You are on page 1of 12

Bài 3

LỊCH SỬ KIẾT TẬP KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO LẦN THỨ HAI

A. Nguyên nhân
Có 2 thuyết
Thuyết thứ nhất liên quan đến 10 điều phi pháp (thập phi
pháp sự) do các Tỳ kheo nhóm Bạt-kỳ (Vajji) thuộc thành Tỳ-
xá-ly đưa ra.
Thuyết thứ hai liên quan đến 5 chướng ngại của A-la-hán (La
hán ngũ sự) do Đại Thiên chủ trương.
Bài 3
I. Thuyết thập phi pháp sự
Theo tập (Tiểu phẩm) Cullavagga, khoảng hơn 100 năm sau ngày nhập diệt của Phật, các
Tỳ kheo xứ Bạt-kỳ (Vajji) đề xướng 10 điều luật liên quan đến sinh hoạt hàng ngày của
chúng Tỳ kheo. Mười điều luật gồm:
1. Singilonakappa (Diêm tịnh): được phép cất chứa muối để dùng khi cần. Điều này phạm
giới Ba-dật-đề (Pacittiya) điều 38 là cấm tích trữ lương thực. (thực phẩm)
2. Dvangulakappa (Chỉ tịnh): được phép ăn quá ngọ tí. Điều này phạm giới Ba-dật-đề
(Pacittiya) điều 37 là không được ăn quá ngọ. (thực phẩm)
3. Gamantarakappa (Tụ lạc gian tịnh): được ăn lần 2 trong ngày tại 1 nơi khác. Điều này
phạm giới Ba-dật-đề (Pacittiya) điều 35 là không được ăn nhiều lần. (thực phẩm)
4. Avasakappa (trú xứ tịnh): bố tát nhiều điểm trong cùng 1 trú xứ (cương giới). Điều này
phạm giới điều của Mahavagga (Đại phẩm II, 8.3) về luật cư trú. (nghi lễ)
5. Anumatikappa (tuỳ ý tịnh): tăng chúng đã quyết định 1 việc gì rồi nhưng không tuân
phục, đưa ra ý kiến khác. Điều này vi phạm nội quy hay phá yết ma (nghi lễ).
Bài 3
6. Acinnakappa (cửu trụ tịnh): thuận theo những điều đã quy định trước đó
dù nay không được làm. Điều này vi phạm luật quy định. Ví dụ trước là cư
sĩ được đi chơi bar, nay tiếp tục được đi. (nghi lễ)
7. Amatitthakakappa (sinh hoà hợp tịnh): dùng sữa lỏng sau bữa ăn. Điều này
phạm giới Ba-dật-đề (Pacittiya) điều 35 là cấm ăn nhiều lần. (thực phẩm)
8. Jalogimpatum (thuỷ tịnh): uống nước lên men. Điều này phạm giới Ba-dật-
đề (Pacittiya) điều 51 là giới uống rượu. (thực phẩm)
9. Adasamkam nisidam (Bất ích lũ ni sư đàn tịnh): dùng toạ cụ không có
viền. Điều này phạm giới Ba-dật-đề (Pacittiya) điều 89 là đùng khăn, mền
không có viền. (hình thức)
10. Jataruparajatam (kim tiền tịnh): được nhận vàng bạc. Điều này phạm giới
ni-tát-kỳ Ba-dật-đề (Nissaggiya-Pacittiya) điều 18 là cấm nhận vàng, bạc.
(tiền bạc)
Bài 3
• Ba-dật-đề (đơn đoạ): vi phạm các điều luật nhỏ (nội quy), chỉ cần sám hối.
• Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề (xả đoạ): vi phạm các điều luật nếu vi phạm thì trả lại,
xả bỏ và sám hối.
• Trong 10 điều trên thì điều 10 là vấn đề nghiêm trọng gây tranh cãi và bất
ổn lúc bất giờ?
• Sự việc xảy ra:
• Vào ngày bố tát, các tỳ kheo tại Vesali kêu gọi Phật tử cúng dường tiền
vào bình bát. Họ nói tiền để chi tiêu và mua thực phẩm dự trữ.
• Trưởng lão Yasa đến Vesali, thấy các tỳ kheo nhận tiền. Ngài căn cứ luật
mà nói việc làm của các tỳ kheo Bạt-kỳ là phi pháp và ngăn Phật tử cúng
dường. Tuy nhiên, Phật tử vẫn tiếp tục cúng tiền cho các tỳ kheo, họ cũng
cúng trưởng lão nhưng Ngài không nhận.
Bài 3
• Vì mất lợi dưỡng nên các tỳ kheo tức giận, họp lại buộc trưởng lão xin
lỗi Phật tử vì đã phản đối việc cúng dường tiền.
• Trưởng lão tuân theo số đông, đến gặp các Phật tử nhưng thay vì sám
hối, trưởng lão trình bày quan điểm của mình. Phật tử nghe thấy hợp
lý nên ủng hộ, kính trọng trưởng lão Yasa.
• Nhóm tỳ kheo Bạt-kỳ biết được càng thêm tức nên nhóm họp trục xuất
trưởng lão Yasa ra khỏi tăng đoàn (thuộc 1 trú xứ như tỉnh, huyện)
• Trưởng lão đến Kosambi rồi tự mình và đệ tử đi thỉnh mời các thánh
tăng, cao tăng họp lại để thống nhất loại trừ các điều phi pháp nhằm
duy trì sự thanh tịnh của tăng già. (Điều này giống như phong trào
chấn hưng Phật giáo tại Việt Nam thế kỷ 20: quý Hoà thượng đã đi
đến các Hoà thượng kêu gọi cùng chấn hưng Phật giáo)
Bài 3
• Trong khi đó, nhóm tỳ kheo Bạt-kỳ cũng tranh thủ vận động các
trưởng lão uy tính để ủng hộ nhóm nhưng thất bại.
• Kết quả là trưởng lão Yasa đã mời được nhiều nhóm tỳ kheo khắp nơi
về tổ chức Đại hội.
• Có thuyết nói, trong thời gian Trưởng lão Yasa tuyển chọn 700 đại
biểu tổ chức đại hội thì nhóm Bạt-kỳ cũng tập họp 10.000 tỳ kheo kiết
tập kinh luật được gọi là Đại kiết tập (Mahasangiti).
Bài 4
II. Thuyết La-hán ngũ sự
• Những người ủng hộ thuyết này cho rằng: Đại hội được tổ chức năm
116 sau ngày Phật niết bàn, tại Pataliputta (Hoa Thị Thành), thời vua
Kalasoka, chủ toạ là Baspa.
• Theo các luận sư Vasumitra (Thế Hữu), Bhavya, Vinitadeva thì tăng
đoàn chia thành 2 bộ phái là Sthaviravada (tiền thân của Theravada tức
Thượng toạ bộ) và Mahasanghika (Đại chúng bộ) vì thuyết La-hán
ngũ sự do Đại Thiên đưa ra. Các Tỳ kheo trưởng lão lớn tuổi phản đối
trong khi các Tỳ kheo trẻ tán thành thuyết này. Từ đó, có quan điểm
cho rằng bất đồng giáo lý là nguyên nhân đưa đến Đại hội kiết tập lần
2.
Bài 4
• La hán ngũ sự: La-hán vẫn còn bị 5 điều sau:
1. Còn mộng tinh: tức khi ngủ bị xuất tinh
2. Vô tri: tức chưa thấu suốt tất cả
3. Do dự: tức còn nghi ngờ
4. Tha linh nhập: tức nhờ người khác chỉ mới biết chứng A-la-hán.
5. Đạo nhân thanh cố khởi: tức nhờ thấy khổ, kêu than khổ mà tu
chứng A-la-hán
Bài 3 và 4
B. Thời gian, không gian và thành phần tham dự
• Thời gian: khoảng 100 đến 137 năm sau Phật Niết bàn
• Địa điểm: thành Vesali. Có thuyết cho là tại kinh đô Pataliputta (Hoa
Thị Thành) gần Patna ngày nay.
• Chủ toạ: 8 vị trưởng lão
• Đại biểu: 700 vị gồm A-la-hán và tỳ kheo (gồm cư sĩ?)
• Bảo trợ: vua Kalasoka
Bài 3 và 4

C. Tiến trình Đại hội


• Theo thuyết 1, những người ủng hộ trưởng lão Yasa vân tập về Vesali
– nơi xảy ra sự việc (10 việc) để tổ chức Đại hội.
• Ban đầu họ chọn ra 8 vị đại diện. Trưởng lão/thượng toạ Revata, bậc
nổi tiếng và uyên thâm Phật pháp và đại trưởng lão Sabbakami, đệ tử
còn lại của Ngài A-nan đại diện hỏi đáp, các vị khác đồng biểu quyết.
Kết quả, tất cả 8 vị đều biểu quyết đồng ý 10 điều vừa nêu là phi pháp.
Bài 3 và 4

• Sau đó, Đại hội tập họp 700 đại biểu để trùng tuyên lại 10 điều trên để
lấy biểu quyết số đông. Đồng thời nhân dịp này, đại hội cũng tụng đọc
lại kinh tạng và luật tạng. Đại hội lần này biên tập thành tạng kinh
điển pitaka nikaya.
• Theo thuyết 2, vì bất đồng giáo lý mà có sự tranh luận và phân phái.
Sau khi phân phái, các phái tiến hành đại hội kiết tập như thế nào
không được ghi chép.
• Nếu cả hai thuyết cùng là nguyên nhân thì tiến hành đại hội như trên.
Câu hỏi

1. Nguyên nhân tổ chức đại hội kiết tập lần 2


2. Nêu 10 điều phi pháp và nêu suy nghĩ
3. Nêu 5 việc của Đại thiên và nêu suy nghĩ

You might also like