You are on page 1of 90

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.

 HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
­­­­­o0o­­­­­

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 
NƯỚC TRÀ XANH CHANH MUỐI GỪNG

GVHD :  Ths. Lê Vân Anh
SVTH :  Vũ Văn Thi
MSSV :  104110185

SVTT: Vũ Văn Thi
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008

SVTT: Vũ Văn Thi
Lời cảm ơn GVHD: Ths.Lê Vân Anh

LỜI CẢM ƠN

Chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Kỹ thuật Công 

nghệ Tp.Hồ  Chí Minh đã tận tình chỉ  dạy cho em những kiến thức 

quý báu trong những năm học vừa qua, để  em có được nền tảng  

kiến thức ban đầu. 

Được sự  hướng dẫn tận tình của Cô Lê Vân Anh; sự  giúp đỡ 

của Cô Trưởng phòng Kỹ thuật Công nghệ Chất lượng Công ty Cổ 

phần Nước giải khát Chương Dương, sự giúp đỡ nhiệt tình của anh 

chị  phòng nghiên cứu sản phẩm mới, phòng kiểm nghiệm vi sinh,  

phòng kiểm tra hóa lý bán – thành phẩm của Công ty Cổ phần Nước 

giải khát Chương Dương; sự giúp đỡ của Thầy cô phụ  trách phòng 

thí nghiệm  Hóa lý,  phòng thí nghiệm Công nghệ  Thực phẩm của  

trường Đại học Kỹ  thuật Công nghệ  Tp.Hồ  Chí Minh; sự  giúp đỡ 

của những cảm quan viên nên đồ  án “Nghiên cứu công nghệ  sản  

xuất nước trà xanh chanh muối gừng” mới hoàn thành. 

Em chân thành cảm  ơn Cô Lê  Vân Anh,  cảm  ơn tất cả  mọi  

người.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2008 

                Vũ Văn Thi

SVTT: Vũ Văn Thi
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

MỤC LỤC
trang
Trang bìa
Nhiệm vụ đồ án
Lời cảm ơn.....................................................................................................................................
Mục lục.........................................................................................................................................i
Danh sách hình ảnh.....................................................................................................................iv
Danh sách bảng biểu....................................................................................................................v
Lời mở đầu..................................................................................................................................1

Chương 1 TỔNG QUAN...........................................................................................................2
1.1. Nước giải khát......................................................................................................................2
1.2. Trà .........................................................................................................................................3
1.2.1. Phân loại cây trà..............................................................................................................4
1.2.2. Thành phần hóa học........................................................................................................5
1.2.3. Một số tác dụng của trà xanh được ghi nhận................................................................8
1.3. Chanh...................................................................................................................................10
1.3.1. Cây chanh.......................................................................................................................10
1.3.2. Thành phần hóa học......................................................................................................10
1.3.3. Phân loại........................................................................................................................12
1.3.4. Công dụng.....................................................................................................................12
1.4. Gừng....................................................................................................................................12
1.4.1. Giới thiệu cây gừng......................................................................................................12
1.4.2. Phân loại........................................................................................................................13
1.4.3. Đặc điểm hình thái........................................................................................................14
1.4.4. Thành phần hóa học......................................................................................................14
1.4.5. Trồng trọt, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch..........................................................15
1.4.6. Công dụng gừng được biết đến...................................................................................15
1.4.7. Các loại sản phẩm từ gừng..........................................................................................16
1.5. Nước....................................................................................................................................17
1.6. Đường..................................................................................................................................18

SVTT: Vũ Văn Thi
i
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

1.7. Chất phụ gia, hóa chất và bao bì........................................................................................19
1.7.1. Axít thực phẩm.............................................................................................................19
1.7.2. Hương liệu....................................................................................................................21
1.7.3. Bao bì.............................................................................................................................21
1.7.4. Hệ vi sinh vật................................................................................................................22
1.8. Một số quá trình kỹ thuật công nghệ.................................................................................23
1.8.1. Lọc.................................................................................................................................23
1.8.2. Thanh trùng....................................................................................................................23
1.8.2.1. Phân loại các dạng thanh trùng..................................................................................24
1.8.2.2. Chọn thời gian thanh trùng.........................................................................................25
1.8.2.3. Áp suất đối kháng......................................................................................................25
1.8.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đền thời gian thanh trùng....................................................26
1.8.2.5. Thiết bị thanh trùng....................................................................................................27
1.9 Các dạng hư hỏng của thực phẩm......................................................................................28

Chương 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................31
2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu..............................................................................31
2.1.1. Nước..............................................................................................................................31
2.1.2. Lá trà xanh.....................................................................................................................31
2.1.3. Củ gừng.........................................................................................................................31
2.1.4. Chanh muối...................................................................................................................31
2.1.5. Đường............................................................................................................................31
2.1.6. Phụ gia...........................................................................................................................32
2.2. Một số yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng cho sản phẩm nghiên cứu.................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................34
2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu..........................................................................................................34
2.3.2. Qui trình thử nghiệm.....................................................................................................38
2.3.3. Thiết bị sử dụng............................................................................................................40
2.3.4. Các phương pháp phân tích...........................................................................................40
2.3.4.1. Phương pháp xác định độ ẩm....................................................................................40
2.3.4.2. Xác định tỷ lệ thu hồi chất khô trong dịch trích.......................................................41

SVTT: Vũ Văn Thi
ii
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

2.3.4.3. Xác định độ khô hòa tan.............................................................................................41
2.3.4.4. Xác định pH................................................................................................................42
2.3.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng axít toàn phần.....................................................42
2.3.4.6. Các phương pháp phân tích đánh giá cảm quan sản phẩm......................................43

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................................................................45
3.1. Khảo sát nguyên liệu..........................................................................................................45
3.2. Khảo sát trích ly các nguyên liệu........................................................................................45
3.2.1. Trích ly trà......................................................................................................................45
3.2.2. Trích ly gừng.................................................................................................................49
3.3. Xác định tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu, phụ gia....................................................51
3.3.1. Xác đinh tỷ lệ phối trộn dịch trích trà xanh, chanh muối, gừng, nước.......................52
3.3.2. Xác đinh tỷ lệ phối trộn đường, axít citric..................................................................53
3.3.3. Xác đinh tỷ lệ phối trộn hương liệu trà xanh..............................................................55
3.3.5. Xác đinh tỷ lệ phối trộn natrbenzoat ...........................................................................55
3.4. Xác định chế độ thanh trùng cho các loại bao bì...............................................................56
3.4.1. Xác định chế độ thanh trùng cho chai thủy tinh...........................................................57
3.4.2. Xác định chế độ thanh trùng cho lon thép....................................................................59
3.4.3. Thanh trùng nước trà xanh chanh muối gừng và chiết nóng vào chai PET ................60
3.5. Kết quả phân tích thành phần hóa lý, vi sinh, cảm quan sản phẩm.................................60
3.5.1 Các chỉ tiêu hóa lý...........................................................................................................60
3.5.2 Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm cuối.................................................................61
3.5.3 Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm nghiệm phân tích thí nghiệm ..................61

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................64
4.1. Kết luận..............................................................................................................................64
4.2. Kiến nghị.............................................................................................................................65

SVTT: Vũ Văn Thi
iii
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Búp chè.........................................................................................................................4
Hình 1.2: Nước trà xanh, bột trà xanh.........................................................................................9
Hình 1.3: Hình quả chanh..........................................................................................................10
Hình 1.4: Cây gừng....................................................................................................................13
Hình 4.1: Sản phẩm nước trà xanh chanh muối gừng..............................................................64

DANH SÁCH SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu.....................................................................................................34
Sơ đồ 2.2: Qui trình công nghệ thử nghiệm sản xuất nước trà xanh chanh muối gừng........38

SVTT: Vũ Văn Thi
iv
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thành phần hóa học trong lá trà tươi.........................................................................5
Bảng 1.2: Chỉ tiêu hóa lý của nước...........................................................................................18
Bảng 1.3: Chỉ tiêu đường dùng trong sản xuất thực phẩm......................................................19
Bảng 1.4: Chỉ tiêu cảm quan của đường tinh luyện.................................................................19
Bảng 1.5: Chỉ tiêu axít citric......................................................................................................21
Bảng 3.1: Kết quả xác định chỉ tiêu hàm ẩm lá trà xanh và gừng; chanh muối......................35
Bảng 3.2: Kết quả xác định một số chỉ tiêu nước chanh muối...............................................35
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với các tỷ lệ lá trà xanh:nước.........46
Bảng 3.4: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với những nhiệt độ khác nhau........47
Bảng 3.5: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với những thời gian khác nhau........48
Bảng 3.6: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với các tỷ lệ gừng:nước.....................49
Bảng 3.7: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với những nhiệt độ khác nhau............50
Bảng 3.8: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với những thời gian khác nhau...........51
Bảng 3.9: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của trà...........................................................52
Bảng 3.10: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của gừng.....................................................52
Bảng 3.11: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng nước chanh muối......................................................53
Bảng 3.12: Khảo sát độ đường và axít citric cho vào dịch phối trộn......................................54
Bảng 3.13: Khảo sát độ đường và axít citric đã chọn ở trên trong khoảng nhỏ hơn khi 
cho vào dịch phối trộn..............................................................................................54
Bảng 3.14: Tỷ lệ hương với nước trà xanh chanh muối gừng................................................55

SVTT: Vũ Văn Thi
v
Mục lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Bảng 3.15: Kết quả phân tích vi sinh cho khảo sát tỷ lệ natribenzoat cho vào nước trà 
xanh chanh muối gừng.............................................................................................55
Bảng 3.16: Kết quả vi sinh ở những nhiệt độ khác nhau trong thời gian thanh trùng 10 phút58
Bảng 3.17: Kết quả vi sinh ở những thời gian khác nhau trong thanh trùng ở nhiệt độ 83oC58
Bảng 3.18: Kết quả vi sinh ở những nhiệt độ khác nhau trong thời gian 10 phút gia nhiệt 
 thanh trùng cho việc chiết rót nóng vào chai PET..................................................60
Bảng 3.19: Các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm...........................................................................60
Bảng 3.20: Kết cho diểm thị hiếu.............................................................................................61
Bảng 3.21: Kết quả kiểm nghiệm kim loại nặng....................................................................61
Bảng 3.22: Kết quả kiểm nghiệm vi sinh................................................................................62
Bảng 3.23: Kết quả kiểm nghiệm một số chỉ tiêu khác..........................................................62
Biểu đồ 3.1: Sự liên hệ giữa tỷ lệ nước và hàm lượng chất khô  trích ly từ lá trà xanh.......46
Biểu đồ 3.2: Sự liên hệ giữa nhiệt độ và hàm lượng chất khô trích ly từ lá trà xanh............47
Biểu đồ 3.3: Sự liên hệ giữa thời gian và hàm lượng chất khô trích ly từ lá trà xanh...........48
Biểu đồ 3.4: Sự liên hệ giữa tỷ lệ nước và hàm lượng chất khôtrích ly từ gừng..................49
Biểu đồ 3.5: Sự liên hệ giữa nhiệt độ và hàm lượng chất khô tríchly từ gừng.....................50
Biểu đồ 3.6: Sự liên hệ giữa thời gian và hàm lượng chất khô trích ly từ gừng....................51
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai chứa 
sản phẩm đem đi thanh trùng................................................................................56
Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai chứa 
sản phẩm đem đi thanh trùng chứa trong chai thủy tinh, cũng như thời gian
thanh trùng.............................................................................................................57
Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai chứa 
sản phẩm đem đi thanh trùng chứa trong lon thép, cũng như thời gian 
thanh trùng ............................................................................................................59

SVTT: Vũ Văn Thi
vi
Lời mở đầu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

LỜI MỞ ĐẦU

Nước giải khát là thức uống đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người.  
Ngoài việc cung cấp cho cơ thể một lượng nước đáng kể  để  tham gia vào quá trình trao 
đổi chất của tế  bào, nó còn bổ  sung cho cơ  thể  các chất dinh dưỡng, các loại muối 
khoáng,… để bù đắp cho những hao hụt về năng lượng đã bị tiêu hao trong các hoạt động 
sống của con người. Vì vậy, nước giải khát trở  thành nhu cầu tất yếu không thể  thiếu 
được đối với cuộc sống của con người.

Ngày nay, khi điều kiện sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử 
dụng nước giải khát ngày càng tăng và đang từng bước chuyển dần từ loại nước giải khát 
pha chế truyền thống (pha chế từ: đường, hương liệu, màu, CO2 và một số loại hóa chất 
khác) sang sử  dụng loại nước giải khát có chứa các chất dinh dưỡng như  các loại: axít  
amin, vitamin, muối khoáng, các chất chống oxy hóa,... được sản xuất từ các loại trái cây,  
thảo mộc có lợi cho sức khỏe. Đây được coi là mặt hàng chiến lược chủ yếu của thế kỷ 
21.

Nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và cũng là yêu cầu 
của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương (phát triển sản phẩm mới từ  trà),  
tôi thấy việc nghiên cứu công nghệ sản xuất nước trà xanh chanh muối gừng là cần thiết  
và có ý nghĩa thiết thực. 

Mục tiêu trong của đồ án này là:
─ Tìm ra tỷ lệ phối trộn giữa các thành phần nguyên liệu để tạo ra một sản phẩm mới.
─ Khảo sát chế độ thanh trùng cho các loại bao bì.

SVTT: Vũ Văn Thi 1
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Nước giải khát [7] [10]
Nước giải khát là thức uống. Ta có thể  phân loại nước giải khát theo nhiều cách dựa trên 
thành phần nguyên liệu gồm có:
─ Theo độ cồn có: đồ uống có cồn và đồ uống không cồn (thường gọi là nước giải khát); 
─ Theo lượng đường có: nước giải khát có đường và nước giải khát không đường; 
─ Theo tính “tự  nhiên” của nguyên liệu có: nước ép trái cây 100%, dịch chiết thảo mộc;  
nước giải khát pha chế  từ: đường, hương liệu, màu, CO2 và một số  loại hóa chất tạo 
mùi vị tự nhiên và loại thứ ba là trung gian giữa hai loại trên. 

Nước giải khát (đồ uống không cồn) có thể là nước giải khát có đường hoặc nước giải khát 
không có đường, có hoặc không có các chất phụ gia, có hoặc không có bổ sung CO2; có thể 
là nước ép trái cây  ở dạng nguyên chất hoặc có pha thêm nước, có thể  là nước được phối 
trộn từ  các dịch trích từ  thảo mộc,… tạo ra một thức uống để  giải khát. Sự  đa dạng sản 
phẩm phụ thuộc vào yếu tố công nghệ chế biến và các thành phần cơ bản đem phối trộn. 

Loại nước giải khát đầu tiên xuất hiện vào thế  kỷ  17 với thành phần pha chế  gồm nước 


lọc, chanh và một ít mật ong. Năm 1676, Công ty Compagnie de Limonadiers tại Paris (Pháp) 
độc quyền bán các loại nước chanh giải khát. Đến năm 1767, tiến sĩ Joseph Priestley ­ một  
nhà hóa học người Anh ­ đã pha chế thành công loại nước giải khát có gas. Năm 1770, nhà  
hóa học Thụy Điển Torbern Bergman phát minh loại máy có thể sản xuất nước giải khát có 
gas từ đá vôi bằng cách sử dụng axít sulfuric, cho phép sản xuất loại với số lượng lớn. 

Trên thế  giới, ngành sản xuất nước giải khát đang phát triển với tốc độ  rất nhanh cả  về 


chủng loại và sản lượng. Thị trường Việt Nam: nước giải khát nói chung tăng 7,1%, nước  
dinh dưỡng tăng 15,8%, nước giải khát có gas từ  hương liệu giảm 1,5%  (nguồn Takasago  
International Singapore, 27/10/2007 gởi tới Chương Dương, Việt Nam).

Nước giải khát và người tiêu dùng hiện nay: (nguồn Euromonitor 2007)
─ Nước giải khát pha chế từ  hương liệu chỉ thuần túy để  giải khát đang phát triển chậm  
lại.

SVTT: Vũ Văn Thi 2
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Người tiêu dùng mong muốn có sản phẩm có năng lượng thấp, ít đường, không đơn  
thuần là nước giải khát mà còn có tính năng dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.
Những điều trên tạo ra các ý tưởng:
─ Nước giải khát giảm: đi từ  thấp, rồi giảm, đến không (chất béo, đường, phụ  gia, chất  
bảo quản).
─ Nước giải khát cộng: thêm khoáng chất, vitamin, có tính chức năng (có các chất có lợi 
cho sức khỏe), hoàn toàn tự nhiên.
Xu hướng thị trường đối với dòng sản phẩm nước giải khát: 
─ Không chỉ mang tính chất giải khát mà còn:
Đem lại lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng như: tăng sức đề kháng, chống lại sự 
oxy hóa bằng các chất có nguồn gốc tự nhiên.
Đem lại cảm giác tươi mát của sản phẩm làm từ  nguyên liệu có nguồn gốc tự  nhiên 
như: mùi vị, hương, màu sắc, trạng thái chất lỏng.v.v.
Sản phẩm phải đem lại yếu tố mới lạ (mà trước đây chưa từng có ở  sản phẩm cùng 
loại hay có nhưng không đem lại ấn tượng, sự nổi bật nào).
─ Có những đặc tính của sản phẩm nước giải khát mới:

Có màu sắc, hương vị tự nhiên
Sản phẩm có thể bổ sung các vi lượng thiết yếu như: nhóm vitamin, chất khoáng, chất  
chống oxy hóa, chống lại sự lão hóa.
Bổ xung chất xơ giúp giảm Cholesterol trong máu, hỗ trợ tiêu hóa và giúp hấp thu tốt  
các dưỡng chất.
Trạng thái sản phẩm: phụ thuộc vào dòng sản phẩm mà có độ nhớt tương ứng đem lại 
cảm giác nước giải khát có nguồn gốc tự nhiên.
Nhiều quốc gia như: Mỹ, Hà Lan, Liên Bang Đức, Nhật, Hàn Quốc, Úc, Thái Lan, Trung  
Quốc... đã tập trung nghiên cứu và sản xuất được nhiều loại nước giải khát từ  trà; từ  các  
loại trái cây: cam, dứa, xoài, sơri, ổi, táo,lê, dâu, mơ, nho, vải.. có chất lượng rất cao đã mau  
chóng chiếm lĩnh được thị trường.
Nhận thấy dòng nước giải khát cộng đã phát triển rất mạnh trên thế giới, còn Việt Nam chỉ 
mới bắt đầu nhưng thị trường nước giải cộng đã nhanh chóng sôi động, nên việc tạo ra sản 
phẩm nước giải khát mới kết hợp trà xanh, chanh muối, gừng đã hình thành.

SVTT: Vũ Văn Thi 3
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

1.2. Trà  [3] [10]
Ngành Angiospermae Hạt kín
Lớp Dicotylednae Song tử diệp
Bộ  Theales Chè
Họ Theaceae Chè
Chi Camellia (Thea) Chè
Loài C.sinensis

Cây   trà  hay   còn   gọi   là   cây  chè  có   tên   khoa   học   là  Camellia 
sinensis  hay  là  Thea sinensis  (1935­hội nghị  Quốc tế  về  thực  
Hình 1.1: Búp chè
vật);  các danh pháp khoa học cũ còn có tên là  Thea bohea  và 
Thea viridis; là cây trồng nhiệt đới và cận nhiệt đới ; có nguồn gốc ở  vùng rừng mưa nhiệt 
đới Tây Tạng và ở Bắc Đông Dương (tên gọi sinensis trong tiếng Latinh có nghĩa là "Trung 
Quốc").  Nhưng ngày nay, trà được trồng phổ  biến  ở  nhiều nơi trên thế  giới như:  Trung 
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Srilanca, Úc, Nam Mỹ, Châu Phi,… Lá và chồi được dùng để pha 
nước uống (sử dụng để sản xuất trà). Cây trà là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc  
các cây nhỏ; có rễ cái dài; thân đơn trục (có 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ­bán gỗ và thân bụi); lá 
mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, hình dạng, kích thước thay đổi tùy theo giống, dài từ 
4–15 cm và rộng từ 2–5 cm, có gân rõ, rìa lá có hình răng cưa; hoa màu trắng với nhiều nhị 
vàng dài, mỗi hoa có 7 cánh, đường kính từ 2,5–4 cm; hạt có thể được dùng để gieo trồng và  
ép lấy dầu. 

1.2.1. Phân loại cây trà 
─  Cây trà Assam (Assam tea plant)­Camellia assamica (Masters): là loại cây nhỡ (thân đơn) 
với lá to; lá dài 8­20 cm, mỏng và mềm, có màu xanh đậm; hoa mọc đơn lẻ hay thành từng  
đôi; không chịu được rét hạn, năng suất và phẩm chất tốt. Cây trà Assam được phát hiện 
năm 1823 là một trong hai cây trà gốc và phần lớn trà được sản xuất từ cây trà Assam. Trà 
Assam tạo ra hương vị  ngọt của đồ  uống, không giống như  hương vị  của các loại trà  
Trung Quốc khác. 

─   Cây trà Trung Quốc (China tea plant):  C. sinensis sinensis là loài cây lá nhỏ, nhiều thân 
mọc thành bụi rậm cao tới 4­5 mét. Đây là loại trà đầu tiên được phát hiện, ghi chép lại và  

SVTT: Vũ Văn Thi 4
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

sử dụng để sản xuất trà có từ hơn 3000 năm trước, nó dùng để sản xuất nhiều loại trà nổi  
tiếng. 

─  Cây trà Nam Indo (Indochina): Nhóm đặc biệt của Camellia assamica. Cây nhỏ hình chóp; 
lá của chúng về  kích thước nằm giữa kích thước của lá trà Assam và lá trà Trung Quốc, 
khi lá còn non có màu lam vàng và bóng, chuyển sang màu lam hồng hay đỏ hồng vào cuối 
mùa. Đôi khi người ta coi biến thể này là sản phẩm lai ghép của trà Assam và Trung Quốc.

1.2.2. Thành phần hóa học
Trong lá trà có khoảng: 75­80% là nước, còn lại là hàm lượng chất khô (db).
Bảng 1.1: Thành phần hóa học trong lá trà tươi

Thành phần %db Thành phần %db

Tổng Polyphenols 25­30 Lignin 5­6

Polysaccharides 14­22 Monosaccharides 4­5

Protein & Enzyme 14­17 Axít amin 4­5

Flavanols Lipids 3­5

(­) Epigallocatechin gallate (EGCG) 8­12 Caffein 3­4

Flavonols & flavonol 
(­) Epicatechin gallate (ECG) 3­6 3­4
glycosides

(­) Epigallo catechin (EGC) 3­6 Polyphenolic axít 3­4

 (+) Gallocatechin (GC)  3­4 Leuco anthocyanins 2­3

Chlorophylls & hợp chất 
(+) Catechin (C) 1­2 0,5­0,6
màu khác

(­) Epicatechin (EC) 1­3 Axít hữu cơ 0,5­0,6

Cellulose & Hemicellulose 4­7 Theophylline 0,5

Khoáng 5­6 Theobromine 0,2

Pectin  5­6 Hợp chất bay hơi 0,01­0,02

SVTT: Vũ Văn Thi 5
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Nước 
─ Là thành phần chủ yếu, khi tuổi thọ của cây càng cao, vỏ  tế bào chứa nhiều chất kỵ 
nước và do vậy hàm lượng nước cũng giảm dần.
─ Hàm lượng nước phụ thuộc sự phân bố địa lý, phương pháp canh tác và thời điểm thu 
hoạch. 
─ Vai trò: 
Thành phần cấu trúc của các cơ quan.
Là môi trường để diễn ra các phản ứng trong quá trình chế biến trà 
đồng thời cũng là chất tham gia phản ứng.
Liên quan đến các quá trình biến đổi sinh hóa ảnh hưởng rõ rệt đến  
chất lượng của cây trà và ảnh hưởng chất lượng sản phẩm trà. 
Trong quá trình chế biến cần kiểm soát chặt chẽ sự bay hơi nước.
 Các hợp chất phenol 
Chiếm khoảng 30% hàm lượng chất khô của lá trà tươi, tạo vị  chát. Flavonoids là thành  
phần tanin quan trọng trong lá trà xanh. Thành phần chính flavonoids được tìm thấy trong 
lá trà tươi là catechins và flavonols.  Flavonol aglycones được tìm thấy trong lá trà tươi,  
nhưng chỉ  hiện diện với  hàm  lượng nhỏ  trong nước  trà  do tính tan  trong nước  kém. 
Flavonols khác như  quercetin, kaempfrol, myrincetin và những glycosides của chúng trong 
các loại trà chiếm khoảng 5­15 mg/tách trà. Trong quá trình chế  biến, các flavonoids có 
những biến đổi sâu sắc bới các phản  ứng enzym hóa, hiện diện với các thành phần khác 
nhau trong các loại trà và tạo nên những hương vị và màu sắc đặc trưng của mỗi loại trà.
(­) Epigallocatechin gallate (EGCG) là catechin có tỉ  lệ  cao trong hầu hết trà xanh, đen và 
Oolong. 
Các hợp chất phenol là thành phần đặc trưng của các chất có lợi cho sức khỏe con người 
có trong trà như: kháng khuẩn, chống oxy hóa, cầm máu, chống ung thư…
 Protein và axít amin
─ Chiếm khoảng 15% khối lượng chất khô của lá trà tươi, thay đổi tùy thuộc vào giống  
trà.

SVTT: Vũ Văn Thi 6
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Axít amin cơ bản trong lá trà: Aspartic, Glutamic, Serine, Glutamine, Tyrosine, Valine,  
Phenylalanine, Leucine, Isoleucine Và Theanine. Theanine chiếm 60% tổng hàm lượng  
axít amin.
─ Vai trò:
 Điều hòa vị trà, làm vị trà hài hòa, có hậu vị ngọt;
 Tạo hương.
Glycine Formaldehyde Isoleucine 2­methylbutanol
Alanine Acetaldehyde Methionine Methional
Valine Isobutyraldehyde Phenyl alanine Phenylacetaldehyde
Leucine Isovaleraldehyde
Chất xơ 
Thành tế bào của lá trà chứa những vật chất cellulose được bao quanh bởi hemi­cellulose  
và chất kết dính lignin có tính chất vảo vệ sự xâm nhập của các enzyme thủy phân.
 Carbonhydrate
─ Đường tự  do được tìm thấy trong tôm của lá trà xanh là glucose, fructose, sucrose,  
raffinose và stachyose.
─ Những hợp chất pectic chứa galactose, arabinose, galacturonic axít và ribose.
─ Vai trò:
 Đường tự do liên quan đến sự tổng hợp caffeine trong tôm trà;
 Tạo hương thơm;
 Một trong những tiền thân của những hợp chất polyphenol.
 Lipid và axít béo
─ Hàm lượng chất béo trung tính, glycol và phospholipid cũng như các axít béo của chúng  
thay đổi tùy vào các loại trà khác nhau.
─ Các thành phần axít béo chính có trong trà là: linolenic, linoleic, oleic và palmitic.
 Polysaccharide
─ Gồm chủ yếu là cellulose, hemi­cellulose, pectin và lignin
─ Hàm lượng polysaccharide không tan càng cao thì chất lượng của trà càng thấp
 Pectin

SVTT: Vũ Văn Thi 7
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Gồm có 3 loại:  protopectin, pectin, axít pectic.
─ Pectin là chất háo nước, làm cho độ   ẩm trong trà khô tăng lên, gây khó khăn cho việc  
bảo quản trà và do đó dẫn đến việc giảm chất lượng của trà.
 Sắc tố
─ Anthocyanidins
  Deelphenidin  và cyanidin  là thành phần anthocyanidin  chính được tìm thấy 
trong lá trà.
 Trong trà xanh, sự có mặt của hợp chất này sẽ làm xấu màu nước trà, làm tăng  
vị đắng.
─ Carotenoids:   có   14   loại   được   tìm   thấy   trong   lá   trà.   Những   thành   phần   chính   gồm: 
xanthophylls,   ­carotene, violaxanthine và neoxanthine. 
─ Chlorophylls: đây là màu quyết định của trà xanh.
 Caffein 
─ Là dẫn xuất của purine và có tên gọi theo cấu tạo là 1,3,5­tri methyl xanthine
─ Chiếm khoảng 2,5­5,5% hợp chất khô
─ Caffeine tạo vị đắng
─ Có đặc tính kích thích và làm giảm sự mệt mỏi tinh thần
─ Trong quá trình chế biến, hàm lượng caffeine trong lá không biến đổi hoặc chỉ  thay đổi 
trong một giới hạn nhỏ.
 Chất khoáng
─ Trà chứa khoảng 5% khoáng
─ Thành phần chính là kali (50%)
─ Một vài lá trà chứa fluorine với hàm lượng cao (0,015­0,03%)
 Vitamin
Trong lá trà tươi gồm nhiều loại vitamin:
─ Tan trong chất béo: A, D, E, K…
─ Tan trong nước: B, PP, C…
 Enzyme: 

SVTT: Vũ Văn Thi 8
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Gồm   các   enzyme:   polyphenol   oxydase,   phenylalanine   ammonia­lyase,   proteinases, 


chlorophyllases, pectin methylesterase. 

1.2.3. Một số tác dụng của trà xanh được ghi nhận
─ Chống oxy hóa;
─ Ngăn ngừa ung thư;
─ Làm giảm cholesterol;
─ Làm giảm huyết áp;
─ Làm giảm lượng đường trong máu;
─ Giảm nguy cơ đột quỵ;
─ Ngăn ngừa bệnh loãng xương;
─ Giảm hư hỏng DNA;
─ Làm chậm các dấu hiệu tuổi già;
─ Ngăn ngừa sự nguy hiểm do máu đông cục;
─ Ngăn ngừa sự suy thoái tim mạch;
─ Ngăn ngừa hơi thở hôi;
─ Làm giảm mệt mỏi và căng thẳng;
─ Tiêu chảy, kiết lị, béo phì, hen suyễn;
─ Ngăn ngừa sâu răng.v.v.

                                                    
Nước trà xanh                                                               Bột trà xanh  
Hình 1.2: Nước trà xanh, bột trà xanh

Một số loại trà (sản phẩm trà): khi được trồng để lấy lá, cây trà thông thường được xén 
tỉa sao cho thấp hơn 2 mét. Lá non và còn các lá có màu xanh lục nhạt; các lá già có màu lục  
sẫm. Mặt bên dưới của lá còn các sợi lông tơ  ngắn màu trắng thì được thu hoạch để  sản  
xuất trà. Các độ tuổi khác nhau của lá trà tạo ra các sản phẩm trà khác nhau về chất lượng,  

SVTT: Vũ Văn Thi 9
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

do thành phần hóa học trong các lá này là khác nhau. Thông thường, chỉ có tôm (lá chồi) và 2  
đến 3 lá mới mọc được hái để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn 
sau khoảng 1 đến 2 tuần. 

─ Trà xanh: trà xanh là loại trà không lên men, enzyme được vô hoạt bằng cách sấy hoặc  
chần để ngăn quá trình lên men. Thành phần polyphenol không bị oxy hóa nên nước trà có 
màu vàng xanh, vị đắng chát.

─ Trà đen: trà đen chiếm tỷ lệ lớn nhất trên thị trường trà thế giới (ở Việt Nam năm 1999,  
trà đen chiếm khoảng 65%). Trà đen được tạo thành chủ  yếu là do quá trình oxy hóa các 
hợp chất phenol bởi các enzyme polyphenoloxidase (thường gọi là quá trình lên men). Đó  
là quá trình quan trọng trong công nghệ  sản xuất trà đen vì nó tạo ra các hợp chất quan  
trọng quyết định chất lượng của trà về màu sắc, hương, vị, hậu vị… Nước trà đen có màu 
đỏ tươi, vị dịu, thơm đặc trưng,... 

─ Trà Oolong:  trà Oolong là sản phẩm trung gian của loại trà xanh và trà đen, được tạo  
thành bằng cách lên men không hoàn toàn lá trà tươi. Trà Oolong còn gọi là Hồng Trà.  
Theo sách vở  thì kỹ  thuật  ủ  và sấy để  làm Hồng Trà chỉ  có từ  thế  kỷ  thứ  18 đến nay. 
Hồng Trà khởi nguồn từ  vùng Quế  An, tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc. Sau này, Hồng  
Trà theo chân quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan nên một số địa danh của đảo này cũng  
đã gắn liền cùng Hồng Trà.  

1.3. Chanh [10]

                   
   Chanh                                                  Chanh         
Hình 1.3: Hình quả chanh
1.3.1. Cây chanh: cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ  cam quýt 
Rutaceae. Chanh là một loại cây nhỡ, cao từ 1m đến 3m;  thân có gai;  lá hình trứng, dài từ 

SVTT: Vũ Văn Thi 10
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa.   Hoa trắng, mọc đơn độc hay 
từng chùm 2 đến 3 hoa.   Vỏ  quả  có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả  chín. Quả 
chia làm nhiều múi.  Dịch quả  rất chua.  Vỏ  quả  và lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh 
được trồng khắp nơi ở nước ta.   Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia  
vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rễ cây để làm thuốc.
1.3.2. Thành phần hóa học
Trong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, 8,2g carbohydrate, 5,4g tro, 0,8g protein, 0,5g chất  
béo, 0,6g chất xơ, 33mg calcium, 15mg phosphor, 3mg sodium, 0,5mg sắt, 137mg potassium,  
52mg vitamin  C, 12mg vitamin  A, 0,5mg thiamin  (B1), 0,02mg riboflavin  (B2) và 0,1mg 
niacin.
Vỏ  quả  chiếm 13­24% trọng lượng của quả, chứa pectin, pectat Ca (26,2% vỏ), hợp chất  
flavonoid (0,55­0,75% vỏ) gồm hesperidin, naringin, neohesperidin, diosmin; có vị đắng, cay, 
mùi thơm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa đầy bụng, khó tiêu, nôn mửa, ho nhiều đờm.  
Vỏ  quả  chanh còn là nguyên liệu để  sản xuất tinh dầu. Dịch chanh chiếm 23­95% trọng  
lượng quả, chứa axít citric (6,56­7,84% dịch chanh), đường tổng (0,26­4,13% dịch chanh),  
protein, dầu béo, muối khoáng, vitamin B1, vitamin C. Dịch chanh còn là nguyên liệu để chế 
axít citric. Hạt chanh chiếm 5­7% trọng lượng quả, chứa dầu béo gồm các axít palmitric,  
stearic, oleic, linoleic và chất đắng lemonin. Lớp vỏ  ngoài của quả  chanh và lá chanh có 
chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu.  Thành phần của tinh dầu của chanh gồm citral (4­
6%), D­limonen, camphen,  α­terpinen,  γ­phelandren, linalol, linalyl acetat, cadinen có mùi 
thơm của chanh tươi; kích thích nhẹ đường tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, đẩy mạnh 
sự tiết dịch tiêu hóa giúp bài hơi và có tác dụng khử đờm. Tinh dầu chanh dược dùng phải 
có ít nhất 3% citral.  
 Để tận dụng hết giá trị của quả chanh và để có chanh sử dụng quanh năm, ta có thể 
bảo quản chanh theo những cách sau đây:
─ Làm Chanh muối: 47% chanh, 7% muối, 46% (đường, nước, chất phụ gia) 

Cách 1: Chanh → chọn lựa → Xử lý sơ bộ → Rửa sạch, để ráo → Mối chanh → phơi ra 
nắng mỗi ngày → Chanh muối.
Giải thích:  1kg chanh tùy chọn loại nào cũng được, ngắt cuống, rửa sạch, để  ráo + 1kg 
muối bột + 5g  cam thảo khô bào mỏng. Dùng hũ (lọ) miệng rộng vừa đủ, trộn đều cam  

SVTT: Vũ Văn Thi 11
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

thảo với muối, sắp vào đáy lọ một lớp muối, trải lên một lớp chanh, phủ đầy muối lên lớp  
chanh rồi lại làm tiếp một lớp chanh khác, rồi lại một lớp muối... Không sắp đầy hũ, phải  
chừa cách miệng hũ chừng 5cm. Dùng nan thanh tre mỏng hoặc một dĩa sành sứ  nặng, bỏ 
lọt miệng hũ, dằn lên trên mặt chanh sao cho khi trong hũ dậy nước, chanh sẽ không nổi lên 
mặt nước muối. Đậy kín nắp hũ, phơi ra nắng mỗi ngày cho đến khi muối và chanh dậy 
nước, dâng đầy hũ, tùy thời tiết, trong khoảng muời ngày sau khi muối trong hũ tan hết vào  
nước, thăm chừng chanh trở  màu vàng nâu úa, phần vỏ  thấy thơm vị  chanh muối và thấm 
mặn là được. Cách làm này đơn giản, thời gian muối tương đối lâu, trái chanh muối không 
phồng tròn, nước và vỏ chanh ửng sắc vàng nâu cho vị chanh muối rất đậm đà. Để càng lâu 
trái chanh sẽ trở thành nâu đen, tóp hẳn lại và có vị thơm rất đậm đà nhưng dịu chứ  không 
gắt.

Cách 2: Chanh → Chọn lựa → Làm thầu vỏ → Rửa, để ráo → Xả chanh → Muối chanh  
→ Phơi nắng → Chanh muối.
Giải thích: dùng cho chanh giấy, vỏ chanh mỏng. Chọn chanh vỏ mỏng, thật tươi. Mài đều  
trái chanh lên một bề mặt nhám như xi măng, đá mài, bàn bào... trong khi mài, rắc muối bọt  
lên mặt nhám mài, mài cho đến khi chanh mòn nhẵn đều và màu xanh bên ngoài vỏ gần như 
trở  thành trắng, xâm sâu đều vào mỗi trái chanh nhiều lần. Xả  chanh nhiều lần với nước  
lạnh rồi để  ráo. Pha nước phèn với lượng: 1 lít nước + 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm  
chanh vào trong khoảng 1 giờ  rồi đem phơi nắng chừng một đến hai giờ. Khi thấy chanh  
khô, pha nước phèn khác rồi lại ngâm, phơi nắng... làm hai hoặc ba lần cho đến khi vỏ 
chanh có màu trắng. Xả  chanh lại nhiều lần bằng nước. Nấu nước muối với lượng: 1 lít  
nước + 250g  muối (sử dụng muối nên lưu ý muối khô ít mặn hơn muối ướt ), nấu tan muối  
để  nguội. Sau đó cho vào hũ   đã sắp chanh vào, thả  thêm 5g   cam thảo bào mỏng, châm  
nước muối vào đầy, dùng nan tre mỏng, dĩa sứ  nặng dằn cho chanh chìm hẳn dưới mặt  
nước muối, đậy nắp hũ. Tùy thời tiết, thăm chừng cho đến khi mếm thử thấy chanh thấm 
vị mặn được. Cách làm này nhanh hơn, cho trái chanh muối căng tròn, trắng đẹp, vỏ  chanh 
dòn do tác dụng của phèn chua nhưng vị chanh muối lạt và ít thơm.
─ Chanh ướp đường: Quả chanh rửa sạch, để ráo nước, đem trộn với đường với tỷ lệ 1/1, 
cứ một lớp chanh lại một lớp đường.

SVTT: Vũ Văn Thi 12
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Làm cao chanh: vắt lấy dịch chanh, lọc qua vải màn để  loại bỏ  hạt và tép, đem đổ  vào 


khay (đĩa) thành một lớp mỏng để làm tăng diện tích bốc hơi. Đem phơi nắng cho đến khi  
được một chất đặc như keo và có màu xám đen.
1.3.3. Phân loại: chanh là một loại quả  rất phổ biến, có nhiều loại: chanh giấy, chanh tứ 
thời, chanh núm, chanh miền nam, chanh đào...

1.3.4. Công dụng
Cây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị  dược liệu cao nhất trong một danh mục hơn  
7.300 loài thực vật được tổ  chức Plants For a Future  ở Anh phân loại và xếp hạng căn cứ 
vào giá trị  dinh dưỡng cũng như  dược liệu.   Bên cạnh giá trị  của một loại gia vị và nước  
uống giải khát phổ thông được ưa chuộng do nó làm cho ta thấy sảng khoái, tỉnh táo, nhất là 
khi lao động mệt mỏi; chanh còn là nguồn quan trọng cung cấp axít citric, vitamin C, B1, B2, 
PP, đường, canxi, phốtpho, sắt trong múi chanh và một loại tinh dầu hương chanh  ở vỏ và 
những chất chống oxy hóa thuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ  thành  
mạch, tăng cường hệ  miễn nhiễm, làm chậm sự  lão hóa và hạ  huyết áp. Các thành phần 
trong chanh có tác dụng kích thích dạ dày tiết dịch để  phân giải thức ăn, tăng nhu động dạ 
dày ruột, giúp hấp thụ  tiêu hóa tốt hơn, bảo vệ  thành mạch, tăng cường hệ  miễn dịch và 
hạn chế  tác hại của những gốc tự do để  làm chậm sự lão hóa, tăng cường chuyển hóa để 
làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Mùi hương chanh còn giúp tạo cảm giác thư 
thái, dễ chịu. Vị chua của chanh có tác dụng tạo ra nước bọt làm giảm khát, giải nhiệt. 

1.4. Gừng [9] [10]
1.4.1. Giới thiệu cây gừng (tên, nguồn gốc, phân loại, khu vực phân bố)
Gừng có tên khoa học là Zingiber officinale Roscoe, tên thông thường Ginger, thuộc họ 
Gừng (Zingiberaceae). Ngoài ra, gừng còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau trong các  
quốc gia.Trung Quốc gọi là Jeung. Ấn Độ, gừng có rất nhiều tên, Aadu trong vùng Gujarati, 
Shoonti trong vùng nói tiếng Karnataka,  Allam trong vùng Telugu, Inji trong vùng Tamil và 
Malayalam, Alay trong vùng Marathi, Adrak trong vùng Hindi và Urdu. Indonesia gọi là Jahe 
hay Djahe. Thái Lan gọi là Kinkh. Arabic gọi là Zanjabil. Pháp gọi là Gingembre. Đức gọi là 
Ingwer. Việt Nam còn có tên Khương (Sinh khương­Gừng tươi, Can khương­Gừng khô). 

SVTT: Vũ Văn Thi 13
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Cây gừng được tìm thấy  ở nhiều nơi trên thế  giới. Nó gắn 


liền với sự  hình thành và phát  triển với lịch  sử  văn hóa,  
được biết đến như  những cây có đặc tính chữa bệnh cũng 
như cây thực phẩm, phổ biến đầu tiên ở Trung Quốc sau đó  
đến  Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á, Đông Phi và Caribean. 
Hai nước Trung Quốc,  Ấn  Độ  đã trồng và phát triển cây 
gừng từ rất sớm.
1.4.2. Phân loại Hình 1.4 Cây gừng

Trên thế giới, gừng được chia thành các loại sau:
– Zingiber officinale – Zingiber mioga
– Zingiber spectabilis – Zingiber malaysiannum
– Zingiber zerumbet – Zingiber cassumuar
– Zingiber purpureum
Ở Việt Nam, hiện có ba loại gừng phổ biến:
─ Gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale), trong sản xuất lại chia làm hai loại:
Gừng trâu: củ to, ít sơ, thích hợp cho xuất khẩu.
Gừng dé: được gây trồng phổ  biến, cho củ  to hơn, vị  cay và nhiều 
sơ  hơn, hiện được bán nhiều  ở  thị  trường trong nước, cũng như  các nướp khác trong 
khu vực.
─ Gừng dại (Zingiber cassumuar): củ khá to, nhiều sơ, vị cay, nhiều mùi hăng, thịt củ màu  
vàng xanh; được dùng làm thuốc, gia vị, thường mọc hoang dại trong tự nhiên.
─ Gừng gió (Zingiber zerumbet): ngải xanh, ngải mặt trời, cũng có mùi thơm, chất đắng;  
mọc rộng khắp nước Việt Nam, Án Độ, Indonesia, Malayxia; ít được gây trồng, chỉ làm 
dược liệu.
Cây gừng mặc dù được phổ  biến  ở  nhiều nơi nhưng thích hợp  ở  vùng nhiệt đới, có mùa  
khô ngắn, nhiệt độ  trung bình 21­27oC, lượng mưa từ  1500­2500mm, độ  cao so với mặt 
nước biển từ  vài mét tới 1500m,  ở  vùng cao hơn không khí lạnh và nhiều sương mù nên  
không phù hợp. Theo bản đồ phân bố khu vực trồng gừng năm 2005, cho ta thấy rằng gừng  
chủ  yếu được trồng  ở vùng nhiệt đới, cận ôn đới. Một số  nước như   Ấn Độ, Trung Quốc,  
Brazin trồng gừng với qui mô lớn, có nhà máy chế  biến tại chỗ.  Ở  Việt Nam, gừng được 

SVTT: Vũ Văn Thi 14
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

trồng khá phổ phiến từ Bắc vào Nam, nhưng chủ yếu trồng với qui mô nhỏ trong các hộ gia 
đình, năng suất thấp, tiêu thụ chủ  yếu tại chỗ hoặc thị trường nội địa; cũng một số  cơ  sở 
trồng gừng để suất khẩu ra nước ngoài, trồng chuyên trên ruộng rãy có trảng nắng.

1.4.3. Đặc điểm hình thái
Gừng được xếp vào cây thường niên, thân thảo. Thông thường cây cao từ 0,5 đến 1m (ở 
một số

 nơi điều kiện tốt có cây cao tới 1,5m), thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ và lâu 
dần hình thành sơ, xung quanh củ có rễ tơ. Củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt 
(sâu 0­15cm). Lá gừng màu xanh đậm, mặt bóng nhẵn, gân giữa trắng nhạt, dài khoảng 15­
20cm, vò có mùi thơm, hoa gừng có ba cánh, mỗi cánh dài khoảng 2cm, mép hoa và nhị hoa 
màu tím. Số lượng chồi nằm ở củ không nhiều.
Cây gừng có nhu cầu chất dinh dưỡng khá cao (đặc biệt là chất đạm sau đó là kali, lân), đất 
có độ pH = 5,5­6 là thích hợp. Lớp trồng gừng dày 20­40cm, không bị ngập úng và đất phải 
tơi xốp, có nhiều mùn. Gừng là cây  ưa sáng nhưng có khả  năng chịu rợp, nên ở  Việt Nam 
thường bố  chí trồng với các loại cây cao; tuy nhiên, dưới tán che khoảng 70­80% của cây  
cao thì cây gừng sẽ  giảm năng suất của giống chỉ  còn khoảng một nửa, cũng như  chất 
lượng của gừng so với việc khi trồng giống đó nơi trảng nắng.
1.4.4. Thành phần hóa học
─ Trong củ  gừng tươi, hàm lượng các chất hóa học thay đổi phụ  thuộc vào giống, điều  
kiện canh tác, điều kiện bảo quản, nhưng nhìn chung chúng gồm:
+ Nước: 80% 
+ Bột đường, xơ 17,5%
+ Chất béo 2%
+ Khoáng, vitamin 0,5%
─ Vitamin: Thiamin (B1), Riboflavin (B2), Niacin (B3), axít Pantothenic (B5), Vitamin B6, 
Folate (B9), Vitamin C. Khoáng: Calcium (Ca), Iron (Fe), Manesium (Mg), Phosphorus 
(P), Potassium (K), Zinc (Zn).
─ Nhựa cây, tinh dầu dễ bay hơi chủ yếu là Zingiberence, phellandrene, citral, cồn thơm.
                            

SVTT: Vũ Văn Thi 15
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chất cay: Zingeron, Zingerol và Shogaola. 

CH2­CH2­CO­CHOH­(CH2)­CH3 CH2­CH2­COCH3

OCH3 OCH3
OH OH
Zingerol Zingeron
              

(NguồnUSDA Nutrient datase)
1.4.5. Trồng trọt, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch
Hiện nay, các tài liệu hướng dẫn kỹ  thuật trồng gừng, thu hoạch, bảo quản gừng sau thu  
hoạch là ít và chưa đầy đủ. Do đặc thù canh tác trồng trọt ở nước ta thì khác nhau giữa các  
vùng, địa phương; vì vậy đã hình thành các dạng trồng và chăm sóc cây gừng như: trồng 
thành ruộng, rãy, trồng xen kẽ với các loại rau, cây rừng và trồng gừng nổi (trồng trong các  
túi nhựa đen).
Khi trồng gừng ta phải xem xét đến nhiều yếu tố: thời vụ, chuẩn bị  giống, chuẩn bị đất 
trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc (tưới nước, làm cỏ, vun gốc, bón phân), phòng trừ sâu bệnh. 
Khi gừng tới thời điểm thu hoạch, ta tiến hành thu hoạch, tồn kho và bảo quản.
1.4.6. Công dụng gừng được biết đến: ngoài việc dùng gừng làm gia vị, vị thuốc trị bệnh  
(Đông y) thì những năm gần đây, các nghiên cứu dược lý đã phát hiện một số tác dụng đặc 
biệt khác của củ gừng mà trước đây ít ai nghĩ đến:
─ Thứ  nhất là tác dụng chống lão hóa qua việc chống lại sự oxy hóa có khả  năng ức chế 
sự  sinh sản của tế  bào ung thư  và làm giảm bớt các tác dụng phụ  của các thứ  thuốc  
chống ung thư, giảm đau, diệt khuẩn, chống đau răng. Kết quả nghiên cứu của các nhà  
khoa học Nhật Bản cho thấy những thành phần tạo ra cảm giác cay trong củ gừng có tác 
dụng chống oxy hóa rất mạnh đối với chất mỡ có trong thịt, cá. Tác dụng này còn mạnh 
hơn cả các thứ thuốc chống oxy hóa nổi tiếng như BHA, BHT, vitamin E.  

SVTT: Vũ Văn Thi 16
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Thứ hai là tác dụng phòng sỏi mật. Các nghiên cứu cũng của các nhà khoa học Nhật cho  
biết các loại tinh dầu thơm trong gừng có tác dụng  ức chế  sự  hình thành prostagladen,  
do đó làm giảm hàm lượng muxin trong dịch mật phòng ngừa bệnh sỏi thận (muxin + 
canxi + bilirubin, bilirubin một loại protein tạo thành sỏi mật). 
─ Thứ  ba là cải thiện thành phần máu. Các nghiên cứu gần đây của nhiều nước cho biết 
trong gừng có một chất đặc biệt, có cấu tạo gần giống với axít salicylic trong thuốc 
Aspirin. Các nhà bào chế  dược đã sử  dụng axít salicylic chế  thành một loại thuốc hòa 
loãng máu để chống lại sự đông máu; thuốc này có tác dụng làm giảm mỡ trong máu, hạ 
huyết áp, đặc biệt có thể  phòng ngừa chứng huyết áp khối và chữa trị  bệnh nghẽn tắc  
cơ tim mà không hề gây tác dụng phụ.
─ Cuối cùng, chúng ta không thể quên một số tác dụng “kinh điển” như: giã gừng tươi vắt 
nước bôi bên ngoài da có tác dụng tiêu thũng, phù; gừng giã với muối, bó vào chỗ  bong  
gân, có tác dụng chữa khỏi; nước gừng nóng hay nhai gừng tươi có thể  tiêu trừ  chứng 
chướng bụng, chống mệt mỏi, giúp sảng khóai, chống say xe.
1.4.7. Các loại sản phẩm từ gừng
Các sản phẩm gừng rất phong phú, chúng có mặt rất sớm như  gia vị  cho vào các món ăn,  
thuốc trị bệnh, rồi đồ  uống, rượu bia, bánh kẹo, mứt, mỹ  phẩm,…Chính vì vậy, gừng phổ 
biến trong nhiều nước bằng các dòng sản phẩm đã qua chế biến hoặc xử lý sơ bộ.
 Gừng sử dụng như gia vị: gừng tươi, gừng khô, bột gừng hay dầu gừng được cho trực  
tiếp vào các món ăn, sản phẩm thực phẩm. 
 Gừng được dùng như một vị thuốc trị bệnh:  là vị thuốc đã được sử dụng từ lâu trong 
dân gian. Đông y cũng như  Y học cổ  truyền Việt Nam nói rằng: gừng là cây thuốc giúp  
tiêu đàm, chống và cầm nôn, giúp ra mồ  hôi, sát trùng các vết thương, giải độc, chống  
chán ăn, tạo hưng phấn,…. Còn Y học hiện đại thông qua các nghiên cứu nhận thấy: các  
chất tự nhiên trong củ gừng có khả năn chống oxy hóa, kháng sinh, giảm đau,… được cơ 
thể  hấp thu rất tốt khi mà con người tiêu thụ  trực tiếp gừng cũng như  các chế  phẩm từ 
gừng có mặt trên thị trường hiện nay, và cũng khuyến các nên sử dụng.
 Gừng sử dùng làm đồ uống
─ Trên thế giới có nhiều loại thức uống gừng nổi tiếng mamg đậm nét truyền thống văn 
hóa của một số  khu vực, khí hậu. Do tính cay và dược tính của gừng nên từ  gừng 

SVTT: Vũ Văn Thi 17
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

chúng ta đã sản xuất nhiều loại thức uống, chúng xuất hiện từ rất lâu như  thức uống 
gừng nóng, trà gừng, cà phê gừng, vang gừng, bia gừng, mật gừng.
─ Sản phẩm đồ uống: các sản phẩm dạng lỏng rất đa dạng, phong phú về chủng loại 
được sản xuất trong nhiều nước và rất nổi tiếng như:
 Trà gừng: có hai dạng, dạng hoà tan và dạng trích ly (hoà trong tách). Trà gừng 
rất nổi tiếng tại Nhật, các nước Ả rập, Anh, Trung Quốc và Việt Nam cũng đã có dòng  
sản phẩm này. Trà gừng hoà tan là dạng bột hoà tan, được làm từ  dịch trích gừng, bột  
gừng, tinh dầu gừng với trà. Trà gừng trích ly ở dạng lát gừng khô với trà khô. Dòng sản  
phẩm này đang dần chiếm lĩnh được lòng yêu thích của người tiêu dùng do tính cay,  
thơm, chát cũng như công dụng của nó (làm hết nôn, tiêu đờm, giải độc).
  Đồ  uống nước gừng (không cồn): có hai dòng sản phẩm nổi bật của Trung  
Quốc và Châu Âu, Mỹ.  Ở  Trung Quốc thường là dịch gừng cô đặc đã được phối chế 
(khi sử  dụng tuỳ  theo sở  thích của mỗi người mà pha loãng với nước) hay dạng dịch  
gừng đã phối chế đem cô đặc rồi sấy khô thành dạng bột (khi sử dụng hoà tan vào nước 
nóng thành nước gừng). Còn  ở  các nước Châu Âu, Mỹ  đã được phối chế  thành nhiều  
loại nước giải khát đựng trong chai nhựa, chai thuỷ tinh, lon. Ngoài ra còn có một số sản  
phẩm phối chế khác mang tính địa phương như nước mật gừng (sốt mật gừng) ăn kèm 
với món thịt, thức uống của người Trung Đông. 
 Đồ  uống có cồn: gồm có bia gừng, vang gừng. Bia gừng xuất hiện vào thập  
niên 70 của thế kỷ trước ở nước Anh, được phổ biến rộng vào những năm 90. Ban đầu,  
thành phần nguyên liệu làm bia gừng gồm gừng, chanh, đường, nước nhưng hiện nay  
chỉ có gừng, đường và nước. Bia gừng có hương vị rất đặc trưng, ở một số nước gừng  
còn cho thêm vào trong quá trình sản xuất bia từ malt. Bia gừng nổi tiếng trong các nước  
Anh, Úc, Jamaica, trong đó bia gừng của Anh có hàm lượng cồn cao nhất (11 độ  cồn).  
Vang gừng cũng nổi tiếng không kém gì bia gừng ở thị trường Châu Âu. Nước sản xuất 
vang gừng nhiều nhất là Pháp. Vang gừng chứa trong các chai màu xanh, cao, có màu  
vàng trong, màu từ hơi xám đỏ tới đỏ (do thành phần ngoài gừng còn có nho đỏ).
bánh kẹo, mứt, paste, jam, jelly làm từ gừng: bánh gừng, kẹo gừng rất phổ biến và ưa 
chuộng  ở  Châu Âu, Châu Mỹ  do dược tính, chất cay có trong gừng. Hiện nay thị  trường 
Châu Á và Châu Phi, bánh gừng, kẹo gừng đang dần phổ biến. Người ta dùng dầu gừng, 

SVTT: Vũ Văn Thi 18
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

tinh dầu gừng, gừng tươi để sản xuất ra các loại bánh bích quy gừng, bông lan gừng, kem  
gừng, kẹo gừng hương các loại,…; gừng tươi làm ra các loại mứt gừng, jam gừng, jelly  
gừng.

1.5. Nước [7] [8]
Nước là thành phần chính trong công nghệ  sản xuất nước giải khát, nước chiếm 80­90% 
trọng lượng sản phẩm. Các thành phần tính chất lý hóa của nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến  
kỹ thuật sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Vì vậy trong công nghệ  sản xuất n ước giải 
khát đòi hỏi nước phải được xử  lý đảm bảo đúng các chỉ  tiêu chất lượng trước khi đưa vào  
làm nguyên liệu sản xuất. Độ đục, độ màu, mùi vị, độ nhớt,  độ kiềm, độ cứng của nước, độ 
oxy hóa, độ cặn, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất photpho , các hợp chất khác,... là những 
chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước.
Nguồn nước: có thể  sử  dụng nguồn nước ngầm hoặc nước của thành phố  cung cấp. Tiêu  
chuẩn của nước dùng pha chế nước giải khát.
─ Chỉ tiêu cảm quan: nước trong suốt, không có mùi vị lạ, không màu.
─ Chỉ tiêu về hóa lý:
Bảng 1.2: Chỉ tiêu hóa lý của nước

Chỉ tiêu Hàm lượng yêu cầu Đơn vị


Độ cứng chung < 7 mg/l
Hàm lựơng axít sunfuric < 80 mg/l
Hàm lượng Clo < 0.5 mg/l
Hàm lượng Asen < 0.05 mg/l
Hàm lượng chì < 0.1 mg/l
Hàm lượng Flo < 3 mg/l
Hàm lượng kẽm < 5 mg/l
Hàm lượng đồng < 3 mg/l
Hàm lượng sắt < 0.3 mg/l
Độ oxy hóa < 2 mgO2/l

  ○ Chỉ tiêu vi sinh: chỉ số E.coli không quá 3.

1.6. Đường [7] [8]

SVTT: Vũ Văn Thi 19
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Đường là một trong những thành phần chính quan trọng ảnh hưởng tới các chỉ số chất lượng và 
dinh dưỡng của nước ngọt. Đường sử dụng trong sản xuất là đường tinh luyện RE, RS (đường 
sacarose). Độ hòa tan của sacarose tăng theo sự tăng nhiệt độ của nước. Nó có thể hòa tan với tỉ 
lệ nước:đường là lớn hơn 1:2.
Trong nước giải khát đường chiếm khoảng 8­10%, đường cung cấp năng lượng cho cơ  thể 
điều chỉnh hài hòa vị chua, độ  ngọt và mùi thơm của nước giải khát. Chỉ  tiêu của đường dùng 
sản xuất nước giải khát là (TCVN: 1695­1987).
Saccarose rất dễ bị thủy phân, khi bị thủy phân một phân tử saccarose tạo thành một phân tử 
glucose và một phân tử  fructose, hỗn hợp này gọi là đường nghịch đảo. Đường nghịch đảo  
sẽ  làm tăng độ  ngọt của sirô, hạn chế  sự  tái kết tinh của saccarose trong dịch sirô và sản  
phẩm, có hương vị thơm hơn dịch sirô chứa saccarose.
Bảng 1.3: Chỉ tiêu đường dùng trong sản xuất thực phẩm (theo TCVN 1695­87)

Đường cát trắng
Ðường
Chỉ tiêu Thượng 
tinh luyện Hạng I Hạng II
hạng
Hàm lượng saccharose tính theo % 
99,8 99,75 99,62 99,48
chất khô không nhỏ hơn
Độ ẩm tính theo % khối lượng 
0,05 0,05 0,07 0,08
không lớn hơn
Hàm lượng đường khử tính theo % 
0,03 0,05 0,10 0,18
khối lượng không lớn hơn
Hàm lượng tro tính theo % khối 
0,03 0,05 0,07 0,10
lượng không lớn hơn
Độ màu tính theo độ Stame (oST) 
1,2 1,4 2,5 5,0
không lớn hơn
Hình dạng Tinh thể đồng đều tơi khô, không vón cục
Tinh thể đường như dung dịch đường trong nước cất, 
Mùi vị
có vị ngọt, không có mùi vị lạ
Trắng ngà 
nhưng hạt 
Trắng óng 
Màu sắc Trắng sáng Trắng đường có 
ánh
màu sẫm 
hơn
Bảng 1.4: Chỉ tiêu cảm quan của đường tinh luyện

SVTT: Vũ Văn Thi 20
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chỉ tiêu Mức chất lượng
1. Ngoại hình Tinh thể đường tương đối đồng đều, tơi khô, không vón cục.
2. Mùi vị Vị ngọt, không có mùi lạ, vị lạ.
3. Màu sắc Tất cả tinh thể đều trắng óng ánh. Khi pha trong nước cất dung dịch 
trong suốt.

1.7. Chất phụ gia, hóa chất và bao bì [7] [8] [10]
1.7.1. Axít thực phẩm 
Axít thực phẩm tạo vị chua tự nhiên và dịu; trong sản xuất thường dùng axít citric.
Axít citric: là một axít hữu cơ  thường gặp trong các loại trái cây, được sử  dụng để  tạo vị 
chua dịu cho các sản phẩm nước giải khát. Khi hòa tan axít citric tan vào nước cất: dung  
dịch phải trong suốt, không màu, vị chua tinh khiết và không có vị lạ.
Công thức cấu tao: C6H8O7.H2O
Khối lượng phân tử: 210.14 (dạng monohydrat), 192.12(dạng khan)
Mã số: Theo FAO/WHO(Codex): 00187
           Theo EEC: E330
Theo các hệ khác: CAS – 5494 – 29 – 1 
Công dụng: ngoài tác dụng là chất giảm pH của sản phẩm, nó còn làm tăng hoạt tính chông  
oxy hóa.

Tính chất lý hóa:
─ Mô tả: tinh thể hoặc bột kết tinh không màu, có vị chua.
─ Độ tan: trong nước là 165g trong 100ml ở 20oC
─ Trong metanol: 197g trong 100ml ở 20oC
─ Trong etanol: 50g trong 100ml ở 20oC
Điểm nóng chảy ở 100oC.
Độ tinh khiết:
– Hàm lượng chính: chứa không nhỏ hơn 99.5% và không lớn hơn 101.0% lượngC 6H8O7 
so với dạng khan.
– Nước:   không   lớn   hơn   0.5%   cho   dạng   khan   và   không   lớn   hơn   7.5­9   %   cho   dạng 
monohydrat

SVTT: Vũ Văn Thi 21
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

– Cặn không tan:    0.05%
– Tro sulfat:   0.1%
– Oxalat:  350mg/kg
– Sulfat: 200mg/kg
– Arsen: 3mg/kg
– Kim loại nặng: 10mg/kg
– Gốc bị Cacbonat hóa: âm tính.
Chất lượng của axít citric được qui định theo TCVN5516­1991
Axít citric sử dụng trong sản xuất nước giải khát phải đạt các yêu cầu sau:

Bảng 1.5: Chỉ tiêu axít citric
STT Chỉ tiêu Hàm lượng
1 Độ tinh khiết < 99%
2 Tro < 0.1%
3 Hàm lượng kim loại nặng < 50 ppm
4 Tạp chất Không có
5 Màu sắc Trắng tinh

1.7.2. Hương liệu
Hương liệu  hay hương thơm là một trong những phụ  liệu rất quan trọng. Tuy nó chiếm 
lượng rất ít nhưng nếu thiếu sẽ mất đi mùi đặc trưng của sản phẩm. Hương liệu được chia  
làm nhiều loại:
­ Hương liệu tự nhiên: được tách chiết từ vỏ rễ cây, bằng cách đem đi ngâm cồn rồi đem đi 
chưng cất, các cấu tử thơm sẽ bay hơi và sau đó thu hồi trở lại.
­ Hương liệu tổng hợp: là những chất thơm được thu nhận bằng con đường tổng hợp hóa 
học.
­ Hương liệu hỗn hợp: bao gồm chất thơm tự nhiên và chất thơm tổng hợp.
Hương liệu sử  dụng phải tinh khiết, không độc đối với người sử  dụng nằm trong danh  
mục qui định của Bộ Y Tế (QĐ 505/BYT).

SVTT: Vũ Văn Thi 22
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

1.7.3. Bao bì
─ Trong sản xuất thực phẩm có 2 nhóm bao bì: 
Bao bì gián tiếp: để  đựng các thành phẩm, tạo thành các kiện hàng, thường là  
những thùng gỗ kín hay thùng carton. 
Bao bì trực tiếp: tiếp xúc với thực phẩm, cùng với thực phẩm tạo thành một đơn 
vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất, thường được gọi là bao bì. Trong nhóm  
này, căn cứ theo vật liệu bao bì, lại chia làm các loại: bao bì kim loại, bao bì thủy tinh, bao  
bì bằng chất trùng hợp, bao bì giấy nhiều lớp .v.v. 
─ Bao bì kim loại có  ưu điểm là nhẹ, truyền nhiệt tốt, có độ  bền cơ  học tốt, nhưng có độ 
bền hóa học kém, hay bị rỉ và bị ăn mòn. 
─ Bao bì thủy tinh thì bền vững về mặt hóa học, hình thức đẹp, nhưng có nhược điểm cơ 
bản là nặng, dễ vỡ và truyền nhiệt kém. 
─ Chất trùng hợp có loại chịu được tác dụng của nhiệt độ  cao, có loại không chịu được tác 
dụng của nhiệt. Có ưu điểm là nhẹ, dễ gia công và rẻ tiền. 
─ Bao bì giấy nhiều lớp, với 2 tính chất: chống thấm và chịu đựng (va chạm và sự tiếp xúc  
với thực phẩm) là loại bao bì màng ghép, gồm có các lớp sau (dùng bao bì phức hợp): 
Lớp ngoài cùng là PE: chống ẩm 
Lớp mực in (cellophane): dễ in 
Lớp giấy: tăng cứng cho bao bì 
Lớp PE: nối kết giữa lớp giấy và lớp nhôm ở trong cùng 
Lớp nhôm: ngăn ẩm, giữ mùi, ngăn sáng. 
Đối với loại đóng chai thì sử dụng HDPE 
─ Chất trùng hợp cũng được dùng nhiều làm bao bì thực phẩm. Theo xu thế chung của thế 
giới người ta đang thay dần một cách hợp lý bao bì thủy tinh bằng bao bì chất trùng hợp,  
gỗ  bằng carton lượn sóng, giấy bồi cứng bằng chất trùng hợp dẻo, kim loại bằng chất 
trùng hợp cứng hoặc dẻo.
─ Yêu cầu bao bì: phải đáp ứng các yêu cầu

Không gây độc cho thực phẩm, không làm cho thực phẩm biến đổi chất lượng, không 
gây mùi vị, màu sắc lạ cho thực phẩm. 

SVTT: Vũ Văn Thi 23
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Bền đối với tác dụng của thực phẩm. 
Chịu được nhiệt độ và áp suất.
Phù hợp công nghệ sản xuất
Dễ gia công, rẻ tiền. 
Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm. 
Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.
─ Tóm lại, khi cho sản phẩm vào bao bì, phải đạt các yêu cầu sau: 
Đảm bảo khối lượng tịnh và thành phần của hộp theo tỉ lệ quy định. 
Có hình thức trình bày đẹp. 
Không lẫn các tạp chất.
1.7.4. Hệ vi sinh vật: c ác hệ vi sinh vật tồn tại trong nguy hiểm nhất là các loại vi khuẩn,  
sau đó mới đến nấm men và nấm mốc. 
 Vi khuẩn: các loại vi khuẩn phổ biến nhất thường thấy trong thực phẩm nước giải khát
─ Loại hiếu khí:
Bacillus mesentericus: có nha bào, không độc,  ở 
trong nước và trên bề  mặt rau. Nha bào bị  phá hủy  ở  100oC trong 1 giờ. Loại này có 
trong tất cả các loại, phát triển nhanh ở nhiệt độ quanh 37oC. 
Bacillus subtilis: có nha bào không gây bệnh. Nha 
bào chịu 100oC trong 1 giờ, 115oC trong 6 phút. Loại này có trong cá, rau, thịt. Không gây  
mùi vị lạ, phát triển rất mạnh ở 25 – 35oC. 
─ Loại kỵ khí:
Clostridium sporogenes:  cố  định  ở  trạng thái tự 
nhiên của mọi môi trường. Nó phân hủy protid thành muối của NH 3,  rồi thải N H3, sản 
sinh ra H2S, H2  và CO2. Nha bào của nó chịu đựng được trong nước sôi trên 1 giờ.  
Clostridium sporogenes  có độc tố, song bị  phá hủy nếu đun sôi lâu. Loại này có trong  
mọi, phát triển rất mạnh ở 27 – 58oC. Nhiệt độ tối thích là 37oC. 
Clostridium putrificum:  là loại vi khuẩn đường 
ruột, có nha bào, không gây bệnh. Các loại nguyên liệu thực vật đề  kháng mạnh với  
Clostridium putrificum vì có phitonxit. Loại này có trong mọi, nhiệt độ tối thích là 37oC. 

SVTT: Vũ Văn Thi 24
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Loại vừa hiếu khí vừa kỵ khí 
Bacillus thermophillus: có trong đất, phân gia súc, không gây bệnh, có nha bào. Tuy có rất  
ít trong nhưng khó loại trừ. Nhiệt độ tối thích là 60 – 70oC.
 Nấm men, nấm mốc 
─ Nấm men: chủ yếu là Saccharomyces ellipsoides, hiện diện rộng khắp trong thiên nhiên. 
Nấm men thường thấy trong sản phẩm có chứa đường. Bào tử  của nấm men không có 
khả năng chịu đựng được nhiệt độ cao, chúng có thể chết nhanh ở nhiệt độ 60oC. 
─ Nấm mốc: ít thấy.
Nói chung men, mốc dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ  thấp và dễ loại trừ  bằng cách thực hiện vệ 
sinh công nghiệp tốt. 

1.8. Một số quá trình kỹ thuật công nghệ [6] [10]
1.8.1. Lọc
Lọc thô: phương pháp lọc để tách các phần tử có kích thước tương đối lớn và cặn bã.
Lọc trong: phương pháp lọc để loại cả các hạt rất nhỏ.
Lọc có thể  tiến hành  ở  áp suất không đổi hay vận tốc không đổi. Đối với nước quả  ép, 
thường chỉ lọc với áp suất không đổi và không nên lọc ở áp suất cao dễ làm cho các cặn bị 
ép lại dẫn đến tắt lỗ lọc. 
─ Vật liệu lọc thường dùng là vải lọc, giấy lọc, sợi amiant, diatonit,... 
─ Thiết bị lọc thường dùng thiết bị lọc khung bản (còn gọi là máy lọc ép), lọc túi.
1.8.2. Thanh trùng
1.8.2.1. Phân loại các dạng thanh trùng
­ Thanh trùng bằng sóng siêu âm: Dưới tác dụng của siêu âm, môi trường lỏng truyền âm 
bị xô đẩy, bị ép và tạo chân không liên tiếp, sinh ra nhiều khoảng trống. Lúc đó, các chất  
hòa tan và hơi của chất lỏng lập tức dồn vào khoảng trống ấy, gây ra tác dụng cơ học làm  
chết vi sinh vật  ở trong môi trường. Mặt khác trong quá trình ấy, một phần chất khí hòa 
tan bị ion hóa tạo ra nước oxy già (H2O2), nitrogen oxy (NO) là những chất độc đối với vi 
sinh vật.  Trong các loại vi sinh vật thì vi khuẩn dễ bị siêu âm tác dụng nhất. 
­ Thanh trùng bằng dòng điện cao tần: Thanh trùng bằng cách đặt sản phẩm trong điện 
trường của dòng điện xoay chiều (có tần số  cao). Các phần tử  tích điện trong sản phẩm  

SVTT: Vũ Văn Thi 25
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

(ion, điện tử) sẽ  dao động do tác dụng của điện năng, chuyển điện năng được hấp thu  
thành nhiệt năng để làm chết vi sinh vật. Khả năng hấp thu điện năng tùy thuộc vào: kích  
thước bao bì đựng thực phẩm, điện áp, tần số của dòng điện. Tần số của dòng điện càng  
lớn hay bước sóng càng ngắn thì quá trình thanh trùng càng nhanh (tần số thích hợp nhất là 
3.108 – 3.107Hz). Thời gian thanh trùng chỉ trong vài mươi giây đến vài phút. 
­ Thanh trùng bằng sử dụng áp suất cao: Áp lực 300 ­ 600MPa có khả năng vô hoạt các 
vi sinh vật không hình thành bào tử. Trong khi để vô hoạt các vi khuẩn sinh bào tử cần áp 
lực rất cao (1800MPa) Tuy nhiên, tại áp suất thấp 200 ­ 400MPa cũng làm giảm sự  sản 
sinh bào tử. 
­ Thanh trùng bằng xung điện từ:  trường xung điện (áp dụng cho các loại thực phẩm  
lỏng, thời gian xử lý từ vài micro tới mili giây) có thể tiêu diệt vi sinh vật vì tạo xốp màng  
tế bào. Lực điện trường đòi hỏi để vô hoạt vi sinh vật thay đổi từ 0,1 ­ 2,5 V/μm. 
­ Lọc Thanh trùng: sản phẩm lỏng, như nước quả trong có thể loại trừ vi sinh vật bằng 
cách lọc. Bản lọc, thường là các màng sứ xốp, có những lỗ đủ nhỏ chỉ cho sản phẩm qua, 
còn giữ lại vi sinh vật. Sau khi lọc, sản phẩm được rót vào bao bì đã sát trùng, rồi ghép kín  
ngay. Quá trình này phải tiến hành trong điều kiện vệ  sinh cao. Bằng phương pháp này,  
sản phẩm hoàn toàn giữ được tính chất tự nhiên.
­ Thanh trùng bằng nhiệt: dùng nhiệt độ cao của nước nóng và hơi nước nóng là phương 
pháp thanh trùng phổ  biến nhất trong sản xuất. Khi nâng nhiệt độ  của môi trường quá  
nhiệt độ  tối thích của vi sinh vật thì hoạt động của vi sinh vật bị  chậm lại.  Ở nhiệt độ 
cao, protid trong chất nguyên sinh của vi sinh vật bị đông tụ  làm cho vi sinh vật bị  chết.  
Quá trình đông tụ  protid này không thuận nghịch, nên hoạt động của vi sinh vật không  
phục hồi sau khi hạ  nhiệt.  Ở nhiệt độ  tiêu diệt vi sinh vật không đổi, lượng vi sinh vật 
giảm theo hàm số  mũ theo thời gian. Điều này có nghĩa tổng số  vi sinh vật không thể 
giảm đến giá trị bằng 0. 

1.8.2.2. Chọn thời gian thanh trùng 
Ở một nhiệt độ thanh trùng nhất định, vi sinh vật trong thường không bị tiêu diệt ngay tức 
thời, mà cần phải có một thời gian nhất định gọi là thời gian thanh trùng hay thời gian tác  
dụng nhiệt, ký hiệu là t (phút). Trong quá trình thanh trùng, sản phẩm không được đun  

SVTT: Vũ Văn Thi 26
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

nóng tức thời tới nhiệt độ  thanh trùng cần đạt được, mà nhiệt lượng phải truyền dần từ 
môi trường đun nóng, qua bao bì vào lớp bề mặt sản phẩm rồi vào tới khu vực trung tâm. 
Quá trình này phải mất một thời gian, gọi là thời gian truyền nhiệt (ký hiệu là t 1). Khi khu 
vực trung tâm đạt tới nhiệt độ thanh trùng, thì giữ ở nhiệt độ  đó trong một thời gian nhất 
định, gọi là thời tiêu diệt (ký hiệu là t2). Như vậy thời gian thanh trùng tổng quát của (hay 
thời gian chịu tác dụng nhiệt) bao gồm thời gian truyền nhiệt (t 1) và thời gian tiêu diệt (t2) 
t = t1 + t2 (phút). Nhưng trong thực tế, ngay trong thời gian truyền nhiệt, một số vi sinh v ật  
có trong cũng bị tiêu diệt, do tác dụng của nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phát triển của vi sinh  
vật đó. Vì vậy thời gian thanh trùng thực tế  nhỏ  hơn tổng của thời gian truyền nhiệt và  

thời gian tiêu diệt.  (ttt < t1 + t2)  Muốn xác định được chính xác thời gian thanh trùng t, cần  

phải khảo sát các yếu tố   ảnh hưởng tới thời gian truyền nhiệt t 1  và thời gian tiêu diệt t2 


đối với sản phẩm cần thanh trùng. 

1.8.2.3. Áp suất đối kháng 

Thực phẩm đựng trong bao bì bao gồm các thành phần: chất rắn, chất lỏng, chất khí.  
Dưới
tác dụng của nhiệt độ cao, các áp suất riêng phần và sự dãn nở của các cấu tử, làm cho áp  
suất chung trong bao bì đựng sản phẩm tăng lên. Áp suất này (có thể tới 2 atm) có thể làm  
cho bao bì sắt bị biến dạng, bao bì thủy tinh bị nứt, vỡ. Vì vậy ta cần tạo ra áp suất trong 
thiết bị thanh trùng (căn cứ vào tính chất của bao bì, thành phần của sản phẩm đựng trong 
bao bì và nhất là nhiệt độ thanh trùng) bằng hay gần bằng áp suất dư đã tăng lên trong bao  
bì. Áp suất này gọi là áp suất đối kháng, thường vào khoảng 0,4 ­ 1,4 atm.

1.8.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đền thời gian thanh trùng

Các yếu tố   ảnh hưởng đến thời 
gian truyền nhiệt trong quá trình thanh trùng:
­ Tính chất vật lý của sản phẩm: các loại có tính chất vật lý khác nhau như  độ  nhớt và 
trọng lượng riêng. Do đó các loại có thời gian truyền nhiệt khác nhau. 

SVTT: Vũ Văn Thi 27
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

+ Các loại sản phẩm lỏng có độ  nhớt thấp và tỉ  trọng nhỏ, sự  truyền nhiệt của các sản  


phẩm này xảy ra nhanh bằng các dòng đối lưu. Nhiệt độ   ở  giữa hộp đạt tới nhiệt độ 
thanh trùng chậm hơn ở thiết bị đạt tới nhiệt độ thanh trùng khoảng 13 ­ 15 phút. 
+ Các loại sản phẩm đặc (như paté, thịt hầm) sự truyền nhiệt của các sản phẩm này bằng 
cách dẫn nhiệt. Vì hệ  số  dẫn nhiệt của thực phẩm nhỏ  nên sự  đun nóng các sản phẩm 
này xảy ra chậm. Nhiệt độ  thanh trùng  ở  giữa hộp đạt được chậm hơn nhiệt độ  thanh  
trùng ở thiết bị khoảng 40 phút. 
+ Các loại sản phẩm có phần  ở  thể  đặc, có phần  ở  thể  lỏng (như  quả  nước đường, cá 
ngâm dầu). Sự  truyền nhiệt xảy ra theo hai cách: đối lưu và dẫn nhiệt. Nhiệt độ  thanh  
trùng ở giữa hộp đạt được chậm hơn nhiệt độ thanh trùng ở thiết bị khoảng 28 phút. 
Ngoài ra các dung dịch có chứa nhiều đường, tinh bột, pectin, cellulose làm  ảnh hưởng 
đến tính chất vật lý nên  ảnh hưởng đến thời gian truyền nhiệt. Có thể  kéo dài thời gian  
truyền nhiệt. 
­ Tính chất của bao bì: các loại sản phẩm thực phẩm đựng trong các loại bao bì làm bằng  
vật liệu khác nhau, có độ dầy khác nhau, kích thước khác nhau. Nên thời gian truyền nhiệt 
trong chế độ thanh trùng khác nhau. 
+  Ảnh hưởng tính chất vật lý của bao bì:  khi truyền nhiệt từ  môi trường đun nóng bên 
ngoài vào khu vực trung tâm của bao bì. Trước hết phải khắc phục nhiệt trở của thành bao 
bì, nhiệt trở này phụ thuộc vào độ dầy của bao bì (δ) và hệ số dẫn nhiệt của vật liệu làm  
bao bì (λ). Nhiệt trở  đó biểu thị  bằng tỉ  số   δ/λ. Nhiệt trở  chung càng lớn thì thời gian 
truyền nhiệt càng kéo dài. 
+ Ảnh hưởng kích thước hình học của bao bì
­ Ảnh hưởng của nhiệt độ ban đầu của sản phẩm.
­ Ảnh hưởng của trạng thái chuyển động của sản phẩm khi thanh trùng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tiêu diệt vi sinh vật trong quá trình thanh trùng: 
­ Ảnh hưởng của nhiệt độ thanh trùng
­ Ảnh hưởng thành phần hóa học của sản phẩm
­ Ảnh hưởng của loại và số lượng vi sinh vật

1.8.2.5. Thiết bị thanh trùng 

SVTT: Vũ Văn Thi 28
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

­ Thiết bị thanh trùng hở nắp: có cấu tạo đơn giản như nồi nấu, dùng môi trường truyền 
nhiệt là nước được đun sôi bằng hơi hoặc đun trực tiếp bằng nhiên liệu. Dùng để  thanh 
trùng các loại có nhiệt độ thanh trùng không quá 100oC. 

­ Thiết bị thanh trùng có áp suất cao làm việc gián đoạn: dùng để thanh trùng các loại có 
nhiệt độ thanh trùng từ 100oC trở lên, có nắp đậy kín, còn gọi là nồi hấp thanh trùng. Có 2  
loại nồi hấp: loại đặt thẳng đứng và loại đặt nằm ngang.  Thiết bị  hấp thanh trùng loại 
thẳng đứng có thân hình trụ, đáy và nắp hình chõm cầu, nắp có các chốt ghép chặt với  
thân thiết bị, dưới đáy có lắp ống phun hơi nóng để thanh trùng. Bên trong thiết bị có giá  
đỡ  để đặt giỏ  đựng, có loại chỉ  có 1 giỏ, loại có 2 giỏ, loại có 3 giỏ. Thiết bị hấp thanh 
trùng loại đặt nằm ngang được  đặt nằm ngang, bên trong không có giá đỡ  giỏ  mà có 
đường rây để  cho xe đựng các giỏ  đẩy vào. Loại này có khả  năng làm việc cao, nhưng  
thao tác phức tạp, chu kỳ làm việc kéo dài, tốn hơi và nước nhiều.

­ Thiết bị thanh trùng làm việc liên tục dùng áp suất thủy tĩnh: thiết bị gồm có 2 nhánh cột 
nước cao 12 ­ 20 m chứa đầy nước nóng. Giữa 2 cột nước là một phòng chứa đầy hơi 
nước nóng. Cuối cột nước thứ II là thùng nước lạnh, được chuyển bằng băng tải xích. Áp 
suất trong phòng hơi được điều chỉnh bằng cách điều chỉnh chiều cao mực nước  ở  2 
nhánh cột nước. Thời gian thanh trùng được điều chỉnh bằng vận tốc của băng tải. Thiết  
bị này làm việc với năng suất cao nhưng có nhược điểm là cấu tạo hơi cồng kềnh.

­ Thiết bị thanh trùng bản mỏng: đây là loại thiết bị làm việc liên tục ở áp suất hơi nước 
cao hơn áp suất khí quyển. Cấu tạo của thiết bị nhờ các khoang chứa nước quả  đặt xen  
kẻ với các khoang chứa chất tải nhiệt, và nước quả  chảy trong khoang kín chỉ  bằng một  
lớp mỏng, lại được truyền nhiệt từ  2 mặt nên thời gian thanh trùng rất nhanh. Thiết bị 
thanh trùng bản mỏng dùng để thanh trùng nước quả trước khi rót vào hộp và phải rót hộp  
trong điều kiện vô trùng.

1.9 Các dạng hư hỏng của thực phẩm [6] [10]

Hư hỏng hay mất phẩm chất là các sản phẩm thực phẩm đã biến chất, có thể làm hại đến 
sức khỏe người sử dụng hoặc các bao bì có những biến đổi làm ảnh hưởng xấu đến giá trị 

SVTT: Vũ Văn Thi 29
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

dinh dưỡng và giá trị  thương phẩm. Sản phẩm hư hỏng do rất nhiều nguyên nhân, có thể 
phát hiện qua hình thức bên ngoài của bao bì hoặc phải qua kiểm tra vi sinh và hóa học mới  
xác định được. Thường phân biệt theo 3 nguyên nhân: 
­ Hư hỏng do vi sinh vật: hiện tượng hư hỏng do vi sinh vật là phổ biến nhất trong số các  
loại hư  hỏng. Các vi sinh vật phát triển, phân hủy các chất hữu cơ  của thực phẩm, tạo ra  
khí CO2, H2S, NH3,... hay tiết ra các độc tố. Có loại vi sinh vật phát triển không sinh ra chất  
khí. Vì vậy hư hỏng do vi sinh vật có thể gây phồng hộp hay không gây phồng hộp nên khó  
phát hiện. 
Các nguyên nhân gây hư hỏng do vi sinh vật: 
+ Do thanh trùng không đủ chế độ:  cách thanh trùng không đủ chế độ tức là chưa đủ nhiệt  
độ và thời gian thanh trùng cần thiết. Các vi sinh vật trong  ấy còn sống, phát triển làm sản  
phẩm bị chua, bị mất phẩm chất có thể tạo thành các chất khí làm phồng hộp. 
Việc thanh trùng không đủ  chế  độ  có thể  do thiếu sót của công nhân vận hành: quá trình 
vận hành thiết bị thanh trùng không đúng qui tắc, lượng không khí còn lại nhiều trong thiết  
bị thanh trùng, làm nhiệt kế và áp kế chỉ không còn tương ứng với nhau nữa; cách sắp xếp 
sản phẩm vào thiết bị thanh trùng.
Có một số  do bị  nhiễm trùng quá nhiều do thiết bị  và do các quá trình chế  biến trước khi  
thanh trùng gây ra, ta không phát hiện được mà vẫn tiến hành thanh trùng theo công thức qui  
định, cũng coi như thanh trùng không đủ chế độ. 
+ Do làm nguội không thích hợp: các vi sinh vật ưa nhiệt làm hỏng, phát triển nhanh chóng 
ở nhiệt độ khoảng 49oC – 71oC. Vì vậy nếu không làm nguội nhanh đến nhiệt độ thấp dưới  
khoảng nhiệt độ đó, thì các vi sinh vật có thể phát triển làm hư hỏng. 
+ Do mối ghép nắp bị hở: hiện tượng này cũng xảy ra khá phổ  biến trong sản xuất. bị hở 
có thể do máy ghép nắp làm việc không đúng qui tắc, hay các mối hàn dọc của bao bì không 
được kín. Khi thanh trùng do áp suất trong tăng lên quá mức, làm hở  các mối ghép, vi sinh 
vật nhiễm vào (nguồn nhiễm vi sinh vật chủ yếu vào bị hở là nước dùng để làm nguội sau  
khi thanh trùng) phát triển làm hỏng. 
+ Do nhiễm vi sinh vật gây hư hỏng trước khi thanh trùng:  hiện tượng này xảy ra khi thực 
hiện không đúng qui trình kỹ  thuật và chế  độ  vệ  sinh thực phẩm, làm cho vi sinh vật xâm 
nhập và phát triển ở thực phẩm trong thời gian chế biến. Thời gian từ lúc vào hộp đến lúc  

SVTT: Vũ Văn Thi 30
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

ghép kín và mang đi thanh trùng quá lâu.  Ở  nhiệt độ  không cao lắm đó, là điều kiện thích 


hợp cho các vi sinh vật phát triển làm hỏng trước khi thanh trùng. 

­ Hư hỏng do các hiện tượng hóa học: bị hỏng do các hiện tượng hóa học xảy ra có thể do 
các phản  ứng giữa các thành phần của thực phẩm với nhau hay giữa các thành phần thực  
phẩm với bao bì. Các phản  ứng hóa học này, phần lớn làm cho thực phẩm có màu sắc, 
hương vị  giảm đi nhiều. Trong thời gian bảo quản thành phẩm, ta thường thấy các đựng  
trong bao bì sắt tây, bị  ăn mòn kim loại  ở  mặt bên trong của bao bì, lớp tráng thiếc bị  ăn  
mòn. Kim loại nhiễm vào sản phẩm. Hiện tượng này thường thấy nhiều  ở  các có độ  axít 
cao. Lượng kim loại nặng nhiễm vào sản phẩm, có thể  gây biến đổi màu sắc, mùi vị  của 
sản phẩm, và gây độc đối với cơ  thể. Quá trình ăn mòn, khí hydro thóat ra làm cho hộp bị 
phồng. Nhiệt độ càng cao, sự ăn mòn kim loại càng xảy ra nhanh. Tùy thuộc độ axít của sản  
phẩm, phẩm chất của bao bì, mà hàm lượng kim loại nặng tích tụ  trong sản phẩm nhiều 
hay ít.

­ Hư  hỏng do các  ảnh hưởng cơ  lý:  xảy ra trong quá trình thanh trùng, bảo quản và vận 


chuyển. 
+ Hư  hỏng do sai thao tác thiết bị  thanh trùng:  Trong giai đoạn cuối của quá trình thanh 
trùng, nếu giảm áp suất hơi quá nhanh, thì tạo thành hiện tượng căng phồng hộp, có thể  bị 
biến dạng, hở mối ghép. Do áp suất trong hộp được tạo ra chênh lệch với áp suất bên ngoài 
quá nhiều. 
+ Hư hỏng do bài khí không đủ: Trong quá trình thanh trùng bằng nhiệt, các bài khí còn lại  
sẽ  dãn nở gây căng phồng hộp. Về  hình dáng bên ngoài các này sau khi bảo quản, thường 
thấy bị phồng nhẹ, nắp hộp có thể ấn lên xuống được. 
+ Hư hỏng chiết quá đầy: Khi sản phẩm xếp trong quá đầy, sản phẩm sẽ dãn nở thể tích  
khi thanh trùng bằng nhiệt, làm cho bị  phồng, hiện tượng này dễ  xảy ra hơn khi cho sản  
phẩm vào hộp lúc nguội, thanh trùng sản phẩm càng bị dãn nở nhiều. 
+ Hư hỏng vì bị móp, méo, rỉ:  Một số sản phẩm đựng trong bao bì sắt tây kích thước lớn,  
khi ghép kín với độ  chân không quá cao, chênh lệch áp suất lớn, bao bì sắt tây mỏng thì dễ 
bị méo. Hoặc khi xếp hộp vào giỏ thanh trùng và vận chuyển trước khi thanh trùng, làm hộp 
bị  móp, méo, lúc đó áp suất trong hộp lớn, khi thanh trùng sản phẩm dãn nở  sẽ  làm căng  
phồng hộp, có thể làm hở mối ghép kín của hộp. Với bao bì sắt tây dễ có các vết rỉ: khi bảo  

SVTT: Vũ Văn Thi 31
Chương 1: Tổng quan GVHD: Ths.Lê Vân Anh

quản ở nơi ẩm. Khi trên bề mặt sắt có các vết bẩn của chất béo, trong quá trình bảo quản,  
các chất béo bị  oxy hóa để  lại các vết rỉ. Hoặc bị  thủng do các vết nhọn gây ra khi vận  
chuyển, lúc bảo quản nước trong hộp chảy ra và có thể gây rỉ cho các hộp chung quanh nó. 

 Cách xử lý hư hỏng:
─ Tất cả các có dấu hiệu hỏng do vi sinh vật gây ra, dù hộp bị phồng hay không bị phồng,  
cũng đều không thể sử dụng làm thức ăn. Phải hủy bỏ.
─ Các hư hỏng do hiện tượng hóa học, nếu ở mức độ nhẹ thì có thể chế biến thành các sản  
phẩm khác có giá trị  thấp hơn (như làm mứt, nấu rượu, thịt xay...). Nhưng khi đã có mùi 
của kim loại nhiều, mức độ nhiễm kim loại nặng đã cao, thì không thể sử dụng làm thức 
ăn. 
─ Các hư  hỏng do các  ảnh hưởng cơ  lý, thì về  chất lượng sản phẩm có thể  không giảm. 
Nhưng không có giá trị  hay kém giá trị  thương phẩm. Có thể  thay bao bì khác, tiến hành  
nấu lại, có thể xử lý để chế biến thành các sản phẩm phụ.

SVTT: Vũ Văn Thi 32
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chương 2 

NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên liệu sử dụng trong nghiên cứu

2.1.1. Nước 
─ Vai trò: tham gia vào quá trình trích ly, nấu sirô, quá trình phối trộn.
─ Nguồn sử  dụng: nước pha chế  của Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương. 
Nước này là nước ngầm qua xử lý I (đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt), s au đó qua thiết bị 
thẩm thấu ngược, rồi tiệt trùng UV.
─ Chỉ tiêu nước sử dụng được trình bày ở phần phụ lục trang I.

2.1.2. Lá trà xanh
─ Vai trò: cung cấp các chất dinh dưỡng, hợp chất màu, vị chát, hương trà xanh.
─ Nguồn sử  dụng: trà Assam (Camellia assamica) trồng tại Cơ  sở  II, Trung tâm Bảo trợ 
trẻ tàn tật mồ  côi Thị  nghè trực thuộc sở thương binh xã hội, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Lá  
trà xanh đậm, tươi, chất lượng tốt không sâu bệnh.
─ Lá trà xanh sẽ được trích ly bằng nước để thu lấy các chất mong muốn.

2.1.3. Củ gừng 
─ Vai trò: cung cấp các chất dinh dưỡng, vị cay, hương gừng.
─ Nguồn sử  dụng:  gừng  tươi  thuộc giống (Zingiber officinale), màu sắc vàng nâu, già, 
không mọc mầm, không úng; được mua tại chợ  Võ Thành Trang trên đường Trường  
Chinh, Âu Cơ có nguồn gốc từ tỉnh Long An.
─ Củ gừng cũng sẽ được trích ly bằng nước để thu lấy các chất mong muốn.

2.1.4. Chanh muối 
─ Vai trò: cung cấp vị chanh muối, muối, một số chất dinh dưỡng trong quả chanh.
─ Nguồn sử dụng: chanh muối của Cơ sở chế biến Thực phẩm Ngọc Liên (27/21Z2, Tân 
Sơn Nhì, Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh).
─ Chỉ tiêu chanh muối đã sử dụng được trình bày ở phần phụ lục trang I.

2.1.5. Đường

SVTH: Vũ Văn Thi 31
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Vai trò: cung cấp năng lượng, tạo vị  ngọt, tăng nồng độ  chất khô, mùi thơm cho sản  


phẩm, điều chỉnh sự hài hòa giữa độ chua và độ ngọt.
─ Nguồn sử dụng: đường của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương cung cấp 
để nghiên cứu. Công ty có các nhà cung cấp đường như: Công ty Cổ phần Thực phẩm 
Công nghệ, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Thành Công, Công ty đường Agarjuna  
Việt Nam.
─ Chỉ tiêu đường sử dụng được trình bày ở phần phụ lục trang II.

2.1.6. Phụ gia
─ Axit citric:
 Vai trò: tạo vị chua tự nhiên, dịu cho sản phẩm và góp phần chống kết tinh đường.
  Nguồn sử  dụng:  axít citric do Công ty  Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương 
cung cấp để làm nghiên cứu.
 Chỉ tiêu axít citric đã sử dụng được trình bày ở phần phụ lục trang II.
 Natri benzoate: 
 Vai trò: tiêu diệt các loại nấm men, vi khuẩn và nấm mốc. 
 Nguồn sử dụng: natri benzoate do Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương 
cung cấp để làm nghiên cứu.
 Chỉ tiêu natri benzoate đã sử dụng được trình bày ở phần phụ lục trang III.
─ Hương trà xanh: 
 Vai trò: bổ sung hương cho sản phẩm.  
 Nguồn sử dụng: hương do Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương cung 
cấp để  làm nghiên cứu.
─ Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương có một số nhà cung cấp các chất phụ 
gia và hương liệu như: Thanh Bình, FCCW, Takasago, Robertet IFF, ...

2.2. Một số yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng cho sản phẩm nghiên cứu

 Các chỉ tiêu cảm quan:
─ Trạng thái: trong, không bị biến màu, không tách lớp, không lắng cặn, không mùi vị lạ 
trong thời gian bảo quản.
─ Màu sắc: Màu vàng nâu, ánh tươi.

SVTH: Vũ Văn Thi 32
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Mùi vị: vị ngọt nhẹ thanh đặc trưng của trà xanh, chanh muối, gừng. 
─ Thời gian bảo quản: được 1 năm.
 Các chỉ  tiêu chất lượng: tham khảo một số  sản phẩm trà xanh hiện có trên thị  trường  
được trình bày ở phần phụ lục trang III.
 Bao bì:
─ Chai thủy tinh: 240ml
─ Chai PET: 500ml
─ Lon: có dung tích 330ml
 Chịu được đặc điểm môi trường khí hậu ở Việt Nam
─ Khí hậu nhiệt đới;
─ Nhiệt độ không khí 25 → 40oC; 
─ Độ ẩm không khí trung bình từ 70% → 80%.

SVTH: Vũ Văn Thi 33
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

2.3. Phương pháp nghiên cứu
 2.3.1. Sơ đồ nghiên cứu 

­ Xác định hàm lượng ẩm trong 

Nguyên liệu lá trà xanh và củ gừng 
­ Xác định thành phần hóa học 
Nội dung nghiên cứu

cơ bản của nước chanh muối

­ Dịch trích trà xanh
Khảo sát giai đoạn trích ly
­ Dịch trích gừng

­ Khảo sát hàm lượng các 
Phối trộn
nguyên liệu, phụ gia phối trộn

­ Khảo sát nhiệt độ, thời gian 
Thanh trùng
thanh trùng

­ Phân tích thành phần hóa học
Sản phẩm ­ Chỉ tiêu vi sinh, đánh giá cảm 
quan

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

SVTH: Vũ Văn Thi 34
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Nguyên liệu: xác định độ   ẩm của lá trà xanh và gừng nhằm xác định tỷ  lệ  chất khô có 


trong nguyên liệu ban đầu để so sánh với hàm lượng chất khô thu được trong dịch trích ly; 
xác định hàm lượng một số thành phần hóa học cơ bản của nước chanh muối  để phục vụ 
cho quá trình phối trộn; tiến hành hai thí nghiệm sau: 
 Thí nghiệm 1: Xác định độ ẩm của lá trà xanh và gừng. Xác định độ ẩm theo phương 
pháp sấy đến khối lượng không đổi.
  Thí nghiệm 2:  Xác định hàm lượng một số  thành phần hóa học cơ  bản của nước 
chanh muối  như  pH, axít tổng, hàm lượng muối ăn.   Xác định pH bằng máy đo pH, xác  
định   hàm   lượng   axít   (theo   axít   citric)   dùng   dung   dịch   kiềm   chuẩn   NaOH   và   chỉ   thị 
phenolphthalein, xác định hàm lượng muối ăn dùng dung dịch chuẩn AgNO 3 và chỉ thị Kali 
chromate.

─ Chuẩn bị bán thành phẩm: nước trà xanh chanh muối gừng cần có các bán nguyên liệu 
trà xanh, chanh muối, gừng ở dạng dung dịch nhằm phục vụ cho công đoạn phối trộn; để 
đạt được yêu cầu trên tiến hành một số  thí nghiệm sau: 
Trà xanh: 
+ Thí nghiệm 3: Khảo sát tỷ  lệ  lá trà xanh:nước trong quá trình trích ly lần lượt là 1:2, 
1:5, 1:10, 1:15, 1:20. Ở thí nghiệm này cố định nhiệt độ 80oC, thời gian 30 phút. 
+ Thí nghiệm 4:  Khảo sát nhiệt độ  trích ly lần lượt là 70oC, 75oC, 80oC, 85oC, 90oC, 
100oC. Ở thí nghiệm này cố định tỷ lệ lá trà xanh:nước chọn ở trên, thời gian 30 phút. 
+ Thí nghiệm 5: Khảo sát thời gian trích ly lần lượt là 20 phút, 25 phút, 30 phút, 35 phút,  
40 phút. Ở thí nghiệm này cố định tỷ lệ lá trà xanh:nước chọn ở trên, nhiệt độ  đã chọn ở 
trên. 
Gừng:
+ Thí nghiệm 6: Khảo sát tỷ  lệ  gừng:nước trong quá trình trích ly lần lượt là 1:2, 1:5,  
1:10, 1:15. Ở thí nghiệm này cố định nhiệt độ 100oC, thời gian 30 phút. 
+ Thí nghiệm 7:  Khảo sát nhiệt độ  trích ly lần lượt là   85oC, 90oC, 95oC,100oC.  Ở  thí 
nghiệm này cố định tỷ lệ gừng:nước chọn ở trên, thời gian 30 phút. 
+ Thí nghiệm 8: Khảo sát thời gian trích ly lần lượt là 20 phút, 30 phút, 40 phút, 50 phút,  
60 phút. Ở thí nghiệm này cố định tỷ lệ gừng:nước chọn ở trên, nhiệt độ chọn ở trên. 

SVTH: Vũ Văn Thi 35
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

 Dựa vào tỷ lệ thu hồi chất khô để chọn được thông số thích hợp trong các thí nghiệm 3,  
4, 5, 6, 7, 8.
─ Phối trộn: 

Mục đích: tìm ra một tỷ  lệ  phối trộn thích hợp giữa các thành phần nguyên liệu, các 


chất phụ gia nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

 Xác định tỷ lệ dịch trích trà xanh, chanh muối, gừng, nước:  căn cứ vào hàm lượng chất 
hòa tan trong dịch trà xanh, chanh muối, gừng ta chọn ra một tỷ lệ phối trộn với nước cho  
phù hợp, tạo hỗn hợp có màu sắc đẹp, mùi vị  hài hòa; với hàm lượng chất khô của các 
nguyên liệu dự kiến là: 2→5g/l chất khô của dịch trích trà xanh, 0,1→0,4mg/l chất khô của 
dịch trích gừng, 30→70mg/l NaCl; để đạt được mục đích này tiến hành 3 thí nghiệm sau: 

 Thí nghiệm 9: Khảo sát các hàm lượng chất khô của trà đem 
phối trộn gồm: 2,0g/l, 2,5g/l, 3,0g/l, 3,5g/l, 4,0g/l,  4,5g/l,  5,0g/l.  Ở thí nghiệm này cố định 
0,3g/l lượng chất khô của gừng (17ml dịch trích gừng), 50mg/l NaCl (7,5ml nước chanh  
muối). 

 Thí nghiệm 10: Khảo sát các hàm lượng chất khô của gừng 
đem phối trộn gồm: 0,20g/l, 0,25g/l, 0,30g/l, 0,35g/l, 0,40g/l.  Ở  thí nghiệm này cố  định 
lượng chất khô của trà xanh đã chọn  ở  thí nghiệm trên, 50mg/l NaCl (7,5ml nước chanh  
muối). 

 Thí nghiệm 11: Khảo sát các hàm lượng NaCl đem phối trộn 
gồm: 30mg/l, 40mg/l, 50mg/l, 60mg/l, 70mg/l.  Ở thí nghiệm này cố  định lượng chất khô  
của trà xanh đã chọn ở thí nghiệm 9, lượng chất khô của gừng đã chọn ở thí nghiệm 10. 
Do lượng dịch lấy ít nên trước khi lấy pha loãng nước chanh muối ra 10 lần.

 Dùng phép thử so hàng để chọn hàm lượng chất đem phối trộn thích hợp nhất trong mỗi  
thí nghiệm trên.

Khảo sát hàm lượng đường, axít citric cho vào nước trà xanh chanh muối gừng: chọn 
được tỷ lệ phối trộn các dịch trích và nước chanh muối, sau đó tiến hành bổ sung các tỷ lệ 
đường và axít citric để tìm ra nồng độ thích hợp mà tại đó nước trà xanh chanh muối gừng 
có vị ngọt, chua hài hòa; tiến hành thí nghiệm sau:

SVTH: Vũ Văn Thi 36
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

  Thí nghiệm 12:  Chọn các tỷ  lệ  phối trộn đường 7g/l, 8g/l, 


9g/l, 10g/l, 11g/l, 12g/l ứng với các phần trăm axít citric 0,5%, 1,0%, 1,5%. Chọn ra một tỷ 
lệ.
  Thí nghiệm 13:  Cho khoảng  tỷ  lệ  đường và phần trăm axít 
chạy xung quanh giá trị chọn ở thí nghiệm 12 nhằm tìm ra tỷ lệ phối trộn đường và axít 
citric thích hợp nhất.
 Dựa vào phép thử  cho điểm thị hiếu để  chọn tỷ  lệ phối trộn đường và axít citric trong  
hai thí nghiệm trên.

  Xác định lượng hương liệu đem phối trộn:  do sản phẩm còn có mùi thơm chưa hấp 
dẫn, chưa mạnh, chính vì vậy cần phải bổ sung hương trà xanh nên thực hiện thí nghiệm 
sau:
Thí nghiệm 14: Phối trộn nước trà xanh chanh muối gừng với hương trà xanh theo những  
tỷ  lệ  hương là 0,25ml/l, 0,50ml/l, 0,50ml/l, 0,75ml/l, 1,0ml, 1,25ml/l, 1,50ml/l  để  chọn ra 
tỷ lệ hương thích hợp nhất sao cho nước trà xanh chanh muối gừng sao cho có mùi thơm  
lôi cuốn.
 Dùng phép thử  so hàng để  chọn thể  tích hương đem phối trộn thích hợp nhất trong thí 
nghiệm trên.

  Khảo sát hàm lượng natribenzoat bổ  sung:  nhằm tiêu diệt vi sinh vật, giúp bảo sản 


phẩm được lâu nên thực hiện thí nghiệm sau: 

  Thí nghiệm 15:  Bổ  sung hàm lượng natribenzoat với các tỷ  lệ: 0,5g/l; 1,0g/l;  


1,5g/l; 2,0g/l; 2,5g/l; 3,0g/l vào dịch chanh muối gừng; chiết chai thủy tinh (230ml); đem 
thanh trùng ở nhiệt độ 87oC (nhiệt độ trong chai) trong thời gian 10 phút. Sau đó bảo ôn 
mẫu ở nhiệt độ thường trong thời gian 15 ngày, sau thời gian bảo ôn đem mẫu kiểm tra  
vi sinh. 
─ Thanh trùng: khảo sát nhiệt độ và thời gian thanh trùng nhằm tìm ra nhiệt độ và thời gian 
phù hợp với sản phẩm nghiên cứu; đồng thời không  ảnh hưởng đến mùi vị, chất lượng 
sản phẩm, bao bì cũng như kéo dài thời hạn bảo quản; tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 16: Tìm nhiệt độ  của môi trường thanh trùng (nước) để  nhiệt độ  trong chai 
đạt 83oC. Nhiệt độ này làm cơ sở cho các thí nghiệm sau.

SVTH: Vũ Văn Thi 37
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

 Đối với chai thủy tinh:
 Thí nghiệm 17: Tìm nhiệt độ môi trường thanh trùng và thời gian gia nhiệt để 
nhiệt độ tâm đạt 83oC. Dựa vào biểu đồ để chọn ra thông số trong thí nghiệm này.
 Thí nghiệm 18: Khảo sát nhiệt độ thanh trùng là 81oC, 83oC, 85oC, 87oC, 89oC. 
Ở thí nghiệm này cố định thời gian giữ nhiệt độ tâm lúc đạt nhiệt độ khảo sát là 10 phút.
 Thí nghiệm 19: Khảo sát thời thanh trùng là 07 phút, 09 phút, 11 phút, 13phút, 
15 phút.  Ở  thí nghiệm này cố  định chế  độ  thanh trùng  ở  nhiệt độ  đã chọn  ở  thí nghiệm  
trên. Lá trà xanh
Củ Gừng
 Dựa vào kết quả phân tích vi sinh để chọn ra thông số trong thí nghiệm 18, thí nghiệm  
19. Trích ly Trích ly 

 Đối với lon thép: Do thời gian có hạn nên chỉ làm một thí nghiệm đối với lon thép là tìm  
Nước Chanh 
thời gian gia nhiệt đ Lọc
Lọểc nhiệt độ tâm đạt nhiệt độ tìm ra cho ch ế độ thanh trùng chai.
muối


Thí nghiệm 20: Tìm nhiệt độ môi trường thanh trùng và thời gian gia nhiệt tâm. D Lọc ựa vào 
biểu đồ để chọn ra thông số trong thí nghiệm này. Bã
Sirô đường 
 Đối với chai nhựa (chai PET): Do thời gian có hạn, lấy thời gian giữ nhiệt  ở thí nghiệm  
Phối trộn Nước
18 làm thời gian giữ nhiệt trong các nhiệt độ làm thí nghiệm ở thí nghiệm sau: 
Axít citric, Natri 
Thí nghi ệm 21:ươ
benzoate, h ảo sát nhiệt độ thanh trùng là 83oC, 85oC, 87oC, 89oC, 91oC.
 Khng
Giữ thời gian thanh trùng 10 phút, chọn các thời gian gia nhiệt nước trà xanh chanh muối  
gừng khác nhau, sau đó chiết vào chai đã rửa sạch, làm nguội, sau đó thanh trùng cổ  chai  
Chai, lon,  Rửa, sấy Rót chai 
bằng n
nắpước ở 100 C trong 5 phút.
o

─ Sản phẩm: 
Đóng nắp
 Phân tích thành phần hóa lý của sản phẩm cuối tại phòng kiểm tra thành phẩm  
của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương.
Thanh trùng
Đánh giá cảm quan: dựa theo phương pháp cho điểm thị hiếu.
Làm ngu
 Kiểm vi sinh và một chỉ  tiêu (hàm l ộườ
ượng đ i ng, hàm lượng axít, hàm lượng 
natri benzoate,…) gửi mẫu đi phân tích tại số 02 Nguyễn Văn Thủ, Q1, Tp.Hồ Chí Minh.
Bảo ôn
2.3.2. Qui trình thử nghiệm (có tham khảo qui trình sản xuất nước trà xanh công nghiệp)

Trà xanh chanh 
muối gừng
SVTH: Vũ Văn Thi 38

Sơ đồ 2.2: Qui trình công nghệ thử nghiệm sản xuất nước trà xanh chanh muối 
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Thuyết minh quy trình

2.3.2.1. Nguyên liệu: nguyên liệu sử dụng là lá trà xanh, củ gừng tươi, nước chanh muối,  
đường, axít citric, natri benzoate, hương thực phẩm. Chất lượng của từng loại nguyên liệu  

SVTH: Vũ Văn Thi 39
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

và phụ gia ảnh hưởng rất nhiều đến giá trị dinh dưỡng, giá trị cảm quan, mùi vị  của sản  
phẩm, vì thế phải chọn các nguyên liệu có chất lượng tốt. 

2.3.2.2. Trích ly: 
─ Mục đích: trích ly các chất hòa tan có trong nguyên liệu vào nước.
─ Các biến đổi:
 Vật lý: màu sắc thay đổi
 Hóa học: thành phần hóa học thay đổi 
─ Dung môi trích ly: nước
─ Phương pháp thực hiện: cắt nhỏ  nguyên liệu, định lượng, cho vào nồi inox, thêm 
nước, trích ly theo các thông số nước:nguyên liệu, nhiệt độ, thời gian đã khảo sát.
2.3.2.3. Lọc: 
─ Mục đích: loại bỏ bã trong dịch trích sau quá trình trích ly.
─ Phương pháp thực hiện: do hạn chế trong phòng thí nghiệm nên lọc bằng vải, sau đó  
lọc qua giấy lọc. 

2.3.2.4. Phối trộn:
─ Mục đích: phối trộn các thành phần để tạo thành một dung dịch đồng nhất, có mùi vị 
được ưa thích.
─ Các biến đổi:
Hóa học: thành phần hóa học thay đổi
Cảm quan: tạo nên màu sắc, mùi vị phù hợp với sản phẩm.
─ Phương pháp thực hiện: tất cả các nguyên liệu phải ở dạng dung dịch, phối trộn theo  
công thức đã khảo sát.

2.3.2.5. Rót chai, đóng nắp:
─ Mục đích: bảo quản sản phẩm tránh sự xâm nhập của các chất bẩn và vi sinh vật từ 
bên ngoài xâm nhập vào trong sản phẩm. 
─ Phương pháp thực hiện: rửa sạch chai (lon), sau đó rót dịch phối trộn.

2.3.2.6. Thanh trùng: 
─ Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản cho sản phẩm. 
─ Các biến đổi: 

SVTH: Vũ Văn Thi 40
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Vật lý: nhiệt độ dung dịch tăng.
Vi sinh: vi sinh vật bị tiêu diệt do bị sốc nhiệt.
─ Phương pháp thực hiện: thanh trùng theo nhiệt độ và thời gian đã khảo sát.

2.3.2.7. Làm nguội: 
─ Mục đích: đưa sản phẩm về  nhiệt độ  thường,  ổn định hình dạng của bao bì chứa 
đựng sản phẩm.
─ Phương pháp thực hiện: để nhiệt độ thường.

2.3.2.8. Bảo ôn: sản phẩm sau khi làm nguội được bảo ôn ở nhiệt độ 35oC trong thời gian 
2 tuần nhằm phát hiện những mẫu có sự thay đổi màu sắc, hỏng… để kịp thời khắc phục.

2.3.3. Thiết bị sử dụng: thiết bị  làm thí nghiệm được cung cấp bởi phòng nghiên cứu sản 
phẩm mới của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương và Phòng thí nghiệm Hóa 
lý, Công nghệ Thực phẩm của trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh. 

2.3.4. Các phương pháp phân tích [1] [7]
2.3.4.1. Phương pháp xác định độ ẩm
─ Nguyên tắc: sấy đến khối lượng không đổi. Sau đó dựa trên lượng chất khô còn lại  
hay lượng ẩm bốc hơi để xác định độ ẩm. 
─ Dụng cụ: tủ sấy, chén sứ, bình hút ẩm, cân phân tích.
─ Cách tiến hành: lấy chén sứ sấy khoảng 105oC đến khối lượng không đổi, đặt chén sứ 
trong bình hút ẩm đến nguội rồi đem cân bằng cân phân tích. Cân một lượng mẫu cho  
vào chén sứ, sau đó đặt vào tủ  sấy có nhiệt độ  105oC, sau 3 giờ đem làm nguội trong 
bình hút ẩm và cân lại, ghi số cân rồi lại đặt vào tủ, sấy tiếp từ 30 – 60 phút. Sau đó  
đem làm nguội và cân lần hai. Nếu sai số  giữa hai lần không quá 0,001 thì xem như 
quá trình tách nước kết thúc.
─ Tính kết quả: phần trăm độ ẩm của mẫu được xác định theo công thức sau
                                               
G1 – G2
W =                   x 100 
G1 ­ G

Trong đó:                                 

SVTH: Vũ Văn Thi 41
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

 W  ­  % hàm ẩm có trong mẫu  (%)
G1 ­ Trọng lượng chén và mẫu trước khi sấy  (g)
G2 ­ Trọng lượng chén và mẫu sau khi sấy  (g)
G  ­  Trọng lượng chén không  (g)

2.3.4.2. Xác định tỷ lệ thu hồi chất khô trong dịch trích
─ Nguyên tắc: sấy đến khối lượng không đổi. Sau đó dựa trên lượng chất khô còn lại để 
tính tỷ lệ chất khô. 
─ Dụng cụ: tủ sấy, chén sứ, bình hút ẩm, cân phân tích.
─ Cách tiến hành: lấy chén sứ sấy khoảng 105oC đến khối lượng không đổi, đặt chén sứ 
trong bình hút ẩm đến nguội rồi đem cân bằng cân phân tích. Cân một lượng mẫu cho  
vào chén sứ, sau đó đặt vào tủ  sấy có nhiệt độ  105oC, sau 3 giờ đem làm nguội trong 
bình hút ẩm và cân lại, ghi số cân rồi lại đặt vào tủ, sấy tiếp từ 30 – 60 phút. Sau đó  
đem làm nguội và cân lần hai. Nếu sai số  giữa hai lần không quá 0,001 thì xem như 
quá trình tách nước kết thúc.
─ Xác định tỷ lệ thu hồi chất khô bằng công thức:

Trong đó:        
                                               a
(%) hàm lượng chất khô =            x 100
                                               b

         a: khối lượng chất khô có trong lượng mẫu đem trích đi trích ly  (g)

         b: khối lượng chất khô có trong dịch trích trích ly   (g)    

2.3.4.3. Xác định độ khô hòa tan
─ Nguyên tắc: tia sáng đi từ một môi trường (không khí) vào một môi trường khác (chất 
lỏng) sẽ bị lệch đi, dưa trên độ lệch của tia sáng ta có thể xác định được nồng độ  của  
chất hòa tan.
─ Dụng cụ: khúc xạ  kế  cầm tay của phòng thí nghiệm, đũa khuấy, giấy cuộn, bình xịt  
nước cất.
─ Tiến hành: Trước khi đo cần lau sạch và lau khô mặt kính. Dùng đũa khuấy khuấy nhẹ 
dung dịch cần đo nồng độ  chất hòa tan, lấy ra một giọt nhỏ  vào mặt kính. Đậy nắp  

SVTH: Vũ Văn Thi 42
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

kính lại, quan sát và đọc độ  Brix qua  ống kính bằng vạch phân chia vùng tối và vùng 


sáng trên thang đo. Xoay nhẹ ống kính để nhìn rõ nếu thấy thang đo bị mờ. Sau đó rửa  
lại kính bằng nước cất và lau khô nhẹ nhàng bằng giấy thấm nước.

2.3.4.4. Xác định pH
─ Dụng cụ: Sử  dụng máy đo pH (ATAGO N­ 1α), bình nước cất, giấy cuộn, cốc thủy 
tinh 500ml.
─ Tiến hành: rửa sạch điện cực bằng nước cất, lau khô bằng giấy thấm, nhúng điện cực 
vào dung dịch muốn đo trong cốc thủy tinh. Khi máy kêu ‘tít’ báo hiệu chỉ số pH không 
thay đổi nữa thì ghi nhận kết quả. Lấy điện cực ra khỏi dung dịch cần đo, tráng rửa  
điện cực bằng nước cất, thấm khô bằng giấy mềm và cho điện cực vào dung dịch  
KCl 3M. Tắt máy.

2.3.4.5. Phương pháp xác định hàm lượng axít toàn phần

─ Hàm lượng axít toàn phần là tất cả  các axít có thể  định lượng được bằng dung dịch  


kiềm chuẩn. Những axít này chủ yếu là các axít hữu cơ như: axít malic, axít citric, axít 
acetic, axít tartric, axít lactic, ... được trung hòa hết và hoàn toàn bằng kiềm mạnh, pH  
trên 7 nên chất chỉ thị thường được sử dụng là phenolphthalein.  
─ Nguyên tắc: chuẩn độ axít yếu bằng baz mạnh với chỉ thị phenolphthalein.
─ Dụng cụ, hóa chất: dụng cụ, pippette 5ml, burette 25ml, erlen 100ml, bình định mức 
100ml.
─ Hóa chất: dung dịch NaOH chuẩn 0,1N, chỉ thị bromothymol xanh 1% trong cồn.
─ Tiến hành:  lấy chính xác 10ml cho vào bình định mức 100ml, định mức đến vạch 
100ml. Sau đó, lấy chính xác 10ml dịch chanh muối từ  bình định mức cho vào erlen  
50ml rồi cho thêm 3 ­ 4 giọt phenolphthalein. Đem erlen đi chuẩn độ  bằng dung dịch  
NaOH 0,1N cho đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt.
─ Kết quả hàm lượng axít trong dung dịch được tính theo gam/100g axít citric: 

          K x VNaOH x 100
X =                                  x  D
                    10
Trong đó:
X: lượng axít quy về axít citric (g/100g)

SVTH: Vũ Văn Thi 43
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

K: hệ số (0,0064 gam axít citric ứng với 1 ml dung dịch NaOH 0,1N)
VNaOH: thể tích dung dịch NaOH 0,1N dùng để định phân (ml)
10 (ml): khối lượng dung dịch hút định phân
D: hệ số pha loãng

2.3.4.6. Các phương pháp phân tích đánh giá cảm quan sản phẩm 
Phương pháp đánh giá cảm quan có rất nhiều phương pháp tùy từng mục đích mà ta chọn  
lựa phương pháp cho phù hợp. Với mục đích nghiên cứu của bài luận văn này thì dựa vào  
hai phương pháp phân tích cảm quan sau làm nền tảng để đánh giá chất lượng sản phẩm:
─ Phương pháp so hàng: phép thử  này được sử  dụng với mục đích xác định mức độ  ưa 
thích của người thử với một nhóm sản phẩm cùng loại.
─ Phương pháp cho điểm thị  hiếu (đánh giá thái độ  chấp nhận): phương pháp đánh giá 
thị  hiếu đây là phép thử  cho phép xác định thái độ  của người sử  dụng đối với một sản  
phẩm nhất định. Người thử ghi lại mức độ ưa thích trên một thang điểm, thông thường là  
thang điểm 9, thang này được giới hạn bởi hai đầu mút “cực kì ghét hoặc chán” tương  
ứng với điểm “1” và “cực kì thích” tương  ứng với điểm “9”,  ở  giữa có 7 khoảng trống  
bằng nhau để  mô tả  những mức độ   ưa thích khác nhau. Vì là đánh giá thị  hiếu nên cần 
một số  lượng người thử  nhiều. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và làm việc tại  
phòng thí nghiệm, thiết nghĩ việc hiểu và nắm bắt vấn đề là quan trọng nên trong phạm vi 
đồ án này chỉ tiến hành thí nghiệm này trên một số lượng người thử tối thiểu là 30 người 
để thu thập kết quả.
─ Các mẫu phiếu đánh giá cảm quan: 
o Mẫu phiếu đánh giá cảm quan theo phương pháp so hàng:

SVTH: Vũ Văn Thi 44
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CẢM QU
NƯỚC TRÀ XANH CHANH MUỐ
                                                                                Ngày……tháng……năm……
Họ và tên cảm quan viên: ………………………………..
Các mẫu trà xanh đã được mã hóa. Anh (chị) hãy quan sát kĩ màu sắc, độ trong, ngửi mùi và nếm thử để 

Thứ tự123456MẫuNhận xét khác:…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (chị)

Hình thức các mẫu được giới thiệu phải hoàn toàn giống nhau và vị trí của từng mẫu trong  
dãy là ngẫu nhiên. Kết quả những mẫu có tổng số thứ tự nhỏ hơn là mẫu được đánh giá tốt  
hơn.

o Mẫu phiếu đánh giá cảm quan theo phương pháp thị hiếu:

SVTH: Vũ Văn Thi 45
Chương 2: Nguyên liêu và Phương pháp Nghiên cứu GVHD: Ths.Lê Vân Anh

PHIẾU ĐÁN
NƯỚC TRÀ XAN
                                                                                Ngày……tháng……năm……
Họ và tên cảm quan viên: ……………………………
Các mẫu trà xanh đã được mã hóa. Anh (chị) hãy quan sát kỹ màu sắc, độ trong, ngửi mùi và nếm thử để
Thang điểm ưa
1: Cực kì chán 4: Hơi chán                   7: Tương đối thích      
2: Rất chán 5: Bình thường                  8: Rất thích            
3: Tương đối chán 6: Hơi thích                   9: Cực kì thích            

Nhận xét khác:…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………..

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của Anh (chị)

SVTH: Vũ Văn Thi 46
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chương 3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Khảo sát nguyên liệu 

Kết quả xác định một số chỉ tiêu hóa lý của các nguyên liệu chính tại tại  phòng thí nghiệm 
nghiên cứu sản phẩm mới của Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương; làm thí  
nghiệm một chỉ tiêu được lặp lại 3 lần, kết quả là giá trị trung bình của 3 lần lặp lại.
 Thí nghiệm 1: xác định độ ẩm của lá trà xanh và gừng
Bảng 3.1: Kết quả xác định chỉ tiêu hàm ẩm lá trà xanh và gừng

Chỉ tiêu Lần 2  Lần 3  Lần 4  Trung bình 


Độ ẩm (%) của lá trà xanh 78,52  78,37  78,61  78,50 
Độ ẩm (%) của gừng 81,56 81,75 81,48 81,60

 Thí nghiệm 2: xác định hàm lượng một số thành phần hóa học cơ  bản của nước chanh  
muối  như pH, axít tổng, hàm lượng muối ăn. 

Bảng 3.2: Kết quả xác định một số chỉ tiêu nước chanh muối 

Chỉ tiêu Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 


NaCl (g/l) 6,54 6,53 6,68 6,58
Axít tổng (g/l)  0,39  0,41  0,39  0,40 
pH  3,78  3,75  3,74  3,76 

 Nhận xét: 
+ Lá trà xanh và củ gừng: không khảo sát nhiều chỉ tiêu hóa lý; vì căn cứ vào thành phần hóa  
học theo lý thuyết để so sánh, đánh giá với kết quả phân tích sản phẩm cuối cùng; chỉ xác  
dịnh hàm ẩm nhằm xác dịnh tỷ lệ cất khô của dịch trích ly.
+ Dựa vào kết quả  của nước chanh muối, tính toán lượng nước chanh muối khi phối trộn  
để lượng Na+ nằm trong khoảng 350 → 450mg/l.

3.2. Khảo sát trích ly các nguyên liệu
3.2.1. Trích ly trà

SVTH: Vũ Văn Thi 45
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Thí nghiệm 3: khảo sát tỷ lệ lá trà xanh:nước trong quá trình trích ly lần lượt là 1:2, 1:5, 
1:10, 1:15, 1:20. Ở thí nghiệm này cố định nhiệt độ 80oC, thời gian 30 phút. Kết quả được 
trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.3: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với các tỷ lệ lá trà xanh:nước

                 Hàm lượng
Lần 1  Lần 2 Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)    
              Tỷ lệ
1:2 20,49 19,51 19,65 19,88 Màu nâu đậm
1:5 24,54 26,64 25,68 25,62 Màu nâu đậm
1:10 35,36 36,56 36,13 36,02 Màu nâu 
1:15 38,54 39,16 38,62 38,79 Màu nâu nhợt
1:20 40,94 40,48 41,45 40,96 Màu nâu nhợt

43
(%) ch

39
t khô

35

31

27

23

19

15
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22
tỷ lệ nước

Biểu đồ 3.1: Sự liên hệ giữa tỷ lệ nước và hàm lượng chất khô trích ly từ lá trà xanh
Tỷ  lệ nước 15 lần, 20 lần có tăng tỷ lệ  thu hồi chất khô nhưng không nhiều (so với tỷ 
lệ trước tỷ lệ xem xét: tỷ lệ nước 15 lần tăng 2,77%, tỷ lệ nước 20 lần tăng 2,17%), còn 

SVTH: Vũ Văn Thi 46
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

tỷ lệ nước 10 lần tăng 10,04%; ngoài ra ở tỷ lệ nước 10 lần có màu sắc đẹp nên chọn tỷ 
lệ lá trà xanh:nước là 1:10.

Thí nghiệm 4: khảo sát nhiệt độ trích ly lần lượt là 70oC, 75oC, 80oC, 85oC, 90oC, 100oC. 
Ở thí nghiệm này cố định tỷ lệ lá trà xanh:nước chọn ở trên, thời gian 30 phút. Kết quả 
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.4: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với những nhiệt độ khác nhau

                 Hàm lượng
Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)
        Nhiệt độ (oC)
70 31,64 31,01 32,24 31,63 Vàng xanh
75 36,35 36,10 36,40 36,28 Nâu rất nhợt
80 37,65 38,54 38,36 38,18 Nâu nhợt
85 39,46 40,54 41,56 40,52 Nâu đậm
90 41,96 40,65 41,45 41,35 Nâu đậm
100 42,35 41,94 42,64 42,31 Nâu đậm

42
(%) ch

t khô

38

34

30
65 70 75 80 85 90 95 100 105
nhiệt độ

Biểu đồ 3.2: Sự liên hệ giữa nhiệt độ và hàm lượng chất khô trích ly từ lá trà xanh

SVTH: Vũ Văn Thi 47
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Ở nhiệt độ 90oC, 100oC có tăng tỷ lệ thu hồi chất khô nhưng không nhiều (so với nhiệt độ 
trước nhiệt độ  xem xét:  ở  nhiệt độ  90oC là 0,83%,  ở nhiệt độ  100oC là 0,96, còn  ở nhiệt 
độ 85oC là 2,34) nên chọn nhiệt độ trích ly lá trà xanh bằng nước là 85oC.

Thí nghiệm 5: khảo sát thời gian trích ly lần lượt là 20 phút, 25 phút, 30 phút, 35 phút,  
40 phút. Ở thí nghiệm này cố định tỷ lệ lá trà xanh:nước (1:10), nhiệt độ 85oC. Kết quả 
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.5: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong lá trà xanh ứng với những thời gian khác nhau
                Hàm lượng
Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)
  Thời gian (phút)
20 35,51 35,28 35,56 35,45 Nâu nhợt
25 37,14 37,44 37,08 37,22 Nâu vàng
30 36,54 37,40 37,95 37,30 Nâu vàng
35 38,78 38,20 38,74 38,57 Nâu đậm
40 38,83 38,78 38,70 38,77 Nâu đậm

39
t khô)
(% ch

38

37

36

35
15 20 25 30 35 40 45

thời gian

Biểu đồ 3.3: Sự liên hệ giữa thời gian và hàm lượng chất khô trích ly từ lá trà xanh
Có hai khoảng tăng tỷ  lệ  thu hồi chất khô lớn là 20 phút lên 25 phút và 30 phút lên 35 
phút, nhưng sự  chênh lệch giữa tỷ  lệ  thu hồi chất khô  ở  25 phút và 35 phút là rất nhỏ 

SVTH: Vũ Văn Thi 48
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

(1,33%). Thời gian trích ly kéo dài sẽ   ảnh hưởng đến các chất pholyphenol nên chọn  
thời gian 25 phút.

Vậy chọn chế độ trích ly lá trà xanh như sau: tỷ lệ lá trà xanh:nước là 1:10, nhiệt độ 
trích ly ở 85oC, thời gian 25 phút.      

3.2.2. Trích ly gừng

Phương pháp là thí nghiệm và tính toán tương tự như trích ly trà.  

Thí nghiệm 6: khảo sát tỷ lệ  lá gừng:nước trong quá trình trích ly lần lượt là 1:2, 1:5, 
1:10, 1:15.  Ở thí nghiệm này cố  định nhiệt độ  100oC, thời gian 30 phút. Kết quả  được 
trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.6: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với các tỷ lệ gừng:nước

                 Hàm lượng
Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)
              Tỷ lệ
1:2 37,64 37,45 35,73 36,94 Màu vàng đậm
1:5 40,25 41,33 40,99 40,86 Màu vàng đậm
1:10 42,32 43,67 41,82 42,60 Màu vàng 
1:15 43,33 43,83 44,61 43,92 Màu vàng nhợt

45

44

43

42

41
t khô 
 thu h
(%) t

i ch

40




 l

39

38

37

36
0 5 10 15 20
tỷ lệ nước

SVTH: Vũ Văn Thi 49
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Biểu đồ 3.4: Sự liên hệ giữa tỷ lệ nước và hàm lượng chất khô trích ly từ gừng
Ở tỷ lệ gừng:nước là 1:5 cho tỷ lệ thu hồi chất khô (so với tỷ lệ n ước là 10 lần, 15 lần 
thì chênh lệc rất ít) và màu sắc đẹp nên chọn tỷ lệ gừng:nước trích ly là 1:5.

Thí nghiệm 7:  khảo sát nhiệt độ  trích ly lần lượt là 85oC, 90oC, 95oC,100oC.  Ở  thí 


nghiệm này cố định tỷ lệ gừng:nước chọn ở trên, thời gian 30 phút. Kết quả được trình 
bày ở bảng sau:
Bảng 3.7: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với những nhiệt độ khác nhau
                 Hàm lượng
Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)
        Nhiệt độ (oC)
85 37,24 38,64 36,94 37,61 Vàng rất nhợt
90 38,32 37,66 38,51 38,16 Vàng nhợt
95 40,32 42,08 40,14 40,85 Vàng đậm
100 47,14 46,85 46,01 46,67 Vàng đậm

49

47

45

43
 thu h

t khô
(%) t

i ch

41




 l

39

37

35
75 80 85 90 95 100 105
nhiệt độ 

Biểu đồ 3.5: Sự liên hệ giữa nhiệt độ và hàm lượng chất khô trích ly từ gừng

Ở nhiệt độ  100oC có tỷ lệ thu hồi chất khô cao nhất và có màu đẹp nên chọn nhiệt độ 
trích gừng bằng nước là 100oC.

SVTH: Vũ Văn Thi 50
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Thí nghiệm 8: khảo sát thời gian trích ly lần lượt là 20 phút, 30 phút, 40 phút, 50 phút,  
60 phút. Ở  thí nghiệm này cố  định tỷ  lệ  gừng:nước là 1:5, nhiệt độ  là 100oC. Kết quả 
được trình bày ở bảng sau:
Bảng 3.8: Tỷ lệ thu hồi chất khô trong củ gừng ứng với những thời gian khác nhau

                 Hàm lượng
Lần 1  Lần 2  Lần 3  Trung bình 
                      chất khô Ghi chú
(%) (%) (%) (%)
  Thời gian (phút)
30 43,89 44,55 42,76 43,73 Vàng nhợt
40 46,16 47,42 47,13 46,90 Vàng đậm
50 47,54 47,12 48,22 47,63 Vàng đậm
60 47,89 48,17 48,03 48,03  Vàng đậm

49

48

47

46
 thu h

t khô
(%) t

i ch

45




 l

44

43
20 30 40 50 60 70

thời gian (phút)

Biểu đồ 3.6: Sự liên hệ giữa thời gian và hàm lượngchất khô trích ly từ gừng
Khoảng tăng tỷ  lệ  thu hồi chất khô lớn là ở  phút thứ  40 và cho màu sắc đẹp; hạn chế 
thời gian kéo dài nên chọn thời gian trích ly gừng bằng nước là 40 phút.

Vậy chọn chế độ trích ly gừng như sau: (tỷ lệ gừng:nước là 1:5), nhiệt độ trích ly ở 
100oC, thời gian 40 phút.    

3.3. Xác định tỷ lệ phối trộn giữa các nguyên liệu, phụ gia
Dịch trích của trà xanh, chanh muối, gừng phải được lọc trước khi đem phối trộn.  

SVTH: Vũ Văn Thi 51
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

─ Đối với dịch trích trà xanh, nước chanh muối lọc qua giấy loc.
─ Đối với dịch trích gừng: khi vừa kết thúc công đoạn trích ly thì cho bột trợ  lọc diatomit  
(2%) vào, khuấy đều trong 10 phút; sau đó lọc qua giấy lọc.

3.3.1. Xác đinh tỷ lệ phối trộn dịch trích trà xanh, chanh muôi, gừng, nước

  Thí nghiệm 9:  khảo sát các hàm lượng chất khô của trà đem phối trộn gồm: 2,0g/l, 
2,5g/l, 3,0g/l, 3,5g/l, 4,0g/l,  4,5g/l,  5,0g/l.  Ở  thí nghiệm này cố  định 0,3g/l lượng chất 
khô của gừng (17ml dịch trích gừng), 50mg/l NaCl (7,5ml nước chanh muối). Kết quả 
được trình bày ở bảng sau: 

Bảng 3.9: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của trà

Trà xanh
Gừng Chanh muối Nước
Chất khô Dịch trích
(ml) (ml) (ml)
(g/l) (ml)

2,0 246 17 7,5 729,5


2,5 308 17 7,5 667,5
3,0 370 17 7,5 606,5
3,5 432 17 7,5 543,2
4,0 494 17 7,5 481,5
4,5 556 17 7,5 419,5
5,0 617 17 7,5 358,5
Nhận xét: ở tỷ lệ phối trộn 3g/l hàm lượng chất khô trà xanh có kết quả cao nhất trong 
phép thử so hàng (kết quả so hàng xem phần phụ lục IV)  nên chọn hàm lượng chất khô 
đem phối trộn của trà là 3g/l (370ml dịch trích từ lá trà xanh). 

  Thí nghiệm 10:  khảo sát các  hàm lượng  chất khô của  gừng  đem phối trộn gồm:  


0,20g/l, 0,25g/l, 0,30g/l, 0,35g/l, 0,40g/l.  Ở thí nghiệm này cố  định lượng chất khô của 
trà xanh là 3g/l (370ml dịch trích trà xanh), 50mg/l NaCl (7,5ml nước chanh muối). Kết  
quả được trình bày ở bảng sau: 

Bảng 3.10: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của gừng

Gừng

SVTH: Vũ Văn Thi 52
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chất khô Dịch trích Trà xanh Chanh muối Nước


(g/l) (ml)
(ml) (ml) (ml)
0,20 11 370 7,5 611,5
0,25 14 370 7,5 608,5
0,30 17 370 7,5 605,5
0,35 20 370 7,5 602,5
0,40 23 370 7,5 559,5

Nhận xét: ở tỷ lệ phối trộn 0,35g/l chất khô gừng có kết quả cao nhất trong phép thử so  
hàng (kết quả  so hàng xem phần phụ  lục IV) nên chọn hàm lượng chất khô đem phối 
trộn của gừng là 0,35g/l (20ml dịch trích từ gừng). 

  Thí nghiệm 11:  khảo sát các hàm lượng NaCl đem phối trộn gồm: 30mg/l, 40mg/l, 
50mg/l, 60mg/l, 70mg/l.  Ở  thí nghiệm này cố  định lượng chất khô của trà xanh là 3g/l  
(370ml dịch trích trà xanh), lượng chất khô của gừng là 0,35g/l (20ml dịch trích từ gừng).  
Do lượng dịch lấy ít nên trước khi lấy pha loãng nước chanh muối ra 10 lần. Kết quả 
được trình bày ở bảng sau: 

Bảng 3.11: Tỷ lệ phối trộn hàm lượng nước chanh muối

Chanh muối Trà xanh Gừng Nước


NaCl Nước chanh muối
(mg/l) (ml) (ml) (ml) (ml)

30 46 370 20 564
40 61 370 20 459
50 75 370 20 535
60 91 370 20 519
70 106 370 20 504
Nhận xét:   ở  tỷ  lệ  phối trộn 40mg/l NaCl có kết quả  cao nhất trong phép thử  so hàng 
(kết quả so hàng xem phần phụ lục V) nên chọn hàm lượng NaCl là 40mg/l (6,1ml nước 
chanh muối).

SVTH: Vũ Văn Thi 53
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Như  vậy: tỷ  lệ  phối trộn dịch trích của trà xanh, dịch trích gừng, nước chanh muối là:  


3,0g/l lượng chất khô trà xanh (370ml dịch trích lá trà xanh), 0,35g/l lượng chất khô của  
gừng (20ml dịch trích từ gừng), 40mg/l lượng NaCl (6,1ml nước chanh muối).

3.3.2. Xác đinh tỷ lệ phối trộn dường, axít citric

 Thí nghiệm 12: chọn các tỷ  lệ  phối trộn đường 7g/l, 8g/l, 9g/l, 10g/l, 11g/l, 12g/l  ứng  


với các phần trăm axít citric 0,5%, 1,0%, 1,5%. Kết quả được trình bày ở bảng sau: 

Bảng 3.12: Khảo sát độ đường và axít citric cho vào dịch phối trộn

             Độ đường  7 8 9 10 11 12

       Axít (%) (g/l) (g/l) (g/l) (g/l) (g/l) (g/l)

0,5 ­ + ­ ­ ­ ­
1,0 ­ ­ ­ ­ ­ ­
1,5 ­ ­ ­ ­ + ­
(+): Ưa thích
(­): Mức độ ưa thích không bằng
Kết quả phép thử cho điểm thị hiếu trình bày trong phần phụ lục V.

Do mục đích nghiên cứu tiến đến là nước uống trà xanh chanh muối gừng mang tính 
dinh dưỡng nên giảm đường là một trong những yếu tố  của xu hướng của nước uống  
dinh dưỡng. Vậy chọn độ đường là 8g/l, 0,5% axít citric để thực hiện thí nghiệm 13.
   Thí nghiệm 13: Cho khoảng tỷ  lệ đường (7,6g/l, 7,8g/l, 8,0g/l, 8,2g/l, 8,4g/l) và phần 
trăm axít citric (0,2%, 0,3%, 0,4%, 0,5%, 0,6%, 0,7%), chạy xung quanh giá trị chọn ở thí  
nghiệm 12 nhằm tìm ra tỷ lệ phối trộn đường và axít citric thích hợp nhất.

Bảng 3.13: Khảo sát độ đường và axít citric đã chọn ở trên 

trong khoảng nhỏ hơn khi cho vào dịch phối trộn

                                   Độ  đường 
(oBrix) 7,6 7,8 8,0 8,2 8,4

           Axít (%)

SVTH: Vũ Văn Thi 54
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

0,2 ­ ­ ­ ­ ­
0,3 ­ ­ ­ ­
0,4 ­ ­ ­ ­ ­
0,5 ­ ­ ­ ­ ­
0,6 ­ ­ ­ ­ ­
0,7 ­ ­ ­ ­ ­
 ( ): Thích nhất

 (­): Mức độ ưa thích không bằng

Vậy chọn nước trà xanh chanh muối gừng có oBrix là 8,2 và phần trăm axít citric là 0,3.
Kết quả phép thử cho điểm thị hiếu trình bày trong phần phụ lục VI.

3.3.3. Xác đinh tỷ lệ phối trộn hương liệu trà xanh

  Thí nghiệm 14: phối trộn nước trà xanh chanh muối gừng với hương trà xanh theo 
những tỷ  lệ hương là 0,25ml/l, 0,50ml/l, 0,50ml/l, 0,75ml/l, 1,0ml, 1,25ml/l, 1,50ml/l.  Kết 
quả được trình bày ở bảng sau: 

Bảng 3.14: Tỷ lệ hương với nước trà xanh chanh muối gừng

Tỷ lệ 
Stt Nhận xét
hương

1 0,25 (ml/l) Mùi thơm yếu

2 0,50 (ml/l) Mùi thơm lôi cuốn của trà xanh

3 0,75 (ml/l) Mùi thơm mạnh

4 1,00 (ml/l) Mùi thơm mạnh nhiều

5 1,25 (ml/l) Mùi thơm gắt

6 1,50 (ml/l) Mùi thơm gắt

Kết quả phép thử so hàng  trình bày trong phần phụ lục VIII.

Vậy chọn tỷ lệ phối trộn hương với nước trà xanh chanh muối gừng: là 0,5ml/l.

SVTH: Vũ Văn Thi 55
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

3.3.5. Xác đinh tỷ lệ phối trộn natrbenzoat

  Thí nghiệm 15: Bổ  sung hàm lượng natribenzoat với các tỷ  lệ: 0,5g/l; 1,0g/l; 1,5g/l;  


2,0g/l; 2,5g/l; 3,0g/l vào dịch chanh muối gừng. Kết quả kiểm tra vi sinh được trình bày 
ở bảng sau: 

Bảng 3.15: Kết quả phân tích vi sinh cho khảo sát tỷ lệ natribenzoat cho vào nước 
trà xanh chanh muối gừng

Tỷ lệ natribenzoat Vi khuẩn hiếu khí 
Stt
(g/l) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 0,5 2 3 0 3
2 1,0 1 0 0 1
3 1,5 0 0 0 0
4 2,0 0 0 0 0
5 2,5 0 0 0 0
6 3,0 0 0 0 0
Kết quả do phòng vi sinh của Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương cung cấp  
ngày 13/09/2008 (xem phần cuối phụ lục)

Vậy chọn tỷ lệ natribenzoat cho vào nước uống trà xanh muối gừng là: 1,5g/l.

3.4. Xác định khoảng nhiệt độ, thời gian thanh trùng cho các loại bao bì

 Thí nghiệm 16: tìm nhiệt độ của môi trường thanh trùng (nước) để nhiệt độ trong chai 
đạt 83oC. Nhiệt độ  này làm cơ  sở cho các thí nghiệm về  thanh trùng sau. Kết quả  thể 
hiện qua biểu đồ sau:

SVTH: Vũ Văn Thi 56
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

o C)
90

nhi 85 nhiệt độ ngoài chai
t đ 80

( 75 nhiệt độ trong chai
70
65 nhiệt độ ngoài chai
60

55 nhiệt độ trong chai
50
45 nhiệt độ ngoài chai
40

35 nhiệt độ trong chai
30
25
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 26 28 30
thời gian (phút)

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai 
chứa sản phẩm đem đi thanh trùng (kết quả được lập lại 3 lần)
Bảng kết quả thể hiện sự liên hệ giữa nhiệt độ  và thời gian trong quá trình thanh trùng 
được trình bày trong phần phụ lục X.

Kết luận: khi thời gian gia nhiệt 19→ 21 phút, nhiệt độ  nồi nước đạt từ  86 oC  →  87oC 


thì nhiệt độ trong chai đạt 82oC → 83oC. Lấy 2 khoảng nhiệt độ này làm cơ sở để khảo 
sát chế độ thanh thanh trùng.

3.4.1. Xác định khoảng nhiệt độ, thời gian thanh trùng cho chai thủy tinh 240ml

 Thí nghiệm 17: tìm nhiệt độ môi trường thanh trùng và thời gian gia nhiệt để nhiệt độ 
tâm chai thủy tinh đạt 83oC, dựa vào biểu đồ để chọn ra thông số trong thí nghiệm này. 
Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

SVTH: Vũ Văn Thi 57
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

88
nhiệt độ ngoài chai

87
nhiệt độ trong chai
 (oC)
nhi
t đ

86

nhiệt độ ngoài chai


85
nhiệt độ trong chai
84
nhiệt độ ngoài chai
83

nhiệt độ trong chai


82
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
thời gian (phút)

Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai 
chứa sản phẩm đem đi thanh trùng chứa trong chai thủy tinh, cũng như thời gian 
thanh trùng (kết quả được lập lại 3 lần)
Bảng kết quả thể hiện sự liên hệ giữa nhiệt độ  và thời gian trong quá trình thanh trùng 
đối với chai thủy tinh được trình bày trong phần phụ lục X.
Chọn nhiệt độ  nước thanh trùng là 87oC, giữ nhiệt độ  này trong 1 phút, sau đó tính thời 
gian thanh trùng cho chai thủy tinh và giữ  nhiệt độ  nước không xuống dưới 83 oC trong 
thời gian này. Lấy kết quả  này làm cơ  sở  cho khảo sát các nhiệt độ  và thời gian thanh 
trùng khác nhau cho chai thủy tinh.
  Thí nghiệm 18: khảo sát nhiệt độ  thanh trùng là 81oC, 83oC, 85oC, 87oC, 89oC.  Ở  thí 
nghiệm này cố định thời gian giữ nhiệt độ tâm lúc đạt nhiệt độ khảo sát là 10 phút. 
Bảng 3.16: Kết quả vi sinh ở những nhiệt độ khác nhau trong thời gian 
thanh trùng 10 phút

Nhiệt độ  Số lượng vi khuẩn hiếu khí
Nhận xét
(oC) Lần 3 Lần 2 Lần 3 Trung bình
81 14 09 11 11 Mùi vị bình thường
83 0 0 0 0 Mùi vị bình thường

SVTH: Vũ Văn Thi 58
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

85 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
87 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
89 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
Kết quả  do phòng vi sinh của Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương cung  
cấp ngày 27/09/2008 (xem phần cuối  phụ lục).
Chọn nhiệt độ thanh trùng cho chai thủy tinh là 83oC.

 Thí nghiệm 19: khảo sát thời thanh trùng là 07 phút, 09 phút, 11 phút, 13phút, 15 phút. 
Ở  thí nghiệm này cố  định chế  độ  thanh trùng  ở  nhiệt độ  83 oC, chọn thời gian thanh 
trùng khác nhau cho chai thủy tinh: 

Bảng 3.17: Kết quả vi sinh ở những thời gian khác nhau trong thanh trùng
 ở nhiệt độ 83oC

Thời gian  Số lượng vi khuẩn hiếu khí
Nhận xét
(phút) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình
07 21 26 13 20 Mùi vị bình thường
09 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
11 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
13 0 0 0 0 Mùi vị bình thường
15 0 0 0 0 Mùi yếu
Kết quả  do phòng vi sinh của Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương cung  
cấp ngày 02/10/2008 (xem phần cuối phụ lục).
Chọn thời gian thanh trùng là 09 phút.
Vậy chọn nhiệt độ thanh trùng là 83oC trong chai và giữ trong thời gian là 09 phút.

3.4.2. Xác định khoảng nhiệt độ, thời gian thanh trùng cho lon thép

Thí nghiệm 20: tìm nhiệt độ môi trường thanh trùng và thời gian gia nhiệt tâm, dựa vào  
biểu đồ để chọn ra thông số trong thí nghiệm này. Kết quả thể hiện qua biểu đồ sau:

SVTH: Vũ Văn Thi 59
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

85.5
nhiệt độ ngoài chai
85

nhiệt độ trong chai


 (oC)
nhi

84.5
t đ

84 nhiệt độ ngoài chai

83.5 nhiệt độ trong chai

83 nhiệt độ ngoài chai

82.5
nhiệt độ trong chai

82
13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27
thời gian (phút)

Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ giữa nhiệt độ môi trường thanh trùng và nhiệt độ trong chai 
chứa sản phẩm đem đi thanh trùng chứa trong lon thép, cũng như thời gian thanh 
trùng (kết quả được lập lại 3 lần)
Bảng kết quả thể hiện sự liên hệ giữa nhiệt độ  và thời gian trong quá trình thanh trùng 
đối với lon thép được trình bày trong phần phụ lục XI.
Do thời gian có hạn, không kiểm vi sinh đối với lon thép mà dựa vào kết quả  của chai  
thủy tinh để chọn. 
Vậy chọn nhiệt độ nước thanh trùng là 85 oC, giữ nhiệt độ này trong 30 giây, sau đó tính  
thời gian thanh trùng cho lon thép và giữ  nhiệt độ  nước không xuống dưới 83oC trong 
thời gian này. 

3.4.3. Thanh trùng nước trà xanh muối gừng và chiết vào chai PET (sử  dụng lại vỏ 
chai trà xanh Oo500ml)
Do vỏ chai trà xanh Oo sẽ bị biến dạng ở 93oC nên lần khảo sát ở nhiệt độ 89oC, 91oC chỉ 
có thể gia nhiệt nước trà xanh chanh muối gừng lên nhiệt độ khảo sát  giữ  trong 10 phút, 
sau đó để nước trà xanh chanh muối gừng giảm xuống 87oC mới rót vào chai PET.

SVTH: Vũ Văn Thi 60
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Thí nghiệm 21: khảo sát nhiệt độ thanh trùng là 83oC, 85oC, 87oC, 89oC, 91oC. Kết quả 
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.18: Kết quả vi sinh ở những nhiệt độ khác nhau trong thời gian 10 phút gia 
nhiệt thanh trùng cho việc chiết rót nóng vào chai PET

Nhiệt độ  Số lượng vi khuẩn hiếu khí
Nhận xét
(oC) Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình 
83 124 131 126 127 Mùi vị bình thường
85 75 86 44 68 Mùi vị bình thường
87 12 03 08 08 Mùi vị bình thường
89 0 3 0 2 Mùi vị bình thường
91 0 0 0 0 Mùi giảm nhẹ
Kết quả  do phòng vi sinh của Công ty Cổ  phần Nước giải khát Chương Dương cung  
cấp ngày 09/10/2008 (xem phần cuối phụ lục).
Chọn gia nhiệt nước trà xanh chanh muối gừng ở 91oC trong 10 phút, chiết nóng vào chai 
PET ở 87oC.

3.5. Kết phân tích thành phần hóa lý, vi sinh, cảm quan sản phẩm cuối
3.5.1 Các chỉ tiêu hóa lý 
Bảng 3.19: Các chỉ tiêu hóa lý của sản phẩm

Các chỉ tiêu Đơn vị Giá trị

 pH ­ 4,67

Độ axít  g/l 0, 29

Hàm lượng đường o
Brix 8,10

Hàm lượng NaCl mg/l 43

Kết  quả   đo tại  phòng  phân tích   hóa lý  thành  phẩm   của Công  ty  CP  Nước  giải  khát  
Chương Dương

3.5.2 Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm cuối 

SVTH: Vũ Văn Thi 61
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Bảng điểm lấy điểm thị hiếu về mức độ  ưu thích của 30 người thử. Kết quả  được trình  


bày ở bảng sau:
Bảng 3.20: Kết quả cho điểm thị hiếu về mức độ ưa thích
Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Số lượng ­ ­ 3 5 6 11 4 1 ­
(1) Cực kì chán; (4) Hơi chán; (7) Tương đối thích; (2) Rất chán; (5) Bình thường;
(8) Rất thích; (3) Tương đối chán; (6) Hơi thích; (9) Cực kì thích.         

Vậy sản phẩm được đánh giá ở mức khá. Nguyên nhân do mùi chưa thật sự lôi cuốn.

3.5.3 Kết quả kiểm nghiệm tại Trung tâm Kiểm nghiệm Phân tích Thí nghiệm  số 02 
Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh (xem phần cuối phụ lục)
Mẫu: MM080887789, dạng lỏng, đựng trong chai thủy tinh đậy nắp khoén.
Bảng 3.21: Kết quả kiểm nghiệm kim loại nặng

Chỉ tiêu
Stt Đơn vị tính Kết quả Phương pháp
kiểm nghiệm
Không phát hiện
1 As mg/l Ref: TCVN 4622­94
MLOD=0,0003
Không phát hiện
2 Cd mg/l Ref: AOAC 985.35
MLOD=0,01
3 Cu mg/l 0,13 Ref: AOAC 985.35
Không phát hiện
4 Hg mg/l AOAC 971.21(*)
MLOD=0,02
Không phát hiện
5 Sb mg/l Ref: TCVN 4622­94
MLOD=0,0005
6 Zn mg/l 0,10 Ref: AOAC 985.35
(*) Phương pháp được VILAS công nhận

Bảng 3.21: Kết quả kiểm nghiệm vi sinh

Đơn vị 
Stt Chỉ tiêu kiểm nghiệm Kết quả Phương pháp
tính

SVTH: Vũ Văn Thi 62
Chương 3: Kết quả và Bàn luận GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Không thấy khuẩn lạc 
1 Coliform CFU/ml ISO 4832 : 1991
trong 1 ml mẫu thử
2 E.Coli /ml Không phát hiện NF.V08­017:1980 (*)
thấy khuẩn lạc trong 1 
3 Pseudomnas aeruginosa CFU/ml Ref: 3347/2001/QĐ­BYT
ml mẫu thử
4 Staphylococcus aureus /ml Không phát hiện Ref: ISO 6888­2:2003
5 Streptococcus faecalis /ml Không phát hiện Ref: 3QTTN 140­91
Tổng số vi khuẩn hiếu  Không thấy khuẩn lạc 
6 CFU/ml ISO 4833:2003
khí (TPC) trong 1 ml mẫu thử
(*) Phương pháp được VILAS công nhận

Bảng 3.22: Kết quả kiểm nghiệm một số chỉ tiêu khác

Chỉ tiêu  Đơn vị 
Stt Kết quả Phương pháp
kiểm nghiệm tính

HPLC­High performancecolumns for 
1 Benzoat Na g/l 0, 16 ± 0,01
HPLC,CA 190­933C, p.56, f.97
Đường tổng 
2 g/l 81,7 TCVN 4594­1988
(Saccharose)
3 Axít (Axít Citric) g/l 0, 37  Tk.TCVN 5564­1991
HPLC­High performance columns for 
4 Vitamin C mg/l 6,1
HPLC, CA 190­933C, p.56, f.96
Epigallocatechin HPLC­High performance columns for 
5 mg/l 5,4
gallate (EGCG) HPLC, CA 190­933C, p.56, f.79

SVTH: Vũ Văn Thi 63
Chương 4: Kết luận và Kiến nghị GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Các thông số và kết quả:
─ Độ ẩm  của lá trà xanh: 78,50 (% khối lượng)
─ Độ ẩm  của gừng: 81,60 (% khối lượng)
─ Nước chanh muối:
  pH: 3,76
 NaCl: 6,58 (g/l)
 Axít tổng: 0,40 (g/l) Hình 4.1: Sản phẩm
nước trà xanh chanh muối 
─ Trích ly lá trà xanh: tỷ  lệ  lá trà xanh:nước là  gừng
1:10; nhiệt độ trích ly ở 85oC; thời gian 25 phút.
─ Trích ly gừng: tỷ lệ gừng:nước là 1:5; nhiệt độ trích ly ở 100oC; thời gian 40 phút.
─ Tỷ  lệ  phối trộn dịch trích của trà xanh, dịch trích gừng, nước chanh muối là: 3,0g/l 
lượng chất khô trà xanh (370ml dịch trích lá trà xanh), 0,35g/l lượng chất khô của gừng  
(20ml dịch trích từ gừng), 40mg/l lượng NaCl (6,1ml nước chanh muối).
─ Tỷ lệ phối trộn hương với nước trà xanh chanh muối gừng: là 0,5ml/l.
─ Nhiệt độ thanh trùng là 83oC trong chai và giữ trong thời gian là 09 phút.
─ Nhiệt độ thanh trùng 83oC trong lon thép và giữ trong thời gian 30 giây.
─ Gia nhiệt nước trà xanh chanh muối gừng ở 91oC trong 10 phút, chiết nóng vào chai PET 
ở 87oC.
─ Chất lượng sản phẩm cuối:
 pH: 4,67
 NaCl: 37 (mg/l)
 Axít tổng: 0,31 (g/l)
 Hàm lượng đường: 81,7 (g/l)
 Natri benzoat: 0,16 (g/l)
 Vitamin C: 6,1 mg/l

SVTH: Vũ Văn Thi 64
Chương 4: Kết luận và Kiến nghị GVHD: Ths.Lê Vân Anh

 Epigallocatechin gallate (EGCG): 5,4 mg/l
4.2. Kiến nghị
Vì thời gian có hạn, nên đề tài này còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu thêm để quy trình sản  
xuất nước trà xanh chanh muối gừng có thể  áp dụng được trong công nghiệp. Tôi đưa ra  
một số kiến nghị sau:

─ Chỉ  sử  dụng nước chanh muối mà không sử  dụng lại trái chanh muối nên hiệu quả 


kinh tế chưa cao, cần có phương pháp tận thu.

─ Nhằm ổn định nguồn nguyên liệu nên sử dụng trà xanh, gừng ở dạng bột hòa tan (bột  
hòa tan đi từ việc sấy khô dịch trích ly). 

─ Do mùi thơm của sản phẩm cuối chưa thật sự  hấp dẫn, cần tìm ra một loại hương 
khác cho kết quả tốt hơn.

─ Nên đầu tư thiết bị chiết nóng cho chai PET nhằm đáp ứng yêu cầu “hàng một chiều”.

SVTH: Vũ Văn Thi 65
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

PHỤ LỤC

I.1. Chỉ  tiêu nước sử  dụng: (tham khảo tài liệu kỹ  thuật của Công ty Cổ  phần nước giải  


khát Chương Dương)

Bảng I.1: Chỉ tiêu nước sử dụng

Stt Chỉ tiêu Mức độ Đơn vị


1 Màu sắc  không
2 Mùi, vị  không
3 Độ đục ≤ 5 NTU
4 pH 6 ÷ 8,5
5 Độ cứng chung (tính theo CaCO3) 15­  24 mg/l
6 Hàm lựơng axít sunfuric 70 ­ 250 mg/l
7 Hàm lượng Clo < 0,5 mg/l
8 Hàm lượng Asen < 0,05 mg/l
9 Hàm lượng chì < 0,02 mg/l
10 Hàm lượng Florua < 200 mg/l
11 Hàm lượng kẽm < 1,5 mg/l
12 Hàm lượng đồng < 0,03 mg/l
13 Hàm lượng sắt tổng (Fe2+ Fe3+) < 1 mg/l
14 Hàm lượng thủy ngân ≤ 0,01 mg/l
15 Độ oxy hóa < 2 mgO2/l
16 Coliform tổng số  ≤ 3 MPN/100 ml
17 E.coli và coliform chịu nhiệt  0 MPN/100 ml
NTU (Nephelometric Turbidity Unit): Đơn vị đo độ đục

MPN/100 ml (Most Probable Number/100 ml): Mật độ khuẩn lạc trong 100 ml

I.2. Chỉ tiêu chanh muối đã sử dụng
Bảng I.2: Chỉ tiêu chanh muối sử dụng
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Hàm lượng
1 Chanh tươi % khối lượng 47
2 Nước % khối lượng 43,5
3 Muối % khối lượng 7
4 Đường % khối lượng 2
5 Chất phụ gia % khối lượng 0,5

SVTH: Vũ Văn Thi I
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Nguồn: do cơ sở chế biến Thực phẩm Ngọc Liên (27/21Z2, Tân Sơn Nhì, Tân Phú, Tp.Hồ Chí 
Minh) cung cấp.
I.3. Chỉ tiêu đường sử dụng:

Đường sử dụng là đường saccharose tinh luyện, theo TCVN 6958:2001 thì đường tinh luyện 
sử dụng phải đạt các chỉ tiêu về cảm quản, lýhóa, vi sinh.
Các chỉ tiêu hoá lý:
– Độ Pol : ≥ 99,8 %
– Độ ẩm  : ≤ 0,14 %
– Tro dẫn điện : ≤ 0,03 %
– Đường khử  : ≤ 0,04 %
– Độ axit (pH) : 7
Chỉ tiêu cảm quan:
– Tinh thể màu trắng, kích thước tương đối đồng đều, tơi khô, không vón cục.
– Mùi vị: Tinh thể hay dung dịch đường trong nước có vị ngọt, không có mùi vị lạ.
Bảng I.3: Các chỉ tiêu vi sinh của đường tinh luyện
Stt Các chỉ tiêu Yêu cầu
1 Tổng vi sinh vật hiếu khí, CFU/10g, không lớn hơn 200
2 Tổng nấm men, CFU/10g, không lớn hơn 10
3 Tổng nấm mốc, CFU/10g, không lớn hơn 10
Nguồn: do cơ Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương cung cấp.
I.4. Chỉ tiêu axít citric đã sử dụng
. Bảng I.4: Chỉ tiêu axít citric sử dụng có các thông số sau
STT Chỉ tiêu Hàm lượng
1 Độ tinh khiết ≥ 99,5 %
2 Ẩm ≤ 0,5 %
3 Chì ≤ 0.5 %
4 Hàm lượng kim loại nặng ≤ 5 %
5 Tạp chất Không có
6 Màu sắc Trắng tinh

I.5. Chỉ tiêu natri benzoate đã sử dụng

SVTH: Vũ Văn Thi II
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Bảng I.5: Chỉ natri benzoate tiêu sử dụng có các thông số sau
STT Chỉ tiêu Hàm lượng
1 Độ tinh khiết ≥ 99 %
2 Ẩm ≤ 0,5 %
3 Lượng Assen ≤ 0, 3 %
4 Hàm lượng kim loại nặng ≤ 0, 15 %
5 Tạp chất Không có

I.6. Các chỉ tiêu chất lượng: tham khảo một số sản phẩm trà xanh hiện có trên thị 

Sản phẩm

Chỉ tiêu Độ khô (oBrix) Độ chua (g/lít) pH


Trà xanh chanh muối gừng 6 → 12 0 → 1,5 3 → 6

─ Thời gian bảo quản: 1 năm
─ Vi sinh, kim loại nặng theo tiêu chuẩn Việt Nam và Bộ Y tế.
─ Màu sắc, mùi vị: trong. Màu vàng chanh cho tới hơi vàng nâu, ánh tươi, không bị  biến  
màu, không tách lớp, lắng cặn trong thời gian bảo quản, không mùi vị lạ. 
o Các chỉ tiêu chất lượng:
Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chỉ tiêu
1 Hàm lượng đường Độ Brix 8,0 ± 0,3
2 Hàm lượng axít citric (không nhỏ hơn) gam/lít 0,2
3 Vitamin C mg/lít 0,4 ± 0,05
4 Hàm lượng chất bảo quản Benzoat Natri gam/lít 0,3  ± 0,05
5 Hàm lượng Cafein gam/lít 0,05 ± 0,02

o Các chỉ tiêu vi sinh: 

Stt Các chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chỉ tiêu


1 Tổng vi sinh vật hiếu khí (không được lớn hơn) Khuẩn lạc/ml 100
2 Tổng nấm men, nấm mốc (không được lớn hơn) Khuẩn lạc/ml 10
3 Coliforms  (không được lớn hơn) Vi khuẩn/ml 10
4 E.coli Vi khuẩn/ml 0
5 Clostridium perfringens Vi khuẩn/ml 0
6 Streptococcus faecal Vi khuẩn/ml 0

o Hàm lượng kim loại nặng:

SVTH: Vũ Văn Thi III
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Stt Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chỉ tiêu


1 Asen (As) (không được lớn hơn) mg/lít  0,1
2 Chì (Pb) (không được lớn hơn) mg/lít 0,2
3 Thủy ngân (Hg) (không được lớn hơn) mg/lít 0,05
4 Cadimi (Cd) (không được lớn hơn) mg/lít 1,0
5 Đồng (Cu) (không được lớn hơn) mg/lít 4,0
6 Kẽm (Zn) (không được lớn hơn) mg/lít 2,0

I.7. Kết quả so hàng các tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của trà
Sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần theo mức độ ưa thích.
Bảng I.16: Bảng điểm so hàng của 05 người thử 

Chất khô (g/l) 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0 4,5 5,0


Người thứ 1 5 4 1 2 6 3 7
Người thứ 2 4 6 3 1 5 2 7
Người thứ 3 3 4 1 5 2 7 6
Người thứ 4 7 5 2 3 1 6 4
Người thứ 5 4 2 1 3 5 6 7
Tổng điểm trung bình 4,0 3,4 1,4 1,8 3,4 3,4 5,0

I.8. Kết quả so hàng các tỷ lệ phối trộn hàm lượng chất khô của gừng
Sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần theo mức độ ưa thích.
Bảng I.16: Bảng điểm so hàng của 05 người thử 

Chất khô (g/l)  0,20 0,25 0,30 0,35 0,35 0,40


Người thứ 1 5 6 3 2 1 4
Người thứ 2 4 6 1 3 2 5
Người thứ 3 6 2 5 3 1 4
Người thứ 4 5 6 2 4 3 1
Người thứ 5 6 1 3 4 2 5
Tổng điểm trung bình 5,2 4,2 2,8 3,2 1,8 3,8

I.9. Kết quả so hàng các tỷ lệ phối trộn hàm lượng nước chanh muối
Sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần theo mức độ ưa thích.

SVTH: Vũ Văn Thi IV
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

Bảng I.16: Bảng điểm so hàng của 05 người thử 

NaCl (mg/l) 30 40 50 60 70
Người thứ 1 2 1 3 4 5
Người thứ 2 1 3 2 4 5
Người thứ 3 4 1 3 2 5
Người thứ 4 5 2 1 3 4
Người thứ 5 3 1 2 4 5
Tổng điểm trung bình 3,0 1,6 2,2 3,4 4,8

I.10. Kết quả  phép thử  cho điểm thị  hiếu xác đinh tỷ  lệ  phối trộn dường, axít citric: 


(về mức độ ưu thích của 05 người thử)
Thang điểm như sau:

1: Cực kì chán 4: Hơi chán                 7: Tương đối 


thích   
2: Rất chán 5: Bình thường            8: Rất thích       
3: Tươảng đ
Bảng I.16: B ối chán
ng đi 6: H
ểm lấy thị hi ơi thích
ếu v ề mức đ ộ ưu thích cựủ
                9: C c kì thích   
a 05 người thử 

o
      
Brix % axít citric 1 2 3 4 5 6 7 8 9
0,5 1* 2* 1* 1*
7 1,0 1* 1* 1* 2*
1,5 1* 1* 2* 1*
0,5 1* 3* 1*
8 1,0 1* 2* 2*
1,5 1* 1* 2* 1*
0,5 1* 2* 1* 1*
9 1,0 1* 2* 1* 1*
1,5 1* 1* 2* 1*
0,5 2* 1* 2*
10 1,0 1* 1* 1* 2*
1,5 2* 2* 1*
0,5 1* 1* 2* 1*

SVTH: Vũ Văn Thi V
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

1,0 2* 3*
11
1,5 1* 3* 1*
0,5 1* 2* 2*
12 1,0 2* 1* 2*
1,5 1* 2* 1* 1*
(*): số lần lập lại
I.11. Kết quả phép thử cho điểm thị hiếu chạy oBrix 8, 0.3% axít
Thang điểm như sau:
         
1: Cực kì chán 4: Hơi chán                 7: Tương đối 
thích   
2: Rất chán 5: Bình thường            8: Rất thích       
3: T ương đối chán
Bảng I.16: B ảng điểm l6: Hơi thích
ấy th ị hiếu v ề mức độ ưự
                9: C c kì thích   
u thích c ủa 05 người thử 
      
(%) axít Điể Số lần cho điểm các mẫu có độ đường (oBrix)
citric m 7,6 7,8 8,0 8,2 8,4
1
2
3 1* 1*
4 1* 1* 1* 1*
0,2 5 2* 2* 2*
6 1* 2* 3*
7 2* 2* 1* 1*
8 1*
9
0,3 1
2 1*
3 1* 1*
4 1* 1* 1*
5 2*
6 2*
7 1* 1* 3* 2* 2*

SVTH: Vũ Văn Thi VI
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

8 1* 3* 2*
9 1*
1
2 1* 1* 1*
3 1* 1*
4 3* 1* 1* 3*
0,4 5 2* 2* 2*
6 1* 1* 1* 1*
7 1* 1*
8
9
1
2 3*
3 1* 1*
4 4* 3* 3* 5*
0,5 5 1* 2* 1*
6 1*
7
8
9
1 1*
2 1* 1* 3*
3 1* 3* 2* 2* 1*
4 2*
0,6 5 4* 1* 1*
6 1*
7
8
9 1*
0,7 1 1*
2 1* 2* 1* 3*

SVTH: Vũ Văn Thi VII
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

3 3* 2* 1*
4 4* 1* 5*
5
6
7
8
9
(*): số lần lập lại

I.12. Kết quả phép thử so hàng  xác đinh tỷ lệ phối trộn hương liệu trà xanh
Sắp xếp chúng theo thứ tự giảm dần theo mức độ ưa thích.
Bảng I.16: Bảng điểm so hàng của 05 người thử 

Thể tích  (ml/l) 0,25 0,50 0,75 0,10 1,25 1,50


Người thứ 1 3 2 1 4 5 6
Người thứ 2 2 1 4 5 6 3
Người thứ 3 6 1 2 4 3 5
Người thứ 4 4 3 1 2 5 6
Người thứ 5 3 1 2 6 4 5
Tổng điểm trung bình 3,6 1,6 2,0 4,2 4,6 5,0

I.13. Bảng kết quả  thể  hiện mối liên hệ  giữa nhiệt độ  và thời gian trong quá trình  


thanh trùng 
Bảng 3.19: Sự liên hệ giữa nhiệt độ và thời gian trong quá trình thanh trùng

Nhiệt độ (oC)
Thời 
gian  Lần 1 (nước) Lần 2 (nước) Lần 3 (sản phẩm)
(phút)
Nước  Trong chai Nước  Trong chai Nước  Trong chai

0 87 29 87 29 87 29

1 82 36 81 37 83 35

SVTH: Vũ Văn Thi VIII
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

2 79 51 78 53 78 52

3 78 56 77 57 77 57

4 77 61 76 62 76 60

5 76 62 76 64 77 62

6 77 63 77 65 77 64

7 78 65 77 67 77 66

8 78 67 78 68 78 68

9 79 69 78 70 79 70

10 79 71 78 71 79 72

11 80 74 79 74 80 74

12 80 76 79 75 80 76

13 80 77 80 77 81 77

14 81 79 81 78 81 78

15 82 80 83 79 82 79

16 83 81 84 80 83 80

17 84 82 85 81 84 81

18 86 82 87 82 85 82

19 87 83 87 83 86 82,5

20 87 83,5 86 83 87 83

21 86 83,5 86 83 86 83

22 86 83,5 85 83 86 83

23 85 83,5 85 84 85 83,5

24 85 84 85 83,5 85 83

25 84 83,5 85 83,5 84 83

SVTH: Vũ Văn Thi IX
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

26 84 83,5 84 83 84 83

27 84 83,5 84 83 84 83

28 83 83 83 83 84 83

29 83 83 83 82,5 83 83

30 Lấy ra

Bảng 3.20: Xác định nhiệt độ, thời gian  thanh trùng cho chai thủy tinh

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ (oC)


Thời  Thời  Thời 
gian  gian  gian 
Nướ Nướ Nướ
(phút) Trong chai (phút) Trong chai (phút) Trong chai
c  c  c 

0 87 29 0 87 29 0 87 29

… … … … … … … … …

19 87 82,5 20 87 83 20 87 82

20 87 83 21 87 83 21 87 82,5

21 87 83,5 22 87 83 22 87 83

22 86 83 23 86 84 23 86 83

23 86 83 24 85 83 24 86 83

24 85 83 25 85 83 25 86 83,5

25 85 83 26 84 83 26 85 83

26 84 83 27 84 83 27 85 83

27 84 83 28 84 83 28 85 83

28 84 83 29 84 83 29 84 83

29 84 83 30 83 82,5 30 84 83

30 83 83 31 84 83

SVTH: Vũ Văn Thi X
Phụ lục GVHD: Ths.Lê Vân Anh

32 83 83

Bảng 3.23: Bảng xác định nhiệt độ, thời gian thanh trùng cho lon thép

Lần 1 Lần 2 Lần 3

Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ (oC) Nhiệt độ (oC)


Thời  Thời  Thời 
gian  gian  gian 
Nướ Nướ Nướ
(phút) Trong chai (phút) Trong chai (phút) Trong chai
c  c  c 

0 85 28 0 85 28 0 85 28

… … … … … … … … …

14 85 83 14 85 82,5 15 85 83

15 85 83 15 85 83 16 85 83

16 84 83 16 84 83 17 84 83

17 84 83 17 84 83 18 84 83

18 84 83 18 84 83 19 84 83,5

19 84 83,5 19 84 83 20 84 83,5

20 84 83,5 20 84 83 21 84 83

21 84 83 21 83 83 22 84 83

22 83 83 22 83 83 23 84 83

23 83 83 23 83 83 24 83 83

24 83 83 24 83 83 25 83 83

25 83 83

82,5 83
                   

SVTH: Vũ Văn Thi XI
Tài liệu tham khảo GVHD: Ths.Lê Vân Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Bích Lam, Tôn Nữ  Minh Nguyệt, Đinh Trần Nhật Thu (2004), Thí nghiệm hóa  
sinh thực phẩm, NXB Đại học Quốc Gia TP. HCM

[2] Nguyễn Xích Liên, Giáo Trình Cà Phê – Chè – Ca Cao, ĐH Bách Khoa Tp. HCM
[3] Đỗ Ngọc Quỹ, Cây chè Việt Nam – sản xuất, chế biến, tiêu thụ, NXB Nghệ An, 2003.

[4] Lê Ngọc Tú, La Văn Chứ, Đặng Thị Thu, Phạm Quốc Thăng, Nguyễn Thị  Thịnh, Bùi 
Đức Hợi, Lưu Duẫn, Lê Doãn Diên , Hóa sinh công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 
Hà Nội, 2000

[5] Hà Duyên Tư, Kỹ  thuật phân tích cảm quan Thực phẩm, Nhà xuất bản khoa học kỹ 
thuật,  Hà Nội, 2006.

[6] Ngô Mỹ  Văn, Nguyễn Văn Tiếp, Quách Đỉnh,  Kỹ  thuật sản xuất đồ  hộp rau quả, 


NXB Thanh Niên, 2000.

[7] Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương, Hồ sơ Kỹ thuật, hiệu chỉnh 2006.

[8] Nhà xuất bản thông tin, Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam,  2007

[9] Steven Foster, Ginger your Food is Your Medicine, 2000.

[10] Một số trang web:

www.crfg.org/pubs/ff/passionfruit.html www.vinatea.com

www.en.wikipedia.org/wiki/Pectinase www.vitas.org.vn

www.rbgkew.org.uk/ksheets/passion.html www.khoahoc.net

www.chem.uwimona.edu.  www.health.harvard.edu
www.en.wikipedia.org/wiki/Ginger www.geocities.com

SVTT: Vũ Văn Thi

You might also like