc gia

a) Chiến lược giúp cho sự phát triển của thương mại đúng
hướng và đạt được mục tiêu.
b) Chiến lược giúp các nhà quản lý thương mại chủ động
thích nghi với môi trường.
c) Chiến lược thương mại cho phép huy động, phân bố và sử
dụng hợp lý các nguồn lực trong và ngoài ngành.
d) Chiến lược thương mại sẽ bảo đảm tính đúng đắn, hợp lý
của các chính sách, các quyết định của cơ quan quản lý
thương mại vĩ mô.
e) Chiến lược thương mại quốc gia sẽ làm giảm bớt rủi ro và
tăng khả năng tận dụng các cơ hội.
I.3. Quy trình xây dựng chiến lược
thương mại

1. Phân tích môi trường và các thông tin

2. Xác định mục tiêu của chiến lược thương mại

3. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược


thương mại

4. Tổ chức thực hiện chiến lược thương mại

5. Kiểm tra, đánh giá thực hiện chiến lược thương mại
I.4. Định hướng chiến lược thương mại
của Việt Nam giai đoạn 2010- 2020
 Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt
Nam đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định Số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011.
 Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020,
định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định Số: 2471/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12
năm 2011.
 Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến 2030, được phê duyệt
tại Quyết định Số 3098/QĐ-BCT ngày 24 tháng 06 năm
2011 của Bộ Công Thương phê duyệt.
Mục tiêu phát triển thương mại giai đoạn
2011 – 2020, định hướng 2030
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh thương mại nước ta theo hướng hiện đại,
phấn đấu đến năm 2020 đạt trình độ phát triển tiên tiến
trong khu vực; nâng cao thứ bậc trong bảng xếp hạng môi
trường thương mại toàn cầu; khả năng tham gia điều tiết,
đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa trong nền kinh tế được
nâng lên rõ rệt; lợi ích của người tiêu dùng, người sản xuất
trong nước và của nền kinh tế được bảo vệ; Thương mại
ngày càng phát triển theo hướng thân thiện với môi trường;
Tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào
kinh tế khu vực và thế giới.
Mục tiêu phát triển thương mại giai đoạn
2011 – 2020, định hướng 2030
2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại trong nước
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành Thương nghiệp cao hơn tốc độ
tăng trưởng GDP chung của nền kinh tế, bình quân tăng 8,5-9%/năm trong giai đoạn
2016 – 2020;
Góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lao động dư thừa từ khu vực nông
nghiệp, nông thôn do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra. Phấn đấu thu hút
lao động tăng thêm hàng năm vào ngành Thương nghiệp đạt bình quân 1 – 1,5%
trong giai đoạn 2016 – 2020;
Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư vào ngành Thương nghiệp sửa chữa, nhanh chóng
hiện đại hóa các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại;
Tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả
nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 20 – 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
Phấn đấu đưa tỷ trọng bán lẻ của các loại hình bán lẻ hiện đại trong tổng mức bán lẻ
từ khoảng 20% hiện nay lên 40% vào năm 2020.
Mục tiêu phát triển thương mại giai
đoạn 2011 – 2020, định hướng 2030

3. Mục tiêu chủ yếu về phát triển thương mại quốc tế


Phấn đấu đạt tốc độ tăng xuất khẩu bình quân 16 –
17,5%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020;
Phấn đấu kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu bình quân
13,5 – 15%/năm giai đoạn 2016 – 2020. Đến năm 2020,
về cơ bản, nước ta sẽ cân bằng được cán cân thương
mại.
Định hướng phát triển thương mại đến
năm 2020, định hướng 2030
1. Hoàn thiện thể chế thương mại phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN trong giai đoạn chiến lược 2011 – 2020.
2. Xây dựng đội ngũ thương nhân trong nước ngày càng lớn mạnh. Phát triển
nhanh các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối lớn có phạm
vi hoạt động rộng với nhiều phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa
dạng phù hợp.
3. Đẩy mạnh hoạt động xuất - nhập khẩu hàng hóa theo hướng vừa mở rộng thị
trường, mặt hàng, vừa nâng cao hiệu quả xuất - nhập khẩu phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững. Tăng cường đàm phán với các đối tác mà Việt Nam đang
nhập siêu nhằm xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng xuất khẩu nước ta
đang có lợi thế so sánh. Tăng cường nghiên cứu áp dụng các biện pháp tự vệ,
chống bán phá giá và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các
nhà sản xuất trong nước, phù hợp với các nguyên tắc của WTO. Khai thác hiệu
quả các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại với các nước ASEAN, Trung
Quốc,… phát triển phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, chuyển tải qua
Việt Nam.
Định hướng phát triển thương mại đến
năm 2020, định hướng 2030
4. Phát triển các phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng phù hợp với
quá trình phát triển sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, có đủ năng lực gia tăng
giá trị thương mại cho sản phẩm, có khả năng gắn kết và thúc đẩy phát triển các
kênh phân phối truyền thống có quy mô nhỏ, nhất là các kênh phân phối truyền
thống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Hình thành các khu thương mại tập
trung gắn với quy hoạch phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, tạo thành nhiều cấp
độ khác nhau (khu thương mại tập trung của cả nước, liên vùng, vùng và của các
tiểu vùng).
5. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử. Đảm bảo an toàn thông tin trong giao
dịch thương mại điện tử.
6. Phát triển đa dạng các hoạt động hỗ trợ; Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin,
dự báo thị trường cho doanh nghiệp; Củng cố và nâng cao vai trò của hệ thống
thương vụ Việt Nam ở nước ngoài; Phát triển hoạt động xúc tiến thương mại; Nâng
cao vai trò của các hiệp hội, làng nghề và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp khác
trong việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ
Định hướng chiến lược phát triển khu
vực dịch vụ đến năm 2020
 Phát triển khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng các
khu vực sản xuất và tốc độ tăng GDP.
 Tập trung nguồn lực, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi
thế, các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao mang lại giá trị gia tăng
cao, làm cơ sở cho sự phát triển chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế; tăng cường sự
hợp tác giữa các lĩnh vực dịch vụ để cùng cạnh tranh và phát triển.
 Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ thông qua các hoạt động
dịch vụ du lịch, tài chính – ngân hàng, kiều hối, bưu chính viễn thông, vận tải hàng
không, đường biển và bán hàng tại chỗ, giảm thâm hụt cán cân dịch vụ.
 Phát triển hệ thống phân phối các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài
nước, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm dịch vụ Việt Nam.
 Hình thành một số trung tâm dịch vụ đặc biệt là các trung tâm du lịch có quy mô và
có sức cạnh tranh trong khu vực.
Định hướng xuất nhập khẩu hàng hóa giai
đoạn 2011 – 2020, định hướng 2030
Định hướng xuất khẩu
 Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và
hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô
xuất khẩu, vừa chú trọng nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.
 Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng
nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng
cao, sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu.
Định hướng xuất nhập khẩu hàng hóa giai
đoạn 2011 – 2020, định hướng 2030

Định hướng nhập khẩu


Chủ động điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa, đồng
thời phát triển sản xuất nguyên, nhiên, phụ liệu phục vụ các ngành hàng
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển công nghiệp hỗ trợ,
kiểm soát chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập
khẩu, góp phần giảm nhập siêu trong dài hạn.
Đáp ứng yêu cầu nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị và công nghệ
cao phù hợp với nguồn lực, trình độ sản xuất trong nước và tiết kiệm
năng lượng, vật tư; định hướng nhập khẩu ổn định cho các ngành sản
xuất sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu mà khai thác, sản xuất trong
nước kém hiệu quả hoặc có tác động xấu đến môi trường.
Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, cải thiện thâm hụt thương mại với
các thị trường Việt Nam nhập siêu.
II. KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN
THƯƠNG MẠI CỦA NỀN KTQD

2.1.
2.1.Sự
Sựcần
cầnthiết
thiếtcủa
củakế
kếhoạch
hoạchhóa
hóaphát
pháttriển
triểnthương
thươngmại
mại

2.2.
2.2.Nội
Nộidung
dungkếkếhoạch
hoạchhóa
hóaphát
pháttriển
triểnthương
thươngmại
mạicủa
của
nền
nềnkinh
kinhtế
tếquốc
quốcdân
dân
II.1. Sự cần thiết của kế hoạch hóa phát triển
thương mại
 Kế hoạch hóa là quá trình hoạt động có ý thức của
một tổ chức hay cá nhân thuộc cộng đồng nhằm xác
định các chương trình mục tiêu cho tương lai và biện
pháp tổ chức thực hiện các mục tiêu đã định ra.
 Kế hoạch hóa thương mại là quá trình mang tính
tổng hợp, tính liên ngành, tính khoa học và thực tiễn
cao từ khâu phân tích, dự báo, xác định mục tiêu, lựa
chọn biện pháp cho đến khâu tổ chức thực hiện và
kiểm tra.
II.1. Sự cần thiết của kế hoạch hóa phát triển
thương mại (tiếp)

Đảm bảo sự phân bố Là công cụ quan


hợp lý của nguồn lực và trọng của Nhà
chủ động tạo nguồn lực nước để quản lý,
cho sự phát triển của điều tiết thị trường
thương mại và thương mại

VAI TRÒ CỦA


KẾ HOẠCH HÓA
Đóng vai trò phối hợp, THƯƠNG MẠI
trợ giúp hoạt động của
các DN, các thành viên Định hướng cho sự
trong xã hội theo vận động của thị
phương hướng chung, trường theo những
tạo nên sức mạnh tổng mục tiêu của Đảng
hợp cho nền kinh tế phát và Nhà nước đã đề
triển đồng bộ, hiệu quả ra.
II.1. Sự cần thiết của kế hoạch hóa phát triển
thương mại (tiếp)
Những vấn đề cần nhận thức để đổi mới kế hoạch hóa thương
mại:
Trong lĩnh vực thương mại có nhiều thành phần kinh tế tham gia. Nhiều
thành phần kinh tế, đa dạng hóa sở hữu và tự do hóa kinh doanh là đặc
trưng nổi bật khi chuyển sang nền KTTT ở nước ta.
Hoạt động kinh doanh thương mại chịu sự chi phối của các quy luật kinh
tế thị trường, theo sự điều tiết của thị trường. Thị trường trở thành căn cứ và
đối tượng của kế hoạch hóa.
Phân định hai chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng quản
lý kinh doanh đã làm thay đổi quan hệ giữa các cơ quan quản lý và doanh
nghiệp. Điều này quyết định tính định hướng, hướng dẫn của kế hoạch hóa
vĩ mô.
Kế hoạch hóa phải đảm bảo cho nền kinh tế nước ta hội nhập có hiệu quả
với kinh tế khu vực và quốc tế.
II.2. Nội dung kế hoạch hóa phát triển thương
mại của nền kinh tế quốc dân

Nội dung Nội dung


kế hoạch kế hoạch
phát triển thương mại
thương mại hàng năm
5 năm
Nội dung kế hoạch phát triển thương mại
5 năm
 Kế hoạch 5 năm là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển
thương mại.
 Nội dung chủ yếu của kế hoạch này bao gồm:
 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thương mại 5 năm qua;
những mục tiêu kế hoạch đã đạt được; những khó khăn, tồn tại;
những bài học kinh nghiệm.
 Dự báo tình hình phát triển, khả năng, cơ hội và các thách thức;
xác định các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển thương mại phân theo
từng năm; xác lập một số cân đối lớn.
 Đề xuất chủ trương phát triển các ngành thương mại 5 năm với
các chương trình, dự án lớn.
 Đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch.
Nội dung kế hoạch thương mại hàng năm
 Kế hoạch hàng năm là nhằm thực hiện kế hoạch 5 năm, tức là từng bước
lượng hóa mức độ cho phép các mục tiêu phát triển thương mại 5 năm.
 Kế hoạch thương mại hàng năm thường bao gồm 2 phần riêng biệt: Phần
lời văn (thuyết minh) và phần biểu mẫu với những nội dung sau:
 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước, phân tích nguyên nhân của
những thành tựu đạt được và những khó khăn, trở ngại cần phải vượt qua, trong
đó yếu tố nào thuộc chủ quan, yếu tố nào thuộc khách quan. Xây dựng đường
hướng, quan điểm chỉ đạo chung của ngành cũng như từng lĩnh vực trong năm
tới.
 Đề ra mục tiêu phát triển cho toàn ngành thương mại. Cụ thể hóa các chỉ tiêu về
lưu chuyển hàng hóa trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng lưu thông
chủ yếu, cơ cấu thị trường, tổ chức hệ thống kinh doanh thương mại.
 Về chính sách và giải pháp chủ yếu để thực hiện kế hoạch, cần có các biện pháp
cụ thể, rõ ràng và mang tính điều hành, tác nghiệp.
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH, THÀNH PHỐ)
 Kế hoạch phát triển thương mại của địa phương là bộ phận của kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương.
 Kế hoạch này do Sở Công Thương xây dựng dựa trên những căn
cứ chủ yếu sau đây:
 Đường lối, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nền kinh tế
quốc dân và của địa phương.
 Tình hình thị trường của địa phương, của cả nước và thị trường quốc tế.
 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư của địa phương.
 Quy hoạch phát triển vùng, ngành thương mại và quy hoạch của địa phương.
 Khả năng về các nguồn lực của địa phương, những lợi thế và hạn chế của
địa phương trong phát triển thương mại.
 Tình hình thực hiện kế hoạch thương mại và những dự báo của kỳ kế hoạch.
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
CỦA ĐỊA PHƯƠNG (TỈNH, THÀNH PHỐ)

 Các chỉ tiêu chủ yếu trong kế hoạch thương mại của địa phương là:
 Tổng thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố.
 Tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội.
 Lưu chuyển hàng hóa trên các thị trường nông thôn, miền núi ở tỉnh.
 Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
 Tổng kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn.
 Các chỉ tiêu khác có liên quan đến thương mại dịch vụ.
 Các biện pháp thực hiện kế hoạch: Cần nhấn mạnh các biện pháp của
tỉnh, thành phố trong thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra. Các biện
pháp phải cụ thể, chi tiết.
 Kế hoạch thương mại của tỉnh, thành phố còn được cụ thể hóa
thành kế hoạch thương mại nội địa và kế hoạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của địa phương.

You might also like