You are on page 1of 16

Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHO SINH VIÊN

Bài 1. DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN VỆ SINH


THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ

1. Tóm tắt bài giảng

Bài giảng “Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ” cung cấp
những thông tin khái quát về dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các khái niệm
dinh dưỡng học, an toàn thực phẩm được định nghĩa và giải thích nhằm giúp người đọc
có được những nhận thức cơ bản về môn học.

Bài học cũng khái quát về mối liên quan giữa dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
đối với sức khỏe con người. Các nội dung được trình bày trong bài giảng đã giải thích rõ
vai trò quan trọng và tác động của các chất dinh dưỡng đối với hệ miễn dịch dịch thể và
tế bào.

Ngoài ra, dinh dưỡng không hợp lý và mất an toàn thực phẩm cũng là những nguy
cơ làm gia tăng một số bệnh mạn tính không lây trong xã hội hiện đại như: béo phì, tăng
huyết áp, ung thư…Cuối cùng, bài học cũng trình bày và giải thích rõ ràng một số giải
pháp cần thiết ở tầm vĩ mô để đảm bảo vấn đề dinh dưỡng và an toàn thực phẩm ở nước
ta hiện nay.

2. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi đến lớp

2.1. Sinh viên xem danh sách các thuật ngữ ở mục 4 và tìm hiểu ý nghĩa của các
thuật ngữ đó.

2.2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục 5 (cần ghi
chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã được học trước).

2.3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu
trong mục tài liệu cần đọc trước (mục 3) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các
câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.

2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.

2.5. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục 7.

3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 7 - 14.

1
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

2. Trương Thị Thùy Dương (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 9 - 19.

3. Phạm Duy Tường (2013), Dinh dưỡng và một số vấn đề sức khỏe cộng đồng.
Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr. 11 - 40.

4. Các thuật ngữ

- Dinh dưỡng hợp lý

- An ninh lương thực thực phẩm

- Bệnh đái tháo đường

- Sự tăng trưởng

- Vi chất dinh dưỡng

- Giáo dục dinh dưỡng

- Chế biến lương thực thực phẩm

5. Các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Đối tượng nghiên cứu của Dinh dưỡng học là gì?

2. Ý nghĩa của vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với xã hội?

3. Vai trò của các chất dinh dưỡng với miễn dịch thể hiện như thế nào?

4. Vai trò của dinh dưỡng với các bệnh béo phì thể hiện như thế nào?

5. Mối liên quan giữa bệnh béo phì và các bệnh chuyển hóa khác được thể hiện
như thế nào?

6. Tác động của mất An toàn vệ sinh thực phẩm với sức khỏe thể hiện như thế
nào?

7. Giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao chất lượng an toàn vệ
sinh thực phẩm bằng giáo dục dinh dưỡng có ý nghĩa như thế nào?

8. An ninh lương thực thực phẩm tầm vĩ mô được thể hiện như thế nào?

9. Cho ví dụ một số loại thực phẩm có giá trị kinh tế cao hơn khi được áp dụng
các kỹ thuật mới trong chế biến và bảo quản?

2
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

6. Bài trình bày/tình huống/ ca lâm sàng thảo luận cần chuẩn bị

- Sinh viên trả lời các câu hỏi gợi mở trong phần 5.

7. Kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài trước khi tới lớp (Readiness Assessment Exercise
– RAE)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở vào 21h00 - 22h00 trước ngày học theo lịch học chính
thức của phòng đào tạo. Sinh viên làm bài kiểm tra vào ngày hôm trước trước khi diễn
ra buổi học “Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ” trên giảng
đường. Sinh viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khoẻ” trên E learning.

BÀI 2: VAI TRÒ, NGUỒN GỐC, NHU CẦU CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

1. Tóm tắt bài giảng

3
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Bài học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về vai trò của các chất dinh dưỡng
sinh năng lượng và không sinh năng lượng đối với cơ thể con người. Đồng thời, cung
cấp nguồn gốc của các chất dinh dưỡng trong một số loại thực phẩm và nhu cầu của các
chất dinh dưỡng cho các đối tượng. Từ đó, giúp sinh viên có thể áp dụng để xây dựng
được khẩu phần cân đối, hợp lý phù hợp với từng đối tượng.

2. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Sinh viên xem danh sách các thuật ngữ ở mục 4 và tìm hiểu ý nghĩa của các
thuật ngữ đó.

2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục 5 (cần
ghi chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã được
học trước).

3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu trong
mục tài liệu cần đọc trước (mục 3) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.

4. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục 7.

3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội.

2. Trương Thị Thùy Dương (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 20 - 32.

3. Viện dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt
Nam, NXB Y học Hà Nội, tr. 35 - 148.

4. Viện dinh dưỡng (2016), Giá trị dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng, NXB Y
học, Hà Nội.

4. Các thuật ngữ

Chất dinh dưỡng sinh năng lượng

Chất dinh dưỡng không sinh năng lượng

Protein, protein chuẩn

Lipid

4
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Glucid

Vitamin

Chất khoáng

Hàm lượng g%, mg%

5. Các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Chất dinh dưỡng sinh năng lượng là gì? Chất dinh dưỡng sinh năng lượng gồm
những chất nào?

2. Chất dinh dưỡng không sinh năng lượng là gì? Chất dinh dưỡng không sinh
năng lượng gồm những chất nào?

3. Phân tích vai trò là cấu trúc chính tham gia vào thành phần cơ thể của Protein?

4. So sánh giá trị dinh dưỡng của Protein nguồn gốc động vật và Protein nguồn
gốc thực vật?

5. Phân tích vai trò của các acid béo chưa no và acid béo no đối với cơ thể?

6. Giải thích tại sao glucid có liên quan chặt chẽ với chuyển hoá lipid?

7. Giải thích vì sao vitamin A có sự liên quan rõ rệt đến khả năng miễn dịch và sự
tăng trưởng của cơ thể?

8. Giải thích tại sao vitamin C có vai trò giúp chữa lành vết thương?

9. Cách sử dụng, chế biến thực phẩm nhằm bảo quản hàm lượng vitamin C?

10. Tại sao nói sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất đối
với sự sống?

6. Bài trình bày/tình huống thảo luận cần chuẩn bị

- Sinh viên trả lời các câu hỏi gợi mở trong phần 5.

7. Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài (Readiness Assessment Exercise – RAEs)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở 21h00 - 22h00 trước ngày học theo lịch học chính thức
của phòng đào tạo. Sinh viên làm bài kiểm tra vào ngày hôm trước trước khi diễn ra

5
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

buổi học “Vai trò, nguồn gốc, nhu cầu các chất dinh dưỡng” trên giảng đường. Sinh
viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Vai trò, nguồn gốc, nhu cầu các chất dinh dưỡng” trên E learning.

6
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

BÀI 3: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM VỆ SINH CỦA THỰC PHẨM

I. Tóm tắt bài giảng

Bài học này cung cấp cho sinh viên các kiến thức về khái niệm thực phẩm và các
cách phân nhóm thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của các nhóm thực
phẩm giàu protein, lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. Từ đó, giúp cho người học
nhận thức được tầm quan trọng trong việc lựa chọn và bảo quản thực phẩm một cách
an toàn, lựa chọn thực phẩm thay thế một cách hợp lý để đảm ảo an toàn thực phẩm và
nâng cao sức khoẻ.

II. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Sinh viên xem danh sách các thuật ngữ ở mục 4 và tìm hiểu ý nghĩa của các
thuật ngữ đó.

2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục 5 (cần
ghi chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã được
học trước).

3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu trong
mục tài liệu cần đọc trước (mục 3) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị bài ở mục 5.

4. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục 7.

III. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, (Giáo trình dùng cho đào tạo bác sĩ y học dự
phòng - dự án Nuffic), NXB Y học, Hà Nội.

2. Trương Thị Thùy Dương (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 33- 46.

3. Viện dinh dưỡng (2016), Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt
Nam, NXB Y học Hà Nội, tr 35 - 148.

4. Viện dinh dưỡng (2016), Giá trị dinh dưỡng 500 món ăn thông dụng, NXB Y
học Hà Nội.

4. Các thuật ngữ


7
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Thực phẩm

Giá trị dinh dưỡng

Đặc điểm vệ sinh

Chất chiết xuất

5. Các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Khái niệm thực phẩm như thế nào? Cách phân chia nhóm thực phẩm?

2. So sánh sự khác nhau giữa giá trị dinh dưỡng của thịt và cá?

3. Phân tích giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của nhóm thức ăn giàu
vitamin và chất khoáng?

4. Phân tích giá trị dinh dưỡng của gạo, ngô, khoai lang? Nêu đặc điểm vệ sinh
của những thực phẩm này?

5. Phân tích giá trị dinh dưỡng của trứng? Xét về giá trị dinh dưỡng, lòng đỏ
trứng tốt hơn hay lòng trắng trứng tốt hơn? Tại sao không nên ăn trứng sống?

6. Bài trình bày/tình huống thảo luận cần chuẩn bị

- Sinh viên trả lời các câu hỏi gợi mở trong phần 5.

7. Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài (Readiness Assessment Exercise – RAEs)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở 21h00 - 22h00 trước ngày học theo lịch học chính thức
của phòng đào tạo. Sinh viên làm bài kiểm tra vào ngày hôm trước trước khi diễn ra
buổi học “Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm” trên giảng đường.
Sinh viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Giá trị dinh dưỡng và đặc điểm vệ sinh của thực phẩm” trên E learning.

BÀI 4: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG

I. Tóm tắt bài giảng


8
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Thông qua bài học này giúp người học hiểu rõ về nguyên nhân, những yếu tố
nguy cơ, biểu hiện và các biện pháp phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh
dưỡng phổ biến tại cộng đồng hiện nay (Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và bệnh khô
mắt, thiếu máu dinh dưỡng, thiếu iod và bệnh bướu cổ, thiếu vitamin D và bệnh còi
xương, thừa cân béo phì), từ đó có thể vận dụng đưa ra chiến lược giải quyết các bệnh
trên tại cộng đồng.

II. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Sinh viên xem danh sách các thuật ngữ ở mục IV và tìm hiểu ý nghĩa của các
thuật ngữ đó.

2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục V (cần
ghi chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã được
học trước).

3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu trong
mục tài liệu cần đọc trước (mục III) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các câu
hỏi chuẩn bị bài ở mục V.

4. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục VII.

III. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 286 - 343.

2. Trương Thị Thùy Dương (2018). Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 39 - 59.

IV. Các thuật ngữ

Suy dinh dưỡng (Malnutrition)

Nhẹ cân (Underweight)

Thấp còi (Stunting)

Gầy mòn

Tăng trưởng (Growth)

Phù (Edema)

Thừa cân (Overweight)


9
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Béo phì (Obesity)

Khô mắt (Xerophthalmia)

Thiếu máu dinh dưỡng (Nutritional anemia)

Bướu cổ (Goiter)

V. Các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Thiếu các chất dinh dưỡng có nguy cơ dẫn đến những bệnh nào?

2. Tại sao cho trẻ ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn dẫn đến trẻ bị suy dinh
dưỡng?

3. Tại sao không nên dùng nước hầm xương nấu bột cho trẻ?

4. Giải thích hiện tượng cơ teo đét trong suy dinh dưỡng thể Maramus và
Kwashiorkor?

5. Ý nghĩa của việc theo dõi biểu đồ phát triển trong phòng chống suy dinh
dưỡng ở trẻ em?

6. Vitamin A và tiền vitamin A có trong những loại thực phẩm nào?

7. Vai trò của vitamin A đối với mắt?

8. Triệu chứng xuất hiện sớm nhất của bệnh khô mắt do thiếu vitamin A?Tại sao?

9. Vai trò chủ yếu của sắt đối với cơ thể sống?

10. Tại sao thiếu máu dinh dưỡng dẫn tới giảm khả năng lao động, giảm sự tập
trung?

11. Những thực phẩm nào có tác dụng làm tăng hấp thu sắt? Những thực phẩm
nào có tác dụng ức chế hấp thu sắt?

12. Vai trò của iod đối với hoocmon tuyến giáp trạng?

13. Những loại thực phẩm nào có chứa nhiều iod?

14. Biện pháp quan trọng phòng chống bướu cổ tại Việt Nam hiện nay?

15. Giải thích nguyên nhân sâu sa dẫn đến thừa cân béo phì?

VI. Bài trình bày/tình huống thảo luận cần chuẩn bị
10
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

1. Bài: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng

VII. Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài (Readiness Assessment Exercise – RAEs)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở vào 21h00 - 22h00 và sinh viên làm bài kiểm tra vào
ngày hôm trước trước khi diễn ra buổi học “Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại
cộng đồng” trên giảng đường. Sinh viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng” trên E learning.

11
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Bài 5. DINH DƯỠNG TRONG ĐIỀU TRỊ

1. Tóm tắt bài giảng

Bài giảng cung cấp cho sinh viên kiến thức về dinh dưỡng trong điều trị. Qua bài
học này, sinh viên hiểu biết thêm về vai trò của dinh dưỡng đối với việc phòng ngừa
suy dinh dưỡng bệnh viện, hỗ trợ điều trị và dự phòng nhiều bệnh thường gặp. Nôi
dung bài cũng trình bày chi tiết những nguyên tắc quan trọng trong việc áp dụng chế
độ ăn điều trị bệnh tại bệnh viện.

Bài “Dinh dưỡng trong điều trị” còn cung cấp những kiến thức về sự thay đổi
nhu cầu năng lượng cũng như các chất dinh dưỡng của bệnh nhân. Các chế độ ăn
thường áp dụng trong bệnh viện cũng được liệt kê, giải thích rõ ràng từ cơ chế đến ứng
dụng trong các bệnh khác nhau.

Một nội dung quan trọng có ý nghĩa ứng dụng trong bệnh viện cũng như trong
thực tế rất cao được truyền tải tới dinh viên đó là những chế độ dinh dưỡng cụ thể cho
một số bệnh thường gặp trong bệnh viện: như bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch,
bệnh thận và một số bệnh lý khác. Qua đó, sinh viên có đủ kiến thức cơ bản để thực
hiện tư vấn chế độ ăn cho một số bệnh thông thường.

2. Hướng dẫn chuẩn bị bài trước khi đến lớp

2.1. Xem danh sách các thuật ngữ ở mục 4 và tìm hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ
đó.

2.2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục 5
(cần ghi chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã
được học trước).

2.3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu
trong mục tài liệu cần đọc trước (mục 3) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các
câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.

2.4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị bài ở mục 5.

2.5. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục 7.

3. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 314 - 328.

2. Trương Thị Thùy Dương (2018), Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
12
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 68 - 82.

3. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn điều trị Dinh dưỡng lâm sàng. Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 26 - 36, tr. 101 - 106.

4. Các thuật ngữ

- Chuyển hóa cơ bản

- Suy tim

- Rối loạn cholesterol

- Loét dạ dày tá tràng

- Bệnh suy tim

- Nhân purin trong thực phẩm

- Viêm cầu thận cấp

- Hội chứng thận hư

5. Các câu hỏi chuẩn bị bài trước khi đến lớp

1. Dinh dưỡng có vai trò nhu thế nào đối với việc hạn chế suy dinh dưỡng ở
người bệnh?

2. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị đối với phụ nữ mang thai và trẻ em?

3. Nhu cầu năng lượng của người bệnh tăng hay giảm khi người bệnh mắc bệnh
nhiễm khuẩn?

4. Nhu cầu các vitamin của người bệnh tăng hay giảm khi bị người bệnh bị bệnh
tăng huyết áp?

5. Nhu cầu các chất khoáng của người bệnh tăng hay giảm khi bị người bệnh bị
bệnh suy thận, giai đoạn chưa chạy thận nhân tạo?

6. Chế độ ăn hạn chế muối có mấy mức độ? bản chất của chế độ ăn hạn chế muối
là gì? Chế độ ăn này áp dụng cho nhưng bệnh nào?

7. Tại sao trong bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol, bệnh Goute cần phải hạn
chế ăn nội tạng?

13
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

8. Việc nuôi dưỡng sớm bằng đường tiêu hóa có ý nghĩa thế nào đối với người
bệnh?

9. Bệnh nhân bị bệnh lý thận nào thì cần giảm protein trong chế độ ăn? bệnh lý
thận nào cần ăn tăng protein trong khẩu phẩn? vì sao?

6. Bài tình huống thảo luận cần chuẩn bị

Bệnh nhân bị tăng huyết áp được 10 năm, có kèm theo rối loạn cholesterol và biến
chứng suy thận độ 2. Kết quả xét nghiệm của người bệnh có chỉ số Ure và Creatinin không
cao. Hãy tư vấn cho bệnh nhân lựa chọn thực phẩm phù hợp?

7. Kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài trước khi tới lớp (Readiness Assessment Exercise
– RAE)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở vào 21h00 - 22h00 trước 01 ngày học theo lịch học chính
thức của phòng đào tạo. Sinh viên làm bài kiểm tra vào ngày hôm trước trước khi diễn ra
buổi học “Dinh dưỡng trong điều trị ” trên giảng đường. Sinh viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Dinh dưỡng trong điều trị” trên E learning.

BÀI 6: NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

I. Tóm tắt bài giảng

14
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

Thông qua bài học này giúp người học hiểu rõ về nguyên nhân, những yếu tố
nguy cơ dẫn tới ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, người học cũng phân tích được một số
loại ngộ độc thực phẩm thường gặp tại Việt Nam (Tác nhân gây bệnh, triệu chứng,
dịch tễ học, biện pháp phòng chống, hướng điều tra xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
xảy ra).

II. Hướng dẫn chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Sinh viên xem danh sách các thuật ngữ ở mục IV và tìm hiểu ý nghĩa của các
thuật ngữ đó.

2. Sinh viên đọc và chuẩn bị các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp ở mục V (cần
ghi chú những câu hỏi mà bạn có thể trả lời được dựa vào những kiến thức đã đọc
trước).

3. Sinh viên đọc kỹ bài giảng và TLTK dành cho sinh viên; đọc các tài liệu trong
mục tài liệu cần đọc trước (mục III) bên dưới và sử dụng thông tin để trả lời các câu
hỏi chuẩn bị bài ở mục V.

4. Sinh viên tự đánh giá sự hiểu biết của mình về bài học bằng cách hoàn thành
bài kiểm tra chuẩn bị bài RAE ở mục VII.

III. Tài liệu cần đọc trước/tham khảo

1. Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm - Đại học Y Hà Nội (2012), Bài
giảng Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr. 439 - 483.

2. Trương Thị Thùy Dương (2018). Dinh dưỡng và An toàn vệ sinh thực phẩm,
NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 71 - 81.

IV. Các thuật ngữ

- Ngộ độc thực phẩm (Food poisoning)

- Tác nhân gây bệnh (Pathogen)

- Nội độc tố

- Ngoại độc tố

- Thời kì ủ bệnh

- Tiêu chảy (Diarrhea)

- Sốt (Fever)

15
Tên Học phần/Module: DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM

- Nôn (Vommit)

V. Các câu hỏi chuẩn bị trước khi đến lớp

1. Những nhóm nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm?

2. Những loại ngộ độc thực phẩm nào thường gặp tại Việt Nam?

3. Thời gian ủ bệnh của loại ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật nào gây ra là ngắn
nhất?

4. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella para-typhi xảy ra cần những điều kiện gì?

5. Điểm khác biệt về tác nhân gây bệnh giữa các loại ngộ độc do vi sinh vật là gì?

6. Tại sao chúng ta không nên ăn những loại thực phẩm như đậu, ngô, lạc bị
mốc?

7. Tại sao khi ăn sắn chúng ta nên ăn cùng với đường?

8. Phân tích các biện pháp phòng chống một số ngộ độc thực phẩm thường gặp
tại Việt Nam?

9. Những loại bệnh phẩm nào được lấy làm xét nghiệm khi có ngộ độc thực
phẩm xảy ra?

VI. Bài trình bày/tình huống thảo luận cần chuẩn bị

1. Bài: Ngộ độc thực phẩm

VII. Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài (Readiness Assessment Exercise - RAEs)

- Điểm trung bình của tất cả các bài RAEs sẽ là điểm kiểm tra thường xuyên.

- Bài kiểm tra sẽ được mở vào 21h30 - 22h00 và sinh viên làm bài kiểm tra vào
ngày hôm trước trước khi diễn ra buổi học lí thuyết bài “Ngộ độc thực phẩm” trên
giảng đường. Sinh viên làm và nộp bài 1 lần.

- Sinh viên trả lời 10 câu hỏi trong mục “Bài kiểm tra sinh viên chuẩn bị bài”
trong bài “Ngộ độc thực phẩm” trên E learning.

16

You might also like