You are on page 1of 68

03/25/2024 Đào Hữu Hòa 1

NHẬP MÔN KINH


DOANH
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 2

CHƯƠNG 1
Tổng quan về kinh doanh
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 3

Mục tiêu chương

• Khám phá thế giới kinh doanh & Các vấn đề kinh tế.

• Đạo đức kinh doanh & Trách nhiệm xã hội.

• Khám phá những vấn đề cơ bản của kinh doanh toàn

cầu.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 4

Định nghĩa kinh doanh


• Kinh doanh là: «Nỗ lực có tổ chức của các cá nhân để sản
xuất vá bán hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã
hội vì mục đích lợi nhuận». Pride, Hughes & Kapoor, 2013;
• Kinh doanh là: «Việc tổ chức tìm kiếm lợi nhuận thông qua
việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách
hàng». Dew Hurst, 2014
• Kinh doanh là: «Việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ
sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi». Luật Doanh nghiệp, 2014.
• Tóm lại: Kinh doanh là việc thực thi một, hoặc một số hành
động nhằm cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng
với mục tiêu lợi nhuận
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 5

Lợi nhuận
Doanh thu

Chi phí Lợi nhuận

• Lợi nhuận là:


• Lợi nhuận là phần chênh lệch gừa thu và chi của doanh nghiệp
• Lợi nhuận là phần thưởng mà chủ doanh nghiệp nhận được cho việc sản xuất,
cung ứng dịch vụ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• Kinh doanh phải có lợi nhuận vì?
• Mục tiêu của kinh doanh là lợi nhuận;
• Lợi nhuận là tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt tổ chức kinh doanh với các
tổ chức phi lợi nhuận;
• Mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp là trách nhiệm cao nhất của kinh doanh;
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 6

Vai trò của kinh doanh


• Tích cực:
• Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho xã hội;
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động;
• Đóng góp tài chính cho ngân sách quốc gia thông qua thuế, phì,
thuê tài sản của Nhà nước...;
• Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế; phát triển xã hội và an ninh
quốc gia;
• Tiêu cực:
• Gây ô nhiễm môi trường;
• Rủi ro về sức khỏa, an toàn;
• Bất ổn về tài chính...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 7

Học kinh doanh để?


• Giúp lựa chọn nghề nghiệp;

• Giúp nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp;

• Giúp hình thành các khách hàng «thông thái», các nhà

đầu tư «thông thái»...


03/25/2024 Đào Hữu Hòa 8

CÁC HÌNH THỨC HOẠT


ĐỘNG KINH DOANH
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 9

Sản xuất
• Hoạt động khai thác và sơ chế: Sử dụng TNTN có sản
hoặc ở dạng tự nhiện;
• Ví dụ: Khai thác mỏ, ngư nghiệp...
• Hoạt động chế tạo: Chế biến các nguyên liệu (tự nhiên)
vật liệu (đã qua chế biến) thành các sản phẩm hàng hóa;
• Ví dụ: Kéo sợi bông, dệt, may; chế biến gỗ; sản xuất, chế tạo ô tô;
máy tính...
• Hoạt động tạo ra dịch vụ: Tạo ra các sản phẩm vô hình
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người;
• Ví dụ: Dịch vụ giáo dục; dịch vụ y tế; dịch vu vui chơi giải trí; dịch
vụ công...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 10

Phân phối
• Là hoạt động đưa hàng hóa, dịch vụ từ nơi sản xuất đến
nơi tiêu dùng
• Ví dụ:
• Đưa nguyên liệu từ nới sản xuất đến nơi sử dụng;
• Đưa hàng hóa từ kho của nhà sản xuất đến các siêu thị, cửa hàng,
điểm bán lẻ...
• Phân phối còn bao gồm:
• Vận tải
• Giao nhận
• Kho bãi
• Quản lý tồn kho
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 11

Tiêu thụ
• Là quá trình chuyển hóa hình thái của hàng hóa dịch vụ
từ dạng ban đầu sang giá trị.
• Là cầu nối giữa: Sản xuất – Phân phối - (Trao đổi) – Tiêu
dùng.
• Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình từ
• Nghiên cứu thị trường
• Xác định nhu cầu thị trường
• Lựa chọn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để sản xuất, cung ứng
• Thực hiện việc bán hàng
• Dịch vụ chăm sóc khách hàng sua khi bán...
• Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm là Bán hàng
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 12

KINH TẾ
GDP: Gross Domestic Product
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 13

Tổng sản phẩm quốc nội - GDP


• GDP là giá trị của tất cả các loại hàng hóa, tất cả các loại
dịch vụ được trên một vùng lãnh thổ trong một khoảng
thời gian nhất định.
• Giá trị của GDP thường được tính trong khoảng thời gian từ 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm.
• Tất cả những sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề đều được tính bởi
giá trị GDP thậm chí cả công ty nước ngoài ở trong quốc gia đó.
• GDP chính là một chỉ số được đưa ra để đánh giá tổng
quan về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, đánh giá về
mức độ phát triển của một vùng/quốc gia
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 14

Tính GDP
• Theo tiêu dùng:
• GDP = C + G + I + (X-M)
• Trong đó:
• C (Comsumption): Bao gồm tất cả các chi tiêu cho sản
phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
• G (Govement Purchases): Là tổng chi tiêu của chính
phủ cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông, dịch vụ,
chính sách…
• I (Invertment): Là tiêu dùng của các nhà đầu tư, bao
gồm các khoản chi tiêu của doanh nghiệp về trang thiết
bị, nhà xưởng…
• X-M: (Export – Import) là cán cân thương mại (Xuất -
Nhập khẩu) của nền kinh tế.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 15

Tính GDP
• Phương pháp thu nhập (Chi phí):
• GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
• Trong đó:
• W (Wage): Tiền lương, tiền công
• I (Interest): Tiền lãi
• Pr (Profit): Lợi nhuận
• R (Rent): Tiền thuê
• Ti (Indirect tax): Thuế gián thu ròng
• De (Depreciation): Phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 16

Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam


03/25/2024 Đào Hữu Hòa 17

7,0
2
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 18

Quy mô GDP Việt Nam


Năm ĐVT 2002 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
GDP/ 1.064, 1.273, 1.517, 1.748,
Người USD 440,0 0 0 0 0 1.907,0 2.052,0 2.109,0 2.215,0 2.389,0 2.589,9
Dân số Triệu 79,5 86,0 86,9 87,9 88,8 89,8 90,7 91,7 92,7 93,7 94,7
Quy mô Tỷ
GDP USD 34,98 91,504 110,62 133,3 155,2 171,2 186,1 193,4 205,3 223,85 245,26

Quy mô GDP (Tỷ USD)


300000
250000
200000
150000
100000
50000
0
2002 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Quy mô GDP (Tỷ USD)


03/25/2024 Đào Hữu Hòa 19

Năng suất lao động quốc gia


• Năng suất lao động: Là bình quân sản lượng (giá trị sản
lượng) mà mỗi lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian
nhất định;
• Năng suất lao động quốc gia: Được đánh giá bằng tổng
thu nhập trong nước (GDP) chia cho tổng số lao động làm
việc trong nền kinh tế. (ILO);
• Tăng trưởng năng suất lao động giúp:
• Doanh nghiệp: Tiết kiểm chi phí, giảm giá thành, tăng khả năng
cạnh tranh, tăng lợi nhuận...
• Nền kinh tế: Tiết kiệm nguồn lực quốc gia; tạo ra tăng trưởng với
nguồn lực ít hơn...
• Năng suất lao động và thất nghiệp???
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 20

Yếu kém của Việt Nam


• Xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế nhỏ bé;
• Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, lao động chủ yếu vẫn trong
nông nghiệp;
• Trình độ trang bị kỹ thuật, công nghệ còn thấp;
• Trình độ tổ chức quản lý còn hạn chế;
• Quá trình đô thị hóa còn chậm, tích tụ công nghiệp chưa
cao;
• Thể chế kinh tế thị trường còn chưa đẩy đủ và hoàn thiện,
nặng về hành chính quan liêu;
• Quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều yếu kém...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 21

Làm thế nào để tăng năng suất?


• Cải cách thể chế để giải phóng và thu hút các nguồn lực
có chất lượng;
• Cơ cấu lại các ngành nghề kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý;
• Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ
mới;
• Thúc đẩy đổi mới sáng tạo;
• Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 22

KINH TẾ
Thất nghiệp & Toàn dụng nhân công
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 23

Thất nghiệp & Toàn dụng nhân công


• Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc
làm mà không thể tìm được việc làm hoặc không được tổ
chức, công ty và cộng đồng nhận vào làm việc.
• Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ lệ (%) giữa những người thất
nghiệp và đã tích cực tìm kiếm việc trên tổng số lực
lượng lao động xã hội.
• "Toàn dụng nhân công«: Khi trong nền kinh tế có khoảng
95% những người muốn làm việc được tuyển dụng.
• Để giữ cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, người dân
phải chi nhiều tiền để mua hàng hóa và dịch vụ, như vậy
người dân phải có việc làm.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 24

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam


(Nguồn: ILO)
2.76
2.60 2.61 2.64
2.45
2.38
2.25 2.30
2.12 2.14 2.12 2.10
2.02 2.05
1.95
1.87
1.77

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 25

Thất nghiệp ở Mỹ
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 26

Tỷ lệ thất nghiệp ở EUROZONE


03/25/2024 Đào Hữu Hòa 27

KINH TẾ
Lạm phát & Chỉ số giá tiêu dùng
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 28

Ổn định giá cả & Lạm phát


• Một mục tiêu quan trọng của tất cả các nền kinh tế đó là
duy trì ổn định giá cả.
• Giá ổn định khi mức trung bình của giá cả hàng hóa, dịch
vụ không/hoặc thay đổi rất ít.
• Khi mức giá chung tăng lên, chúng ta gọi đó là lạm phát.
• Người dân: mua được ít hàng hóa hơn
• Doanh nghiệp: chi phí sản xuất cao hơn
• Khi mức giá đi xuống (mà hiếm khi xảy ra), chúng ta nói
đó là tình trạng giảm phát.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 29

Chỉ số giá tiêu dùng


(CPI:The Consumer Price Index)
• Chỉ số CPI đo lường mức độ lạm phát trong nền
kinh tế bằng cách xác định những thay đổi giá
của một rổ hàng hóa, dịch vụ giả định theo thời
gian.
• «Rổ hàng hóa» có thể bao gồm: thực phẩm, nhà ở,
quần áo, chăm sóc y tế, giáo dục, thiết bị, xe ô tô… đã
mua của hộ gia đình tiêu biểu.
• CPI do các cơ quan chính phủ công bố hàng
tháng, hàng quý và hàng năm (Việt Nam: Tổng
cục Thống kê; Mỹ: Cục Thống kê lao động)…
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 30

Lạm phát ở Việt Nam


03/25/2024 Đào Hữu Hòa 31

KINH TẾ
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 32

Chỉ tiêu Giải thích


Cán cân thương mại Tổng giá trị xuất khẩu trừ đi tổng giá trị nhập khẩu của
quốc gia trong kỳ: (+) Thặng dư; (-) Thâm hụt
Cán cân thanh toán Tổng dòng tiền chuyển vào trừ tổng dòng tiền chuyển ra
khỏi quốc gia trong kỳ: (+) Thặng dư; (-) Thâm hụt
Tỷ lệ lạm phát Số liệu thống kê kinh tế theo dõi sự biến động giá của
hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Tổng thu nhập quốc Tổng thu nhập của các tầng lớp dân cư, bao gồm người
gia lao động, hộ kinh doanh, các công ty và các loại thu nhập
khác
Lãi suất cơ bản Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách
tiền tệ của Ngân hàng TW. Ở VN, lãi suất cơ bản chỉ áp
dụng đối với VND và do Ngân hàng Nhà nước công bố
làm cơ sở cho các TCTD xác định lãi suất kinh doanh. Ở
Hoa Kỳ là «Fed Funds Rate», ở Anh là «London Interbank
Offered Rate (LIBOR)», ở Nhật Bản là «Tokyo Inter-Bank
Offered Rate (TIBOR)»...
Chỉ số niềm tin người Chỉ số niềm tin tiêu dùng dựa trên kết quả của một cuộc
tiêu dùng khảo sát hàng tháng đối với 5.000 hộ gia đình ở Mỹ về sức
khoẻ của nền kinh tế và kế hoạch mua sắm của họ cho
tương lai.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 33

CHU KỲ KINH TẾ
Business Cycle; Economic Cycle
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 34

Chu kỳ kinh tế
• Chu kỳ kinh tế là tổng hợp những biến động tự nhiên
của nền kinh tế (GDP) giữa những giai đoạn tăng
trưởng và suy thoái. Các nhà kinh tế gọi sự thay đổi
ngắn hạn của sản lượng này là các chu kỳ kinh tế
(Business Cycle; Economic Cycle).
• Một chu kỳ điển hình thường kéo dài từ ba đến năm
năm, nhưng cũng có thể kéo dài hơn.
• Nhìn chung một chu kỳ có thể được chia thành 04
giai đoạn đó là: tăng trưởng, thịnh vượng, suy thoái,
(khủng hoảng), và phục hồi.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 35

Chu kỳ kinh tế...


• Giai đoạn tăng trưởng: GDP tăng nhanh, tỷ lệ thất nghiệp
thấp, giá cả thường có xu hướng tăng lên (có thể lạm phát);
• Giai đoạn thịnh vượng: Nền kinh tế đạt đến quy mô cao nhất, tỷ
lệ thất nghiệp thấp, thu nhập người lao động được cải thiện, thị
trường rộng mở...
• Giai đoạn suy thoái: Các nhà kinh tế thường cho rằng một
cuộc suy thoái bắt đầu khi GDP giảm trong 2 - 3 quý liên tiếp.
Nếu suy thoái kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất cao, tiền
lương thấp, sức mua giảm, sản xuất bị giảm sút nặng nề, nền
kinh tế có thể đang chìm vào giai đoạn khủng hoảng.
• Giai đoạn phục hồi: Tiếp sau một cuộc suy thoái sẽ là một giai
đoạn phục hồi, trong đó nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 36

Đạt đỉnh
(Thịnh vượng)

Suy thoái (co lại)

Đáy (máng)

Bành trướng
(Tăng trưởng)
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 37

CHU KỲ KINH DOANH


Buisiness Life Cycle
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 38

Chu kỳ kinh doanh


• Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp được xem xét cụ
thể như là chu kỳ sống sản phẩm (Product Life Cycle);
• Mỗi doanh nghiệp, với đặc thù riêng của mình cũng có sự
phát triển riêng mang tính chu kỳ và được gọi là chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp (Buisiness Life Cycle);
• Chu kỳ kinh doanh có 4 giai đoạn: (1) Hình thành; (2)
Phát triển (bắt đầu phát triển, phát triển nhanh); (3)
Trưởng thành; (4) Suy thoái.
• Thực tế có nhiều doanh nghiệp không vượt qua được tất
cả các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, thậm chí chấm
dứt khi mới đang trong gia đoạn đầu tiên.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 39
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 40

Các giai đoạn của chu kỳ


• Hình thành: Giai đoạn khởi nghiệp, bắt đầu là hình thành ý
tưởng, triển khai ý tưởng thành mô hình kinh doanh...
• Phát triển: Doanh nghiệp bắt đầu cung cấp sản phẩm ra thị
trường. Trong phần đầu của giai này, thị trường chưa định
hình rõ, sản lượng bán thấp, chi phí cao, doanh nghiệp
thường thua lỗ. Trong giai đoạn sau, nếu thành công, sản
phẩm bắt đầu có chỗ đứng, doanh thu tăng dần, doanh
nghiệp bắt đầu có lợi nhuận.
• Trưởng thành (Ổn định): Sản lượng tăng chậm, doanh thu
và lợi nhuận ổn định ở mức cao, thị phần bị chia sẻ...
• Giai đoạn suy thoái: Doanh thu, lợi nhuận giảm, nhu cầu
khách hàng thay đổi, chi phí tăng vì phải cạnh tranh với các
đối thủ khác hoặc phải tăng cường giảm giá, khuyến mãi...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 41

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH


Business Ethic
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 42

Câu hỏi về đạo đức


Bạn đang rất vội và đang dừng lại ở một quầy bánh mỳ để mua bánh.
Bạn đã phải đứng chờ hơn 10 phút vì đông khách. Khi bạn nhận
bánh mỳ và đưa 20.000 đồng để trả, người thu ngân đã trả lại cho bạn
10.000 đồng. Khi lấy bánh mỳ ra ăn, bạn phát hiện ra người thu ngân
đã thu thiếu tiền của bạn, thay vì thu 20.000 đồng, họ dã nhầm nên chỉ
thu 10.000 đồng.
• Bạn sẽ –
• A. Quay lại ngay lập tức để trả 10.000 đồng
• B. Sẽ hoàn trả lại muộn hơn, có thể là ngày mai
• C. Giữ lại tiền

• Làm thế nào để “đạo đức” và trách nhiệm công ty trùng khớp với
nhau?
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 43

Các bên hữu quan của doanh nghiệp


Chính
phủ
Báo chí Cổ đông

Hội
Tổ chức
đồng
từ thiện
quản trị

Tổ chức Nhân


giáo dục viên

Doanh nghiệp
Khách
Xã hội
hàng

Các bên Cung


liên cấp tín
doanh dụng

Hiệp hội Cung


nghề cấp dịch
nghiệp vụ
Nhà Cung
phân cấp vật
phối tư
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 44

Đạo đức kinh doanh


• Đạo đức kinh doanh: Là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn
mực phù hợp với môi trường có tác dụng điều chỉnh, đánh giá,
hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
• Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận
dụng vào các vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Các vấn đề
về đạo đức trong kinh doanh phố biến là:
• Kinh doanh công bằng và trung thực: Trung thực trong nhận thức và chấp
hành nghiêm ngặt các quy định pháp luật nhằm đảm bảo công bằng cho
các bên hữu quan;
• Hài hòa các bên hữu quan của tổ chức: Quan tâm đến lợi ích của mình
hài hòa với lợi ích của nhân viên, khách hàng, đối tác...
• Xung đột lợi ích: Bất chấp thủ đoạn (lừa đảo, hối lộ, mua chuộc...) để thu
lợi bất chính...
• Truyền thông sai lệch: Truyền đạt thông tin sai lệc, gây hiểu nhầm ..
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 45

Nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức


Nhân tố xã hội:
Chuẩn mực văn hóa, đồng
nghiệp, thái độ những người
quan trọng, mạng internet...

Mức độ của hành vi


đạo đức

Các cơ hội: Nhân tố cá nhân:


Mức độ tự do; các quy tắc đạo đức. Kiến thức, thông tin, giá trị
Mức độ thực thi chính sách của cá nhân, mục tiêu cá
công ty nhân...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 46

Các phạm trù đạo đức


• Đạo đức xã hội: Các tiêu chuẩn mà các thành viên của
xã hội sử dụng khi giao dịch với nhau.
• Dựa vào giá trị và tiêu chuẩn tìm thấy trong quy định

pháp luật, chuẩn mực và tập tục của xã hội.


• Hệ thống hóa dưới hình thức pháp luật và phong tục

của xã hội.
• Chuẩn mực bắt buộc mọi người nên cư xử ra sao
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 47

Các phạm trù đạo đức...


• Đạo đức nghề nghiệp: Giá trị và tiêu chuẩn được sử
dụng bởi nhóm các nhà quản lý tại nơi làm việc.
• Áp dụng khi quyết định là không rõ ràng về mặt đạo đức.
• Ví dụ: các bác sĩ và luật sư có các hiệp hội chuyên
nghiệp mà qua đó thực thi các quy tắc đạo đức.
• Đạo đức cá nhân: Giá trị của một cá nhân hình thành do
gia đình & quá trình nuôi dạy của họ.
• Nếu hành vi không bất hợp pháp, mọi người sẽ thường
bất đồng về việc nó có là đạo đức hay không.
• Đạo đức của các nhà quản trị hàng đầu sẽ thiết lập tinh
thần chung cho các doanh nghiệp.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 48

Khuyến khích các hành vi đạo đức


• Vai trò của Chính phủ: Khuyên skhichs hành vi đạo đức
bằng vệc ban hành các quy định nghiêm ngặt bảo vệ lợi
ích của các thành viên XH, trừng phạt nặng các hành vi
sai trái, phi đạo đức...
• Vai trò của hiệp hội thương mại: Thường xuyên cung cấp
các hướng dẫn đạo đức; tuyên truyền quảng bá các hành
vi hợp đạo đức...
• Vai trò của doanh nghiệp: Xây dựng, ban hành các quy
tắc đạo đức; tạo ra môi trường làm việc trong đó khuyến
khích nhân viên nhận ra tầm quan trọng của việc tuân thủ
các quy tắc đạo đức; truyền thông, tích cực và gương
mẫu của người lãnh đạo; tích cực đào tạo nhân viên...
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 49

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI


CỦA DOANH NGHIỆP
Corporate Social Responsibility: CSR
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 50

Khái niệm
• Theo Pride et al (2013) là: «sự nhìn nhận những hoạt động của
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến xã hội và có thể ảnh hưởng đến
các quyết định của doanh nghiệp đó».
• Theo World Business Council for Sustainable Development
là: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh
nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua
việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an
toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo
và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng, bảo đảm chất lượng
sản phẩm… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát
triển chung của xã hội”.
• Nói cách khác, CSR là những nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải
thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được tối đa những tác động tích
cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 51

Tháp trách nhiệm xã hội của Caroll

Nghĩa vụ nhân văn


Đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng,
cải thiện chất lượng cuộc sống

Nghĩa vụ đạo đức


Nghĩa vụ làm những điều đúng đắn, công
bằng, tránh làm hại

Nghia vụ pháp lý


Tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý

Nghĩa vụ kinh tế


Tạo ra lợi nhuận là nền tảng cho các nghĩa
vụ khác
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 52

Nghĩa vụ kinh tế
• Là sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng,
an toàn cho khách hàng với mức chi phí hợp lý nhằm có
lãi để duy trì và phát triển doanh nghiệp.
• Thỏa mãn được nghĩa vụ kinh tế đối với Nhà nước, các
nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác kinh doanh khác...
• Là góp phần tăng phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và
phát triển doanh nghiệp.
• Tạo việc làm và trả thù lao xứng đáng cho người lao
động.
• Bảo tồn và phát triển giá trị tài sản được chủ sở hữu ủy
thác.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 53

Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp


• Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định về
pháp lý chính thức như điều tiết cạnh tranh, bảo vệ môi
trường, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo
công bằng và an toàn trong môi trường lao động.
• Với các nghĩa vụ pháp lý cần phải hoàn thành, xã hội
buộc các doanh nghiệp và các chủ thể trong doanh
nghiệp thực thi các hành vi được chấp nhận.
• Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu không thực
hiện các nghĩa vụ pháp lý.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 54

Nghĩa vụ đạo đức


• Là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở
doanh nghiệp những không được quy định trong hệ thống
pháp luật.
• Những hành vi mà doanh nghiệp cho rằng là đúng và cần
làm cho xã hội, các hành vi có chuẩn đạo đức cao hơn
những gì được yêu cầu hoặc bị cấm trong các văn bản
quy phạm pháp luật.
• Khi các doanh nghiệp ra quyết định cần tính đến những
nguyên tắc đạo đức căn bản như công bằng, vì lợi ích
của số đông, bảo vệ con người.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 55

Nghĩa vụ nhân văn


• Được thể hiện trong các hành vi, hành động thể hiện
mong muốn đóng góp và dâng hiến cho cộng đồng, xã
hội.
• Những đóng góp thể hiện trên các phương diện: nâng
cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho
chính phủ, phát triển năng lực nhân viên và phát triển
nhân cách đạo đức của người lao động.
• Nghĩa vụ nhân văn là nghĩa vụ của lương tâm mà không
có bất kỳ ràng buộc nào của xã hội.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 56

KINH DOANH QUỐC TẾ


International Business
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 57

Kinh doanh quốc tế


• Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các giao dịch có tính chất
kinh doanh giữa các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tại
các quốc gia khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu của
khách hàng quốc tế và qua đó thu được lợi nhuận.
• Bản chất của kinh doanh quốc tế là các giao dịch giữa
các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác nhau, sử dụng
các đồng ngoại tệ để thanh toán nhằm đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức trên thế
giới qua đó để thu lợi nhuận.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 58

Cơ sở của kinh doanh quốc tế


• Lợi thế tuyệt đối: Là lợi thế đạt được khi một quốc gia tập

trung sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm mà quốc


gia đó sản xuất có chi phí thấp hơn các quốc gia khác.
• Lợi thế tương đối: Là lợi thế khi một quốc gia tiến hành

chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa
mình có ưu thế sản xuất với chi phí tương đối thấp hơn
so với một loại hàng hóa khác; ngược lại, sẽ nhập khẩu
những hàng hóa mà nếu mình sản xuất sẽ có chi phí
tương đối cao hơn.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 59

Ví dụ lợi thế tương đối


• Để sản xuất 1 USB ở Việt Nam phải bỏ ra chi phí tương
đương với may được 5 bộ quần áo trong khi ở Nhật Bản
để sản xuất 1 USB tương tự chỉ sử dụng chi phí tương
đương với may được 4 bộ quần áo.
• Điều này có nghĩa là:
• Việt Nam có lợi thế hơn trong việc may quần áo so với sản xuất
USB vì có chi phí sản xuất tương đối so với USB thấp hơn (1/5 so
với ¼ của Nhật Bản)
• Nhật Bản có lợi thế hơn trong việc sản xuất USB so với may quần
áo vì có chi phí tương đối so với quần áo là 4/1, thấp hơn so với
5/1 của Việt Nam.
• Vì vậy:
• Việt Nam chuyên môn hóa may quần áo XK và mua USB
• Nhật Bản chuyên môn hóa sản xuất USB XK và mua quần áo
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 60

So sánh lợi thế Tuyệt đối & Tương đối


• Giống nhau: Đề cao vai trò của cá nhân, doanh nghiệp, ủng

hộ một nền thương mại tự do; Các quốc gia đều đạt được lợi
ích từ việc trao đổi; Nhận thấy được tính ưu việt của chuyên
môn hóa.
• Khác nhau: Lợi thế tuyệt đối sử dụng yếu tố chi phí sản xuất

trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa
các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế.
Trong khi đó lợi thế tương đối sử dụng yếu tố chi phí cơ hội
trong quá trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế giữa
các quốc gia trong quá trình tham gia thương mại quốc tế.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 61

Các hình thức kinh doanh quốc tế


• Ngoại thương: Bao gồm các hoạt động xuất, nhập khẩu, gia
công quốc tế, xuất khẩu tại chỗ.
• Hợp đồng quốc tế: Hợp đồng cấp giấy phép (License); hợp
đồng đại lý độc quyền; hợp đồng quản lý; hợp đồng tư vấn...
• Đầu tư quốc tế: Đầu tư quốc tế là hình thức quan hệ kinh tế
quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang
quốc gia khác nhằm đầu tư sinh lời.
• Trước đây chia đầu tư quốc tế thành (1) Đầu tư trực tiếp (Foreign
Direct Invertment: FDI) và (2) Đầu tư gián tiếp (Foreign Portfolio
Investme: FPI);
• Luật Doanh nghiệp 2014 chia ra: (1) Đầu tư thành lập tổ chức kinh
tế; (2) Đầu tư góp vốn, mua cổ phiếu...; (3) Đối tác công tư (PPP:
Public Private Partnershif; (4) Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC:
Business Cooperation Contract).
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 62

Rào cản trong kinh doanh quốc tế


 Hàng rào thuế quan: Thuế suất là một
rào cản đối với hoạt động thương mại.
 Thuế quan là loại thuế đánh vào nhập khẩu
hoặc xuất khẩu để tăng thu ngân sách.
 Đây là cách để bảo vệ việc làm trong nước.
 Các quốc gia khác thường trả đũa.
 Một rào cản thuế quan khác thường được sử
dụng là biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
bao gồm biện pháp tự vệ, chống bán phá giá,
trợ cấp và đối kháng.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 63

Rào cản trong kinh doanh quốc tế...


 Hàng rào phi thuế quan: Là những biện pháp phi thuế do chính phủ
một số quốc gia đặt ra để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, thường
bao gồm:
 Cấm nhập khẩu: Thường chỉ được sử dụng vì mục tiêu bảo vệ đạo đức công
cộng, sức khoẻ con người, tài nguyên thiên nhiên, an ninh quốc phòng...
 Hạn ngạch nhập khẩu. Các nước thường đặt ra mức nhập khẩu cho một số loại
hàng hoá trong một thời kỳ nhất định. Xu hướng chung là xóa bỏ.
 Sử dụng giấy phép. Theo chế độ này, hàng hóa muốn thâm nhập vào lãnh thổ của
một nước phải xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan chức năng.
 Rào cản về địa lý & Văn hóa: Đây cũng là những dạng rào cản phi
thuế quan đối với hoạt động thương mại quốc tế.
 Khoảng cách địa lý gây ra khó khăn để tiếp cận các thị trường xa.
 Truyền thông có thể là khó khăn.
 Ngôn ngữ và văn hoá là khác nhau.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 64

Các vấn đề của kinh doanh quốc tế


 Trong quá khứ, các nhà quản trị đã xem ngành toàn cầu

như là đóng cửa.


 Mỗi quốc gia hoặc thị trường đã được giả định là bị tách biệt khỏi

những người khác.


 Các doanh nghiệp không xem xét cạnh tranh toàn cầu, không xuất

khẩu.
 Môi trường hiện nay là rất khác.
 Các nhà quản trị cần phải xem nó như là một thị trường mở.

 Tổ chức mua và bán trên toàn thế giới.

 Các nhà quản trị cần phải học cách cạnh tranh trên toàn cầu.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 65

Hiện nay…
• Các rào cản thuế quan và phi thuế quan nhìn chung đã
suy giảm, mở ra cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh.
• Các nhà kinh doanhị không chỉ có thể bán hàng hóa và
dịch vụ mà còn mua tài nguyên và các thành phần trên
toàn cầu.
• Các nhà quản trị doanh nghiệp phải đối mặt với một
công việc năng động và thú vị do sự cạnh tranh toàn
cầu.
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 66

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Kinh doanh là gì? Chủ thể của các hoạt động kinh doanh là ai? Mục
tiêu của kinh doanh là gì?
2. Có tổ chức kinh doanh nào không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận
không? Vì sao?
3. Phân tích vai trò của hoạt động kinh doanh trong xã hội? Cho ví dụ
minh họa?
4. Một tổ chức có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thông qua các
hình thức nào? (Tham gia vào hoạt động nào của nền kinh tế)
5. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là gì? Hãy phân tích và làm rõ tình
hình biến động GDP của Việt Nam trong 5 năm gần đây?
6. Năng suất lao động quốc gia là gì? Phân tích tình hình biến động
năng suất lao động của các quốc gia ASEAN trong mối quan hệ với
Việt Nam?
7. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng? Phân tích thực trạng của nền
kinh tế Việt Nam trong 5 năm gần nhất qua các chỉ tiêu kinh tế đó?
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 67

CÂU HỎI ÔN TẬP


8. Chu kỳ kinh tế khác gì chu kỳ kinh doanh? Việt Nam có chu kỳ kinh
tế không? Cho ví dụ thực tế để chứng minh?
9. Cuộc khủng hoảng kinh tế Thế giới gần đây diễn ra trong thời gian
nào? Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn đó?
10. Thế nào là một doanh nghiệp kinh doanh có đạo đức? Cho ví dụ
thực tế (có thật) để minh họa?
11. Làm rõ các yếu tố có ảnh hưởng đến đạo đức kinh doanh?
12. Làm thế nào để khuyến khích các hành vi đạo đức trong kinh
doanh? Liên hệ tại Việt Nam?
13. Thế nào là một tổ chức kinh doanh có trách nhiệm?
14. Phân tích nội dung pháp trách nhiệm xã hội? Liên hệ tại Việt Nam?
15. Kinh doanh quốc tế là gì? Các hình thức kinh doanh quốc tế? Liên
hệ tình hình XNK và thu hút FDI ở Việt Nam?
16. So sánh lợi thế tương đối và tuyệt đối?
03/25/2024 Đào Hữu Hòa 68

The End

You might also like