You are on page 1of 11

Bài Vi Khuẩn

Đề ca đầu
Câu 1: Cấu trúc cơ bản của tế bào vi khuẩn bao gồm.
A. Nhân, bào tương, vỏ, thành tế bào
B. Nhân , bào tương, màng bào tường, thành tê bào
C. Nhân, bào tương, thành tế bào, nha bào
D. Nhâ, bào tương, long, pili
Câu 2: Kích thước của tế bào vi khuẩn được đo bằng.
A. Milimet
B. Micromet
C. Nanomet
D. Angstrom
Câu 3: Tính chất bắt màu của tế bào vi khuẩn Gram được quyết định bởi.
A. Thành phần hóa và cấu trúc của màng bào tương
B. Thành phần hóa học và cấu trúc của bào tương
C. Thành phần hóa học và cấu trúc của vách tế bào
D. Thành phần hóa học và cấu trúc của nhân
Câu 4: Loại Vi khuẩn nào sau đây không có cấu trúc vách
A. Vibrio
B. Stphylococus
C. Salmonella
D. Mycoplasma
Câu 5: Thành phần hóa học chủ yếu của vách tế bào vi khuẩn là.
A. Lipopolysacchride
B. Polysaccharide
C. Lipoprotein
D. Peptidoglycan
Câu 6: Hình dạng và kích thước của tế bào vi khuẩn được quyết định bởi cấu trúc.
A. Bào tương
B. Vỏ
C. Vách
D. Màng bào tương
Câu 7: Màng bào tương là nơi tế bào vi khuẩn thực hiện chức năng hô hấp giống
bào quan nào của tế bào vi sinh vật bậc cao.
A. Lysosome
B. Ty lạp thể
C. Bộ goigi
D. Lưới nội bào
Câu 8: Bản chất sự hô hấp của tế bào vi khuẩn là.
A. Quá trình trao đổi O2 và CO2 giauwx vi khuẩn và môi trường
B. Một chuỗi phản ứng oxy hóa các cơ chất
C. Một chuỗi phản ứng oxy hóa – khử các cơ chất
D. Quá trình chuyển hóa Protein
Câu 9: Những vi khuẩn chỉ sử dụng oxy phân tử là chất điện cuối cùng trong quá
trình hô hấp được gọi là vi khuẩn là.
A. Kỵ Khí tuyệt đối
B. Ưa khí tuyệt đối
C. Kỵ khí kiêm ưa khí
D. Ưa khí kiêm kỵ khí tùy ý
Câu 10: Việc xử lý các vết thương hở chỉ có hiệu quả khi được tiên hành trong
khoản thời gian tương ứng với giai đoạn phát triển nào của tê sbào vi khuẩn.
A. Dừng tối đa
B. Suy tàn
C. Tang mạnh
D. Thích ứng
Đề ca 2 làm trên lớp nên không nhớ!

Bài Đại Cương Virut


Đề ca trước
Câu 1: Quá trình phân hủyvỏ Protein và giải phóng lói axitnucleic của virut được
gọi là
A. Hòa màng
B. Ly giải
C. Giải phóng
D. Cởi vỏ
Câu 2: Các virut có đặc điểm:
A. Gây được nhiễm trùng ngoại bào
B. Có cấu trúc của một tế bào
C. Có khả năng tự nhân lên
D. Chỉ chứa một loại axitnucleic
Câu 3: Hậu quả thường gặp nhất ở tế bào chủ do sự nhân lên của virut là.
A. Nhiễm virut tiềm tàng
B. Tế bào bị hủy hoại
C. Tế bào tẳng sinh vô hạn
D. Nhiễm sắc thể tế bào bị tổn thương
Câu 4: lớp vỏ protein bao bọc quanh lõi axitnucleic của virut được gọi là
A. Vỏ nháy
B. Bao Polysaccharide
C. Bao ngoài
D. Vỏ capsid
Câu 5: Thành phần cấu trúc riêng, đặc biệt chỉ có ở một số virut là
A. Nucleoprotein
B. Bao ngoài
C. Lõi AND
D. Vỏ capsid
Câu 6: Phần lõi axit nucleic cảu virut là
A. Được bao bọc cấu trúc màng phospholipid
B. Quyết định bởi khả năng nhân lên của virut tong tế bào chủ
C. Chứa AND và ARN
D. Chứa hầu hết thông tin di truyền đặc trung cho virut
Câu 7: Đơn vị dung để đo kích thước của virut là:
A. Nanomet
B. Milimet
C. Angstrong
D. Micromet
Câu 8: Hình dạng hỗn hợp gồm phần đầu hình khối đa diện , phần đuôi ông xoắn là
đặc điểm mô tả:
A. Phage
B. Virut bại liệt
C. Virut dại
D. Virut cúm
Câu 9: Thành phần cấu trúc quyết định sự nhân lên của virut trong tế bào chủ là:
A. Bao ngoài
B. Vỏ capsid
C. Enzyme polymerase
D. Lõi axitnucleic
Câu 10: Virut có khả năng
A. Gây nhiễm trùng nội bào
B. Nhân lên bất kỳ tế bào nào
C. Phát triển trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo
D. Gây nhiễm trùng ngoại bào
Đề Ca 2
Câu hỏi 1: Không thể nuôi virus trong môi trường dinh dưỡng là do:
a. Virus không có ribosome.
b. Virus không có hệ thống enzyme chuyển hóa.
c. Virus không có ARN thông tin.
d. Virus bị phân hủy bởi enzyme nuclease.
Câu hỏi 2: Bao ngoài của virus có chức năng:
a. Giúp virus bám vào receptor trên bề mặt tế bào cảm thụ.
b. Tham gia hiện tượng cởi vỏ khi virus xâm nhập tế bào cảm thụ.
c. Duy trì hình dạng, kích thước virus luôn được ổn định.
d. Quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus.
Câu hỏi 3: Với những virus có bao ngoài, vỏ capsid có chức năng:
a. Duy trì hình dạng và kích thước của hạt virus luôn ổn định.
b. Tham gia lắp ráp và giải phóng hạt virus mới khỏi tế bào chủ.
c. Tham gia hiện tượng hòa màng khi virus xâm nhập tế bào cảm thụ.
d. Giúp virus bám vào receptor trên bề mặt tế bào cảm thụ.
Câu hỏi 4: Enzyme phiên mã ngược còn có tên là:
a. ARN polymerase phụ thuộc ADN.
b. ADN polymerase phụ thuộc ARN.
c. ARN polymerase phụ thuộc ARN.
d. ADN polymerase phụ thuộc ADN.
Câu hỏi 5: Phần cấu của virus có nguồn gốc từ màng bào tương của tế bào chủ là:
a. Vỏ peptid.
b. Bao ngoài.
c. Enzyme polymerase.
d. Lõi axit nulceic.
Câu hỏi 6: Các tế bào tăng sinh vô hạn khi bị nhiễm một số loại virus là do:
a. Quá trình phân bào của tế bào bị rối loạn.
b. Nhiễm sắc thể của tế bào bị tổn thương.
c. Hiện tượng nhiễm virus tiềm tàng.
d. Có hiện tượng mất ức chế tiếp xúc khi tế bào sinh sản.
Câu hỏi 7: Với một số phụ nữ mang thai bị nhiễm virus, dị tật bẩm sinh ở bào thai
là do quá trình nhân lên của virus:
a. Kích thích tế bào tăng sinh vô hạn.
b. Gây tổn thương nhiễm sắc thể của tế bào.
c. Tạo ra hạt vùi hoặc tiểu thể.
d. Gây tổn thương màng của tế bào.
Câu hỏi 8: Axit nucleic của virus có đặc điểm:
a. Quyết định khả năng nhân lên của virus.
b. Mang một số kháng nguyên quan trọng.
c. Chứa thông tin di truyền chung cho virus.
d. Là ADN ở dạng sợi kẹp, mạch vòng.
Câu hỏi 9: Cấu trúc của một virus giả (pseudovirion) gồm:
a. Protein của tế bào, một phần lõi AN của tế bào chủ.
b. Protein của tế bào chủ, lõi AN của virus.
c. Protein của virus, lõi AN của tế bào.
d. Protein của virus, một phần lõi AN của tế bào chủ.
Câu hỏi 10: Tiểu thể Negri có trong bào tương của tế bào nhiễm:
a. Virus cúm.
b. Virus đậu mùa.
c. Virus dại.
d. Virus sởi.
Bài Đại cương nhiễm trùng và nhiễm trùng bệnh viện

Câu hỏi 1: Tác nhân nhiễm trùng bệnh viện hay gặp nhất trong các cầu khuẩn
Gram dương là:
a. Staphylococcus epidermidis.
b. Vi khuẩn phế cầu.
c. Staphylococcus aureus.
d. Vi khuẩn liên cầu đường ruột.
Câu hỏi 2: Nhân tố đầu tiên quyết định nhiễm trùng có xảy ra hay không là:
a. Vi sinh vật gây bệnh.
b. Hoàn cảnh xã hội.
c. Tính chất phản ứng của cơ thể.
d. Hoàn cảnh tự nhiên.
Câu hỏi 3: Hình thái nhiễm trùng thường gặp nhất là:
a. Bệnh nhiễm trùng.
b. Nhiễm trùng tiềm tàng.
c. Nhiễm trùng thể ẩn.
d. Nhiễm trùng chậm.
Câu hỏi 4: Vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện thường xuất phát từ:
a. Chất dịch đường hô hấp trên của bệnh nhân.
b. Dịch trào ngược từ dạ dạy bệnh nhân.
c. Dây máy thở của bệnh nhân.
d. Tay nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân.
Câu hỏi 5: Đặc điểm của của nội độc tố vi khuẩn:
a. Tính kháng nguyên mạnh.
b. Độc tố gắn liền với tế bào vi khuẩn .
c. Bản chất là protein.
d. Dễ bị trung hòa bởi kháng thể đặc hiệu.
Câu hỏi 6: Ở thời kỳ nào của bệnh nhiễm trùng, các dấu hiệu của bệnh xuất hiện
rõ ràng nhất:
a. Thời kỳ khởi phát.
b. Thời kỳ toàn phát.
c. Thời kỳ kết thúc.
d. Thời kỳ ủ bệnh.
Câu hỏi 7: Typ virus cúm có độc lực mạnh nhất, có nguy cơ gây đại dịch cúm là:
Select one:
a. Typ D.
b. Typ B.
c. Typ C.
d. Typ A.
Câu hỏi 8: Biện pháp dự phòng nhiễm trùng bệnh viện quan trọng nhất nhưng lại
dễ bị bỏ qua là:
a. Vệ sinh khoa phòng.
b. Cách lây bệnh nhân.
c. Quản lý chất thải.
d. Rửa tay.
Câu hỏi 9 :Biện pháp được sử dụng nhằm loại trừ nguồn vi sinh vật thường gây
nhiễm trùng bệnh viện:
a. Cách ly bệnh nhân.
b. Khử trùng, tiệt trùng dụng cụ.
c. Rửa tay.
d. Sử dụng dụng cụ riêng cho bệnh nhân.
Câu 10: Liên cầu đường ruột được biểu hiện như một tác nhân nhiễm trùng bệnh
viện quan trọng gây nhiễm trùng.
a. Đường tiết niệu
b. Vết thương
c. Đường hô hấp
d. Đường tiêu hóa
Bài Khử trùng, tiệt trùng
Câu hỏi 1: Cần tiệt trùng với các thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường:
a. Bôi trên da.
b. Đặt niêm mạc.
c. Uống.
d. Tiêm.
Câu hỏi 2: Tác dụng khử trùng sẽ đạt được khi sử dụng:
a. Hơi nước căng.
b. Khí nóng khô
c. Tia gamma.
d. Tia cực tím.
Câu hỏi 3: Tăng độ pH có thể cải thiện khả năng diệt khuẩn của:
a. Phenol.
b. Hypochlorite.
c. Iodine.
d. Glutaraldehyde.
Câu hỏi 4: Có thể tiệt trùng bằng khí nóng khô với:
a. Ống hút thủy tinh.
b. Dung dịch tiêm tĩnh mạch.
c. Găng tay cao su.
d. Túi nhựa đựng dịch truyền tĩnh mạch.
Câu hỏi 5: Hiệu quả của biện pháp tiệt trùng sẽ được tối ưu nếu làm tốt quá trình:
a. Phân loại dụng cụ.
b. Khử trùng dụng cụ.
c. Khử nhiễm dụng cụ.
d. Làm sạch dụng cụ.
Câu hỏi 6: Phương pháp tốt nhất để tiệt trùng các dung dịch không bền với nhiệt là:
a. Phương pháp Tyndall.
b. Hấp ướt với hơi nước căng.
c. Màng lọc.
d. Sấy bằng khí nóng khô.
Câu hỏi 7: Nhược điểm của tia cực tím khi sử dụng để khử trùng là:
a. Không diệt được vi khuẩn có khả năng sinh nha bào.
b. Không diệt được vi khuẩn ở bên trong của khối vật thể.
c. Giảm hiệu quả khi bề mặt đồ vật không được làm sạch.
d. Có thể gây tổn thương kết mạc, giác mạc.
Câu hỏi 8: Chất có hiệu quả tiệt trùng tốt nhất với các đĩa hộp lồng nhựa là:
a. Phenol.
b. Glutaraldehyde
c. Ethylene Oxide.
d. Chlorine.
Câu hỏi 9: Phương pháp Tyndall dùng để loại bỏ khỏi dung dịch:
a. Vi khuẩn và nha bào.
b. Nấm và vi khuẩn.
c. Vi khuẩn và virus.
d. Nấm và virus.
Câu hỏi 10: Nhiệt độ và áp suất của hơi nước căng thường dùng để tiệt trùng là:
a. 1190C/ 0,9 at.
b. 1270C/ 1,5 at.
c. 1210C/ 1,0 at.
d. 1160C/ 0,8 at.
Bài Đại cương ký sinh trùng
Câu hỏi 1: Vật chủ phụ của ký sinh trùng là:
a. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản vô giới.
b. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản đa phôi.
c. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn ấu trùng hay sinh sản vô giới.
d. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản hữu giới.
Câu hỏi 2: Tác hại hay gặp nhất do ký sinh trùng gây ra là:
a. Đau bụng.
b. Mất chất dinh dưỡng.
c. Thiếu máu.
d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 3:Phương thức sinh sản của ký sinh trùng có thể là:
Select one:
a. Sinh sản hữu tính và vô tính.
b. Sinh sản hữu tính.
c. Sinh sản vô tính.
d. Sinh sản hữu tính, vô tính và đa phôi.
Câu hỏi 4: Ký sinh trùng là những sinh vật thuộc:
a. Động vật đơn bào và đa bào.
b. Động vật đơn bào, đa bào và nấm.
c. Động vật đa bào.
d. Động vật đơn bào.
Câu hỏi 5: Yếu tố nào sau đây là đặc điểm của bệnh ký sinh trùng:
a. Bệnh thường kéo dài suốt đời sống của vật chủ.
b. Bệnh ký sinh trùng phổ biến theo mùa.
c. Bệnh khởi phát rầm rộ.
d. Bệnh phổ biến theo vùng.
Câu hỏi 6: Vật chủ chính của ký sinh trùng là:
a. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản vừa vô giới vừa hữu giới.
b. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành hay sinh sản hữu giới.
c. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản hữu giới.
d. Sinh vật chứa ký sinh trùng ở giai đoạn sinh sản vô giới.
Câu hỏi 7: Loại ký sinh trùng có thể gây ra những triệu chứng cho người bệnh là:
a. Nội ký sinh trùng.
b. Ký sinh trùng truyền bệnh.
c. Ký sinh trùng gây bệnh.
d. Tất cả đều đúng.
Câu hỏi 8: Tính chất miễn dịch của bệnh ký sinh trùng là:
a. Miễn dịch hoàn toàn.
b. Miễn dịch không bền vững.
c. Miễn dịch bền vững.
d. Miễn dịch cao.
Câu hỏi 9: Chu kỳ phức tạp của ký sinh trùng là:
a. Tất cả đều đúng.
b. Chu kỳ có từ hai vật chủ và bệnh kí sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao.
c. Chu kỳ có từ hai vật chủ và bệnh kí sinh trùng có tỷ lệ nhiễm thấp.
d. Chu kỳ thực hiện có từ hai vật chủ trở lên.
Câu hỏi 10: Chu kỳ đơn giản của ký sinh trùng là:
a. Chu kỳ thực hiện có từ hai vật chủ trở lên.
b. Chu kỳ thực hiện cần có vật chủ trung gian.
c. Chu kỳ thực hiện trên một vật chủ.
d. Chu kỳ của kí sinh trùng có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp.
Bài đại cương về giun sán ký sinh
Câu hỏi 1: Yếu tố quyết định trong chẩn đoán bệnh do giun sán ký sinh:
a. Xét nghiệm hình thái ký sinh trùng.
b. Xét nghiệm miễn dịch học.
c. Tất cả đều đúng.
d. Dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Câu hỏi 2: Ngành giun dẹt gồm:
a. Lớp sán dây.
b. Tất cả đều đúng.
c. Lớp sán lá và sán dây.
d. Lớp sán lá và giun móc.
Câu hỏi 3: Yếu tố không phải tác hại của giun sán ký sinh:
a. Gây bệnh lỵ amip ở ruột.
b. Gây dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.
c. Chiếm chất dinh dưỡng.
d. Gây viêm loét ruột.
Câu hỏi 4: Đường xâm nhập của mầm bệnh giun sán vào vật chủ gồm:
Select one:
a. Đường tiêu hoá, đường máu và qua da.
b. Qua đường sinh dục, đường máu và qua da.
c. Tất cả đều đúng.
d. Đường tiêu hoá, đường sinh dục và qua đường máu.
Câu hỏi 5: Hiện tượng lạc chủ của giun sán ký sinh nói lên sự lây nhiễm bệnh
giữa:
a. Cơ quan ký sinh đặc hiệu và cơ quan ký sinh bất thường của giun.
b. Người lành mang mầm bệnh và người bệnh.
c. Người bệnh với người lành.
d. Người và động vật.
Câu hỏi 6: Triệu chứng lâm sàng trong bệnh giun, sán ký sinh đóng vai trò:
a. Định hướng trong chẩn đoán.
b. Chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh.
c. Chẩn đoán xác định bệnh.
d. Quyết định trong chẩn đoán.
Câu hỏi 7: Hiện tượng lạc chỗ của giun sán ký sinh nói lên mối quan hệ giữa:
a. Cơ quan ký sinh đặc hiệu và cơ quan ký sinh bất thường của giun, sán.
b. Nguồn bệnh và mầm bệnh.
c. Người lành mang mầm bệnh và người bệnh.
d. Người bệnh với người lành.
Câu hỏi 8: Khối cảm thụ trong bệnh giun sán ký sinh là:
a. Người nhiễm ấu trùng của giun sán.
b. Người lành có nguy cơ nhiễm giun sán.
c. Tất cả đều đúng.
d. Vật chủ chứa ký sinh trùng giai đoạn trưởng thành.
Câu hỏi 9: Dịch tễ bệnh giun sán không phụ thuộc những yếu tố nào:
a. Biến động dân số.
b. Nguồn bệnh.
c. Khối cảm thụ.
d. Thời tiết khí hậu.
Câu hỏi 10: Phương thức sinh sản của giun, sán ký sinh:
a. Tất cả đều đúng.
b. Sinh sản hữu giới kiểu đơn giới.
c. Sinh sản đa phôi.
d. Sinh sản hữu giới kiểu lưỡng giới.

You might also like